Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Hãy Mỉm Cười





2.





5.


















Còn rất nhiều nụ cười tươi đẹp nữa ...... mời bạn đến HoPhap.Netđể góp vào nụ cười

Tôi cũng xin góp thêm một nụ cười nữa cho cuộc đời - HoPhap.Net
Một nụ cười từ bi thánh thiện tặng mọi loài
Một nụ cười đổi cả thiên thu - www.HoPhap.Net
Một nụ cười đẹp nhất của năm 2012 by www.HoPhap.Net

Hoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà PhậtHoa Khai Kiến Phật -- A-Di-Ðà Phật
Nụ cười sau cùng của liên hữu làm hoa sen nơi cõi Tịnh-Ðộ tươi nở
Không đơn thuần như là một trang nhà, đây là một ngôi Tu Viện "trên không," phòng ốc lớn nhỏ bao gồm hơn 100 gian. Tất cả ngôi Ðại Tu Viện này thu lại thì nằm gọn trên màn hình computer/iPod nhỏ chỉ bằng bàn tay, nhưng khi rộng ra thì lượng bằng châu sa giới chu vi lớn bằng tận cùng của hư không giới. Hằng ngày phải cần có nhiều thời gian mới có thể bao sái hết. Ngôi Tu Viện Hộ Pháp này có sự chú nguyện bằng tâm lực mỗi khi update và cầu nguyện hằng ngày của Thượng Tọa Phương Trượng và sự gia trì của Mười phương Tam Bảo và oai lực tu trì của Ðại chúng trên hư không HoPhap.Net. Bằng sự tín tâm Tam Bảo Thường Trụ khắp Pháp Giới, "hữu cầu tắc ứng", nếu bạn có duyên vào trong ngôi Tu Viện Hộ Pháp Trên Không này hằng ngày với tâm thanh tịnh để cầu nguyện, học, tư duy, và thực tập Chánh Pháp thì nhất định sẽ cảm nhận được sự an lạc và sự mầu nhiệm không thể nghĩ bàn thay đổi trong tâm của bạn.
---Phương Trượng Tu Viện Hộ Pháp---

Nam Mô Vô Lượng Quang Phật

Vui thay, vui thay Ngày Phật A-Di-Ðà thị hiện giáng sinh! HoPhap.Net
Phòng Tâm Linh - Tâm Lý -- E-Temple: HoPhap.net

Nhục biển Đông quá đủ [*]


N. Đ. Hải Di
Con người bị ảnh hưởng bởi xã hội nhưng không thể vì thế mà đổ hết cho xã hội. Xã hội có thể thối nát, đạo đức xuống dốc, luật pháp không công bằng, nhưng nếu bạn có 1 hệ thống nguyên tắc và đạo đức và sống dựa theo đó, bạn vẫn có thể sống tốt. Có thể hệ thống giáo dục và truyền thông không dạy gì về lòng yêu nước, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam... nhưng tất cả những điều đó, nếu muốn, bạn có thể tìm thấy trong sách, trên internet...

Trả lời bạn Ly Thuy Nguyen

Có lẽ nhà thơ Đỗ Trung Quân sẽ không trả lời bài viết "nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất - thì đất nước chúng ta chẳng còn gì" của bạn Ly Thuy Nguyen, nhưng tôi sẽ trả lời, với tư cách 1 người 'đứng trong gót giày' của các bạn- 19 tuổi, sinh ra và có gần 16 năm lớn lên ở Việt Nam.
Trong bài "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất" của nhà thơ Đỗ Trung Quân có đoạn:
"...Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy,gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ...
"
Khi nhìn các fan nam ở Việt Nam ôm nhau khóc khi đón T-ara, tôi chỉ muốn hỏi họ: Các bạn có khóc không, khi đồng bào bị bắt ngoài biển Đông? Các bạn có khóc không, khi ta mất thác Bản Giốc, ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa...? Các bạn có khóc không, khi phía Trung Quốc gây hấn nhưng phía Việt Nam vẫn thụ động? Các bạn có khóc không, khi người yêu nước tham gia biểu tình chống Trung Quốc lại bị công an Việt Nam bắt, đạp vào mặt? Các bạn có khóc không, khi người nông dân mất đất? Các bạn có khóc không, khi hàng năm lũ lụt bao nhiêu người chết nhà nước không có chính sách gì? Các bạn có khóc không, khi hàng chục phụ nữ Việt xếp hàng cho vài gã đàn ông Hàn Quốc chọn làm vợ? Các bạn có khóc không, khi vẫn còn rất nhiều người Việt Nam khổ cực, chiến tranh đã qua 37 năm nhưng người Việt Nam vẫn tìm mọi cách để rời nước- làm giấy tờ kết hôn giả, bán nhà đi lao động xuất khẩu, kết hôn với mấy người đàn ông Đài Loan hoặc Hàn Quốc không quen biết, du học và tìm cách ở lại nước khác...? Các bạn có khóc không, khi chiến tranh đã qua 37 năm nhưng với thế giới Việt Nam không phải là 1 quốc gia mà chỉ là tên 1 cuộc chiến? Các bạn có khóc không, khi Việt Nam luôn nằm gần chót trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí, tự do internet, dân chủ, điều kiện, chất lượng sống, hệ thống giáo dục...? Các bạn có khóc không, khi nghĩ đến các thế hệ tương lai sẽ phải trả nợ và gánh chịu hậu quả của sự tham lam vô trách nhiệm của các ông lãnh đạo hiện nay, của bauxite, điện hạt nhân và nhiều thứ khác?
Có lẽ không. [**]
Cùng 1 cảnh khóc lóc vì thần tượng diễn ra ở nơi khác, chẳng hạn như Pháp, Anh, New Zealand, Nhật, Thụy Điển... có lẽ không ai cần phải lên án quá nặng nề. Ừ thì cũng lố bịch, cũng dở hơi, nhưng trong những xã hội đó nhìn chung không có nhiều vấn đề nặng nề và nghiêm trọng, còn ở Việt Nam thì khác, có khối chuyện để quan tâm, có khối chuyện đáng để khóc.
Bạn Ly Thuy Nguyen thân mến ạ, bài viết của bạn làm tôi nhớ tới phản ứng của rất nhiều người Việt với bài "Reasons to hate Vietnam" của 1 người Mỹ đã đến Việt Nam (và không muốn trở lại). Khi đọc bài viết đó tôi thấy nhiều cái đúng, và cảm thấy xấu hổ, thực sự xấu hổ. Lòng tự trọng của người Việt ở đâu khi hét giá cao với người nước ngoài? Khi lừa du khách? Khi vứt rác, bóp còi ầm ĩ, cư xử ồn ào ngoài đường? Rồi đến khi du khách ngoại quốc nói thì tự ái và phản ứng gay gắt, không biết mình càng phản ứng mạnh ấn tượng về Việt Nam càng xấu hơn. Thế trước đó lòng tự hào dân tộc ở đâu? Lòng tự trọng ở đâu?
Tôi nhìn thấy thái độ đó trong chính bài viết của bạn. Bài viết của bạn không hoàn toàn vô lý, có vài điểm đúng, nhưng toàn bài tôi chỉ thấy bạn đang tự ái, đang cảm thấy bị xúc phạm, và muốn đổ lỗi cho xã hội, cho văn hóa, cho giáo dục. Bạn viết:
"Chú Quân này, tôi bảo, đổ lỗi cho trẻ con thì dễ thôi
Vì chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi
"
Có lẽ bạn cho rằng bây giờ nhà thơ Đỗ Trung Quân nói bất kỳ điều gì, bạn cũng có thể nói "chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi". Nhưng bạn Ly Thuy Nguyen thân mến ạ, tôi đứng trong gót giày của bạn. Tôi 19 tuổi, sinh ra và lớn lên trong xã hội Việt Nam, tiếp thu nền giáo dục Việt Nam, sống với người Việt Nam... Tôi không thích K-pop, không cuồng thần tượng nào, không gào khóc khi thấy ai đó, tôi cũng biết rất nhiều người khác hoàn toàn không hiểu được và không chấp nhận được việc làm của các bạn nam kia.
Tất nhiên, tôi chỉ là tôi, không ai cả, cũng chẳng đại diện cho cái gì, nhưng tôi không thấy bất kỳ lý do nào để đổ thừa tất cả cho xã hội và giáo dục. Những điều nhà thơ Đỗ Trung Quân viết ra, bạn, cũng như nhiều người khác, không thực sự quan tâm, chỉ phủi tay "Do xã hội" và cứ thế những chuyện thế này sẽ tiếp tục xảy ra.
Xã hội chỉ là 1 phần, giáo dục chỉ là 1 phần, môi trường xung quanh chỉ là 1 phần. Bạn quên mất 2 yếu tố khác. 1 là gia đình - đấy là vấn đề nền tảng, nếu cha mẹ ngay từ đầu đã dạy về lòng tự trọng, tự hào, sự độc lập, dạy không sùng bái cá nhân... thì con cái cũng không phát cuồng như các fan nam của T-ara trên kia. Và 2 là cá nhân. Nếu mọi người xung quanh vứt rác đầy đường, việc bạn cũng vứt rác đầy đường như mọi người khác hay vứt đúng vào thùng rác là lựa chọn của cá nhân bạn. Nếu mọi người xung quanh sống không trung thực, hối lộ, chạy chọt, mua bằng cấp giả, có việc làm từ chỗ quen biết, nịnh bợ cấp trên..., bạn sống như họ hay quyết định sống trung thực, đường thẳng mà đi, là lựa chọn của cá nhân bạn. Nếu mọi người Việt đánh mất lòng tự trọng, làm nhiều điều khiến người nước ngoài có cái nhìn xấu về Việt Nam và khiến bạn xấu hổ, lựa chọn cũng hoàn toàn của bạn- làm như họ hay sống tốt, để khi ai đó có ấn tượng xấu về Việt Nam ít ra họ nghĩ vẫn còn có ngoại lệ.
Con người bị ảnh hưởng bởi xã hội nhưng không thể vì thế mà đổ hết cho xã hội. Xã hội có thể thối nát, đạo đức xuống dốc, luật pháp không công bằng, nhưng nếu bạn có 1 hệ thống nguyên tắc và đạo đức và sống dựa theo đó, bạn vẫn có thể sống tốt. Có thể hệ thống giáo dục và truyền thông không dạy gì về lòng yêu nước, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam... nhưng tất cả những điều đó, nếu muốn, bạn có thể tìm thấy trong sách, trên internet...
Nói như bạn, có lẽ bạn không bao giờ có thể nói ai đó vô cảm, không yêu nước - họ sẽ nói nhà nước có đưa thông tin gì đâu, mọi người cũng đều bảo để nhà nước lo mà, do xã hội cả. Nói như bạn, có lẽ mọi tội ác gây ra đều không phải do cá nhân, mà tất cả cứ đổ cho môi trường sống. Nói như bạn, có lẽ sẽ không bao giờ có thay đổi. Như tôi đã nói, bài viết của bạn có vài điểm có lý - bạn nói đúng về cái văn hóa tạp nham, về hệ thống giáo dục, về truyền thông... nhưng ngay cả như thế, mỗi con người cũng đều có free will, có cách sống, lựa chọn của chính mình.
tumblr_m1z6gdt1r71r402awo1_400.jpg
Đến bao giờ chúng ta ngừng đổ lỗi cho nhau? Đến bao giờ chúng ta thừa nhận cái sai của mình? Đến bao giờ chúng ta bắt đầu thay đổi?
N. Đ. Hải Di
_____________________
[*] Tiêu đề lấy từ bài "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất".
[**] Có thể có người cũng biết lịch sử nước nhà, cũng khóc vì đất nước, như trong bài viết "Thư của Fan Kpop gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân" của bạn A Dở Người. Và tất nhiên, không phải thích K-pop nghĩa là không biết gì về lịch sử, không quan tâm đến vận mệnh đất nước..., không phải thích K-pop là vọng ngoại, là làm nhục Tổ quốc mình, nhưng ngưỡng mộ và mê muội thần tượng là 2 chuyện khác nhau. Vì sao người ta vẫn thường gộp chung fan K-pop là fan cuồng, và cứ nói tới fan cuồng là nghĩ đến fan K-pop? Vì có 1 số lượng rất lớn fan K-pop có nhiều phát ngôn và hành động thái quá - ôm nhau khóc lóc, gào thét, bỏ thi đại học vì nghĩ đề thi xúc phạm đến thần tượng, quỳ xuống hôn ghế, làm mình làm mẩy để cha mẹ bỏ tiền mua vé hoặc thậm chí sẵn sàng qua đêm với ai đó để có tiền mua vé xem liveshow của thần tượng... Giá trị của K-pop bàn sau, tất cả những cách hành động đó không chỉ lố bịch, dở hơi, mà thực sự đáng xấu hổ. Chuyện mê muội nói chung và khóc lóc khi đón thần tượng nói riêng, đặt trong bối cảnh Việt Nam như đã nói ở trên, càng trở nên phản cảm. Và trong số các fan K-pop, đặc biệt các fan cuồng, có bao nhiêu người đã thực sự có lần rơi nước mắt vì đồng bào và quê hương?

nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất - thì đất nước chúng ta chẳng còn gì


Ly Thuy Nguyen
Bây giờ chúng tôi mới vừa qua hai mươi tuổi
Chẳng phải dân Sài Gòn cũng chẳng phải dân Hà Nội, quan trọng gì thành phố
Đâu chẳng là đất nước mình
Là đất nước mình nhưng biết gì về văn hoá nước mình
Mỗi một lần bật tivi lên là HBO CNN ESPN
Là MTV là hàng trăm những kênh mà nhà đài kí hợp đồng với các “Cường quốc năm châu khác”
Mà tôi vẫn hay gọi đùa là quân cựu thực dân
Hôm nay xem cái ảnh rồi đọc bài thơ muốn hỏi chú Trung Quân
Chú có biết về tiến trình toàn cầu hoá
Xâm lấn của thực dân ngày nay chẳng còn lộ liễu như tên bay đạn nổ
(Đấy là tôi giả vờ không nói đến những cuộc chiến ở Trung Đông
Không muốn vội giải thích về sự nhúng tay của Mỹ tại cuộc chiến ở Israel với Palestine
Trong 4 ngày ở dải Gaza hơn 200 người chết
Hơn 50% là trẻ nhỏ
Tôi sẽ giả vờ không nói về điều này vậy
nó đòi hỏi cả luận văn của tôi)
Chú Quân này chú có biết không
những đứa trẻ chú cười chê là một phần của thế hệ tiếp theo tôi đấy
Là thế hệ sinh sau thời hậu chiến
Nói ngôn ngữ khác rồi, văn hoá cũng khác ngày xưa
Và họ - cũng như tôi – là nạn nhân của cái nền văn hoá tạp nham
Ngẩng đầu nhìn quanh báo đài lăng xê những tuổi tên của những đất nước nào xa lạ
Trước khi chú hỏi tại sao trẻ con khóc vì bọn nào lạ hoắc
Sao chú không hỏi nền giáo dục nào khiến trẻ con phát điên
Sao chú không hỏi xã hội thế nào người lớn đâm sau lưng nhau anh chị em giành nhau cái nhà cho bố mẹ ra ngoài đường ngủ
Sao chú không hỏi truyền thông thế nào toàn du nhập những văn hoá ngoại lai báo chí thì một điều Ngọc Trinh gái ngoan Mai Phương Thuý lộ hàng Hoàng Thuỳ Linh băng sếch
(Đấy là tôi ví dụ một vài - chẳng đổ lỗi cho những cô con gái; mà những kẻ nhân danh nhà báo viết những câu đến ngữ pháp còn sai; tin bài giật tít)
Sao chú không hỏi thế hệ nào đã nuôi dạy bọn trẻ con như thế
Những bài học về tình người ở đâu trong trường học
Khi thầy cô giáo nghèo vật chất đói tâm hồn?
Chú Quân này, tôi bảo, đổ lỗi cho trẻ con thì dễ thôi
Vì chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi,
Trong mắt bọn trẻ con, thế giới còn cái gì mà mừng vui khám phá?
Cái cơ sở tồi tàn đổ nát, những tham nhũng, những bất công
Mười sáu năm học ra trường chạy chọt đủ đường mà không ai cho đi dạy học
Hơn tám mươi cô giáo ở Yên Bái bị đuổi ra biên chế vì lỗi của một vài ông to
Người dân mất đất lên Hà Nội kêu oan bị công an phường đến đuổi
Đâu đó ở Tiên Lãng Hải Phòng có một trận đánh đẹp,
Giữa quân-và-dân
Thì đồng ý không phải đứa trẻ nào cũng biết những điều tôi vừa chỉ ra
Nhưng tôi biết – và tôi đã từng là một trong bọn chúng
Chú Quân này, ai cũng có những nỗi buồn thế hệ
Thế hệ chúng tôi là cái thế hệ chẳng-còn-gì
Cái nhục của quốc gia này, nếu mà đổ lỗi
Cũng đừng đến lượt lũ trẻ con.
Mà cũng đừng chuyện bé xé ra to
Cái làm tôi xấu hổ chẳng phải mấy thằng bé khóc ở sân bay
Mà là cái nền văn hoá bị lụi tàn mà người lớn hay các nhà chức trách cũng đâu buồn giữ
Mà là cụ Đức Hiền bao nhiêu tuổi rồi vẫn phải cặm cụi ngược xuôi đi bảo vệ người dân mất đất
Mà là những người chỉ thích trách cứ trẻ con.
Tôi chẳng viết bài thơ này để trách chú đâu
Cũng chẳng phân bua vì những cái mà thế hệ trước chúng tôi nhìn chúng tôi mà trách cứ
Nhưng tôi viết điều này để cho chú hiểu
Dạy trẻ con chẳng dễ lắm đâu
Và nếu chỉ đem cái tuổi đời ra để mà nói với nhau
Thì thông điệp của chú dù đúng dù sai, bọn trẻ con sẽ chẳng bao giờ hiểu.
NTL 29/11/2012.

Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất


Nhà thơ Đỗ Trung Quân
Fan nam khóc khi đón T-Ara
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết, tóc hippie
Được phong tặng "thanh niên chậm tiến"
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân, đứa đi làm rẫy. đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền – hậu - chiến
Ngày Polpot tràn qua An Giang, Ba Chúc thảm sát đồng bào
Tổ quốc lâm nguy
Bọn tôi sôi sục ra biên giới
Ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam
Tổ quốc lại lâm nguy
Có thằng em khai gian tuổi
Vác balo lên đường
Gác mọi tranh chấp ý thức hệ
vệ quốc trước đã
Ai không tử sĩ
Ai không phế binh
Thì về
Đứa đạp xich lô. Đứa chạy xe ôm, đứa đi khuân vác
Bình thường.
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển Đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Qúa
Đủ

Những Người Thầy: Chuyện Thật Với Mong Ước Gặp Lại Những Người Ơn Cũ




Hôm nay đọc bài “Thầy Tôi” trên Báo, làm cho tôi chạnh nhớ lại mình cũng có một vị Thầy không phải dạy ở nhà trường, vì tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường tại VN hồi tuổi ấu thơ.

Tôi vốn sinh ra trong gia đình nghèo ở Quảng Trị, năm lên 8 tuổi tôi đã rời xa gia đình vào Huế ở giúp việc (gọi là ở đợ) cho gia đình ông Đỗ Trí, Trung úy Trưởng Ty An ninh ở Thành Nội Huế cho đến năm 1962.Trong nhà có một cậu Gia sư tên là Phú, đến ở trọ dạy kèm để chờ ngày thi Tú tài. Châu là cô bé 11 tuổi con gái đầu lòng của ông bà Trí, nhỏ thua tôi ba tuổi.Một bữa nọ, Châu không thuộc bài, tôi bồng đứa em nhỏ của Châu ngồi chơi trước thềm, tôi trả bài dùm cho Châu, cậu Phú nhìn ra thấy tôi và hỏi rằng “Hoa ơi, làm sao em thuộc bài?”
- Thì em nghe Cậu giảng đêm hôm qua mà, thế là từ dạo ấy cậu Phú thương tình âm thầm đưa bài vở của Châu học cho tôi sao chép.Để đáp lại công ơn cậu Phú, tôi giặt áo dùm, đôi lúc thấy bữa ăn còn lại ít quá, tôi nhường lại phần ăn của mình cho cậu ấy.Ngày tháng trôi qua tôi không nhớ rõ là bao? Nhưng một ngày buồn lại đến!Cậu nói là cậu đi nhập ngũ, chúc Hoa dùng chút vốn liếng chữ nghĩa ấy mà tiến lên với đời nhé. Cậu còn dặn là hãy đọc truyện nhiều là em biết chữ thôi! Rất tiếc ngày ấy tôi không xin địa chỉ Cậu, và hỏi quê quán Cậu ở đâu? Cậu dáng người cao, da ngâm, hơi rỗ một tí. Cậu ơi, hiện giờ Cậu ở đâu? Có còn sống không? hay đã bỏ mình ngoài chiến trận như bao Anh hùng khác? Cậu là bậc Thầy rất vĩ đại của em, Cậu có biết không?Em mang theo hình bóng Cậu suốt cả cuộc đời mình.

Khi Cậu đi rồi em cũng thôi ở nhà ông Trí, về quê học may. Năm 1966 quê em lại chiến tranh khói lửa. Ba em lúc ấy ở Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh, nên gia đình em vào Tam Kỳ.Ở đó, em gặp được người Thầy thứ hai là Chị Lý Thị Bích Thuỷ, quán may em ở gần trường đánh máy chữ. Không có hàng may, em thường đứng trước trường nhìn vào mà ước mơ... mình cũng được như họ.Vài ngày như thế trôi qua, một hôm em đang mơ màng thì một bàn tay đặt nhẹ trên vai em, “Ê bồ, sao ngày nào cũng đứng nhìn vậy? Em mắc cở bỏ chạy, thì Chị Thuỷ níu lại hỏi cho rõ chuyện. Tủi thân, em oà khóc... Từ đó Thuỷ làm bạn, và trả tiền cho em đi học. Vài tháng sau em được Thuỷ xin cho đi làm Thơ Ký đánh máy cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại Chu Lai. Trước khi đi làm, Thuỷ dạy cho em, thuộc hết vần ABC và đếm từ One đến One hundred.Năm 1968, Chị Thuỷ và Huyền (tức là Hoa, tên em hồi đó) mất liên lạc!

Năm 2000 Huyền có vào Chu Lai và tìm được Chị Toàn, Chị cho địa chỉ Thuỷ ở Fort Lauderdale. Về lại Mỹ, Huyền hết sức vất vả mà cũng không tìm được! Với tâm nguyện của Huyền, ước mong một phép lạ, cho Huyền gặp được hai người Thầy mà Huyền đã mang theo hình bóng từ 40-50 năm nay.Mỗi lần đi đâu đông người Việt, Huyền không quên hỏi tên của hai vị, nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai.

Hiện tại, nếu còn thở Huyền vẫn còn hy vọng...Ngoài ra, nhắn tin: Em Đỗ Thị Minh Châu, bây giờ em và gia đình ở đâu? Chị không biết tên của Mẹ em, chỉ biết tên và cấp bậc của Ba em mà thôi! Châu rất đẹp, ông bà Trí cũng rất đẹp và rất phúc hậu, người di cư 1954, đọc được câu chuyện nầy Ai có biết tin, xin cho Huyền tin để được liên lạc.Tự truyện này cũng là lời nhắn tin rất tha thiết, mong được hồi âm.
Trương Thị Thu Huyền ( tức Hoa) -- 
Phone #: 724.667.2345



Tìm Con



Vào năm 1985, tôi lạc mất đứa con trai 9 tuổi tại biên giới Thái Lan- Cam Bốt-Việt Nam. Con tôi tên Mạnh.
Sau này, nghe tin là đứa con tôi lấy tên là James, qua Canada vào năm 2003 và đã trở thành một linh mục hay mục sư
Nếu quý vị có tin tức xin liên lạc với chúng tôi ở (0084) 916 298 490 ( ông Long) (Việt Nam)
Hay 905 417 1314 (Mrs Phượng) Canada
Xin cám ơn

Mẹo nhỏ giúp bạn chụp ảnh đẹp _ Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung

Mẹo nhỏ giúp bạn chụp ảnh đẹp 


1. Tận dụng chức năng zoom

Sử dụng chức năng zoom sẽ giúp cho bạn đóng khung chủ đề và diễn tả ý cô đọng, không bị ảnh hưởng của hậu cảnh phía sau. Bạn còn có thể chọn góc chụp ngang, chụp đứng, chụp từ dưới thấp hướng lên trên hay từ trên cao hướng xuống … để có nhiều ảnh khác nhau, nhìn thấy nhiều vẻ đẹp khác nhau cho cùng một chủ đề. Chức năng zoom của máy tốt s
ẽ giúp bạn có thêm nhiều bức ảnh đẹp ( Xem ảnh minh họa)

2. Chọn hậu cảnh đơn giản

Khi chụp hình, sau khi ngắm nhìn chủ đề bạn nên nhìn bối cảnh chung quanh, tránh trường hợp sau khi chụp bối cảnh lộn xộn làm hỏng bức hình.

3. Xoay máy đứng

Nếu bạn chụp chân dung một hai người thì hãy xoay máy ảnh đứng lên. Trong ảnh phong cảnh, xoay máy đứng giúp bạn diễn tả một góc nhìn khác cô đọng hơn.

Bạn có bí quyết gì để chụp ảnh đẹp hay không? Hãy cùng share với mọi người nhé ^^

Bạn sẽ không cần lo lắng việc chọn góc độ vì Lazada đã có Fujifilm S2980 với siêu zoom 18x và dải tiêu cự rộng 28-504mm


Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung


Nhiếp ảnh nói chung luôn cần sự chú trọng về bố cục, ánh sáng. Với ảnh chân dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Căn được những góc cạnh hài hòa, để bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
Chọn lựa máy ảnh: Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "pờ rồ" như thế nào thì bạn cần tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng amateur nhưng chức năng lại rất chuyên nghiệp (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp nhưng lại là dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này thường được gọi là bán chuyên nghiệp. 
Kinh nghiệm chụp và xử lý ảnh số cho người nghiệp dư 
Những điều lưu ý khi mua máy ảnh số
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x ( 4x, 7x, 9x... 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Điều đó có nghĩa nếu bạn muốn chụp chân dung, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 như trên có zoom 7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng: Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ... đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ. 
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
d
Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ ông nổi bật trên nền phông phía sau là người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi râu. Ảnh: Sohoa.net.
Kỹ thuật chụp: Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ, khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.  
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một vạch nào đó, một sợi dây điện hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn. Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại: chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình người bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng. 
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thê của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn. 
(Theo Sohoa.NET)

Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

Theo: Quản trị mạng

Mười mẹo này dù không khó hiều và phức tạp nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Dù bạn là một người mới tập tành chụp ảnh hay đã là một tay máy nhiều kinh nghiệm, những nguyên tắc dưới đây luôn cần thiết và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để có một bức hình đẹp.



Hẳn là nhiều người đã từng đọc hoặc nghe qua những điều này ở đâu đó, nhưng cách áp dụng chúng ra sao cho đúng cũng là một vấn đề khó khăn. Bài viết này sẽ cố gắng giúp bạn tiếp cận với chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.

Bố cục phần ba

Để sử dụng bố cục này, hãy tưởng tượng ra 4 đường thẳng trên khung ngắm. Hai đường nằm ngang và hai đường nằm dọc, mỗi đường ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 khung hình. Bốn đường này sẽ chia hình thành 9 phần bằng nhau. Chúng ta sẽ chú ý tới giao điểm của 4 đường này, hay nói cách khác là 4 đỉnh của hình chữ nhật ở tâm bức ảnh.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Bây giờ hãy đặt chủ thể cần chụp vào một trong bốn điểm đó, tùy ý đồ của bạn. Bố cục kiểu này rất phổ biến, và là một trong những nguyên tắc cơ bản, hay còn gọi là “tỷ lệ vàng” trong hội họa. Một bức ảnh được bố cục kiểu phần ba trông sẽ rất rộng rãi, phóng khoáng và bắt mắt. Lý do là vì mắt của chúng ta luôn quan sát, và có ấn tượng về những điểm nằm ở vị trí này trước tiên mỗi khi xem một tấm hình. Dĩ nhiên, trong một vài trường hợp, hoặc để lột tả ý đồ đặc biệt của tác giả, bố cục chủ thể vào chính giữa tấm hình cũng rất đẹp. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhiếp ảnh, tốt nhất bạn nên tập loại bố cục phần ba trước tiên.

 

Tránh làm rung máy ảnh

 

Rung máy là điều tồi tệ mà bất cứ tay máy nào dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng đều bị ám ảnh. Điều này xảy ra do rất nhiều lý do, có thể là do phơi sáng lâu, cũng có thể do các tác động vật lý khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có nhiều người do hồi hộp nên bị run tay. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là sẽ cho ra các bức ảnh nhòe nhoẹt, rất lãng phí.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Để kiểm soát sự cố đáng tiếc này, trước tiên bạn cần tập cho mình thói quen cầm nắm chắc chắn. Cầm máy vững vàng bằng cả hai tay, một tay nắm chắc phần body có grip, tay còn lại đặt dưới giữ lens, nhớ là tay này đặt càng gần body càng tốt để cho máy được độ thăng bằng nhất. Thứ hai, bạn phải nắm chắc sự hòa hợp giữa khẩu và tốc. Trong một số trường hợp thiếu sáng, nếu khẩu mở quá nhỏ, máy sẽ tự động chỉnh thời gian đóng màn trập lâu, khiến cho ảnh dễ bị nhòe. Cuối cùng, bạn phải lưu ý các lens tele rất dễ bị rung, kể cả khi có IS hoặc VR. Ví dụ, khi dùng lens 100mm, phải đảm bảo rằng tốc không được quá 1/100s. Tốt nhất, nếu có điều kiện, hay sắm cho mình một chiếc tripod, hoặc tận dụng các vận bất động như thân cây, hoặc bờ tường làm điểm tựa.

Luật “Sunny 16”

 

Đúng như tên gọi của mình, luật này chỉ nên áp dụng khi bạn chụp ngoại cảnh trong điều kiện trời nắng đẹp. Nếu gặp trường hợp này, hãy thiết lập độ mở khẩu f/16 và tốc độ 1/100s để chụp (ISO đặt ở mức 100). Trông đa số trường hợp, ảnh cho ra sẽ rất nét, sáng đẹp vừa đủ, không bị cháy cũng không bị tối. Mẹo này đã được các nhiếp ảnh gia áp dụng từ rất lâu với loại máy phim, vốn không có màn hình LCD để xem lại ảnh, và cũng không có chế độ đo sáng hiện đại như các máy DSLR hiện nay.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

 

Sử dụng kính lọc phân cực

 

Nếu điều kiện tài chính của bạn không lấy gì làm dư dả, và chỉ đủ để mua một chiếc kính lọc duy nhất, thì hãy nghĩ ngay đến kính phân cực (polarizer filter). Loại này giúp ảnh trở nên “đầm” màu hơn, và giảm bớt độ phản xạ ánh sáng của mặt nước, cây cỏ,đặc biệt là kim loại và kính. Bạn sẽ thấy màu của bầu trời và tán lá trở nên xanh, và gần với màu thật hơn. Ngoài ra, chiếc kính lọc này còn giúp bảo vệ chiếc ống kính đắt tiền của bạn khỏi trầy xước, và các tia sáng mặt trời quá mạnh. Loại kính lọc này khá phổ thông, và bạn có thể gắn nó thường trực trên lens trong mọi hoàn cảnh, nhớ là khi đó phải đặt chế độ đo sáng là Auto Expose.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

 

Tạo độ sâu cho ảnh

 

Nếu bạn đang hoặc sắp chụp ảnh phong cảnh thì hãy đặc biệt lưu tâm tới điều này, vì nó khá dễ áp dụng nhưng lại tạo hiệu quả rất cao. Hãy sử dụng một lens góc rộng, với khẩu độ đặt ở mức f/16 hoặc nhỏ hơn để đảm bảo bức ảnh có vùng lấy nét sâu, và tạo độ liền mạch giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Nếu là chụp người thì hãy đặt người chụp nằm ở tiền cảnh, nhằm tạo được điểm nhấn, cũng như giúp người xem so sánh được kích cỡ, khoảng cách giữa các vùng trong tấm hình. Nếu trời không đủ sáng, hãy cố giữa f/16 và sử dụng tripod để khỏi bị rung.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

 

Sử dụng hậu cảnh đơn giản

 

Bạn đừng quá phức tạp hóa nhiếp ảnh, đôi khi những điều tưởng chừng đơn giản nhất lại luôn mang đến hiệu quả cao nhất. Đừng quá ôm đồm, và nhồi nhét mọi thứ đẹp đẽ xung quanh bạn vào một tấm hình, hãy chọn ra cho mình chủ thể và đặt nó làm điểm nhấn. Sau đó, tìm một góc chụp thích hợp để phần hậu cảnh phía sau càng đơn giản, đỡ rối rắm càng tốt. Nó sẽ giúp bức ảnh của bạn trông dễ nhìn hơn, cũng như làm nổi bật điều bạn uốn thể hiện. Nhớ là hậu cảnh nên có màu sắc hài hòa, trung tính, tránh các màu rực rỡ, nổi bật, và chủ thể nên nằm theo bố cục phần ba, đừng để bị rơi vào giữa tấm hình là đẹp nhất.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

 

Đừng sử dụng Flash trong nhà

 

Chụp ảnh trong phòng thì thường bị thiếu sáng, và nhiều người nghĩ ngay đến việc bật flash như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, đôi khi ánh đèn flash lại gây ra những hậu quả không mong muốn, nhất là với ảnh chân dung. Nếu bạn không điều tiết được độ sáng ánh đèn, chủ thể rất dễ bị cháy sáng, và màu sắc cũng ảo hơn bình thường. Vì vậy, nếu không có một chiếc Flash chuyên dụng, tốt nhất hãy hạn chế dùng Flash cóc.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Bạn có thể khai thác các nguồn sáng xung quanh tối đa để giải quyết vấn đề này. Hãy mở các cửa sổ, di chuyển chủ thể đến những nơi gần ánh đèn điện, hoặc đơn giản nhất là tăng ISO và độ mở khẩu. Thường thì ISO từ 800 đến 1600 là đẹp nhất khi chụp trong nhà, ảnh sẽ sáng vừa đủ, và hạn chế tình trạng bị nhiễu sạn. Nếu có thể hãy sử dụng tripod và tăng thời gian phơi sáng cũng là một ý hay.

 

Chọn ISO hợp lý

 

ISO chính là độ nhạy sáng của máy ảnh. Thông số này càng cao thì ảnh càng sáng, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi khi cùng lúc đó độ sạn cũng tăng theo. Chọn ISO phải căn cứ theo tình hình thực tế, nếu bạn cảm thấy không đủ sáng, hãy tăng ISO từ 400 cho tới 3200 để chọn được mức hợp lý nhất, mà không bị sạn quá mức. Còn trong điều kiện đủ sáng, hoặc chụp ngoại cảnh thì ISO 100 hoặc để uto đều được.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

 

Lia máy

 

Chụp lia máy, hay còn gọi là panning là một kỹ thuật tương đối khó áp dụng. Bạn nên sử dụng thao tác này khi chụp các vật chuyển động nhanh, và cần bắt nét chúng. Để làm điều này, hãy chỉnh tốc độ màn trập xuống 2 nấc so với bình thường, ví dụ như trong hoàn cảnh bạn đang chụp với tốc 1/250s thì hãy chỉnh xuống còn 1/60s. Sau đó, khóa nét vào vật đang chuyển động cần chụp, từ từ lia máy theo hướng song song với chủ thể, và nhất nút chụp. Nói có vẻ đơn giản nhưng bạn cần thực hành rất nhiều mới có thể thành thạo được.
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh

 

Đừng ngại thử nghiệm

 

Trăm hay không bằng tay quen, với việc chụp ảnh cũng vậy, đừng tiếc dung lượng thẻ nhớ hay một vài cuộn phim, hãy cứ mạnh dạn thử nghiệm những điều mà bạn thích, rồi một ngày bạn sẽ tìm ra phong cách và các kỹ thuật chụp cho riêng mình. Với tốc độ màn trập chẳng hạn, khi chụp trong điều kiện tối, hãy đặt tốc lên mức cao nhất có thể, ví dụ như 4s, bạn sẽ có một bức ảnh phơi sáng tuyệt đẹp. Cũng với điều kiện ấy, nếu để 1/250s, bức ảnh sẽ hoàn toàn khác, với các vật thể chuyển động sẽ được tái tạo theo một cách khác. 
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Top 10 mẹo "đơn giản nhưng hữu ích" trong nhiếp ảnh
Theo: Genk