Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

"THUỐC" NÀO CHỮA "BỆNH VÔ CẢM"


Trên tờ báo điện tử của chính phủ VN, hôm nay đang tải bài viết " Thuốc nào chữa "bệnh vô cảm" của tác giả Liên Phương

Một bài báo hay, viết đúng căn bệnh. Tác giả đã "bắt bệnh", giải thích tính chất truyền nhiễm  độc hại của căn bệnh cùng cách thức chữa và đề phòng căn bệnh. Tuy nhiên thiếu sót trong bài viết là tác giả chưa (không dám) chỉ tên những kẻ "gây bệnh" và những kẻ "nuôi bệnh". Phải biết rõ kẻ gây bệnh và nuôi bệnh để có biện pháp trừng trị và ngăn chặn, cách ly để chúng không làm ô nhiễm xã hội.


Tập đoàn lãnh đạo CSVN chính là những kẻ cố tình gieo bệnh và nuôi dưỡng căn bệnh "ung thư tinh thần" độc hại này. Và trớ trêu thay họ cũng chính là những kẻ mắc phải căn bệnh trầm kha hết thuốc chữa. Họ nào biết nhục cái nhục mất nước, họ nào biết đau cái đau của đồng bào đang trong cảnh màn trời chiếu đất, đời sống gia đình bị đe dọa, thân nhân bị tù đày chỉ vì yêu nước.


Chính Ba Ếch, Trọng Lú, Tư Sang là những kẻ đang mang trong người căn bệnh vô cảm trầm trọng nhất. Cũng chính họ là những kẻ nuôi dưỡng căn bệnh truyền nhiễm này, nhắm mắt làm ngơ trước những bóc lột đàn áp của thuộc hạ, đánh đập bắt bớ những người yêu nước.

"Để chữa trị “căn bệnh ung thư tâm hồn” này, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Phải tạo cho xã hội một “sức đề kháng” cao với bệnh vô cảm"Làm sao xã hội có sức đề kháng" cao khi những con người dũng khí vừa cất tiếng nói đều bị bắt ngồi tù ???

Cuối cùng tác giả kết luận
"Nếu con người cứ mãi vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Một xã hội vô cảm sẽ là một “xã hội chết”- cái chết trước hết từ trong tâm hồn". 

Đúng, xã hội VN bây giờ là một xã hội chết
,
Chúng ta có phương án nào để ngăn chặn những tên đầu xỏ lãnh đạo đất nước đang gieo bệnh, nuôi bệnh và cũng là con bệnh ? 

Trí Nhân Media
1-07-2013




"THUỐC" NÀO CHỮA "BỆNH VÔ CẢM"
Liên Phương



(Chinhphu.vn) - Bên cạnh căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS mà nhân loại đang bó tay, còn có căn bệnh nữa cũng rất dễ lây lan và nan y không kém là Bệnh vô cảm! Bệnh dịch “vô cảm” đã và đang có nguy cơ lan rộng nếu xã hội không sớm có giải pháp đồng bộ, bằng cả luật pháp và giáo dục để “chữa bệnh”.

Lời dạy của cha ông ta "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống với những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn giúp đỡ người khác, thì đối lập hoàn toàn là những kẻ sống thờ ơ, ích kỷ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
“Bắt bệnh”
Nhà báo Hồ Quang Lợi -
Ảnh VGP/Liên Phương
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, tuy không khó nhận ra “bệnh”, nói lý thuyết về “bệnh” này thì rất dễ, nhưng làm sao để “chữa bệnh” thì rất khó. Bởi nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ sự mất lòng tin trong xã hội, sự ích kỷ được đề cao, tính thực dụng đã trở thành phong cách sống của một bộ phận xã hội.
Nhà báo Hồ Quang Lợi “bắt bệnh”: Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, “máu lạnh” với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến bản thân và quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án...

Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu được những tinh hoa của văn minh nhân loại, thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dấn dần hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.
Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, chúng ta thấy không ít vụ việc phơi bày sự vô cảm đến tàn nhẫn của những người chứng kiến. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn một vụ ăn hiếp kẻ yếu, một vụ đánh hội đồng, một vụ làm nhục người khác như xem một màn kịch. Tại sao người ta không can thiệp? Một là, bởi người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại; thứ hai, bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Nhà báo Hồ Quang Lợi khái quát rằng, thái độ ứng xử trước nỗi đau, tai họa của người khác là phản ứng tự nhiên mang tính người, là thước đo đạo đức, là sự sát hạch đạo đức xã hội một cách nghiêm khắc nhất. Trước nỗi đau, tai họa và bất công mà người khác phải chịu đựng nhưng anh không phản ứng được tức là anh tê liệt về tinh thần xã hội. Đó là sự suy đồi về lối sống, suy thoái về đạo đức.
Như vậy, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, trên bình diện xã hội, “bệnh dịch vô cảm” đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội. Khi sự gắn kết giữa người với người trong xã hội bị rạn nứt, thậm chí bị đứt gãy thì nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác.  Vô cảm triệt tiêu tính tự phản ứng trước những tiêu cực, bất công, ngang trái.
Khi căn bệnh này không được ngăn chặn thì xã hội sẽ không tránh khỏi bị sụt lở nền tảng đạo đức và tinh thần, gây hoang mang, gây mất niềm tin, làm nảy nở cái xấu, trong những hoàn cảnh nhất định, cái thiện và cái tốt sẽ bị tấn công, bị xâm hại.
Khi bệnh lây sang những “công bộc của dân”
Như trên đã nói, bệnh vô cảm đang có chiều hướng trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những “công bộc của dân” cũng mắc phải. Nhà báo Hồ Quang Lợi “bắt bệnh”: Bệnh vô cảm trong hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu “đánh võng”, gây khó khăn, gây cản trở, cố tình kéo dài để vụ lợi, thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến hệ thống công quyền đều cảm thấy không hài lòng, thậm chí bất bình.
Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.  Thậm chí, có những người đã đang tâm ăn chặn của thương binh, gia đình chính sách, người tàn tật, hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên.
Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân không có tiền. Muốn chữa bệnh thì phải trả tiền trước, và phải có bao bì nặng thì chăm sóc tốt hơn. Hay mới đây, dư luận rúng động vì chuyện ăn bớt vắc-xin tiêm phòng cho trẻ của nhân viên y tế ở Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Một phụ huynh khi đưa con đi tiêm vắc-xin đã phát hiện y tá Bùi Thị Phương Hoa ăn bớt vắc-xin, chỉ tiêm có 2/3 so với liều chuẩn, đã gây không ít hoang mang, bức xúc cho nhiều người. Nếu sự việc này không vỡ lở ra, thì sẽ còn bao nhiêu đứa trẻ bị làm hại, bao nhiêu bậc làm cha làm mẹ còn bị bịt mắt, bởi sự vô cảm của người được gọi là thầy thuốc.
Như vậy, những hành vi vô cảm không chỉ đơn thuần làm hủy hoại đạo đức con người, mà còn có thể dẫn đến chết người, làm rối loạn trật tự xã hội và xa hơn nữa là kĩm hãm sự phát triển của đất nước.
Bệnh cần phải được chữa sớm
Để chữa trị “căn bệnh ung thư tâm hồn” này, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Phải tạo cho xã hội một “sức đề kháng” cao với bệnh vô cảm. Đó chính là mặt tích cực trong xã hội, một môi trường xã hội tốt sẽ tạo được sức đề kháng với căn bệnh này. Trong một môi trường xã hội xấu, trong một môi trường xã hội mà những tiêu cực mạnh hơn tích cực thì bệnh vô cảm sẽ lây lan. Cùng với việc tạo nếp sống văn hóa, đời sống tinh thần phong phú, mà ở đó các giá trị của tinh thần, đạo đức của xã hội phải được xác lập rõ ràng, thể hiện mạnh mẽ, để ai làm những điều xấu cũng phải sợ, cũng phải ngại. Nếu có nhiều người tốt lấn át, chắc chắn cái xấu, sự vô cảm sẽ mất đi.
Bây giờ đời sống của người Việt Nam mình khá hơn trước rất nhiều nhưng tại sao bệnh vô cảm lại nhiều hơn trước. Không phải cứ nghèo là vô cảm, không phải cứ túng là làm liều. Nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định, thuốc chữa bệnh vô cảm nằm ở sự truyền phổ sâu sắc những giá trị truyền thống của dân tộc, làm sao để thẩm thấu vào trong đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại thì những giá trị đó lại càng cần nhân rộng, không được để cho những làn sóng lai tạp, xô bồ của xã hội hiện đại che lấp, lấn át những giá trị truyền thống. Khi bệnh vô cảm trong xã hội lây lan thì lúc đó sự gắn kết, tình người đã bị mai một. Một xã hội không thể gọi là tốt đẹp nếu thiếu tình người. Xã hội cần có ngọn lửa nhân ái lan tỏa, những người hoạn nạn càng cần ngọn lửa nhân ái phải soi đến họ, sưởi ấm họ, đó chính là tiêu chí của một xã hội văn minh, một xã hội có đạo đức.
Bên cạnh liều thuốc giáo dục, theo Nhà báo Hồ Quang Lợi, nên có những quy định về mặt luật pháp để chống bệnh vô cảm. Ví dụ như thấy người bị nạn, đối với các bệnh nhân nguy kịch mà nhân viên y tế từ chối việc cứu người thì phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật, nếu gặp người bị nạn trên đường mà không cứu sẽ bị truy cứu trách nhiệm với những chế tài riêng. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là phải xây dựng cho xã hội một nền tảng đạo đức để đủ sức chế ngự và chiến thắng được bệnh vô cảm.
Đối với hệ thống công quyền, để chữa căn bệnh vô cảm, cần tiến hành công cuộc cải cách hành chính một cách mạnh mẽ hơn, đưa ra những quy định rất khoa học, cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của từng người trong guồng máy công vụ này để nếu một người không làm đúng chức trách của mình thì lập tức bị bật ra khỏi hệ thống. Nếu một nền hành chính được lthực thi một cách khoa học thì sẽ dần dần sẽ tạo ra một thói quen, một nề nếp để guồng máy chạy, buộc những ai ở trong guồng máy buộc phải làm hết chức phận của mình. Khi anh làm việc hết trách nhiệm của mình nghĩa là anh hoàn thành công việc, lúc đó anh đã tránh được bệnh vô cảm.
Nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, bên cạnh việc xây dựng một nền hành chính khoa học để quản trị tốt thì cần tăng cường giáo dục đạo đức công vụ để cho những người được ăn lương của nhà nước bằng tiền đóng thuế của dân phải cảm thấy mình có trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân, trước những đòi hỏi, những bức bách, thậm chí những bất hạnh của người dân thì không thể làm ngơ. Và cần tăng cường thanh tra công vụ thường xuyên, bất chợt, đột xuất dưới nhiều hình thức khác nhau để “bắt bệnh” thật khách quan, chính xác, kịp thời, từ đó sẽ  thưởng phạt nghiêm minh.
Tuy nhiên, Nhà báo Hồ Quang Lợi vẫn khẳng định rằng, để ngăn chặn căn bệnh vô cảm, quan trọng nhất là phải khơi dậy từ chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, từ tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Nếu con người cứ mãi vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Một xã hội vô cảm sẽ là một “xã hội chết”- cái chết trước hết từ trong tâm hồn.

Liên Phương

NHỮNG ĐỨA CON MANG TÊN 4C *



”HCM và ĐCS thật ra chả yêu nước, yêu dân gì. Họ chỉ lợi dụng lòng yêu nước của dân, cướp chánh quyền gây chiến giết dân, ăn cướp nhằm phục vụ cho bản thân, gia đình, dòng tộc và thành phần cao cấp trong đảng. Chế độ cs khủng khiếp triệu lần thực dân và phong kiến. Bởi chúng giết người, cướp của và truyền ngôi vị chức quyền, tài sản đã cướp được cho con cháu theo kiểu cha truyền con nối, đã đưa xã hội đến chỗ vô đạo, đất nước đến chỗ nghèo đói, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư là điều không tránh khỏi.”


1) Con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006 - ...... )

Chúng tôi bắt đầu với người có nhiều quyền lực, gian xảo và tham nhũng nhất nước hiện nay là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lý lịch của Nguyễn Tấn Dũng thật mù mờ. Trên trang mạng của Nguyễn Tấn Dũng ghi là sinh năm 1949 tại Cà Mau, nhưng ngôi nhà tự nguy nga của Dũng thì ở Rạch Giá. Ông Hoàng Dũng, một cán bộ Văn phòng Trung ương đảng đã làm việc với nhiều ủy viên cao cấp trong đảng, đã tiết lộ nhiều bí mật về đời tư của nhiều người lãnh đạo. Về Nguyễn Tấn Dũng, ông viết: «Theo cụ Nguyễn văn Linh, Tổng Bí Thư, thì trong thời gian Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư Liên khu ủy Khu IV từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng và cụ còn cho biết là Nguyễn Tấn Dũng còn có một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.

Cũng trong tài liệu nầy, ông Hoàng Dũng tiết lộ là có gặp nhiều lần Nguyễn Tiến Thắng (Tư Thắng) là em của Nguyễn Tấn Dũng (Ba Dũng). Ông viết về Tư Thắng như sau:

Điều tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài Loan hoạt động chui tại VN là First China Bank. Như vậy, có thể hiểu được đây chính là «sân sau» của Ba Dũng và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhắm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngã Đài Loan..
.
(Hoàng Dũng 09/10/2006 Những bí ẩn về Nguyễn Tấn Dũng )

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy (Paris), căn cứ vào sự nâng đỡ tận tình của tướng Lê Đức Anh (chủ tịch nước 1992-1997, nay đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn uy thế trong Trung ương đảng) lại đưa giả thuyết không những Nguyễn Tấn Dũng mà cả Nguyễn Minh Triết đều là con rơi của Lê Đức Anh (cần phân biệt với tướng Lê Hồng Anh, là đàn em được Dũng cất nhắc cho làm Bí Thư Tỉnh Rạch Giá, rồi phong quân hàm đại tướng, Bộ trưởng bộ Công An cho đến tháng 8/2011)

Dù là con của ai, căn cứ vào lý lịch và đường hoạn lộ thênh thang của Dũng, chắc chẳn Dũng là con rơi của một cán bộ cao cấp cộng sản. Lúc 12 tuổi, Dũng đã bỏ học (vừa học xong bậc tiểu học) đi làm du kích, y tá cứu thương ở vùng Cà Mau rồi chính ủy tiểu đoàn, trung đoàn ở vùng Cà Mau, tiến lên đến Tỉnh ủy Kiên Giang.

Trong thời gian nầy (1980-1985), Dũng đã có công bắt nhóm Trần Văn Bá (bị xử tử), Mai Văn Hạnh được tha trở về Pháp vì là bạn học cũ của thủ tướng Pháp thời đó. Ngoài ra, Dũng còn tổ chức những cuộc vượt biên bán chính thức ở Rạch Giá và Hà Tiên để làm giàu cho đảng và cho cá nhân.

Nhờ Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh cất nhắc, Dũng được đưa về trung ương làm Thứ trưởng Công An (1995-1996), Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ Tướng rồi Thủ Tướng (thay thế Phan Văn Khải) từ tháng 11-2006 và được tái cử trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010). Thử tưởng tượng một người vừa học hết tiểu học (sau nầy có học trường đảng cho có lệ, nhưng trong lý lịch ghi là Cử Nhân Luật), mà được đưa lên làm thống đốc ngân hàng trong thời kỳ kinh tế Á châu bị khủng hoảng, và thủ tướng của một quốc gia có nhiều liên hệ với các cường quốc, thì phải hiểu là việc lãnh đạo quốc gia đối với cộng sản là việc riêng của đảng.

Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng lại là người có nhiều mưu trí và thế lực trong Trung ương đảng, là đảng viên cao cấp duy nhất sớm gởi con du học ở Mỹ và làm sui gia với Việt kiều, điều cấm kỵ tối hậu của đảng. Báo chí thuật lại trong lần họp hội nghị APEC năm 2006, Tổng Thống George Bush chúc mừng xỏ xiên Dũng có con du học ở Mỹ và lấy Việt kiều, Dũng bối rối phải chống chế là con trai đi học bằng học bổng (có lẽ để biện hộ với lương của thủ tướng độ 1000 mỹ kim thì làm sao có thể cho con du học) và lờ đi chuyện con gái lấy Việt Kiều.
                   
Đứa con mà Bush nhắc đến là Nguyễn Thanh Nghị, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ sư công chánh (Structural Engineering) ở đại học George Washington University, và khi về VN giảng dạy tại đại học Kiến Trúc thành phố HCM, rồi Phó Hiệu Trưởng (Phó Khoa Trưởng) trường nầy.

Trong đại hội đảng lần thứ XI, Dũng đã dọn đường lãnh đạo cho con bằng cách đưa Nguyễn Thanh Nghị vào làm ủy viên dự khuyết trong Trung ương đảng và ngày 11-11-2011, Dũng đã bổ nhiệm con trai mình làm Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng mặc dù bộ nầy đã có 5 thứ trưởng (Dũng đã hèn nhát không ký tên trên nghị định bổ nhiệm mà sai phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký thay). Tại VN hiện nay, hai mỏ vàng để hốt bạc và tham nhũng là ngành xây dựng (đất đai và địa ốc) và hải quan. Về mặt kinh tế, từ nhiều năm nay, Nghị có liên hệ mật thiết với Công ty Betexco là đại công ty xây cất các tòa nhà chọc trời ở Saigon và HàNội. Tầm hoạt động của Betexco còn bao trùm cả kỹ nghệ may dệt, vô chai và thủy điện. Như vậy, Nguyễn Thanh Nghị là cột trụ chính trị và kinh tế cho gia đình Dũng và cho đảng Cộng Sản.
Đứa con lấy Việt kiều tên là Nguyễn Thanh Phượng, du học ở Thụy Sĩ, đậu MBA ở International University in Geneva là đại học có liên kết với Michigan State University (cô chỉ đến Mỹ năm 2004 trong 2 tuần để nhận bằng từ đại học nầy chớ không có du học tại Mỹ).

Tháng 1 năm 2006, lúc mới 26 tuổi, Phượng đã làm Giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị trên 100 triệu MK của các nhà đầu tư Thụy Sĩ tại VN. Đến tháng 11 cùng năm, Phượng làm Chủ tịch Quỹ đầu tư chứng khoán Việt (Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, viết tắt là VCFM) gồm hàng ngàn tỷ bạc (VN) của các nhà đầu tư và công ty người Việt.

Công điện Wikileaks tiết lộ là trong báo cáo của Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Saigon là Seth Winneck gởi về Bộ Ngoại giao ngày 26/12/2006 đã viết :

« Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn khổng lồ như thế cho một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm như Phượng. Và câu trả lời hiển nhiên là về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản trị là một điều khôn ngoan bởi lẽ quỹ nầy tập trung những ngành mà chánh phủ kiểm soát như dầu khí, ngân hàng và truyền thông »

Năm 2011, Phượng 31 tuổi là một tỷ phủ, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Chứng khoán Bản Việt sở hữu 6.5 triệu cổ phần chiếm 43.2% vốn của công ty, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản Bản Việt và vài ngày trước khi người anh được cử là thứ trưởng, Phượng được đề cử vào HĐQT Ngân hàng Bản Việt (trước có tên là Gia Dinh Bank) với số vốn là 3,000 tỷ VN. Với các thành tích trên, Phượng là nhà doanh thương trẻ tuổi kỳ tài nhất của thế giới !

Người chồng của cô Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen) con của Việt kiều «tội đồ» Nguyễn Bang (Nguyễn Tấn Dũng đã gọi Việt Kiều Nguyễn Cao Kỳ là tên tội đồ). Henry Nguyễn là Tổng Giám Đốc Điều Hành công ty IDG Ventures với số vốn là 100 triệu MK (sau tăng lên 200 triệu) phần lớn do người anh rể là Thomas Connor, một tài phiệt Mỹ đã làm ăn với Bộ Viễn Thông Bưu Chính Việt Nam, kiểm soát hầu hết hệ thống thuê bán Internet và truyền thông tại VN. Thomas Connor đã một lần khai phá sản, nhưng số đầu tư vẫn gia tăng, do đó câu hỏi đặt ra phải chăng các công ty do vợ chồng Phượng-Hoàng quản trị là cửa ngõ hợp pháp cho cha vợ và đồng bọn rửa tiền, tẩu tán tài sản tham nhũng ra ngoại quốc.

Đứa con thứ ba của Dũng là Nguyễn Minh Triết, học kỹ sư hàng không ở đại học Queen Mary tại Anh Quốc, và đã có giữ chỗ ở Bộ Quốc Phòng khi về nước.

Gia đình Nguyễn Tấn Dũng là điển hình của chế độ con vua thì lại làm vua tại VN hôm nay.



2) Con của nguyên Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh (2001-2010)
Trong kỳ họp đảng lần thứ XI còn có một 4C thứ hai cũng được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung Ương đảng, tạo nên nhiều tai tiếng là Nông Ðức Tuấn, con trai của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh (2001-2010). Cá nhân Nông Ðức Mạnh cũng đã là một 4C, con rơi của Hồ Chí Minh với Nông thị Ngát, bí danh là Nông Thị Trưng. Ðược báo chí hỏi có phải Mạnh là con tư sinh của Hồ Chí Minh hay không, Mạnh đã trả lời lửng lờ «Ở đất nước nầy ai chẳng là con cháu của Bác».
Nông Ðức Tuấn sinh nãm 1963, ngýời dân tộc Tày, đã đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức từ lúc 18 tuổi, lúc ấy Nông Đức Mạnh đã làm Tỉnh ủy tỉnh Bắc Thái. Sỡ dĩ cha làm quan mà đưa con đi lao động xuất khẩu vì cha muốn đưa con ra ngoài nước để cai nghiện khỏi xấu hổ. Từ khi trở về nước cuối năm 1988 cho đến năm 2008, Tuấn lêu bêu với mấy chức vụ trong Ðoàn Thanh niên và Ủy Ban Sắc tộc. Ðể dọn đường cho con trai làm lãnh tụ, Nông Đức Mạnh «dàn xếp » với Thủ Tướng Dũng cử Nông Ðức Tuấn làm Phó tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang vào tháng 4 năm 2009. Vận may đến với Tuấn là khi người thanh niên tên Nguyễn Vãn Khương bị công an tỉnh Bắc Giang đánh chết và dân chúng xuống đường đòi nợ máu với chánh quyền, Tỉnh ủy Bắc Giang tên Đào Xuân Cẩn bị ép buộc từ chức để nhường ghế Tỉnh ủy cho Tuấn. Khi Đại hội Đảng họp lần thứ XI, tuy Mạnh bị mất chức Tổng Bí Thư nhưng lại gài được cho con vào ghế Ủy viên Trung ương, mở đường cho chế ðộ cha truyền con nối dòng họ Nông.

3) Con của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn (1960-1986)
Lê Duẩn là người Tổng bí thư cầm quyền lâu nhứt của chế ðộ Cộng Sản VN. Từ 1960 đến 1976, Lê Duẩn là Bí Thư thứ nhứt của đảng và từ sau 1976, chức vụ được đổi là Tổng bí thư, chức vụ mà Duẩn nắm giữ cho đến khi Duẩn mất năm 1986. Trong lý lịch các nhân vật cao cấp cộng sản, Duẩn cũng như Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí được xếp vào hạng vừa dốt, vừa độc tài và đa thê. Vì nhiều vợ, Duẩn có nhiều con, trong số có nhiều người giữ các chức vụ quan trọng trong chánh phủ và cơ sở kinh tế đầu não.

Theo Hứa Hoành, thuở sinh thời, Lê Duẩn có ba vợ, bà vợ chính tên Cao thị Khê ở Quảng Trị cưới khi Duẩn 20 tuổi, có em là Cao Xuân Diệm, sau nầy trở nên Trung tướng công an bí danh Dương Thông phụ trách đàn áp vãn nghệ sĩ. Bà thứ hai là Ðỗ Thị Sảnh. Nãm 1942, khi hoạt ðộng trong Nam, Lê Duẩn dùng thủ đoạn cưới thêm bà Thụy Nga, cháu gọi ông Ðỗ Hữu Vị (đại úy phi công VN đầu tiên trong quân đội Pháp). Ngoài ba bà vợ, Lê Duẩn còn lăng nhăng với nhiều người khác, trong đó có bác sĩ Hồ Thị Nghĩa, con của Hồ Viết Thắng, Phó chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước trong thập niên 80.

Theo nhà vãn Xuân Vũ, bà Thụy Nga đã có người yêu nhưng bị Lê Ðức Thọ dàn xếp lừa bà vào một cãn lều vắng để Lê Duẩn đến cưởng hiếp khiến bà phải chịu làm vợ ba. (Hoàng Dung, tr.83, 84)

Trừ Lê Hãn, Giám Đốc Tiếp Liệu cho các trường quân sự nay đã về hưu, các ngýời con khác của Lê Duẩn đảm nhiệm các chức vụ béo bở như sau :

Lê Kiến Trung: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hải quan Thành phố HCM, hiện nay là Phó Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An.

Lê Kiến Thành: là tỷ phú, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Techcombank (1994-2004), chủ tịch Công ty xây dựng và phát triển ðô thị và hiện nay là Tổng Giám Ðốc Công ty chế biến thực phẩm Thái Minh.
Ngoài ra, Thành còn là Phó Chủ Tịch thường trực Hội Golf Việt Nam, một loại kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận do các 4C độc quyền nắm giữ.
Lê Kiến Thành & Lê Kiến Trung
Báo chí trong nước hồi tháng 10/2011 xôn xao vì Lê Kiến Trung đã công kích và nói xách mé Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải là Ðinh La Thăng khi ông nầy cấm nhân viên của Bộ Giao Thông chơi golf. Bức thư của Lê Kiến Thành có đoạn như sau:

«Vấn ðề giao thông thấp kém lạc hậu, đầu tư vào giao thông như muối bỏ bể, một con ðường quy hoạch cho 30,000 dân, giờ phải tải cả triệu người, điều nầy đã tồn tại ngót 30 năm nay. Hẳn ông Bộ Trưởng cũng biết golf mới du nhập vào VN chừng 10-15 năm nay, vậy trước khi có golf điều gì đã ảnh hưởng tới chất lượng lãnh đạo của cán bộ giao thông vận tải. Chơi golf không có tội, lãnh đạo trước hết phải thượng tôn pháp luật»
Việc tranh chấp giữa ông con của cựu bí thư bố già và ông bộ trưởng khoác lác là điển hình của chế độ luật rừng và thế lực của 4C tại VN hôm nay.

- Lê Thị Muội : Hoàng hữu Quýnh trong tác phẩm «Tôi bỏ đảng» đã viết về cô gái nầy như sau: Trong số du học sinh VN tại Liên Sô có 3 ðứa con của Lê Duẩn, học dốt nhưng lại đài các nhất. Ðó là Lê Hản học tại đại học quân sự không quân, Lê thị Hồng và Lê Thị Nga.
Lê thị Hồng có tên thật là Lê Thị Muội. Là con đẻ của anh Ba, nhưng Lê thị Hồng không đồng quan ðiểm với ba mình. Triết lý sống của Lê thị Hồng là sống phải cho ra sống. Phải được thoải mái về mặt tinh thần. Về vật chất phải có miếng ăn ngon, phải mặc đẹp và phải biết tận hưởng mọi hạnh phúc khi tình yêu đến. Hồng đi nghỉ hè và «hành nghề» tại hải cảng Sochi trên bờ biển Hắc Hải. Không chỉ Hồng làm cái «nghề đó», các nữ sinh Liên Sô cũng vậy (Tôi bỏ đảng, tr.105). Khi về nước, Lê Thị Muội được cử làm Phó Bộ Trưởng bộ Nội Thương.
- Lê Vũ Anh: tên thật là Lê Thị Nga: du học ở Nga, cãi lời cha ở lại lấy ông thầy người Nga tên Marlov, sau đó chết vì tai nạn xe cộ. Ngýời ta đồn cái chết nầy do Lê Duẩn ra lịnh giết để giữ uy tín cho ông, (Hoàng Dung, tr. 131) không muốn cho con kết hôn với người ngoại quốc, điều cấm kỵ của đảng, ngay cho người ngoại quốc đó là ngýời Nga.

 Ðiều nầy cho thấy việc Nguyễn Tấn Dũng làm sui gia với Việt kiều là một dấu hỏi lớn, phải chăng đảng đã cho phép để tẩu tán tài sản tham nhũng của đồng bọn.


* Trí Nhân Media đặt đề tựa



Tuỏng Năng Tiến - RỒI HẾT CHIẾN TRANH


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


"Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh,  

trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
Trịnh Công Sơn 

Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
 
Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.

Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa... ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy...”(“VIETNAM: CHILDREN SOLD INTO BEGGING, PIMPING AND DRUG DEALING”).

Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy... ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“... recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”).


Chuyện này thì thằng chả nói hơi... thừa! Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất... – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?

Trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!

Chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng chấm dứt luôn sự chia cách giữa hai miền Nam - Bắc. Viễn tuợng thống nhất (cũng) đã đuợc hình dung bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn truớc đó, và cũng là một hình ảnh khiến cho không ít kẻ phải ước mơ: “Một đoàn tầu đi tỏa khói trắng hai bên đường...’’

Một lần nữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại đúng, dù vẫn chưa đúng hết. Sau cuộc chiến, quả nhiên là có đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc - Nam. Điều đáng tiếc là hành khách lại luôn luôn ở tâm trạng bất an. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị ném đá và xin tí tiền còm.

THỎA HIỆP NGẦM: 05-07-2020 LÀ NGÀY THỰC HIỆN SÁP NHẬP NƯỚC VIỆT VÀO NƯỚC TÀU ĐỢT MỘT

HLTL xin đăng mẫu báo nhận được để quý vị tường và tùy nghi nhận định.
Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt  1 sáp nhập nước Việt Nam.

TS KERBY ANDERSON NGUYỄN

10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc".

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "bỉnh bút" cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

Thật ra, các cam kết "giao nước Việt Nam cho Trung Quốc", đã được "ký" bằng "lời hứa danh dự " của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:"Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...."

Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. 

Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịch sử: "Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng".

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế họach cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

GIAI ĐOẠN I  : Ngày 15/07/2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05/07/2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05/07/2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.

Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về " Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”. 

QUY CHẾ KHU TỰ TRỊ: Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh, giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm dài "tịch thu" nước Việt Nam từng bước một: "Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến..." theo thể thức "diễn tiến hoà bình". Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự mình  "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa.

Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua. Phía Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong qua khứ. Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam được hưởng "quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh" như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây... Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm: 1990-2020. 2020-2040. 2040-2060. (còn tiếp)

Đính kèm là tài liệu Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị? HLTL đã nhận được và phổ biến vào năm 2012:
 



Truyện Ngắn Vũ Thư Hiên: Cõi âm

1

Tôi tốt nghiệp đại học tài chính đúng lúc kinh tế Pháp xuống dốc. Kiếm việc lúc bấy giờ khó ơi là khó, nhớ lại mà rùng mình. Đã tưởng một khi cầm được mảnh bằng trong tay ắt đời phải lên hương phơi phới, thế mà rốt cuộc lũ sinh viên vừa ra trường phải chạy đôn chạy đáo để xin một việc làm bất kỳ mà không được, khốn nạn thế. Tôi nộp đơn vào ngành bưu điện là ngành tréo cẳng ngỗng nhất hạng đối với chuyên môn của mình vì chẳng còn đường nào khác. Những người trên thông thiên văn dưới thông địa lý bảo: đó chính là nơi duy nhất tôi có cơ may được nhận. 
Đơn gửi đi rồi, tôi dài cổ chờ. Một tháng. Rồi hai tháng. Đùng một cái, giữa tháng thứ ba, đang lui cui rửa chén part time cho một quán ăn Tàu, tôi nhận được giấy làm việc ở Sermages thuộc vùng Basse Normandie. Mừng khôn tả. Thiếu nỗi phát điên. 
Sermages là một thị trấn nghèo, với hơn chục ngàn dân, bé tẹo và già lão, nhà cửa mốc thếch, ở ven đô còn sót lại một cổng đá hộc đầy hoa phong lữ, một cái hào sâu tối om dưới bóng những gốc tiêu huyền rậm rạp, có cả một pháo đài đổ nát, không biết từ thế kỷ nào… Rất thích hợp với những ông già chờ chết, nhưng không phải với tôi. 
Đồng nghiệp trong sở ăn vận chững chạc, nói năng điềm đạm, có điều hờ hững với thằng lính mới là tôi, cứ như thể tôi đã ở bên họ từ khươm mươi niên nào. Nói tóm lại, đó là dân Ăng Lê bên này biển Manche, những robots cổ cồn chính hiệu. Thôi thì đành tự thân vận động, được đến đâu hay đến đó, trời sinh voi trời sinh cỏ. Tôi lấy tạm một phòng hẹp gần sở, trả theo tuần, trong một nhà trọ tồi, được cái giá phải chăng. Từ từ rồi sẽ kiếm cho mình một căn hộ, hoặc một ngôi nhà nhỏ, tôi tính thế. Đã đến lúc phải sống cho ra sống. Chẳng gì bây giờ mình cũng là một viên chức nhà nước, dù là viên chức quèn. Sermages đâu phải nơi phồn hoa đô hội, giá nhà thuê không thể quá đắt. Vĩnh biệt những chambres de bonnes áp mái ở Paris, mùa hè như trong lò bánh mì, mùa đông tha hồ diện áo ấm trong nhà, nơi trú ngụ của bộ lạc sinh viên nghèo. 
Tìm nhà ở đây tưởng dễ, hoá không phải. Lang thang đến vẹt gót giày trong cái tỉnh lỵ bằng cái giạng đái, nói ngoa theo cách người xưa, thế mà hai tháng qua cái vèo vẫn chưa kiếm được chỗ nào vừa ý. Nhà ở cũng như đàn bà, người mình ưng thì không ưng mình, người ưng mình thì mình lại không ưng. 
May cho tôi gặp được Ngoạn. 
Ngoạn cho biết: ngoài anh và tôi ra, ở chốn đèo heo hút gió này không có một người Việt nào khác. Giúp tôi là nghĩa vụ người đến trước, anh vỗ vai tôi đồm độp, nói bằng giọng đàn anh che chở. Được ăn nhiều thịt hươu thịt vượn từ tấm bé, tôi nghe vậy biết vậy, chứ chẳng mấy tin. 
Thấp, đen, cục mịch, với một sợi lông dài mọc ra từ một nốt ruồi trên má, Ngoạn giữ nguyên dáng dấp một ông phó cối vùng đồng bằng Bắc bộ đầu thế kỷ trước, mặc dầu anh đã ở Pháp hai mươi năm. Ngoạn làm nghề sửa chữa vặt trong nhà, người Pháp gọi là plombier. Một thằng không bằng cấp, lại vợ đầm (tốn hơn vợ ta nhiều), hai con nhỏ (tốn hơn con ta nhiều), làm plombier là tốt nhất, anh bảo thế. Plombier là thợ đặt đường ống, theo nghĩa nguyên thuỷ, nhưng plombier làm tuốt tuột mọi việc linh tinh lang tang như mở khoá hóc, đặt hố xí, sửa chữa cửa rả, chạy dây điện ngầm… 
- Giờ công việc oải lắm, cậu ơi. Kinh tế mà đã xuống thì kiếm tiền bằng nghề chó nào cũng vất. - Ngoạn tâm sự trong một quán cà phê, nơi mọi ghế ngoài vỉa hè đều xếp quay mặt ra đường, rất Paris - Cậu ngồi bàn giấy, trông thì bảnh, cơ mà chông chênh lắm… Mất việc lúc nào không biết.
Tôi buồn rầu hình dung cái viễn cảnh ấy. Dễ như Ngoạn nói lắm.
- Mất việc thì đi làm với tớ. - Ngoạn an ủi - Nghề tớ không sang, khó thì khó đấy, nhưng vẫn còn có đồng ra đồng vào…
- Anh Ngoạn ạ, gặp anh tôi thật may. 
- May cái con khỉ. Này, đừng gọi tớ là Ngoạn, phải gọi là Nô Ăng, theo cách bọn Tây gọi, chứ không thì đến con vợ tớ nó cũng không hiểu. Bọn Tây không phát âm được vần ng, chúng nó đổi béng cái tên của tớ thành Noan. Cho tiện. Chứ được nghe cậu gọi tớ bằng tên cúng cơm, thấy đã con ráy. 
Tôi kể nông nỗi đi tìm nhà. Anh gật gù, suy nghĩ.
Một tuần sau anh gọi điện báo cho tôi biết đã tìm được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô. 
- Mình xem mấy cái, ưng được cái này. Một đôi thì vừa xinh. Ở lâu được, không phải kiếm chỗ khác.
- Nhà to hả?
- Rộng rãi. 
- Tôi chưa định lấy vợ. Nhà to, tiền to, hãi lắm. 
- Đã biết là bao nhiêu mà rộn. Rẻ rề hà. 
Tôi chờ Ngoạn cho tôi biết tiền nhà bao nhiêu một tháng, nhưng anh lại không vội nói ra.
Anh miêu tả căn nhà, bảo: 
- Không sang, nhưng rẻ.
Tôi ngạc nhiên trước giá thuê căn nhà này. Làm sao mà Ngoạn tìm được giá thuê hời đến thế?
- Làm plombier chẳng khác gì làm anh cắt tóc, tha hồ nghe, đủ chuyện tào lao thiên tôn. - Ngoạn giải thích - Chủ nhà nào cũng hay tâm sự vụn trong khi ngó nghiêng mình làm việc. Nhất là các ông bà già. Mình nói có ông bạn cần nhà, thế là người nọ mách, người kia mách, chỉ còn có việc nhấc điện thoại mà hỏi. Giỏi gì đâu. 
Những ngôi nhà tôi đã xem cái nào cũng đắt, giá thuê nếu không gấp ba thì cũng gấp đôi. Tiếc nỗi, từ căn nhà ngoại ô này đi bộ đến sở tính ra mất gần một tiếng, gặp xe buýt thì cũng phải hai mươi phút. Xe buýt ở đây thưa, nửa giờ một chuyến, lại hay đỗ vặt. 
Nhà sẵn đồ đạc, nhiều nữa là khác. Đến nỗi Ngoạn định sẻ cho tôi một ít đồ dùng ở nhà anh, rốt cuộc chẳng phải mang đến thứ gì.
Đưa cho tôi chìa khoá, ông già chủ nhà dặn:
- Mọi thứ ở đây có sẵn, ông cứ việc dùng. Điều kiện duy nhất là xin ông đâu để nguyên đó, đừng xê dịch. Nếu ông không chịu thì coi như vụ này không thành. 
Tôi chấp nhận điều kiện ấy ngay lập tức, như bất cứ người thuê nhà gặp giá rẻ nào. Thế này là tốt quá rồi, khỏi phải lang thang các siêu thị, rẽ vào các cửa hàng đồ cũ, tha lỉnh kỉnh trăm thứ bà rằn về nhà. 

2

Thế mà rồi tôi quên bẵng lời hứa. 
Ở được vài hôm, thấy cái giường đặt ở vị trí đối diện lò sưởi là không phải lối, tôi quyết định dịch nó ra bên cửa sổ, vừa có nhiều khí trời, vừa nhiều ánh sáng, đi làm về có thể nằm ườn ra đọc sách mà không cần phải bật điện. Cái tivi cổ lỗ, thuộc thế hệ tivi màu đầu tiên, cũng cần đẩy qua bên phải một chút, xoay lại vị trí để cái màn hình đã bạc phếch không bị phản quang do ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào. 
Một đêm, chợt thức giấc, tôi thấy có bóng người ngồi thu lu trong chiếc ghế bành đặt bên lò sưởi. Nửa tỉnh nửa mê, tôi nhận ra đó là một người đàn ông đứng tuổi vận áo choàng đen, đội mũ phớt. Tôi nổi da gà. Tôi ở một mình, cửa đóng then cài, làm sao có người vào được?
Trong ánh sáng mờ mờ của sao trời chiếu qua cửa sổ tôi thấy người đó không có vẻ một tên trộm. Trộm gì mà bình thản đến thế trong căn nhà nó đột nhập. 
Trong những câu chuyện tôi đọc về các vụ trộm thì cách xử sự khôn ngoan nhất của chủ nhà là vờ ngủ say. Người vờ ngủ say, cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, trong mọi mối quan hệ cá nhân cũng như quan hệ xã hội, người ba không - không biết, không nghe, không thấy – bao giờ cũng tìm được lối thoát an toàn. 
Mắt hé mở, tôi nhìn thấy tên trộm yên vị một lúc lâu trong bóng tối. Ngồi chán, hắn đứng lên, đi đi lại lại, dáng suy nghĩ, đầu cúi, bàn tay phải đưa lên gãi cằm. Rồi đến bên lò sưởi, hắn nhấc từng thứ trên đó lên mà ngắm nghía. Đầu tiên, hắn ngó nghiêng quan sát tượng cô vũ nữ bằng pha lê với cánh tay trần bị gãy đã được gắn lại bằng keo trong, rồi đến cái bloc lịch bằng gỗ mà thời gian chết cứng với ngày tháng không đổi, thứ lịch không có năm nên không thể biết được nó dừng lại từ năm nào... Trên lò sưởi là cả một lô một lốc đồ không tên, không biết có tự bao giờ, không hiểu được dùng vào việc gì, tất cả chen chúc nhau trên một diện tích bé nhỏ. Cái nào cũng được tên trộm nhấc lên xem xét với vẻ trìu mến. Đáng ngạc nhiên là hắn không bỏ bất cứ thứ gì vào túi. Xem xong cái nào hắn lại nhẹ nhàng đặt vào chỗ cũ. Cái đáng giá nhất trong số những đồ vật ấy là cái ví của tôi, thì hắn thậm chí không thèm cầm lên. 
Sau đó tên trộm đi một vòng căn nhà. Rồi lặng lẽ nhìn về phía giường tôi bằng cái nhìn không thiện cảm, tôi thấy như thế bởi điệu bộ lầm lì của hắn. 
- Hừ.
Hắn phát ra một tiếng duy nhất kể từ lúc tôi thấy hắn. 
Thế rồi hắn bắt đầu cúi xuống. đẩy cái tivi trở lại chỗ cũ. Sau cái tivi là cái ghế bành. Công việc rõ ràng nặng nhọc, tôi nghe hắn thở phì phò. Xong cái ghế, hắn tiến về phía chỗ tôi nằm. Một bầu không khí lạnh lẽo trùm lên tôi, càng lúc càng lạnh hơn, cùng với bước chân nhẹ như bước chân mèo của hắn. Trong khi hắn cố gắng đẩy, tôi có cảm giác thân hình hắn phình to dần, to mãi, trùm lên cả cái giường đang nhích đi từng chút một. Trong bóng đêm dày đặc ở chỗ tôi nằm, cặp mắt hắn gắn chặt vào mặt tôi. 
Tôi hét lên, chồm dậy, giơ tay vớ công tắc ở đầu giường.
Đèn bật sáng. Tên trộm biến mất. Tôi run rẩy, mãi mới xỏ chân được vào dép, nhìn quanh căn phòng trống rỗng. Thở hổn hển, người vẫn lạnh toát vì sợ, tôi quỳ xuống, ngó vào gầm giường. Chẳng có quái gì hết. 
Tôi đi sang phòng ăn, vào bếp, vào phòng ngủ vẫn để trống từ khi tôi dọn đến, không có gì hết. Kiểm tra lại mọi khoá cửa thấy vẫn y nguyên.
Tôi ngồi phịch xuống giường, trán toát mồ hôi lạnh. 



3

Tôi không kể cho Ngoạn nghe chuyện xảy ra. Tôi ngượng. Khi một người đàn ông sợ ma, thiên hạ sẽ nhìn hắn như con nít. 
Câu chuyện ban đêm tôi vừa kể không phải đến đấy là hết. Sau lần ấy là những lần khác. 
Bây giờ tôi đã biết đích xác tên trộm là ai - một hồn ma. Ma thật sự. Các nhà bác học đeo kính trắng trong các phòng thí nghiệm giải thích hiện tượng hồn ma theo đủ mọi cách, với những sở cứ khoa học, tôi đã đọc. Nhưng tôi là thằng thực tiễn – tôi thừa nhận cái tôi thấy, giải thích cách gì cũng bằng thừa. 
Khốn nạn cho tôi là ở chỗ, sau khi thừa nhận sự hiện hữu của con ma nọ, tôi chẳng biết phải làm gì nó? Đánh nhau với nó thì không được rồi – ai cũng biết ma chỉ là cái bóng. Chỉ còn nước bỏ ngôi nhà này mà đi? Để rồi bắt đầu lại, một lần nữa, cuộc lùng kiếm chỗ ở mới, rất mất thời giờ, chỉ nghĩ đến đã phát ớn? 
Hồn ma nọ còn hiện về vài lần nữa, lần nào cũng như lần nào, với những cử chỉ lặp lại. Hắn rõ ràng chẳng có ý làm khó cho tôi. Hắn lẳng lặng làm công việc hắn muốn làm, và chỉ có thế. Như tôi đã kể, hắn hiền lành cầm các đồ vật lên ngắm nghía, hì hục đẩy các đồ bị xê dịch về chỗ cũ, một cách bực dọc và hoàn toàn vô tích sự – hôm sau tôi vẫn thấy chúng ở nguyên chỗ. Hắn có vẻ một hồn ma đứng đắn. Mọi cử chỉ của hắn đều khoan thai, chững chạc, điềm đạm. 
Thôi thì thây kệ, tôi nghĩ. Mặc cho hắn làm cái việc hắn muốn, làm bao lâu cũng được. Xét cho cùng, sự hiện diện của hắn có gây ra điều gì tệ hại cho tôi? Nếu hồn ma không đủ sức đẩy đồ vật thì hắn có thể làm được gì hơn, với tôi?
Nhưng sau mấy lần quan sát hắn đánh vật với mấy thứ bị tôi dịch chuyển, tôi đâm ra ái ngại cho hắn. Hắn vất vả. Mà hoài công. Nếu là tôi, tôi sẽ vứt ngay cái công việc vô tích sự và mất sức ấy. Hì hục như thế để làm gì kia chứ? 
Còn tôi, tại sao tôi không thể giúp hắn một chút? Gì thì gì, để hắn khốn khổ thế là không nên. Làm người phải có lương tâm chứ. Nghĩ rồi, tôi làm liền, tức là đẩy trả lại mấy đồ vật về chỗ cũ. 
Đêm đến, hồn ma nghiêng ngó ngắm nghía cái tivi, cái ghế bành, cái giường. Hắn phát hiện ra sự thay đổi vị trí. Hắn tỏ vẻ hài lòng. Thay vì kiểm lại những đồ vật trên lò sưởi, hắn đi bách bộ trong phòng. Trông dáng đi của hắn, nhẹ nhàng chứ không uể oải, hơi nhún nhẩy nữa là khác, tôi biết hắn vui. Hình như hắn còn huýt sáo miệng nữa. 
Cuối cùng, xoa hai tay vào nhau, hắn quyết định đi về phía tôi nằm.
- Này ông bạn! 
Tôi nghe hắn dừng lại ở chân giường. 
- Đừng có giả vờ, tôi biết thừa…
- Hừm, - tôi ọ ẹ – Tôi ngủ hay tôi thức thì mắc mớ gì tới ông? 
- Ông bạn! – hắn định đặt tay lên vai tôi, nhưng nghĩ sao, hắn rụt tay lại - Dậy đi! 
- Hừm, - tôi lại nói.
Lạ một cái là tôi không cảm thấy sợ, như lần đầu gặp hắn. Nhìn vóc dáng hắn thì thấy hắn đã ở tuổi về già. Hắn có vẻ hiền lành, không phải là loại trẻ để có thể nghịch ngợm vô trách nhiệm. 
- Ông bạn tốt hơn là tôi nghĩ đấy.
- Hừm. – tôi đáp, vẫn nằm yên chỗ.
- Này, - hắn gọi tôi - ông bạn có cà phê không? 
- Cà phê hử, có đấy. – tôi che miệng ngáp, vẫn giả giọng ngái ngủ. 
- Tuyệt! – hắn nói, lại xoa hai tay vào nhau, vẻ hài lòng. 
- Capuccino, được không? – tôi hỏi hắn một cách không nhiệt tình.
- Capuccino? – hắn hỏi lại.
- Có hộp capuccino hoà tan đấy. Ở trong tủ…
Hắn nhún vai: 
- Cà phê hoà tan? Ồ, không, tôi không khoái món đó. 
- Nhưng tôi lại không có thứ nào khác. 
- Cả đời tôi chỉ uống expresso. Không dễ gì mà bỏ một thói quen lâu ngày như thế.
Đúng là một hồn ma Pháp. Hồn ma Anh sẽ không đòi cà phê, mà trà sữa. 
- Ờ, thói quen là thứ không dễ bỏ. Nhưng đào đâu ra expresso bây giờ? – tôi lầu bầu - Phải ra tận ga mới có một quán cà phê đêm, ông ơi. Mà là cà phê kiểu Thổ - loãng toẹt.
- Đi uống cà phê vào giờ này ấy à? Có mà điên. Nhà có cà phê bột không?
- Có. Pha kiểu Thổ ư?
Hắn lắc đầu:
- Không. Tôi không thích kiểu Thổ. Trong nhà có máy pha expresso, ông không biết à?
- Không.
- Có đấy. Để tôi chỉ cho ông bạn. Hoá ra ông là một thằng lười, - hắn càu nhàu - ở trong nhà mà chẳng biết có thứ gì, ở đâu…
- Cái đó đúng, tôi vốn lười. 
- Dậy đi!
Tôi uể oải ngồi dậy. Trong phòng tối om. Tôi sờ soạng tìm công tắc điện. Hồn ma giơ tay ngăn:
- Đừng bật đèn. Tôi không thích ánh sáng. Thắp nến đi, nếu ông muốn. Ông biết nến ở đâu chứ?
- Không.
Hắn cười hí hí, hoặc tôi có cảm giác như thế. Tôi nghe thấy tiếng của tôi phát ra, chứ tiếng của hắn thì không. Tưởng chừng nghĩa của câu nói phát ra từ miệng hắn đi thẳng vào nhận thức của tôi, thứ lời nói không mảy may làm rung động không khí.
Hắn dẫn tôi vào căn phòng nhỏ mà tôi chưa hề ngó tới vì sự ngổn ngang trăm thứ bà rằn trong đó. Hắn chỉ cho tôi chỗ để mấy hộp nến. Rồi hắn chỉ tiếp cho tôi lấy ra trong hộc tủ, dưới mọi thứ đồ vật lỉnh kỉnh, một cái máy pha cà phê Krups. Thứ máy cổ lỗ sĩ này chẳng còn ai dùng, áp suất hơi của nó quá thấp. 
Tôi vào bếp, bật ga, đun nước. 
Hắn đứng gần tôi, ngay bên cạnh. Tôi rất muốn nhìn xem mặt hắn thế nào, mà ngại. Biết chỗ để nến rồi tôi cũng không muốn thắp lên là vì thế. Tôi sợ nhìn thấy một cái đầu lâu với hai hố mắt sâu hoắm như những hồn ma trong phim kinh dị của Mỹ. Những hồn ma Mỹ thường giống nhau, chắc hẳn do người Mỹ tiết kiệm, phim nọ dùng lẫn chế vật dùng cho phim kia. Một cái đầu lâu dưới vành mũ sùm sụp chắc chắn trông rất gớm ghiếc. Hình như hắn dễ coi hơn, dưới vành mũ là một cái mặt chứ không phải một cái đầu lâu, tôi nhác thấy nó trong một thoáng, do vô tình, một cái mặt nhẵn thín, lúc chúng tôi đi song hàng. 
Hắn hài lòng thưởng thức ly expresso. Hắn uống chậm, từng hớp nhỏ. Với tư cách chủ nhà, tôi hài lòng thấy khách hài lòng. Chúng tôi ngồi cách nhau mấy bước, hắn – trong ghế bành, tôi – trên ghế tựa. 
- Ông bạn, e hèm, biết nói thế nào nhỉ, ừm…
- Sao?
Hắn gãi đầu:
- Tức là, tôi muốn nói, ông là người, hì hì … kể ra… cũng được đấy!
- Ông quá khen. 
Hồn ma gật gù, rồi nói:
- Trước hết, tôi phải cảm ơn ông. 
- Ơn huệ gì!
- Ơn chứ. Rốt cuộc, rồi ông đã chiều theo ý tôi trong việc trả lại mấy thứ nọ về chỗ cũ. Tính tôi thế: tôi không thể nào chịu được khi thấy đồ đạc bị di chuyển khỏi chỗ tôi đã chọn cho chúng. 
- Có thể đó là một tính tốt. Ít nhất thì nó cũng là một cái quyền mà người ngoài không nên xâm phạm.
Hắn cười.
- Tôi không nghĩ rằng ông làm việc tốt cho tôi nhờ lý trí mách bảo. Ông hiểu chứ? Hừm, biết nói thế nào nhỉ, trong việc làm tốt đối với tôi ở ông có sự dự phần của tấm lòng, nhờ vào khả năng biết cảm thông với tha nhân, hay nói cách khác, khả năng tìm ra cách hành xử phải đạo do biết đặt mình vào vị trí kẻ khác…. 
Lời khen của hắn làm tôi bối rối. Tôi ngượng.
- Đó chẳng qua là sự lui bước của tôi trước sự kiên trì đáng nể của ông thôi. Hoặc là sự thoả hiệp với tình thế bất khả kháng… 
Hắn nhún vai: 
- Ông khiêm tốn. Điều đó có lợi cho ông. Nhờ khả năng đáng quý ấy ông vượt qua được cảm giác sợ… 
- Tôi chưa hiểu ý ông. 
- Có gì mà không hiểu. Ông thú nhận đi, lần đầu ông thấy tôi ông đã sợ tôi, sợ muốn chết…
Hắn dùng thời quá khứ khi nói rằng tôi đã sợ hắn. Quả thật bây giờ, không hiểu sao, cảm giác ấy không còn. Tự nhiên, tôi không thấy sợ hắn nữa. Nghĩ cũng lạ, thoạt đầu tôi còn hơi sợ một tí, sau không sợ chút nào. Tôi lý luận: nếu không phải một vật thể, cái bóng ngồi trước mặt tôi kia chỉ là một khái niệm. Sợ một khái niệm là dở hơi. Ma, với tôi, và với rất nhiều người, là một khái niệm. Còn hơn thế, một khái niệm rất đỗi mù mờ. 
- Vâng, tôi đã sợ ông. – tôi gật đầu - Đúng là thế. Nhưng khi thấy ông quá vất vả xử lý mối mâu thuẫn giữa hai ý muốn của tôi và của ông, thì tôi đâm ra ái ngại. 
- Hay thật!
- Khi tôi ái ngại thì cảm giác sợ hãi biến dần. Rồi hết. Ở đời, ông ạ, xét cho cùng, có lắm cái đáng sợ hơn nhiều… 
- Đúng thế. - hắn gật gù.
- Có thể còn có một nguyên do khác. Ông không biết chứ tôi đã từng sợ, sợ nhiều thứ, sợ bóng sợ gió, sợ tất cả, sợ lắm lắm. Không phải mình tôi, cả thế hệ chúng tôi sợ, còn hơn thế, cả một giống nòi tôi sợ, ông hình dung nổi không: cả-một-giống-nòi? Không hả? Chúng tôi được huấn luyện từ tấm bé để mà sợ đủ mọi thứ. Kết cục là chúng tôi không phải chỉ sợ cái đáng sợ, chúng tôi còn sợ cả những cái chẳng có gì đáng sợ nữa. Trong ngôi nhà của mình, chúng tôi đi lại như kiểu lén lút. Trong thành phố của mình, trong nhà của mình chúng tôi nói chuyện với nhau bằng giọng thì thào, nhìn trước nhìn sau, chúng tôi theo dõi những câu nói của chính mình, lúc nào cũng e phạm phải điều gì cấm kỵ, và lo lắng nhỡ điều đó bị phát giác, bị bẩm báo... 
- Đến thế kia ư?
- Hì hì, tôi biết mà, ông mù tịt về cái đó, ai không nếm trải nỗi sợ ấy người đó chắc chắn không hiểu nổi. Cả ông nữa, ông cũng không phải ngoại lệ, cho dù ông có là… - tôi định nói “cho dù có là ma”, nhưng kịp kìm lại - Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn. Khi sợ quá nhiều và quá lâu, người ta ắt trở thành dạn dĩ, chẳng sớm thì muộn… 
Nhìn hơi nước lởn vởn trên miệng tách cà phê của hắn, tôi nhắc: 
- Ông uống đi kẻo nguội.
- Tôi đang uống đây. – hắn nói và cúi xuống nhắp một ngụm – Phải thú thực với ông: khi thấy ông sợ tôi, tôi cũng khoái đấy. Đến khi ông không sợ nữa, thì, ông biết không, tôi hơi buồn một chút. Con người ta bao giờ cũng khoái được thấy người khác sợ mình. Ông nói tiếp về cái sợ của các ông đi.
- À, cái sợ… Nó khủng khiếp một cách âm thầm. Tức là, người ta sợ đấy, mà bề ngoài thì cứ như không. Tôi biết có người chỉ nói hớ có một câu xét cho cùng là vô thưởng vô phạt, vậy mà anh ta sợ đến phát khùng, anh ta cứ đinh ninh rồi sẽ phải trả giá đắt cho câu nói hớ ấy, anh ta dỏng tai nghe ngóng mọi phản ứng, cho đến khi biết chắc rằng chẳng ai nghe thấy nó hết… 
- Sợ là một xúc cảm tồi tệ. Tệ hơn bất cứ cảm xúc nào. – hắn trầm ngâm - Nó hạ thấp con người. Điều khả dĩ an ủi được ta là kẻ bắt người sợ mình lại chính là kẻ cũng sợ… một kẻ khác chẳng hạn. Thật vớ vẩn, phải không ông? 
Tôi bật cười. Hắn cười theo. 
- Ông có thể kể cho tôi nghe đôi điều về cái mà chúng tôi gọi là cõi âm của ông không? – cà phê kích thích tôi, hay là cái gì khác : nỗi buồn man mác chợt đến trong đêm, hay nỗi chán ngán một cái gì không biết không hiểu – Với tôi, câu trả lời của ông hẳn sẽ rất thú vị.
- Ông nói ông lười cả tò mò mà. 
- Tôi vẫn lười, cả trong sự tò mò này. Nếu ông không muốn kể, tôi sẽ chẳng vật nài. Tôi không tò mò đến cùng. Tôi chỉ tò mò nhân tiện mà thôi. 
Hắn có vẻ suy nghĩ. Trong bóng tối tôi vẫn chưa thấy mặt hắn. Nửa trên bị vành mũ che khuất, còn nửa dưới thì lẫn vào màu đêm. 
- Chẳng có gì đặc biệt đâu ông ơi. – hắn nói sau một ngụm cà phê – Nó, cõi âm, chỉ là cái âm bản của sự sống mà ông biết. Các ông sống, còn chúng tôi sống lại cái sự sống đã qua. Những cư dân của cõi âm không bao giờ biết đến cái gọi là tương lai. Đối với chúng tôi tất cả đều là quá khứ. Chúng tôi sống trong cái khuôn của thời hiện tại-quá khứ nơi mỗi người.
- Tại sao lại như thế?
Hắn cười hích hích:
- Tại sao, tại sao? Ông cứ như một đứa trẻ vậy. 
- Nhưng mà tại sao chứ?
- Tại vì chúng tôi đã có tất cả những gì chúng tôi có, từ điểm khởi đầu cho tới chỗ kết thúc. Chúng tôi chỉ tồn tại bên trong biên cương của cái khoảng ấy mà thôi.
- Hừm, thế thì chán quá nhỉ?
Hắn có vẻ phật ý:
- Không chán hơn nơi người sống đâu. Ông không gặp những người còn sống phây phây mà cuộc đời lại gắn chặt với quá khứ đến nỗi gỡ không ra à?
- Ờ, cái đó có thật. Chẳng hạn như lão tổng thống quá cố của chúng tôi, những năm cuối đời lão ta chẳng biết làm gì khác ngoài việc vỗ ngực khoe những việc lão làm…
- Tôi biết lão. - hắn ngắt lời – Ở cõi âm chúng tôi di chuyển nhanh lắm, như chớp ấy, ông không tưởng tượng được đâu, nhưng tôi không khoái chơi với lũ ngợm vua quan ấy. Tôi tởm. Có một thằng cha lúc nào cũng lảm nhảm “Bóp chết từ trong trứng! Cho tuốt vào nhà đá! Tập trung cải tạo! Bắn bỏ!”, hắn la hét suốt. Khốn nạn, có hồn ma nào nghe hắn đâu. Tuy nhiên, về một mặt nào đó, chúng tôi giống nhau, đáng buồn là thế … Tuy chúng tôi không sống bằng quá khứ như hắn, nhưng đều là những kẻ sống trong quá khứ… 
- Thế còn cháo lú? – tôi rụt rè hỏi - Chuyện đó thế nào? 
- Cháo lú? – hắn hỏi lại. – Nó là cái món súp miễn phí ấy mà, ở ngay đầu đường vào cõi âm.
Tôi ngạc nhiên:
- Vào cõi âm cũng phải đi qua một cái ngưỡng, tựa hồ biên giới giữa các quốc gia hay sao?
Hắn nhìn tôi, tủm tỉm. 
- Đại khái vậy. Nhưng cõi âm là một quốc gia đặc biệt, ở đấy không có bất cứ sự phân biệt nào trong dân cư của nó, không màu da, không chủng tộc, không giàu nghèo, không có sự phân biệt giữa VIP và dân thường. Đi vào đó không phải trình hộ chiếu có dán visa…
- Có phải ăn cháo lú xong thì linh hồn sẽ quên sạch mọi sự đời? 
- Không một thứ thuốc an thần nào có thể sánh với nó, cái cháo lú ấy. Ông tưởng chỉ ở cõi âm mới có cháo lú sao? Ở cõi dương cũng có đấy. Nó được pha vào, trộn lẫn vào các bài báo, các làn sóng phát thanh, các chương trình truyền hình, các cuốn sách…
- Ồ, cái đó thì tôi biết quá đi chứ! 
- Ở cõi dương cháo lú còn một chút lừa, chứ ở cõi âm người ta không lừa ai. Ai cũng biết rằng cuộc đời nào cũng vậy, chẳng nhiều vui thú, ăn cháo lú sẽ quên sạch u sầu. Nó là thứ cháo thí cho những linh hồn đau khổ. Chao ôi, ông không tưởng tượng nổi đâu. Các linh hồn xô đẩy, chen lấn, tranh nhau thứ cháo cho không đó. Cảnh tượng phải nói là khủng khiếp. Thậm chí họ còn đánh nhau để được nhận suất phát chẩn ấy, nhà bếp múc luôn tay không kịp…
- Còn ông?
- Không. Tôi không ăn.
- Tức là, không bắt buộc?
- Đâu có. Bắt buộc chứ. Nó là cái lệ cho tất cả. Linh hồn nào cũng phải ăn. 
- Nhưng bằng cách nào ông không…
- Dương sao âm vậy, ông ơi, đã không muốn thì cũng có cách để tránh. Mấy anh chàng trông coi vụ phát chẩn chẳng lấy gì làm mẫn cán, họ cứ chắp tay sau lưng đứng nhìn, thỉnh thoảng la hét vài tiếng lấy lệ. Chỉ cần láu cá một chút, lăng xăng thay đổi chỗ xếp hàng, làm ra vẻ mình đã húp rồi... 
- Hay nhỉ? Tôi hiểu. Vì không ăn, ông nhớ được tất cả?
Hắn gật đầu. Im lặng một lát, hắn tiếp:
- Ờ… Tôi giả vờ húp vội húp vàng cho xong, rồi lừa lúc thiên hạ không để ý thì quay mặt đi mà nhổ ra. 
- Nhưng ông vừa nói: thứ cháo đó tốt. Nó có mục đích nhân đạo.
- Ông nói “nhân đạo”? Những kẻ chế ra cháo lú, ở cõi dương cũng như ở cõi âm đều nghĩ chúng nhân đạo cả, chúng làm tốt cho mọi người. Ông hãy hình dung một con người không nhớ gì hết, không còn phân biệt tốt xấu hay dở, không biết mình là ai… 
- Ừ, thế thì chán thật.
- Tôi không húp vì tôi còn mấy việc dang dở. Tính tôi thế, làm cái gì chưa xong thì trong lòng bứt rứt vô cùng. Chẳng hạn như cái tượng vũ nữ ba lê này. Tôi rất thích nó. Đặt nó lên đĩa hát đang quay, trông nó sống lắm, cứ như nó đang múa thật. Một hôm tôi vô ý đánh rơi, làm nó gãy một tay. Tôi đã thử gắn lại bằng mọi thứ keo, chẳng cái nào cho hiệu quả ưng ý.
- Ông muốn làm nốt những việc ấy?
- Phải. Nhưng tôi nhầm. 
- Ông không gắn lại được?
Hắn buồn bã thở dài:
- Nhầm là nhầm thế này. Đã vào trong cõi âm rồi thì mọi việc trần thế là xong tuốt, chẳng còn cái gì làm tiếp, làm thêm được nữa. Chỉ có thể nhớ lại thôi. Nhưng nhớ tuốt tuồn tuột quá khứ, cái gì cũng nhớ, thì cũng ngán lắm. Những bước gian truân mình đã nếm trải nay lại trở về với nó lần nữa, rồi lần nữa, như một cuốn phim phải xem đi xem lại… Hay một cuộc tình đã xa, nay tự nhiên phải nhớ lại, chẳng cần ai nhắc cũng nhớ, với đầy đủ chi tiết, và hàng trăm lần y như nhau… Ối giời, mệt vô cùng. Người tình của mình thì đã húp sạch sành sanh đĩa súp lú, gặp mình, nàng ngơ ngác: “Ủa, ông là ai”?
Một đêm khác, tôi hỏi hắn:
- Ông bạn này, một con ma, xin lỗi, tôi muốn nói một linh hồn, có thể phù hộ cho một con người không?
- Ông định lợi dụng tôi đấy hử? – hắn chặn ngang, cao giọng - Ông định nhờ tôi cái gì đây? Một dãy số loto độc đắc? Một áp phe có lợi? 
- Không, ông hiểu nhầm rồi. – tôi vội vã cải chính - Tôi không có ý ấy. Tôi chỉ tò mò thôi.
- Ông tò mò hơi nhiều đấy. – hắn hấm hứ.
- Chả là tôi muốn kiểm chứng điều thiên hạ tin. - đành phải phân trần với hắn - Ông không thấy những người đến với Chúa, với Phật cùng mọi thứ thần thánh trong mọi thứ đền thờ không phải chỉ để tỏ lòng ngưỡng mộ, sùng kính hay sao? Ông không biết rằng họ đến đấy chỉ để mua bán sao? Họ mặc cả với tất tần tật các thứ đấng thiêng liêng: nếu tôi được hưởng ân huệ của các vị, tôi hứa sẽ cúng các vị cái này cái kia. Cái này hay cái kia ấy bao giờ cũng phải tương xứng, một cách tượng trưng thôi, với ân huệ mà họ chờ đợi được hưởng… Ân huệ to thì vật hiến tế phải to. 
- Tôi biết chứ. – hắn nhún vai - Nói đến cái lũ khốn nạn ấy làm gì!… Bậy! Bậy hết. Lũ ấy nghĩ về thần thánh của chúng, hệt như thần thánh là những chủ tiệm ở chợ trời, có thể mặc cả thoải mái. 
- Cũng có người nhờ cầu khẩn mà được đấy.
- Đó là sự trùng hợp của những ngẫu nhiên. Người chết rồi, linh hồn, hay là ma, không trừ cả thần thánh, cũng y như tôi đây này, chẳng có sức lực gì hết, họ chẳng làm nổi cái gì hết. Ông thấy rồi đấy, chỉ đẩy một cái ghế dịch đi một li mà tôi cũng không làm nổi…
Lời thú nhận của con ma thực thà, lại na ná một dạng báng bổ.
- Tôi hiểu rồi, vì thế ông chỉ còn cách ngắm nghía các đồ vật xưa cũ cho hết ngày, à quên, hết đêm, phải không?
- Tôi còn biết làm cái gì khác hở ông bạn thân mến? - hắn nhún vai trước câu hỏi, theo hắn là dớ dẩn – Nó là cái nghiệp của tôi. Đồng thời, khốn nạn cho tôi, cũng lại là thú vui của tôi.
Nghe giọng hắn thì biết hắn lại bực mình. Lý luận gì mà lăng nhăng, cù nhầy, chắc hắn nghĩ thế.
- Ông không thấy những người sống cũng có cái thú vui ấy ư? – hắn nói tiếp, không phải hắn hỏi - Có một thằng cha ở gần đây này, tôi không quen hắn, nhưng tôi quen bố hắn, lạ lắm. Hắn viết được độc một cuốn sách, đưa ra những ý tưởng điên rồ, lạ tai lạ mắt, gây ra được một sự ồn ào, và hắn lấy làm khoái lắm. Nói cho đúng, người khen thì ít, người chê thì nhiều. Thiên hạ bình phẩm thế, chứ hắn tuyệt nhiên không biết. Thấy người ta chửi, hắn lại đinh ninh hắn là một nhà tư tưởng lớn. Là nhà tư tưởng lớn thì tất nhiên không phải ai cũng hiểu. Thiên hạ càng chửi nhiều hắn càng thích. Hắn cần cái đó – càng bị chửi nhiều thì càng nổi tiếng, một thứ quảng cáo không công mà hắn cần. Lâu không thấy có ai chửi thì hắn buồn xo. Cả ngày hắn bận bịu với việc cắt trong những bức thư gửi tới những dòng tán dương hắn để dán vào một cuốn vở dày cộp và ký tên vào những cuốn sách, bìa cứng hẳn hoi, để gửi cho những người hắn có thể gửi mà không bị trả lại. Hoặc kỳ cạch gõ những lời giáo huấn cho các thần dân sùng bái hắn. Đêm hắn cũng hí hoáy làm những công việc đó, đến nỗi một ông bạn tôi nhầm, tưởng hắn cũng là ma như mình, mới hiện ra bắt quen. Chỉ đến khi thấy hắn hét lên, lăn đùng ra bất tỉnh nhân sự, ông bạn tôi mới biết hắn còn sống…
Con ma cười ha hả, tay vỗ vào đùi, nhưng không thành tiếng. 

4

Rốt cuộc rồi tôi cũng phải thú thật với Ngoạn về hồn ma nọ sau mấy lần anh nhận xét về sức khoẻ kém sút của tôi. 
- Sắc mặt cậu kém. Xanh lắm. Sao vậy?
- Dạo này tôi hơi kém ngủ.
- Phải tìm ra nguyên nhân mà giải quyết. 
Chúng tôi đã trở thành thân tình hơn kể từ sau khi anh kiếm chỗ ở cho tôi. Mỗi khi có công việc nặng, cần người phụ, vào những ngày nghỉ cuối tuần anh gọi tôi giúp anh. Gọi là giúp chứ công việc xong anh thanh toán đàng hoàng. Anh hơn tuổi tôi, anh tự cho phép anh gọi tôi bằng “cậu”. Chị Jeanette, vợ anh, và hai cháu thì toa moa với tôi, như người trong nhà.
Đúng là tôi có ít ngủ thật. Những buổi trò chuyện với hồn ma thường kéo dài và cái đó đã ảnh hưởng tới sức khoẻ. Chứ âm khí âm khiếc quái gì đâu. Cũng không thể đổ lỗi cho hồn ma được. Hắn đâu có đòi nói chuyện với tôi. Những hôm bận công việc ở sở, về đến nhà, tôi ăn xong là lăn ra ngủ, hắn cũng chẳng đánh thức. Nửa đêm tỉnh dậy, thấy hắn thì chúng tôi cũng chỉ chào nhau một tiếng như hai người láng giềng lịch sự. Tôi mới là kẻ chủ động gợi chuyện, trong khi hắn lại là kẻ ít lời. Những câu chuyện với hắn, mỗi khi có, đều thú vị. 
Nghe tôi kể, anh hỏi:
- Hắn không làm gì cậu thật?
- Không.
Ngoạn mở to mắt.
- Không doạ nạt?
Tôi lắc.
- Không.
- Hắn có làm điều gì khác không?
Câu hỏi làm tôi phải suy nghĩ. Hắn còn làm gì nữa nhỉ? Không, hắn chỉ chuyện vãn, thế thôi.
- Hoàn toàn không! 
- Hoàn toàn không?
Tôi lại lắc. 
- Vô lý.
Ngoạn ra chiều suy nghĩ.
- Cậu phải tìm một cái nhà khác. – anh bảo - Ở đấy nguy hiểm lắm. Âm dương cách biệt, người là người, ma là ma, ở lẫn với nhau không được. 
- Tôi nghĩ không cần thiết. – tôi nói – Hắn chẳng làm gì hại tôi.
- Cẩn tắc vô áy náy. Tôi lại tìm cho cậu lần nữa.
Anh quyết định sẽ ngủ lại nhà tôi một đêm xem hư thực ra sao. 
Nửa đêm, con ma đến, chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên thấy có người lạ mặt ở trên giường tôi. Ngoạn nằm im thin thít.
Sáng ngày ra anh bảo tôi:
- Nói không biết cậu có tin không, hoá ra tôi đã gặp con ma này.
- Bao giờ?
- Lâu rồi. Dễ trên chục năm trước. Hồi mới lập gia đình, tụi tôi nghèo lắm. Đêm đến tôi luôn lượn lờ trong khu nhà giàu - họ thường vứt đồ cũ ra hè. Để kiếm cái dùng, vậy đấy. Có nhiều thứ người ta vứt không phải cũ hẳn, nhưng ở đây thế, cứ dọn đến nhà mới là người ta thay tất tật. Cũng có khi là đồ dùng của người vừa chết, thân nhân không muốn giữ lại, không phải họ tin nhảm, mà vì không thích để những nhìn thấy những đồ vật của người thân đã qua đời, nhiều thứ còn mới nguyên, mà có cũ đôi chút thì cũng còn tốt chán đối với mình. Đi nhặt mấy thứ đồ bỏ ấy không ai đi ban ngày, xấu hổ chết được…
- Anh đã gặp con ma này trong những lần đi kiếm đồ Tây quăng?
- Đúng hắn, với cái mũ phớt sùm sụp, với dáng dấp ấy, như đêm qua tôi thấy. Không lẫn được. Tôi không nghĩ hắn là ma.
- Hồi đó hắn còn là người sống.
- Có thể lắm.
- Hắn chắc cũng đã nhận ra anh, nếu gặp?
- Hừm, biết đâu đấy, chúng tôi chạm trán luôn, nhưng cố tránh không nhìn mặt nhau. 
Dân đi nhặt đồ đều thế. Do ngượng ngùng, họ không bao giờ chào nhau, gặp vài lần rồi cũng cứ lờ đi, không coi nhau là đã quen… Thậm chí vớ được thứ đồ tốt một mình không khuân nổi cũng không dám nhờ nhau, cứ đứng canh đấy cho tới khi vắng người mới chạy đi tìm cabin điện thoại báo cho người nhà biết để ra khiêng cùng…
- Anh có thấy hắn nhặt gì không?
- Không. Hắn cứ lượn lờ quanh đám đồ bỏ, tôi chưa thấy hắn nhặt thứ gì. Con ma này phải trị mới được.

5

Con ma cũng nhận ra Ngoạn. 
Hắn bảo tôi, cười hì hì:
- Ông Nô Ăng. Tôi biết ông ấy quá mà. Tôi giả vờ không nhận ra ông ấy thôi. Chúng tôi gặp nhau luôn. Tôi hồi ấy là một anh ký quèn ở sở hoả xa. Ông biết cái ga Sermages rồi. Gọi là ga cho nó oách, chứ ga ghiếc cái quái gì một khối bê tông xám xịt chỉ nhỉnh hơn trạm biến thế một chút. Ông Nô Ăng bạo gan đấy. Có điều ông kể cho ông ta nghe về tôi làm gì?
- Có cần phải giữ bí mật về ông không?
Hắn lắc đầu:
- Không. Không cần. Tôi là cái có đấy mà không đấy. Nói cách khác, tôi là cái vừa hiện hữu vừa không hiện hữu. Nói về tôi hay không nói về tôi thì cũng thế mà thôi. Chỉ người sống mới có bí mật. Ở chỗ chúng tôi mọi linh hồn đều như cởi truồng trong một cái lồng kính, linh hồn này biết hết về linh hồn kia…
- Chán quá nhỉ?!
Hắn cười hích hích.
- Nhưng các linh hồn thường chỉ biết về những gì linh hồn khác đã làm khi họ còn ở cõi dương… 
- Ông bảo: các linh hồn chỉ lặp lại những gì họ làm khi còn sống?
- Là tôi nói: họ chỉ lặp lại thói quen. Những gì họ làm trong cõi âm các linh hồn có thể biết mà cũng có thể không biết, tựa như ở cõi dương người này không thể biết tất tần tật về người kia. Đôi khi linh hồn cũng làm một cái gì đó chứ, nhưng nó chỉ làm được cái ấy nếu như khi còn sống nó từng làm. Linh hồn, ông bạn ạ, chỉ là cái bóng mờ của quá khứ. Nó khoái lắm nếu có ai tưởng nó có khả năng hành động. May cho các ông, những người sống. Chứ không à? Cứ thử nghĩ mà xem, nếu những thằng đểu chết rồi vẫn tiếp tục đểu được với người sống, thì sao?
Tôi đồng ý với hắn: 
- May thật! 
- Ông không nên kể về tôi với ông Nô Ăng. 
- Ông đã nhắc tôi rồi.
- Ông ấy là người tốt, nhưng ông ấy không vượt qua được định kiến: một con ma là một con ma. Nó là cái không hiểu được, nhiều phần xấu xa, nhiều phần không tốt. Hoặc hoàn toàn không tốt. Theo lời thiên hạ.
- Tôi không nghĩ ông bạn tôi tồi đến thế. Ông ấy chỉ lo cho tôi thôi…
- Ông ấy hiểu lầm do không hiểu biết. Nhưng lại tưởng mình biết hết. Trong thực tế, cái ông ấy tưởng mình biết lại là cái hiểu lầm mượn của người khác… 
- Ông có những ý nghĩ hay đáo để.
Hắn cười khà khà. Cảm giác là thế, chứ không có tiếng.
- Ông khác, ông không có định kiến. Một ưu điểm. Ông còn biết thông cảm nữa…
Hắn nói tiếp, đượm chút buồn rầu:
-… dù là thông cảm với một con ma…

6

Ngoạn nói anh sẽ mời một đội bắt ma thiện nguyện để tống con ma khỏi nhà tôi. 
Tôi phản đối kịch liệt. 
Tôi phản đối vì, xét cho cùng, con ma chẳng làm điều gì xấu cho tôi. Ngược lại, nó còn là một bạn chuyện thú vị. Hà cớ tôi lại xử xấu với nó? Nhưng Ngoạn khăng khăng một mực. Đó là một con người cứng đầu, đã nghĩ ra cái gì là phải làm cho bằng được. 
Vì bất nhẫn trong lòng, khi đội bắt ma thiện nguyện nọ tha các thứ đồ đạc lỉnh kỉnh của họ đến vào một chủ nhật. Họ lăng xăng đi lại, còn tôi thì ngồi yên trong ghế bành, nơi con ma thường ngồi, với bộ mặt nặng chịch. Ba người trong đội bắt ma – một mục sư về hưu, hai sinh viên trẻ gày nhẳng, cả ba đeo kính cận loại nặng. Với các máy móc đo từ trường, nhiệt độ, đều là loại cực nhạy, họ rà soát mọi ngóc ngách, gầm giường, gầm bàn, gầm ghế, gầm tủ, với vẻ mặt nghiêm trang của sứ giả nhà trời đi xuống địa ngục. Kim trên những mặt đồng hồ đặt giữa nhà lắc lư lờ đờ. 
- Con ma này ban ngày không ở đây. – ông mục sư trầm ngâm – Ta sẽ túm được nó ban đêm.
Tôi giật mình. Đúng là tôi chỉ gặp con ma vào ban đêm. Chủ nhật, tôi ở nhà cả ngày cũng không thấy.
Đội bắt ma rất mẫn cán. Hôm sau cả ba lại đến cùng một lúc sau bữa ăn tối và lập tức bắt tay vào việc. Họ ngồi trầm ngâm trước những mặt đồng hồ, mắt dán chặt vào những cái kim. Tôi chán ngán theo dõi công việc của họ. 
Đúng 12 giờ đêm, nhưng cái kim bắt đầu chuyển động, lúc đầu chậm, lúc sau nhanh dần, rồi lắc loạn xạ. Ông mục sư phán:
- Nó đã đến đấy. 
Trống ngực đánh thình thịch, tôi thầm lo cho ông bạn ma của tôi. Ngoạn ngồi bên tôi, theo dõi nét mặt tôi bằng cái nhìn dò xét. 
Nhưng khi ông mục sư giơ cao thánh giá đi về góc, theo kim chỉ của một cái máy đặt nằm, thì những cái kim đồng hồ lại lờ đờ trở về chỗ cũ. Ông mục sư lắc đầu:
- Con ma này khôn. 
- Nó lẩn tài lắm. – anh sinh viên cao kều cúi xuống thì thào với anh bạn thấp hơn.
- Khôn mấy thì khôn, rồi ta sẽ bắt được nó. – mục sư vác mặt lên, nói bằng giọng quả quyết.
Đúng vào lúc ấy tôi nghe thấy giọng nói của con ma bên tai:
- Ông bạn của ông tệ thật, ông ta dẫn mấy tay này đến đây làm gì?
- Tôi xin lỗi, tôi không muốn thế. - tôi lẩm bẩm trả lời, cốt để Ngoạn khỏi nghe tiếng - Ông bạn tôi đòi làm như thế…
- Ông có thấy ông Nô Ăng nhà ông là đa sự không? 
Tôi gật đầu để khỏi phải thốt nên lời.
- Có điều họ chẳng làm gì được tôi đâu. – con ma nói.
- Thật không?
- Ông đừng lo cho tôi.
- Tôi vẫn lo. Thật vậy không?
- Thật. Không ai có thể bắt được cái không có.
Tôi thở ra. 
Ngoạn ngờ vực nhìn vào mặt tôi. Anh kêu lên với ông mục sư đang cảnh giác nhìn quanh trong phòng:
- Con ma đang ở đây này.
- Đâu? Nó đâu?
Ông mục sư quên bẵng mình là người bắt ma, nghĩa là mình phải thấy được con ma trước những người khác.
Ngoạn chỉ vào tôi: 
- Nó nhập vào bạn tôi này.
Tôi cãi:
- Tôi đây, chứ ma nào. 
Ba nhân vật bắt ma xô lại phía tôi. Họ quăng một cái lưới bằng sợi gai hôi hám lên người tôi, ông mục sư đổ cả bình nước thánh lên đầu tôi. Hẳn ông ta nghĩ nước thánh với liều lượng càng lớn thì hiệu quả càng cao. Rốt cuộc tôi bị ướt như chuột lột, toàn thân bị trói chặt trong tấm lưới gai, còn con ma thì chẳng thấy đâu.

6

Sau cái lần bắt ma bất thành ấy, đội bắt ma đi thẳng. Trong những trường hợp như thế bao giờ cũng có những lý do được đưa ra để bào chữa, kiểu như “trên chủ trương đúng, dưới thực hiện sai”; “trên bảo, dưới không nghe”, được dịch ra cách nói địa phương.
Con ma sau đó xuất hiện ít hơn, không phải vì sợ cái gì, mà vì hắn bận bịu chuyện gì đó. Cuối cùng rồi hắn cũng bật mí điều bí mật của hắn:
- Ông có tin ở thuyết luân hồi không?
- Tôi chẳng có bằng cớ gì để tin. Một expresso nhá?
- Không, cảm ơn. Hôm nay tôi phải đi ngay.
- Hồn ma cũng biết bận?
- Không. Hồn ma không bao giờ bận. Nhưng nó cũng có lịch các việc phải làm. Ông có muốn đi chơi với tôi không?
Tôi ngần ngừ.
- Ông sợ?
- Không. Nhưng đi đâu bây giờ?
- Cứ đi với tôi. Ông sẽ không hối tiếc đâu.
Chúng tôi đi.
Về sau này, nhớ lại chuyến đi chơi ban đêm với ông bạn ma, tôi thấy hắn chẳng hề có ý lừa tôi – chuyến đi thực thú vị. Dắt tôi vùn vụt đi qua biên giới hai cõi âm dương không có lính biên phòng mặt lạnh, không có cửa hải quan với những cái nhìn soi mói, qua chỗ các âm hồn bách tính tụ tập húp cháo lú, tây ta lẫn lộn, đen trắng không phân biệt, hắn đưa tôi tới một thành phố lúc nhúc những hồn ma là hồn ma. Tôi không nhớ là ở đó có cửa hàng cửa hiệu gì không, nhưng tôi gặp khá nhiều hồn ma quen. Có người chết đã lâu, có người mới chết. Họ hoàn toàn không nhận ra tôi. Thậm chí viên cai ngục nổi tiếng ác độc thời tôi ở tù dưới quyền hắn còn nhoẻn cười rất thân thiện với tôi. Trong tay hắn vẫn có cây roi bằng da xoắn, cũng nổi tiếng không kém gì hắn. Cây roi da ấy, những người tù lưu niên kể, đã lập công xuất sắc: ít nhất cũng có ba người tù chết vì nó. Nhưng hắn vẫn giữ nguyên dáng đi ngày trước, cái đầu hơi cúi, cặp mắt láo liên soi mói, cái roi trong tay đập đập vào cẳng chân, sẵn sàng vung lên để quất vào ai đó. Ở một chỗ khác, tôi gặp tên lừa đảo có hạng đã từng lừa không ít người, trong đó có tôi, bằng những lời đường mật về những món lãi kếch xù, nếu chung vốn với hắn. Hắn bị một ông quan mà hắn lừa bắn chết, nghe nói là chết oan, đúng vào lúc hắn mang tiền lãi đến nộp cho ông ta. Hắn cũng không nhận ra tôi, chực sán lại để rỉ tai tôi về một kế hoạch thu lợi cực lớn. Thấy tôi bơ hắn đi, hắn cũng chẳng giận, lại sán đến người khác, xin lỗi, tôi muốn nói: một hồn ma khác.
Ông bạn ma của tôi dẫn tôi tới một chỗ có mấy vị được gọi là lãnh tụ mà tôi quen mặt vì những bức chân dung treo trên tường, in trên báo, ở quê tôi. Tôi đồ rằng những vị này cũng gian như ông bạn tôi, không chịu húp cháo lú, hoặc húp rất ít, vì thế họ mới có thể quần tam tụ ngũ bên nhau. Nhưng cái giống lãnh tụ nọ là để sống trong thế giới của những kẻ tuân phục, những kẻ rạp mình trước họ, chứ cả một đống lãnh tụ ở cùng một chỗ với nhau thì ngán lắm. Tất cả bọn họ đều ra lệnh cùng một lúc, mà không biết ra lệnh gì, cho ai, chẳng anh nào chịu nghe anh nào, kể cả anh lãnh tụ bị bắn chết cùng với bà vợ, ngực còn toác hoác vết đạn, vẫn tiếp tục vung tay về phía trước, trong dáng điệu của nhà hùng biện trước đám đông há hốc mồm nghe huấn thị. 
- Ê, anh kia, lại đây!
Vị lãnh tụ quen thuộc của tôi ngồi ủ rũ trên một bệ đá hoa cương thời cổ La Mã, giữa một đám đông chính khách com lê com táo chỉnh tề lăng xăng đi lại, tranh luận ồn ào. Ông vẫn trong bộ quần áo bình dân cố hữu, như một lão nông. Hồi còn sống, ông nổi bật trong các chính khách quốc tế nhờ bộ quần áo này. Trong những cuộc họp long trọng ông là ngôi sao sáng. Tiên phong đạo cốt, ông đi những bước nhẹ nhàng trên trần thế, ban phát bên phải bên trái đủ thứ lộc lớn lộc bé, bằng hiện vật cũng như vinh quang. Bây giờ ông có vẻ một anh nhà quê ra tỉnh. Trong đống lãnh tụ xênh xang ông có một vị trí kém cỏi mà giờ đây người ta ưa dùng chữ khiêm tốn thay vào. Chợt nhận ra tôi là đồng hương, ông ta lập tức vồ lấy tôi, nắm tay tôi kéo lại gần để ân cần hỏi han về đời sống của nhân dân trong nước. Cứ như thể thiếu ông trên đời mọi người sẽ chắc chắn sẽ khốn khổ lắm, côi cút lắm. Không hiểu sao, lúc ấy tôi lại xúc động đến luống cuống, lễ phép chắp tay trả lời ông như một thần dân ngoan ngoãn. Tôi thưa rằng tôi xa nước lâu rồi, lại chưa về thăm nhà lần nào, tôi không thể báo cáo với ông điều gì có giá trị. Ông bạn ma lập tức túm lấy tôi, lôi xềnh xệch đi chỗ khác:
- Tại sao ông lại làm thế? 
- Thế là thế nào?
Hắn cằn nhằn:
- Thằng cha ấy là cái quái gì mà trước mặt hắn, nói ông tha lỗi, ông lại phải khúm núm? Ông không thấy rằng hắn chẳng hề quan tâm tới nhân dân nhân diếc gì hết sao? Hắn chẳng cần biết ông là ai, đang ở đâu, làm gì, hắn chỉ lặp lại một thói quen thâm căn cố đế mà thôi. Ố là là, ông này hay thật đấy! Rõ vớ vẩn.
Tôi ngượng ngùng:
- Hề hề, tôi cũng không ngờ những thói quen lại sống lâu đến thế. 
- Thế thì khi xuống đây ông đừng có theo gương tôi, nhớ mà húp hết khẩu phần cháo lú của mình. Xem ra nó có ích cho ông đấy. 
Giọng hắn nửa giận dỗi, nửa khinh miệt. 
Hắn còn dẫn tôi đi nhiều nơi, cho tôi thấy nhiều điều thú vị khác, viết ra hết phải một cuốn sách. Tôi thì lại không biết viết văn, sẽ rất dây cà ra dây muống, toàn những “thì” “là” “mà”, làm khổ người đọc. Điều đáng tiếc là hắn không đưa tôi đến nơi tôi có thể gặp những người thân trong gia đình. Hắn bảo cái đó không phải mục đích của chuyến đi. 
- Ông nói đến thuyết luân hồi là có ý nghĩa gì? – trên đường về tôi hỏi hắn.
- Là tôi sẽ chia tay với ông, để sống một kiếp khác.
- Tức là luân hồi là có thật?
Hắn nhún vai:
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ biết tôi rất có thể phải xực hết một khẩu phần cháo lú, lần này khó mà tránh được, lần này kiểm tra sẽ gắt gao lắm, nghe nói chẳng ai thoát. Tôi sẽ đi khỏi cõi này. Đi đâu, tôi không biết. Có lẽ là để sống kiếp khác. Ăn cháo lú rồi, tôi sẽ không biết ông là ai, người ta bảo vậy, ông cũng không thể nhận ra tôi…
- Nhưng những vị Lạt Ma ở Tây Tạng đầu thai trong kiếp sau vẫn nhớ chuyện kiếp trước đấy thôi. Người ta thuật lại chuyện đó không phải một lần trong những cuốn sách đứng đắn.
- Ồ, cái đó thì tôi chịu, thật thế hay không, tôi không biết. Có thể, đó là vì những vị Lạt Ma là những người đặc biệt. Những bậc chân tu. Những vị thánh. Tôi không dám nói họ có thể là những tay đại láu cá.
Tôi tỉnh dậy trên giường. Vạt nắng sớm lọt qua cửa sổ chảy lênh láng trên sàn. 
Có nghĩa là suốt đêm qua tôi chẳng hề đi đâu. Nhưng cảm giác thực của cuộc du hành với ông bạn ma còn nguyên, hệt như một truyện trong sách của Bồ Tùng Linh. 
Khác ở chỗ hồn ma của Pháp không giống hồn ma của Tàu, nó chẳng làm hại gì tôi. Mà cũng có thể những hồn ma Tàu trong Liêu Trai đều là đàn bà, còn đây là một hồn ma đàn ông. 
Tôi thì lại không phải một tên đồng ái. 

7

Từ đó tôi không bao giờ gặp lại ông bạn ma nữa. Chắc hẳn ông ta đã đầu thai vào một nhà nào đó và đang bĩnh ra tã. 
Tôi cũng hơi ân hận một tí. Chơi với nhau bằng ấy thời gian mà chẳng biết tên họ ông bạn là gì. Nếu ông chủ nhà có cái họ rất phổ biến là Dupont thì ông ta, một người không phải họ gần cũng họ xa, ắt mang họ đó. Thì cứ đặt tạm cho ông ta cái họ Dupont đi. Chiết tự ra, Dupont có nghĩa là từ chỗ cây cầu, ở nơi gần cầu. Cái dòng họ ấy là thế, nó được đặt ra từ những thế kỷ xa xưa, cũng như dòng họ Dubois với nghĩa từ khu rừng, ở miền rừng, rất phổ biến. Nước Pháp có vô số cầu, cầu qua sông, cầu qua suối, ai biết được những người thuộc dòng họ này đến từ cái cầu nào. Trên lò sưởi không có cái ảnh nào của ông ta, mà tôi thì vì sợ nên không dám nhìn, thế là chẳng biết mặt ngang mũi dọc ông ta ra sao cả. Nói tóm lại, ông Dupont này là một người không có gì đặc biệt, như mọi người ta gặp vô số trên đường, hằng ngày.
Ngoạn cũng ít đến tôi. Anh bận nhiều việc, tôi đồ thế. 
- Này, cậu phải cẩn thận mà giữ lấy chỗ làm – anh dặn tôi – Cái nghề khốn nạn của tôi vậy mà bây giờ thiên hạ cũng tranh nhau xông vào làm. Tôi cứ phải liên tục hạ giá để giữ khách. May mà họ đã quen mình. Hai đứa con càng lớn càng phải chi nhiều, đủ thứ. Sống như thế này vất vả quá. Chết có khi còn sướng hơn… 
Những lời than thở về cuộc sống không thể gọi là chuyện giữa hai kẻ tha hương. Ở với bà vợ đầm lâu ngày, anh dường như không nhớ gì tới đất nước. Nó xa xôi quá. 
- Tôi bây giờ có muốn giúp cậu cũng chẳng được – anh nói.
Tôi rất biết ơn Ngoạn đã giúp tôi nhiều khi còn chân ướt chân ráo đến Sermages, nhưng đúng là chúng tôi không biết nói gì với nhau nữa – chúng tôi không còn những đề tài chung để mà trò chuyện. Cũng phải thôi. Ngoạn là một con người bình thường đúng nghĩa, hiểu theo cách thông thường, tức là người chẳng quan tâm tới cái gì khác ngoài cuộc sống hằng ngày của gia đình mình. Những vấn đề chính trị xa lạ với anh. Đối với Ngoạn thế giới nào cũng cũ, tức là thế giới nào cũng thế mà thôi cho một kiếp người với tất cả những lo toan tầm thường của nó. Còn tôi thì dù muốn dù không vẫn cứ vướng vào ba cái chuyện chính trị, như nhiều người Việt Nam dở hơi khác. 
Khi nghe tôi nói chuyện về tình hình đất nước, hoặc tình hình thế giới, Ngoạn thường ngáp vặt, lúc đầu còn lịch sự giấu giếm, sau thì cố ý, để cho tôi biết mà chuyển sang chuyện khác. Khi không còn đề tài chung để nói chuyện, người ta rất dễ xa nhau. Có người nói anh dạo này hay ốm vặt, nhưng tôi cũng ngại gọi điện hỏi thăm. Tôi ngại những cuộc điện đàm theo phận sự. 
Một đêm tôi đi dự sinh nhật một bạn đồng nghiệp về, thấy ở bên đường gần nhà tôi người ta vứt lỏng chỏng đồ bỏ đi có nhiều thứ còn tốt, mới dừng lại xem. Ở đây người ta vứt đồ theo ngày, khu này một ngày, khu khác ngày khác. Tôi chọn được một cây đèn bàn có chân bằng đồng, một thứ đồ cổ, kiểu cây đèn thần trong Nghìn Lẻ Một Đêm. Đã toan kẹp nó vào nách mang về, thì chợt thấy một dáng quen quen đang lúi húi gần đấy. 
Trong ánh đèn đường mờ mờ tôi nhận ra cái bóng ấy: Ngoạn. Dễ là anh lắm, với cái áo khoác tàng tàng, dáng đứng hơi gù. Nhưng người đó, tôi không dám chắc trăm phần trăm là Ngoạn, cảm thấy ánh mắt của tôi, đã quay ngoắt đi.
“Dân đi nhặt đồ đều thế. Do ngượng ngùng, họ không bao giờ chào nhau, gặp vài lần rồi cũng cứ lờ đi, không coi nhau là đã quen…”
Ngoạn có lần nói với tôi như thế. Nhưng đó là những người gặp nhau lần này lần khác trong những chuyến đi nhặt đồ, chứ không phải là những người quen nhau như tôi với anh.
Khi thấy tôi chăm chú nhìn, cái bóng càng lúng túng. Nó loay hoay, có vẻ không biết nên làm gì với tôi.
- Anh Ngoạn hử? – tôi gọi khẽ.
Cái bóng đứng sững khi nghe tiếng gọi. Nhưng không đáp lại, dù chỉ bằng một cái gật đầu.
- Tôi đây mà – tôi nói.
Cái bóng vẫn nín lặng. 
Tôi rùng mình vì một ý nghĩ chợt đến. Hay là, nói dại, Ngoạn không còn nữa, mà chưa ai kịp báo tin cho tôi? Anh đã trở thành một con ma. Như Dupont. 
Tôi dụi mắt để nhìn cho kỹ hơn. Chẳng lẽ tôi nhìn nhầm? 
Đến lúc ấy thì cái bóng mà tôi ngờ là Ngoạn liếc trộm tôi rất nhanh, rồi quầy quả bỏ đi. Nói nó lướt đi thì đúng hơn, bởi vì vừa thấy nó đấy đã chẳng thấy đâu. Nó tan biến. Trong màn đêm mờ mờ ánh đèn đường và khói sương. 
Ngày mai thể nào tôi cũng phải gọi điện cho Ngoạn. Không, tôi chắc mình nhìn nhầm. Cũng có thể không phải là Ngoạn. Dám thế lắm. Nếu là anh, chắc chắn anh sẽ gọi tôi. Chúng tôi đâu có phải là những người xa lạ đến nỗi phải tránh mặt nhau khi làm cái chuyện có vẻ đáng xấu hổ này. Cũng không thể là hồn ma của Ngoạn được. Nếu anh chết, chị Jeanette ắt đã gọi điện cho tôi – ít nhất thì vào lúc anh qua đời chị phải nhớ rằng anh từ đâu đến và ở Sermages có một người cũng đến từ quê hương anh. Nhưng cũng có thể Jeanette đã quên không báo cho tôi biết trong cơn bối rối. Hoặc ngày mai chị mới báo. Hoặc chị không tìm ra sổ địa chỉ. 
Tôi xua đuổi ý nghĩ rằng Ngoạn đã chết. Nhưng ý nghĩ ấy cứ bám chặt lấy tôi. Sinh hữu hạn tử bất kỳ mà. Ai nói trước được? Cuộc gặp gỡ bất ngờ trong đêm làm tôi hồ nghi chuyện buồn ấy. Anh xuất hiện trước mắt tôi lờ mờ như một bóng ma, nhất định không nói với tôi một câu. Hoặc giả tôi nhầm, bóng ma ấy lại là Ngoạn thật, còn sống? Mừng rồi lại buồn – sao mà mình tệ thế, đến nỗi nào mà không phân biệt nổi người sống với hồn ma? 
Nhưng nếu Ngoạn đã là hồn ma thì sao?
Tôi bùi ngùi nhìn vào bóng đêm đã mất dấu bạn mình mà thở dài. Tôi hình dung ra anh trong cái cõi âm đáng ngán – hẳn từ nay anh sẽ phải sống, như cái ông Dupont nọ, quẩn quanh trong giới hạn chật hẹp của một kiếp người từ sinh tới tử, và lặp lại trong suốt cuộc đời âm của mình những thói quen cố hữu của đời dương? 
Tôi cầm lấy cây đèn, đứng thẳng lên, rồi không nhìn về phía Ngoạn vừa bỏ đi, quay gót về nhà.