Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Sự thật Đèn Cù đến quá trễ (phần cuối)

Đọc tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh, nhà văn-người lính VNCH Phan Nhật Nam nói rằng mình cần viết ra những suy nghĩ về cuốn sách này và nỗi niềm của một dân tộc. Đây là một tiều luận dài nhiều tư liệu và suy nghĩ của nhà văn Phan Nhật Nam, do đó Dân News xin phép được chia thành nhiều kỳ để tiện theo dõi. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
chimtroi

Kết Luận: Đèn Cù- Bi kịch của một cọng lông trong bãi máu!
Sau ba bài viết căn cứ từ chữ nghĩa của Trần Đĩnh (Của chính Trần Đĩnh viết về mình và về người).. Người viết có thể khẳng định với lương tâm/lương tri/lương năng của một người đã đitrọn con đường khổ nạn/Cùng về một phía những người khổ nạn - Tử khi khởi đầu câu chuyện/Cũng là thời điểm (Thập niên 50) Trần Đĩnh bắt đầu viết báo Nhân Dân do dẫn dắt của Tổng Bí thư Trường Chinh. Người viết xác định thêm một lần: Viết từ phía của Nạn Nhân Cộng Sản. Và Trần Đĩnh (Cho đến năm 2014 nầy/Năm phát hành cuốn sách) vẫn luôn luôn là mộtNgười Cộng Sản/Người Cộng Sản Phản Tỉnh (nếu muốn nói rõ hơn) – Tức là nhân tố của tập thể /tổ chức chính trị bạo lực gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam – Tác nhân chính đã gây nên tai họa vô tận/không cùng/không thể chấm dứt/không cách giài quyết của toàn bộ Việt Nam (Không phân biệt Cộng Hòa/Cộng Sản; Bắc/Nam; Trước/Sau 1945; 1954; 1968; 1975 ). Người viết minh chứng điều xác quyết nầy.

Từ tiền đề kể trên, những phát hiện gọi là “Mao Nhều/Mao nhuần/Mao thuần..” của Trần Đĩnh trãi dài trong nhiều trang sách đối với Tố Hữu, hoặc đám ủy viên trung ương giữ chức tổng biên tập Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận trung ương đảng cộng sản từ 1951 như Trần Quang Huy ; Vũ Tuân; Hoàng Tùng; Hồng Hà; Hà Đăng ; Hữu Thọ; Hồng Vinh; Đinh Thế Huynh; cho đến tên tuổi mới nổi từ 2011 là Thuận Hữu, một nhà thơ không ai đọc, một tác giả không ai biết..vv. Những công thần/thợ viết báo (đảng) nên danh phận nầy góp một mẫu số chung về tính chất “Mao nhều” chất nặng.
“Mao nhều” của Trần Đĩnh cũng không loại bỏ Nguyễn Chí Thanh, viên đại tướng có khả năng uống champagne và ăn thịt chó; viên đại tướng gốc nông dân có khả năng đặt vấn đề “lớn”: Tại sao phải ăn bún! Và tướng Thanh dẫu có “Mao nhều /hay/Mao ít” cuối cùng phải tắc tử vì: “.. Nguyễn Chí Thanh đại diện cho phái tả” chết trước Tết Mậu Thân nửa năm là giọt nước làm tràn li. Thanh chết mồng 6 thì 28 tháng 7 -1967 bắt bốn xét lại đầu tiên trong đó có Hoàng Minh Chính, Hoàng thế dũng, Trần Châu (anh của Đĩnh), Phạm Viết.. (ĐC, trg 320)
Nguyễn Chí Thanh/Phái Tả/”Mao nhều” bị thanh toán tháng 7/67 thì Võ Giáp/Phái Hữu/”Mao (không) nhều/Cánh “xét lại” của Đĩnh “..Tháng 9 Giáp thình lình đi Bastislava dưỡng bệnh – Cuộc xa xứ nầy là đền bù vào sự vắng mặt mãi mãi của Nguyễn chí Thanh – Lê Đức Thọ vào quân ủy trung ương, thế lực Thọ hùng mạnh lên nhiều (ĐC, trg320)

Như thế là thế nào? Mao “nhều”/Mao ít/Mao (không) nhều/Xét lại.. cuối cùng tất cả đều bị tắc tử, ngồi tù, đi chữa bệnh.. Không loại trừ “ông bác” bị tống qua Tàu ngay trong dịp Tết Mậu Thân . Chúng ta hãy xem lại tình cảnh: “.. Sau hội nghị trung ương 14, chiều 20 tháng 1, 1968 Lê Đức Thọ có đến Bắc Kinh để “báo cáo bác Hồ”.. Sáng 25 tháng 1, 1968 trong khi “Cha già dân tộc” và “Anh cả của quân đội” vẫn đang “an trí” ở Bắc Kinh thì những binh đoàn chủ lực miền Bắc bí mật áp sát các độ thi6 miền Nam.. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc/II/Quyền Bính. OSIN Book, USA. 2012, Trg 158).

“Cha già dân tộc/HCM”, “Anh cả quân đội/VG” (Chữ của Huy Đức-Pnn) làm những gì, ở đâu khi cả miền Nam đang dầm trong biển máu lửa Mậu Thân 1968. Hãy nghe Huy Đức kể lại để thấy ra điều “thành thật/khôn ngoan/mục đích/yêu cầu của Trần Đĩnh khi viết Đèn Cù.. “Cái đêm mà cả miền Nam chìm trong khói lửa của Tổng tiến công ấy, Hồ Chí Minh đang ở Bắc Kinh “trong căn phòng vắng” chỉ có ông và thư ký Vũ Kỳ, Bác mĩm cười nghe một em bé hát “Bé né bồng bông..” và lời chúc Tết của chính mình (?!): Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua/Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà/Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Huy Đức Ibid; trg 158). Về phần tướng Võ Giáp (tên thật) thì tình cảnh cũng không khá hơn.. “Máy bay Trung Quốc đưa tướng Giáp về Hà Nội ngay trong ngày 29 Tết. Hôm sau ông mới được tướng Vũ Lăng , Cục Trưởng Cục Tác Chiến báo cáo “kế hoạch Tổng Công Kích, Tồng Khởi Nghĩa”. Vũ Lăng nói: Anh Văn Tiến Dũng (Tổng Tham Mưu Trưởng/Gốc thợ may – Pnn) bây giờ thì có thể báo cáo với anh Văn (Giáp). Tướng giáp cố giữ vẻ mặt bình thản để che dấu niềm cay đắng. Ông, vị tổng tư lệnh đã không được biết một kế hoạch lớn như vậy cho đến trước khi nổ súng một ngày (Huy Đức Ibid; trg 159)

Từ những chi tiết “cần thiết/quan trọng” như trên buộc chúng ta phải thấy những chữ nghĩa đầy “văn khí-Lời tán/ Ngô Nhân Dụng/NV” từ Trần Đĩnh chỉ cốt viết nên những trò đấu đá ấm ớ, vớ vẫn giữa hai phe “Mao nhều/Mao (không) nhều”: “..Từ đấy Mao“nhều”thường từng đám túm tụm chưởi Khrouschev (Bí thư thứ Nhất/Thủ tướng Liên xô chủ trương “Chung sống Hòa Bình với Mỹ, 1960-Pnn) rồi hễ thấy chúng tôi (Mao (không) nhều-Pnn) thì lại cố tình liếc liếc và ré lên cười.. Gần tháng sau Hoàng Tùng (Tổng Biên Tập báo Nhân Dân 1954-1982-Pnn) thăm Trung quốc mang theo Hồng Hà, Phan Quang (Sao lại không mang Trần Đĩnh, học tại Bắc Kinh 5 năm? -Pnn).. Trở về viết “Vĩ đại Trung Quốc dài hết trang báo (ĐC, trg 249-250); hoặc diễn tả chi tiết sờ mó tục tỉu giữa Trưởng Ban Tuyên Truyền/TU Lê Quang Đạo với chính Trần Đĩnh (ĐC, trg 22); giữa Tố Hữu/Xuân Diệu ((ĐC, Trg 32); hay cách ăn nằm với vợ của Trường Chinh (ĐC, trg 26); thói ham gái, sở thích đàn bà của HCM (ĐC Trg 30, 32); hoặc cách ăn nói xỏ xiên, đểu cáng (tương tự như những nhân vật trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng) từ những tay thủ lĩnh văn nghệ miền Bắc như Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng..” ..Nguyên Hồng đọc được hai câu thì Nguyễn Tuân giật giật tay tôi (TĐ) – Nghe thơ tình lũy (Lui/Nó/Tiếng Pháp- Pnn) làm gì? Lũy tay chìa tiền. Tay tụt yếm.. (ĐC, trg 446); hay “bí mật cuộc tình của các quan văn nghệ Hà Nội ” “..Một sáng vào Việt-Xô khám bệnh, tôi (TĐ) gặp Tô Hoài năm chữa thần kinh tim. Anh cho hay một tên tuổi văn nghệ vừa bị cô nhân tình nộp tố Hữu bức thư cha nầy gửi cho cô.. Vừa lúc ấy Chế Lan Viên đi vào. Anh bảo tôi: Nầy Trần đĩnh mình bị cái nầy lạ lắm. Ngọt với mặn bây giờ đếch phân biệt được. Tô Hoài tưng tửng: Ăn phải một thìa cứt mà không phân biệt thì phải chữa thật! (ĐC, trg 455)

Chúng ta có thể đóng lại những “chữ nghĩa/văn khí” của Đèn Cù diễn tả về những vụ việc/ngôn ngữ/con người tầm phào bát nháo nơi Hà Nội trước 1975 như vừa kể ra tại đây để nêu lên kết luận: Đây là Vấn Đề Giả mà Trần Đĩnh mất đến 24 năm để viết nên – Bi Kịch Việt Nam Không Phải Là Vậy.
Đây, Bi Kịch Việt Nam với một trong những thủ phạm cần phải gọi đích danh: Tổng Bí Tư Lê Duẩn với cái đầu được tán tụng là có đến “200 bougies/hai trăm bóng đèn/đơn vị khởi động diện của một động cơ”. Nhân sự nầy với cái đầu cực kỳ ghê gớm kia có khả năng..”Ông không bận tâm tới ý người khác. Chúng tôi là những mặt người giống như các vách hang đá cho ông thử nghiệm độ vang của lời ông.. Lê Duẩn cáu tức thì. Hai con mắt càng xáp lại gần nhau. tiếng nói càn ríu lại                
.. Marx..Marx..Ở đây có ý gì? (ĐC, trg 186). Quả thật cái đầu tổng bí thư “200 bougie” của Duẩn không hiểu Marx là cái gì hết nên mới xẩy ra hoạt cảnh hài hước.. “Duẩn nói hết (về Marx), Bình (NĐBình thư ký của Duẩn) lên tiếng: Tổng bí thư đã nói xong, xin giáo sư góp ý kiến. Ngơ ngác một lúc, Thảo (Trần Đức Thảo, giáo sư tiến sĩ đại học Sorbone Pháp, năm 1951 xin “cụ Hồ về nước phục vụ kháng chiến”. Sau 1956 do dính líu với vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy không bị tù nhưng được giao công tác cho ra nông trường chăn bò –Pnn). Thảo nói: Tôi không hiểu gì cả! Thảo vừa dứt lời, thoắt một cái rất nhanh, Duẩn đã nhào đến đằng sau lưng anh, quàng hai tay vào ngực anh rồi liên tiếp xốc lên , dội xuống anh mấy bận.. Bị Duẩn dộng mình xuống đất nhưng Thảo vẫn không chừa thói của kẻ ỉ mình có học/đại trí thức. Thảo phân giải cùng Đĩnh:“Ở ta chỉ có Trường Chinh hiểu được chủ nghĩa Marx chứ Duẩn thì không. Thảo lắc đầu quần quậy (ĐC, trg 436). Điều nầy được Đĩnh hoàn toàn đồng ý, vì đối với Đĩnh Trường Chinh luôn là: “Anh (TCh) là cây bút lão luyện, dạy tôi từ chữ “ngày sinh nhật..” (ĐC, trg 221) – Nhắc lại bài học ngày nhập môn năm 1951 với Trường Chinh, chứng tỏ Đĩnh là người biết “ăn trái nhờ kẻ trồng cây”. Nhưng biết ơn là một chuyện, Đĩnh hình như không nhớ cách hiểu “Marx nhều/Mao nhều” của Trường Chinh: “Chế độ xã hội chủ nghĩa dẫu chưa hoàn chỉnh những tốt đẹp gấp vạn lần chế độ tư bản“ – Tuyên bố với tư cách gọi là chủ tịch quốc hội Việt Nam (Tức là của toàn thể dân chúng người Việt theo quy định của quốc hội kháng chiến 1946 –Một quốc hội mà kẻ ứng cử/người đi bầu hoàn toàn không hề biết nhau –Pnn) nhân dịp “Thống Nhất Nước Nhà Về Mặt Nhà Nước” khi ông chủ tịch đến Sài Gòn năm 1976.
Chúng ta tiếp xem xét “cái đầu 200 bougies” của tổng bí thư Duẩn đã làm gì với thảm kịch Việt Nam. Với cái đầu “cực kỳ” nầy, Duẩn chỉ đạo:“Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới sợ lạm phát chứ ta, chuyên thì sao lại là lạm phát mà sợ (ĐC, trg 187) Và chuyên chính vô sản là gì? Duẩn ngắn gọn vô cùng: “Người ta lầm Marx đã đề ra đấu tranh giai cấp. Không, nhiều người đã nói đã nói cái nầy trước Marx rồi. Vậy phát kiến vĩ đại của Marx là gì? Rồi Duẩn cười cười đưa cạnh bàn tay lên ngang cổ nói: Là như Jacobin thời Đại Cách Mạng Pháp –Giết! Thủ tiêu! Bạo lực! (ĐC 187)Với cách hiểu Marx “chính xác” như thế nầy mà giáo sư tiến sĩ Thảo bảo Duẩn không hiểu Marx thì quả tình đáng để bị Duẩn dộng người lên xuống là phải. Có điều trong suốt cuốn sách, Đĩnh vẫn không dám gọi Duẩn là “Mao nhều” dẫu Duẩn đã chết từ 1986.

Nhưng Duẩn không nói xuông. Con người nầy với Đảng cộng sản đã lập nên thành tích qua báo cáo chính trị của Đại Hội 4, 1977: Đã đập tan của cuộc phản công lớn nhất của tên đầu sỏ chỉ vào các lực lượng cách mạng (Tức chủ yếu Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô), đã đẩy lùi trận địa đế quốc, mở rộng trận địa xã hội chủ nghĩa.. Về miền Bắc, ông (Duẩn) nói: Thành tựu to lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người (..) Các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ..Người với người sống có tình nghĩa, đoàn kết, thu7ong yêu nhau cùng với “chuyên chính vô sản được củng cố..Hệ tư tưởng và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được đặt trên nền móng vững chắc.. (ĐC, 462)

Tóm lại “Thành tích” kể trên không chỉ là :“Bác Hồ vô vàn kính yêu” luôn sống mãi trong “Sự Nghiệp Chúng Ta” – Khẩu hiệu chiến lược luôn đi kèm theo “Chân lý: “Không có gì quý hơn Độc Lập-Tự Do” . Thành tích nầy là tổng hợp của: Cách mạng Tháng 8, 1945 -Tuyên ngôn độc lập Ngày 2 Tháng 9/1945-Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946-Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956-Cải tạo Công Thương Nghiệp miền Bắc (1956-1958)-Đại Hội 3/Nghị Quyết 9 TUĐ/Đồng khởi miền Nam/1960- Tổng Công Kích Mậu Thân 1968- Chiến Dịch Nguyễn Huệ 1972-Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975.. Đoạn đường dài đẫm máu toàn Dân Tộc Việt nầy không loại trừ một ai được tổ chức/chỉ đạo/điều hành bởi: Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Linov, Vương Đông Hải, Hồ Quang, Hồ Chí Minh.. được thi hành, thực hiện với Trường Chinh, Võ (Nguyên) Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh.. Danh sách sẽ rất dài nếu muốn kể đủ. Tất nhiên bao gồm “Mao nhều”/Xét lại/Báo Nhân Dân/Báo Sự Thật/Hội Nhà Văn vv”.. Những quân cờ tay em chạy quanh cái Đèn Cù nơi Hà Nội gần nửa thế kỷ nay mới được Trần Đĩnh thắp lên quá đổi muộn màn.



Phan Nhật Nam(Tháng 8-9/2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét