Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Thời điểm lựa chọn ở Hong Kong



Bình luận mới nhất trên tờ Wall Street Journal
Trong cuối tuần, những người biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông đã đặt ra một chọn lựa ớn lạnh: Vào sáng thứ hai, hoặc phải giản tán khỏi các điểm chiếm đóng trong thành phố hoặc cảnh sát sẽ "có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện mọi hành động cần thiết để khôi phục lại trật tự xã hội."
Sắc lệnh của lãnh đạo thành phố Leung Chun-ying được hậu thuẫn của Bắc Kinh. Ông và Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc rõ ràng cho thấy sức mạnh nên được vận dụng để để giải tán các sinh viên.
Những người biểu tình đã đồng ý lùi bước phần nào, kể cả từ các khu vực xung quanh văn phòng chính phủ, mặc dù họ vẫn tiếp tục cám trại ở một số đường phố chính. Điều đó khiến có thể xảy ra một cuộc đối đầu vào rạng sáng thứ Hai.
Các ngài Leung và Tập có thể lấy lại được ủng hộ của công chúng và tránh đổ máu nếu họ mở lại cuộc tham vấn về hệ thống chính trị và thỏa hiệp về các thỏa thuận bầu cử của Hồng Kông.
Nhưng nếu tiếp tục thực hiện lời đe dọa để tiến hành đàn áp bằng bạo lực, chính quyền Hồng Kông sẽ mất tất cả sự ủng hộ và tính chính đáng đạo đức mà họ còn sót lại.
Hôm chủ nhật, một số nhà lãnh đạo dân chủ của Hồng Kông đã kêu gọi những người biểu tình nên giải tán vì sự an toàn của bản thân. Họ đã đúng đắn lập luận rằng các sinh viên đã làm thay đổi thái độ chính trị của thành phố và đã đạt thắng lợi lớn vì đã buộc chính phủ phải thương lượng. Nghĩa là đã có nền tảng tốt để phong trào không cần phải bám trụ mà tạo sức ép cho các đòi hỏi của mình nữa.
Tuy nhiên, vì chính phủ đã sử dụng bạo lực trong quá khứ, nhiều người biểu tình trở nên cứng cỏi hơn và tin rằng họ nên giữ vững lập trường của mình. Tuần trước, cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay và hơi cay để áp đảo những người biểu tình bằng thái độ ôn hòa ở quận Admiralty. Vài ngày sau đó, những tên côn đồ đã đánh đập và tấn công tình dục các sinh viên học sinh trong khi cảnh sát làm ngơ. Những sự cố như vậy nhấn mạnh cho thấy Bắc Kinh sẽ sẵn sàng sử dụng bạo lực và các phương tiện dối trá để không phải mang lại dân chủ cho Hồng Kông như đã được hứa hẹn bởi các thỏa thuận Trung-Anh vào năm 1984.
Một số nhà quan sát đã so sánh cuộc biểu tình hiện tại và vụ thảm sát năm 1989 của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, tình hình hiện nay về cơ bản là khác nhau. Ông Tập từng nuôi dưỡng một tính cách cứng rắn và thực sự muốn đè bẹp phong trào sinh viên như Đặng Tiểu Bình đã làm cách đây 25 năm. Tuy nhiên, sự cởi mở của Hồng Kông với thế giới, cùng một hệ thống pháp luật vẫn giữ nền tư pháp độc lập, khiến sẽ khó khăn hơn nhiều để thực hiện một cuộc đàn áp bạo lực rồi sau đó lại quay về đời sống bình thường.
Ông Tập cũng sẽ cần phải xem xét rằng, trong khi ông có lòng trung thành của hầu hết các ông trùm tài phiệt của thành phố, họ cũng sẽ không ngần ngại ôm tiền bỏ trốn nếu thành phố rơi vào hỗn loạn. Hồng Kông có thể không quan trọng đối với nền kinh tế đất liền như trước đây, nhưng vẫn là trung tâm tài chính hàng đầu của đất nước cũng như một cổng thông tin cho thương mại và dòng vốn. Đó là lý do tại sao rất nhiều người trong giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc, bao gồm cả các thành viên trong gia đình của ông Tập phải kết hợp với các công ty và giữ tài sản của họ trong thành phố.
Những người biểu tình sinh viên hiện bắt ông Tập phải lựa chọn: hoặc thỏa hiệp, hoặc gây tổn hại cho sự thịnh vượng của Hong Kong và danh tiếng của Trung Quốc.
Bây giờ là thời điểm mà ông Tập sẽ phải quyết định có nên cho thành phố một mức độ dân chủ rộng rãi hơn hay không. Bạo lực và những cuộc bắt bớ sẽ chỉ hiển thị khuôn mặt xấu xí của chế độ Cộng sản và sẽ làm thay đổi các nhận định của thế giới về khả năng của một Trung Quốc hòa bình, hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét