Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

(REPOST) "GIẢI PHÓNG" NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT

Image

Sunday, January 1, 2012
Kính thưa quý vị,

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…




Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…

Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!

Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…

Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:

“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”

Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…

Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …

Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.

Tiến Sỹ Lê Hiển Dương

Cựu Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp
Đồng Tháp 36 năm sau ngày những người cộng sản chúng tôi cướp nước của Người Miền Nam 

Image



Chuyện không muốn kể.
by Nguyễn Bá Chổi

Kính thưa quý vị, 


Những chuyện cười ra nước mắt, bắn ra nước đá... xảy ra trong “thời kỳ quá độ” tiến lên thời đại Đồ Đói Đồ Đần Đồ Đểu Đồ Đụm Đồ đủ thứ .., nói chung là Đồ ...con Ếch, nôm na là hồi mới “giải phóng”, thì nhiều vô kể. Kể đến bao giờ cho hết; kể đến Tết Công Gô, kể đến tuổi ông Bành Tổ chết cũng không xong. Người viết cũng không buồn kể vì sợ góp thêm phần vào đống “di sản” đã có nhiều người lưu lại vốn chẳng tốt đẹp gì nhưng lại hổ ngươi cho con cháu muôn đời mai sau. Tội nghiệp cho chúng, khi lần mò về lịch sử giống nòi sẽ phải xấu hổ vì tổ tiên mình đã phải trải qua một thuở trời ơi đất hởi như thế. 

Một lý do nữa là những chuyện “hồi mới giải phóng” kể ra sẽ làm cho triệu người vui thì cũng khiến cho triệu người ..nhột (nói theo cách chú Kiệt); lại còn mang tội đã 36 năm rồi mà vẫn còn nói xấu cách mạng, dù mặt mày cách mạng ngày càng xấu xí thảm thương, xuống cấp tệ hại theo đà tuổi tác; đó là chưa kể đến mình mẫy cách mạng tuy đang sống khoẻ nhờ ăn bạo nuốt bạo, nhưng đang bốc mùi ngày một nặng nề . “Ở đây âm khí nặng nề” . Cụ Nguyễn Du ở trên ấy chắc cũng tủm tỉm cười để yên cho thằng cháu noi gương chôm chỉa của “ông bác” Làng Sen mà “thiên tài” sửa thành của riêng mình để biết đâu sau này được xếp vào hàng nhà văn hóa của thế giới: “Đảng nay xú khí nặng nề”.

Một lý do không muốn kể nữa, là vì thương các anh bộ đội cu Hồ. Chẳng qua cũng vì hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” Giá như hồi 1954, thằng cu Chổi không dại dột vô Nam cho Mỹ Ngụy chúng kìm kẹp, nhồi nhét văn hóa đồi trụy, bắt sống cảnh phồn vinh giả tạo; cứ ở lại ngoài ấy sống dướì “thiên đường mù”, tuy trong cảnh nghèo đói nhưng là nghèo đói thật sự (chứ không phải nghèo đói gỉa tạo) , cái nghèo đói thật tình do hậu quả của Cải Cách Ruộng Đất đảng bác để lại, chỉ là khó khăn tạm thời, đợi khi có chiến lợi phẩm của Mùa Xuân Đợi Thắng 1975, ta sẽ ngồi xơi tơi bời ...

Ấy, nếu thằng cu Chổi vô phúc ở lại trong cái ống xã hội chủ nghĩa từ ngày đất nước chia đôi, 20 mươi năm sau mới chui ra, thấy Ánh Sáng Miền Nam không chóa mắt tá hỏa tam tinh sao được ; và biết đâu đã có anh bộ đội giải phóng tên Chổi người dài như cái ống bơi bơi trong bộ quân phục màu cứt ngựa rộng thùng thình, đầu nón cối chân giép râu (đúng ra thì khi vào Sài Gòn các cu cậu mang giày bố Trung Cuốc) lại còn làm nhiều chuyện tiếu lâm thảm hại hơn những chuyện người ta kể mấy chục năm qua về “hồi mới giải phóng”. Chổi rất đồng tình với bạn “Trung Tín” góp ý trong trang mạng DLB như sau:

“ Những chuyện nghe qua , chúng ta có thể cười , nhưng đừng trách các chú Bộ Đội...bởi vì do đời sống mấy chú ngày đó chỉ chịu thương , chịu khó trong rừng , nên khi ra ánh sáng con mắt nhìn còn mơ huyền ...Có trách thì trách ông bà cố nội , hay ông bà nội...nói một đường làm một hướng...”

“Chuyện không muốn kể “ Chổi kể ra đây không nhằm mục đích ...tiếu lâm khiến có thể xúc phạm đến chính sách “hoà hợp hoà giải” một chiều của đảng đề ra.Hòa hợp hoà giải một chiều, vì miệng thì cứ nói, như lời Tướng Trà, " Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng mà chỉ có dân tộc VN thắng Mỹ";

Image

Từ trái sang phải: Tướng Trần Văn Trà, ông Dương Văn Minh và ông Nguyễn Văn Huyền (phó tổng thống) - Ảnh tư liệu TTXVN

Trong khi tay làm thì cứ làm ngược lại, như “tập trung cải tạo ngụy quân ngụy quyền” ,đào phá hết dấu tích nghĩa trang quân đội VNCH khắp cõi Miền Nam, chỉ còn lại nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà thì đập phá mộ bia , giật sập tượng đài:


Nhưng chuyện Chổi kể dưới đây chỉ nhằm mục đích cung cấp chút ít “tài liệu” có được qua kinh nghiệm sống của bản thân ,với lòng kỳ vọng chút tài liệu khiêm nhường ấy sẽ làm nên vài tia ánh sáng soi rọi vào sự thật của một giai đoạn lịch sử dân tộc bị bưng bít và lật lọng để biện minh cho việc chủ xướng một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn vô nghĩa, vô tích sự và vô duyên nhất lịch sử lòai người, gọi là “Giải Phóng Miền Nam” .

Ngày 26 tháng Tư 1975, vào lúc quá ngọ ,Trường Thiết Giáp Long Thành thuộc vòng đai phòng thủ cuối cùng của Thủ đô Sài Gòn bị pháo kích dồn dập và bị tấn công bằng bộ binh và xe tăng. Trước tương quan lực lượng quá chênh lệch mà phần yếu thuộc về mình, Đại tá chỉ huy trưởng (Trường TG) Hùynh Văn Tám lúc đó đang bận đi họp ra lệnh qua vô tuyến, tất cả phải rút ra quốc lộ 15 và dàn quânbố trí chặn đường tiến quân của địch về SàiGòn. Ngay chiều hôm đó lúc trời bắt đầu nhá nhem tối, Trung tướng Thiêt Giáp Nguyễn Văn Toàn đang làm Tư lệnh Quân Đoàn lll kiêm Tổng trấn Sài Gòn- Gia Định trên xe Jeep mui trần đích thân đến phòng tuyến và ra lệnh phải đánh chiếm lại trường TG .

Thế là bao nhiêu tinh hoa còn lạị tập trung về phòng tuyến cuối cùng : Lôi Hổ, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Giáp quần cho tả tơi quân Giải Phóng. Nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp hợp đồng tác chiến của bộ đội cu Hồ sao trông như “đàn bò vào thành phố” của Trịnh Công Sơn ,nên T.54 bị bắn cháy như rạ.

T.54 bị hạ nào không cháy, leo lên thấy chất đầy nịt vú .

Sáng sớm 30 tháng Tư 1975, đơn vị Chổi được lệnh về thủ đô, đến Ngã Tư Hàng Sanh quay đầu xe tăng M. 48, M. 41, thiết vận xa M.113 bố trí, nòng đại bác và đại liên hướng Bắc . Nhưng đang khi đồng bào chung quanh mang bánh mì, thuốc lá, nước ngọt đến cho thì “bổng dưng muốn khóc”. Mà Đại tá Huỳnh Văn Tám khóc thiệt qua giọng nói của ông trong máy vô tuyến, đại khái” Lệnh của Tướng Lâm Văn Phát , Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô ( thay thế Tướng Toàn đã biến mất từ chiều ngày 29) kéo về Công trường dân Chủ, vô hiệu hoá súng ống, chiến xa, và cho con cái mạnh ai nấy đi . Tổng thống Dương Văn Minh vừa ra lệnh buông súng, đầu hàng..”

Thay vì về công trường Dân chủ, xe dẫn đầu đã lạc đường dẫn đoàn cua sắt về Ngã Bảy Chợ Lớn . Tại đây chúng tôi đã làm đúng như lệnh trên.

Chổi theo một đồng đội về nhà anh gần đấy để thay bộ quân phục bằng quần áo thường dân . Trên đường đi bộ về nhà ông anh tận mãi Hoà Hưng, Chổi bắt gặp những đoàn xe Molotova chở đầy bộ đội hướng vào trung tâm thủ đô. Người nào cũng ngước mắt nhìn lên các toà nhà cao tầng, mồm há hốc, nếu không bịt kín lại bằng cái gì trông giống như cái nịt vú trong đống chiến lợi phẩm giải phóng được trong T.54 không may bị M.48 bắn gục .

Ngày mùng 2 tháng Năm 1975, tôi ghé nhà một đồng đội khác, nhà ở Tân Định, tên anh là Trần Châu G. Tại đây tôi “được” gặp một “người lạ” và được giới thiệu là anh em con cô cậu với bạn tôi, từ Bắc mới vào.Theo lời kể thì anh là quân y sĩ ; trước khi lên đường vào Nam anh được cha mẹ dặn vào đến Sài Gòn nhớ tìm nhà người cậu để có thể giúp được gì cho gia đình cậu bị đói rách khốn khổ dưới chế độ Mỹ Ngụy. Bạn tôi giới thiệu “người lạ” cho tôi với cặp mắt đỏ hoe khiến tôi nghĩ là do anh bạn cảm động quá sau hơn hai mươi năm anh em mới gặp nhau, lại trong cảnh bẽ bàng, nhưng sự thực không phải vậy. Khi tôi chào ra về, ông bố ghé tai tôi nói nhỏ, “thằng G. nó nằm khóc vì uất ức suốt từ hôm đó đến giờ”. Khi tôi ra về anh y sĩ bộ đội giải phóng cũng từ gĩa chủ nhà đề về lại đơn vị vì đã hết 24 giờ phép . Anh cầm trên tay gói quà của gia đình người cậu mà tôi liếc thấy trong đó có hộp kem đánh răng Hynos có hình “anh Bảy Chà da đen”, anh có vẻ bịn rịn như không muốn bước ra khỏi nhà, va nói lớn như cốy ý cho tôi nghe,” có vào đây mới biết bà con ngoài ấy quá khổ”.

Trước khi ngừng câu chuyện “hồi mới giải phóng” theo lời bạn đọc yêu cầu tôi kể trên đây, tôi xin nhấn mạnh một điều. Đó là những cái nịt vú và hộp kem đánh răng hiệu Hynos made in SaiGon tôi đưa ra không nhằm mục đích diễu cợt những người lính trận như tôi ở bên kia chiến tuyến, nhưng nhằm vào một múc đích khác mà ý nghĩa của nó tùy thuộc vào cái nhìn cũa mỗi người đọc . Nói một cách khác đây là chuyện buồn thì đúng hơn là chuyện tiếu lâm như một số bạn đọc muốn kể. Chổi mong được các bạn thông cảm cho vì đây là một trong vô vàn “chuyện hồi mới giải phóng” là nhũng chuyện không muốn kể.

LỜI KÊU GỌI THANH NIÊN – SINH VIÊN – HỌC SINH ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ 2014

"Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta!" - Huỳnh Ngọc Thiên Trường

LỜI KÊU GỌI THANH NIÊN – SINH VIÊN – HỌC SINH 


ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ 2014

Thưa các bạn!

Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981 . Hiện tôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốt nghiệp hệ cao đẳng của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu khởi nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và thiết bị công nghệ nói chung.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống:
Là người VN, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước ta? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.

Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung Quốc gây bệnh ung thư làm số lượng người chết ở nước ta hằng năm cao nhất thế giới….

Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn, nghèo đói, tai nạn giao thông…. Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít thông tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!

Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học tập và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát. Bạn có biết rằng, mỗi năm VN được nhận biết bao tiền hỗ trợ của bạn bè quốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!).

Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đán áp thẳng tay. Người dân chúng ta làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn độc, dã man như vậy hay sao?

Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc.

Bản thân tôi rất ấn tượng với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta!

Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng chung ta phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên!

Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ?

Có gì chưa rõ, xin các bạn liên hệ : Huỳnh Ngọc Thiên Trường

0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243

huynhtruong@phucduc.com.vn hoặc thientruong0808@gmail.com

20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM

Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5 , quận 3, TP.HCM
phucduc.batdongsan@gmail.com

TUỔI TRẺ VN HÃY ĐOÀN KẾT LẠI ĐỂ ĐẤU TRANH VỚI BẠO QUYỀN CỘNG SẢN!

Đọc lại những lời chúc Tết của Hồ Chủ tịch

Phạm Thị Hoài
Từ 1946 cho đến khi qua đời, mỗi năm Hồ Chủ tịch đều có lời chúc Tết. Có lẽ ông là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam làm điều đó. Tổng cộng những lời chúc Tết này, 24 cái Tết, trích từ bộHồ Chí Minh toàn tập (2000), gồm 65 văn bản. Phần thơ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, phần chính còn lại là thư, lời kêu gọi, điện văn, diễn văn, bài nói chuyện, lời cảm ơn.
Hai năm đầu 1946 và 1947, hai năm chênh vênh, phức tạp và bề bộn công việc nhất trong sự nghiệp đứng đầu chính quyền của Hồ Chí Minh, lại là thời gian ông chăm chỉ lên tiếng nhất. Năm 1946, ngày mồng Một dương lịch ông gửi một bức thư cho đồng bào toàn quốc và một bức thư chúc Tết Việt kiều Lào, Xiêm. Tiếp đó, trước Tết nguyên đán, ông gửi thư cho thanh niên và nhi đồng; ra thêm một bài báo kêu gọi nhân dịp Tết; làm một bài thơ Tết mừng một tờ báo tư nhân, báo Quốc gia [1]; và đúng ngày mồng Một âm lịch ông gửi một bức thư chúc mừng năm mới. Ngoài ra ông còn có thơ gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp Xuân Bính Tuất và có lời cảm ơn đồng bào đã gửi quà Tết, tổng cộng là tám văn bản. Năm 1947 ông còn tích cực hơn, ra tới chín văn bản, cả dịp năm mới dương lịch lẫn Tết Nguyên đán. Giai đoạn dồi dào nhiệt tình kết thúc ở đó. Năm 1948, Hồ Chủ tịch chỉ có một bài thơ tám câu chúc Tết Mậu Tý, loại thơ năm chữ. Năm 1949 tăng lên được bốn văn bản, rồi từ đó đi vào ổn định ở số lượng tối đa là ba, nhiều năm chỉ có một.
Những năm kháng chiến ở Việt Bắc, Hồ Chủ tịch rất chú trọng Tết nguyên đán, không một năm nào bỏ qua. Từ khi chính phủ về lại Hà Nội trở đi, Tết ta hầu như không còn vai trò nữa, các “thông điệp đầu năm” của ông đều phát vào dịp năm mới dương lịch. Điều này không thể là ngẫu nhiên. Tết nguyên đán thuộc văn hóa cổ truyền. Những người cộng sản thuở ấy thấy mình đại diện cho một ý thức hệ tiên tiến, quyết xây dựng tương lai bằng cách đoạn tuyệt với tất cả những gì sinh ra trước họ. Trong nhãn quan ấy, Tết nguyên đán chỉ là tàn dư sót lại từ một quá khứ lỗi thời. Tết cộng sản thời chiến, nhiều nhà còn không khói hương. Cùng với những biến chuyển khác mà chúng ta sẽ thấy sau đây, việc thay đổi thời điểm chúc Tết cũng đánh dấu lộ trình đầy hoạch định của ông Hồ, từ lãnh tụ giải phóng dân tộc ở Việt Bắc đến lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội. Toàn bộ trước tác của ông, thành tựu trong bộ Toàn tập, là khối tư liệu rành rọt về lộ trình này. Ông là một nhà ái quốc nồng nàn thế nào thì cũng là một người cộng sản nhiệt thành thế ấy. Năng khiếu đặc biệt của ông là biết lúc nào cần diễn tư cách nào. Những ai bây giờ vẫn muốn biện hộ cho một Hồ Chí Minh cộng sản bằng một Hồ Chí Minh yêu nước nên thận trọng xem xét năng khiếu diễn xuất ấy.
Cho đến Tết Giáp Ngọ 1954, ở chiến khu, Hồ Chủ tịch luôn “thay mặt chính phủ” hoặc đôi khi “thay mặt Chính phủ và Đoàn thể” nói với quốc dân. Ông không bao giờ nhắc đến Đảng, tức Đảng Cộng sản Đông Dương đã chính thức giải tán ngày 11-11-1945 để xuất hiện trở lại tháng 2 năm 1951 với tên Đảng Lao động Việt Nam, với ông là Chủ tịch Đảng. Đúng ngày 1-1-1955, ông đọc một “Diễn văn chúc mừng năm mới trong dịp lễ mừng Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô”, trong đó lần đầu tiên ông nghiễm nhiên phát ngôn “thay mặt Đảng và Chính phủ“, để từ đó trở đi sẽ lặp lại thông lệ mới này. Cụm từ “Đảng và Chính phủ” hay sau này là “Đảng và Nhà nước“, đúng theo trình tự Đảng đứng trước Nhà nước đứng sau, từ đó sẽ trở thành chuẩn mực trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam. Chưa bao giờ tôi được nghe một lí giải thấu đáo nào về mặt thủ tục hay cơ sở pháp lí cho bước nhảy từ một chính đảng không chính thức tồn tại, không chính thức có mặt trong chính phủ, thành một chính đảng độc quyền cầm quyền, đứng trước hay đứng trên chính phủ này. Đó là chưa kể lời tuyên bố trịnh trọng ngày 31-10-1946 của Hồ Chí Minh: “Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt Nam“.
Về nội dung, những lời chúc Tết của Hồ Chủ tịch càng không cho phép một hoài nghi nào về con đường cộng sản của cuộc cách mạng do ông lãnh đạo. Sau một khúc dạo đầu ngắn ngủi năm 1946, trong đó “quyền dân chủ của đồng bào” còn được ông đặt ngang hàng với “nền độc lập của Tổ quốc“, từ 1947 trở đi cái phông màn quyền dân chủ của đồng bào ấy được dọn nhanh vào hậu trường, nhường hẳn chỗ cho chủ đề kháng chiến giành lại độc lập, mỗi năm một nấc mới, năm nay “chuẩn bị tổng phản công“, năm sau “chuyển mạnh sang tổng phản công“. Năm 1954, vị Chủ tịch bổ sung thêm chủ đề cải cách ruộng đất. Cho đến năm 1957, ông còn kể cho quốc dân nghe chuyện hai phe trên thế giới, trong đó phe ta là “phe dân chủ và yêu chuộng hòa bình“. Từ 1958 trở đi, ông bắt đầu gọi hẳn phe ta là “phe xã hội chủ nghĩa“, Việt Nam (miền Bắc) nằm trong “đại gia đình xã hội chủ nghĩa” và cho đến khi qua đời ông chỉ có hai chủ đề trọng tâm: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và giải phóng miền Nam chống Mỹ cứu nước.
Nhưng điều thú vị nhất đối với tôi khi theo dõi mạch những lời chúc Tết của Hồ Chủ tịch là giọng văn và phong cách. Tôi không chắc chắn rằng tất cả 65 văn bản này đều do ông đích thân viết ra. Cách đây không lâu tôi còn được biết rằng bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng của ông mà tôi khâm phục có thể do một người khác hay một nhóm người chấp bút. Với tất cả các thông tin về Hồ Chí Minh, chúng ta phải tính đến mọi khả năng bất ngờ, kể cả khả năng ông không phải là chính ông. Song dù thế nào, căn cứ trên những văn bản mặc định ông là tác giả, điểm mấu chốt có thể nhận ra là tính chất tuyên giáo ở đó mỗi năm một sâu đậm và lên dần đến đỉnh cao. Càng về sau, những lời chúc Tết của Hồ Chủ tịch càng không khác gì những “xã luận đầu năm” nhàm chán mà ta quá quen thuộc ở tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam sau ông, với những công thức hô hào đoàn kết, kêu gọi thi đua, hứa hẹn thành công và chúc thắng lợi muôn thuở. Chúng giống nhau tới mức không ai, kể cả ban biên tập bộ Toàn tập, nhận ra rằng “Lời chúc mừng năm mới” trên 1300 chữ của ông năm 1961 là nguyên xi “Lời chúc mừng năm mới” cũng của ông ba năm trước, năm 1958, chỉ khác nhau vài chữ [2]. Đọc Hồ Chí Minh toàn tậptôi thường xuyên giật mình, như thể các tác giả “chống diễn biến hòa bình” của Quân đội Nhân dân cùng các tác giả xã luận của Nhân dântề tựu cả ở đó để bồi dưỡng nghiệp vụ. Ông Hồ chứ không ai khác chính là nguồn sản xuất khuôn mẫu cho ngôn ngữ tuyên giáo chính thống. Tất cả những lập luận và cách diễn đạt đã ăn sâu vào xương tủy của nền tuyên giáo cách mạng đều nợ ở ông bản quyền. Muốn giải phóng người Việt khỏi ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc tuyên giáo này, phải bắt đầu ở cha đẻ của nó.
Từ “dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ” và “toàn Đảng, toàn dân“, “kiên quyết thi hành” và “ra sức phấn đấu“, “kiên quyết chống âm mưu” và “tỉnh táo đề phòng“, “nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang” và “quyết tâm làm tròn nhiệm vụ“… đến “tăng cường đoàn kết nhất trí trên cơ sở tư tưởng Mác – Lênin, nhận thức đúng đắn về tình hình và nhiệm vụ. Nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật” và “nâng cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội“… tất cả đều là những lời chúc Tết của Hồ Chủ tịch sau này. Thật khó hình dung rằng ông cũng chính là người trong những năm đầu cầm quyền và trong kháng chiến từng viết những lời như sau:
Trong mấy ngày Tết, đồng bào ở hậu phương ai cũng đoàn tụ sum vầy chung quanh những bình hoa, mâm bánh. Mà các chiến sĩ thì ăn gió nằm mưa, lạnh lùng ở chốn sa trường. Song, hình dung các bạn thì ấm áp trong lòng thân ái của mỗi một quốc dân.” (Thư chúc mừng năm mới, 1946)
hay đoạn văn này:
Trong ngày trời xuân tươi ấm, Tết nhất vui vẻ, đại gia đình Việt Nam ở vùng tự do sum họp vui vầy, để tưởng nhớ đến tổ tiên và hân hoan cùng con cháu, tôi ngậm ngùi nghĩ đến đồng bào.
Cũng ngày tốt lành, trời Nam đất Việt, mà các đồng bào phải riêng chịu sự lạnh lùng, nhục nhã, cơ cực, tức buồn dưới gót sắt lũ quỷ thực dân tàn bạo.
Mắt tôi như trông thấy các cụ tuổi cao tóc bạc đang đau xót, tức giận trước một cảnh tượng điêu tàn.
Mắt tôi như trông thấy những gia đình túng thiếu khổ sở, đã vất vả về vật chất, càng cay đắng về tinh thần.
Mắt tôi như trông thấy các cháu nam nữ thanh niên đau xót, hoặc bị truỵ lạc, hoặc bị giày vò, đang ngóng đợi ngày mai tươi sáng.
Mắt tôi như trông thấy các cháu nhi đồng, đang run rẩy bồi hồi như những đàn chim con bị mưa sa gió bão.” (Thư chúc Tết đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm, 1949)
Hồ Chủ tịch chưa bao giờ không là một nhà tuyên truyền, thậm chí một nhà tuyên truyền lão luyện, song những lời vừa dẫn là một giọng văn khác, một phong cách khác. Nó toát lên một không khí mà tôi muốn gọi là không khí đầu thế kỉ, với thần thái cổ kính, đôi khi cổ lỗ, còn sót lại của một thời văn hóa Việt nho phong sĩ tử, trộn với hương vị hiện đại và lạ hóa của một thời văn hóa Việt Tây học, cái không khí mà những nhà văn, nhà báo Việt Nam tài năng nhất nửa đầu thế kỉ 20 đã hít thở: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nhất Linh, Phạm Quỳnh, Nam Cao, Phan Khôi, Nguyễn Tuân… Nó cho thấy một con người thay vì một cái loa phóng thanh. Con người ấy từng gửi lời cảm ơn đồng bào đã tặng mình “cam, mứt, bánh chưng, dưa cải, mùi soa“. Từng thổ lộ với các cháu nhi đồng rằng “Bác không có quà Tết biếu các cháu, Bác chỉ gửi các cháu nhiều cái hôn“, ở một chỗ khác còn là “nhiều cái hôn âu yếm” và ở một chỗ khác nữa còn là những cái hôn “rõ kêu“. Từng hỏi thăm chiến sĩ, “Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết” và động viên, “Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Cính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em“… Hơi quá nhiều riêng tư, ủy mị. Cuộc cách mạng mà ông lãnh đạo rồi sẽ nhanh chóng chỉ cho phép một cảm xúc chủ đạo: tập thể anh hùng ca. Nên câu thơ ngẩn ngơ “Độc lập đầy vơi ba cốc rượu” Tết năm đầu sự nghiệp lãnh tụ của Hồ Chủ tịch cũng dần nhường chỗ cho trường phái thơ khẩu hiệu Tết, hô “Xung phong” và “Tiến lên”. Thật may mắn là sau Hồ Chủ tịch, các nguyên thủ quốc gia Việt Nam không còn làm cái gọi là “thơ chúc Tết” nữa.
© 2014 pro&contra

[1] Theo thông tin tôi tìm được trên mạng, tờ Quốc gia khi đó có trụ sở ở 67 Cửa Nam và Tổng Biên tập là ông Lê Quang Thiều.
[2] Chẳng hạn “đòi hòa bình, thống nhất nước nhà” thay vì “đòi thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình“.

ShareSHARE

NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG ĂN CÙNG NHAU.

Cam với chanh
 http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau1.png
Tuy cam và chanh đều có công dụng kiện tì, hỗ trợ tiêu hoá, nhưng những người có tiền sử loét dạ dày hoặc có dịch axit trong dạ dày quá nhiều không nên ăn 2 thực phẩm này cùng lúc.

Cà rốt và củ cải trắng
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau2.jpg
Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C. Hai thứ này ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến bị viêm da.
Dưa vàng và chuối
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau3.jpg
Do hàm lượng đường và ion kali trong dưa vàng tương đối cao, chuối tiêu cũng là loại quả chứa ion kali phong phú. Do đó, người suy thận, tiểu ít không nên ăn các thực phẩm giàu kali như dưa vàng và chuối tiêu cùng lúc, tránh làm cho các triệu chứng bị nặng hơn.
Táo tàu và hành lá
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau5.jpg
Táo tàu có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng cùng với táo tàu sẽ trở nên có hại cho sức khỏe.
Chuối và khoai tây
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau6.jpg
Trong chuối có hàm lượng vitamin C cao nếu kết hợp với khoai tây, đặc biệt là lúc bạn đang đói bụng, nó sẽ kích thích quá trình tiết axit trong dạ dày.
Mật ong và đậu phụ
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau7.jpg
Đậu phụ vị tính hàn, thanh nhiệt tán huyết, chứa nhiều khoáng chất, axit hữu cơ và protein thực vật. Mật ong vị ngọt, tính mát, chứa nhiều loại enzym. Khi 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây ra phản ứng hoá học không có lợi cho sức khoẻ.
Nước uống có ga và thực phẩm cay
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau8.jpg
Khi ăn thực phẩm cay đã ảnh hưởng đến dạ dày, nếu kết hợp cùng nước uống có ga sẽ gây khó chịu, căng tức bụng, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày.
Cà chua và tôm
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau9.jpg
Ăn cà chua với tôm sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột gây đầy bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Trứng và sữa đậu nành
http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau10.jpg
Sữa đậu nànhh có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu và đầy bụng.
Giấm và cà rốt
 http://img.webphunu.net/Upload/images/Huongdtm/Thang01/14/thuc-pham-ko-nen-an-cung-nhau11.jpg
Carontine trong cà rốt và acid acetic trong giấm xung khắc với nhau. Nếu xào cà rốt, tuyệt đối không được cho giấm, vì acid acetic sẽ phá hoại hết lượng carontine.

5 LOẠI THỰC PHẨM GIÃ RƯỢU NHANH

Trong lúc vui vẻ cụng ly cùng bạn bè, người thân, các đấng mày râu rất dễ bị "quá chén". Hậu quả không tránh khỏi là có người bị say rượu hoặc ngộ độc rượu. Đầu xuân mới xin mách bạn một số mẹo "giải say" dưới đây:
Nước mía
http://img2.news.zing.vn/2013/02/03/1359872169-nuoc-mia.jpg
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng.
Gừng tươi
http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/1-vnm-2013-5996125-1387872827928.jpg
Thái một cụ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa mật ông để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Đậu đen
 http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/dau2-49bbf.jpg
Khi ngộ độc rượu bạn có thể uống nước sắc đậu đen. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Chè xanh
http://sohanews2.vcmedia.vn/2014/4-4-tra-20xanh-1390537007074-1390817149222.jpg
Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axit tanic khử được chất cồn trong rượu.
Rau muống
 http://img2.news.zing.vn/2013/02/03/raumuong.jpg
Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Cà chua
http://images.danviet.vn//Systems/2013/02/13/130213LSSKgiairuou01danviet.jpg
Cà chua cũng giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Họ sẽ tồn tại bằng cách nào?

tri-tu-305.jpg
Hai anh Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Minh Trí.
Hình do chị Bùi Hằng gửi RFA

Vào thời khắc gần đón giao thừa năm Giáp Ngọ, công an bao vây nhà bà Bùi Thị Minh Hằng đe dọa chủ nhà không được chứa chấp hai người tù vừa được trả tự do là hai anh em Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Minh Trí. Trong khi theo dõi và chờ đợi sự tấn công của công an Vũng Tàu, Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn hai tù nhân đặc biệt này. Trước tiên anh Huỳnh Anh Tú cho biết:
Huỳnh Anh Tú: Tôi vừa được tự do cách đây hơn nửa tháng, vào ngày 29 tháng 12 năm 2013.
Mặc Lâm: Hiện nay chỗ tạm trú của anh ở đâu?
Huỳnh Anh Tú: Trước đó tôi có về xin tạm trú ở Quận Tư rồi tôi nhờ chị Hằng giới thiệu cho ở nhờ chớ không phải là tạm trú nữa. Thực tế bây giờ hoàn cảnh của tôi đi đứng hay tạm trú rất phức tạp. Tôi lên làm chứng minh nhân dân thì họ nói anh không có hộ khẩu thường trú làm sao làm chứng minh nhân dân? Tôi mới nói là tôi ở tù mới ra, trước đó gia đình tôi vượt biên, nhà cửa bán hết và cũng không còn hộ khẩu, họ chỉ đông chỉ tây cuối cùng tôi giống như người vô gia cư
Mặc Lâm: Hồi đó anh bị kêu án bao nhiêu năm vể tội gì vậy?
Huỳnh Anh Tú: Họ kêu án 14 năm về tội khủng bố chống chính quyền nhân dân.
Mặc Lâm: Rồi anh ở bao nhiêu năm?
Huỳnh Anh Tú: Ở đúng 14 năm
Mặc Lâm: Còn anh Trí thì sao ạ? có bà con hay anh em gì với anh không?
Huỳnh Anh Tú: Dạ Huỳnh Minh Trí là anh ruột của tôi hai anh em bị xử 14 năm hết.
Mặc Lâm: Trong hoàn cảnh họ (công an) sẽ tấn công bất cứ lúc nào anh có thể tranh thủ cho biết bắt đầu từ năm nào từ hồi xưa khi mà anh bị bắt rồi bị kết án…anh có thể kể ngắn gọn cho thính giả biết…thưa anh Huỳnh Anh Tú?
Huỳnh Anh Tú: Ngày xưa tôi ở bên Thái Lan thấy cảnh của người Việt sống lưu vong tại Campuchia và Thái Lan tôi rất bất mãn. Họ bấp bênh quá không một chỗ nương tựa, không ai bảo vệ quyền con người của họ. Xét ra họ là người vượt biên mà vượt biên khi không may mắn bị rớt lại không được đi sang nước thứ ba thì cuộc sống của họ giống như địa ngục vậy, rất đáng thương, chính chỗ đó là động lực khiến tụi tôi tham gia đấu tranh…
Mặc Lâm: Khi đấu tranh anh có bạo động hay là có vũ khí gì hay không?
Huỳnh Anh Tú: Dạ đúng, thời gian đó thì có. Tôi được nhận lệnh là về đánh để gây tiếng vang thôi chứ không phải giết người. Lấy tiếng vang thôi và chủ trương tuyệt đối không được giết người. Tôi đem bom mìn về nhưng chưa thực hiện thành công thì đã bị bắt rồi
Mặc Lâm: Vâng, và sau đó anh bị giam ở trại nào?
Huỳnh Anh Tú: Tôi bị giam lòng vòng từ trại giam tạm cho tới chính thức tại trại giam Xuân Lộc Z30A trong mười năm. Một năm rưỡi cuối cùng thì họ chuyển về trại giam An Phước cho tới ngày mãn án.
Mặc Lâm: Tiện đây xin anh cho gặp anh Huỳnh Minh Trí…Chào anh Trí, anh khỏe không? Cám ơn anh đã nhận lời nói chuyện với chúng tôi. Theo như anh Tú vừa nói thì hai anh em cùng chung hoạt động, cùng ở tù và ra trại một ngày với nhau phải không ạ?
truoc-cua-nha-250.jpg
Chị Bùi Hằng cùng anh Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Minh Trí chụp trước cửa nhà chị Hằng. Hình do chị Bùi Hằng gửi RFA
Huỳnh Minh Trí: Dạ đúng.
Mặc Lâm: Anh có thể cho biết khi người ta kết án anh là bạo loạn và có vũ khí thì tòa án có chỉ định luật sư để bào chữa cho hai anh em hay không?
Huỳnh Minh Trí: Thật ra luật sư thì cũng là luật sư của họ chỉ định không có luật sư nào bào chữa cho chúng tôi hết, hầu như chỉ buộc tội chúng tôi mà thôi. Thời điểm đó họ áp đặt bản án cho chúng tôi chứ trên thực tế chúng tôi chỉ muốn tạo tiếng vang mà thôi.
Tôi nghĩ đây là quá khứ rồi còn nói tới hiện tại hay tương lai thì hiện nay tôi đang khó khăn. Không nhà không cửa, không người thân. Trong mười bốn năm thính giả nghe đài biết là tôi đã lưu lạc với gia đình đã mười mấy năm tại Campuchia, Thái Lan sau 14 năm ở trong ngục tù hôm nay ra tù tưởng rằng sẽ được một mùa xuân gọi là chút ý nghĩa. May mà có vòng tay mở rộng của chị Minh Hằng đón anh em chúng tôi chứ tôi nghĩ chắc họ muốn ép tôi vào đường cùng. Cho dù họ khủng bố tôi hay tôi có sống qua đêm nay hay không tôi không biết vì sức khỏe tôi bây giờ rất yếu
Mặc Lâm: Dạ anh Trí ơi với hoàn cảnh của hai anh em như hiện nay với một bản án còn nặng nề trên vai, anh còn bà con thân nhân nào còn ở lại Việt Nam hay không thưa anh?
Huỳnh Minh Trí: Tôi hiện nay có một bà chị ở Sài Gòn nhưng chính quyền họ cứ áp lực làm khó dễ gia đình tôi. Bà chị tôi còn phải sống với gia đình chồng thành thử anh em chúng tôi cũng không dám để liên lụy cho gia đình. Rày đây mai đó nơi nào mở rộng vòng tay thì anh em tôi đến.
Mặc Lâm: Như vậy thì chưa có công ăn việc làm gì phải không ạ?
Huỳnh Minh Trí: Dạ bây giờ chưa có việc gì làm, vẫn còn rày đây mai đó…Vừa không có việc làm vừa không có chỗ nương thân và chính quyền lại không cho phép làm việc, cũng không cung cấp giấy tờ, hộ khẩu vậy thì các anh làm sao sống  được giữa xã hội bây giờ?
Thật sự bây giờ tôi cũng không biết nói như thế nào. Anh em dân  chủ trong nước nếu mà ai mở rộng vòng tay thì chúng tôi đến và tôi chỉ biết ghi nhận mà thôi. Thật sự thì cuộc sống anh em chúng tôi rất bấp bênh, nhà cửa không có…chiều nay có một an ninh tên là Tí hướng dẫn về cư trú.
Họ cũng quấy nhiễu nhưng thật sự chúng tôi rất muốn một cuộc sống bình an an lành. Mùa xuân là một văn hóa, truyền thống văn hóa dân tộc thì hầu như mọi người trên thế giới đều khép lại những chuyện không nên làm như khủng bố đàn áp…cho dù đêm nay họ sẽ xử thế nào, còn sống hay chết thì tôi cũng phải chờ tại đây
Mặc Lâm: Anh Trí ơi, bây giờ chúng tôi được biết công an đang bao vây nhà của chị Minh Hằng và có thể họ sẽ tấn công, trong trường hợp hai anh em anh mới ra tù không có giấy tờ và không có gì cả. Có thể họ gán ghép cho anh vào cái tội tập trung trái phép để phá hoại hay bất cứ một tội danh gì họ cũng có thể ghép cho anh được hết. Trong trường hợp này thì làm sao anh chống đỡ?
Huỳnh Minh Trí: Nếu họ đã cố tình thì tôi thật sự …hiện bây giờ chị Bùi Minh Hằng có một thùng xăng để trước nhà chia ra 10 thùng nhỏ…tôi nghĩ nếu họ cố tình áp đặt thì chuyện đó tôi nghĩ chắc phải chờ ơn trên quyết định thôi
Mặc Lâm: Xin cảm ơn hai anh Huỳnh Minh Trí và Huỳnh Anh Tú.
Thưa quý vị được biết anh Huỳnh Anh Tú sinh năm 1968 còn anh Huỳnh Minh Trí sinh năm 1972. Nhà chị Bùi Minh Hằng trong khi bị công an bao vây từ 9 giờ tối tới gần sáng rất may là không có chuyện đáng tiếc xảy ra mặc dù công an đã dùng xe ủi sập một phần cổng nhà nhưng họ không tấn công vào như mọi người dự đoán.

Phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và chính giới Âu châu

Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Ngay trước khi rời New York đi Brussels vào chiều ngày 27 tháng 1 năm 2014, các bạn đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã có tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) tại trụ sở chính của tổ chức này tại New York.

Tiếp đón phái đoàn là là ông Phelim KinePhó Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch. 

Các bạn Trịnh Hội, Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang đã giới thiệu các báo cáo mới nhất về các sinh hoạt xã hội dân sự, các nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền của các blogger và những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là cuộc vận động 0258. Ông Phelim Kine cũng cho biết chiến dịch này cũng đã được đề cập trong bản Báo Cáo Nhân Quyền Thế Giới 2014 của HRW và ông xem đó là một trong những bước tiến triển mới của phong trào quyền dân sự ở Việt Nam. 

Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và Ls Trịnh Hội tại văn phòng HRW

Trong dịp này, ông Kine đã gợi ý sắp xếp cuộc gặp giữa phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam và đại diện của Theo dõi Nhân quyền tại Geneva trong những ngày phái đoàn làm việc tại đó. Để gia tăng phối hợp các bạn blogger đã đề nghị một số phương hướng hợp tác sâu sắc hơn trong tương lai, cụ thể là Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, VOICE cùng với HRW thiết lập một cơ chế thông tin về nhân quyền hiệu quả hơn. Những đề nghị này đã được người đại diện của HRW tán dương và đồng ý.

Các bạn Việt Nam đã cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của HRW cho phái đoàn nói riêng và phong trào dân sự ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là nỗ lực thông tin, lên tiếng và tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. 

*

Vào lúc 3 giờ chiều, ngày 28 tháng 1 năm 2014, chỉ vài giờ sau đến Brussels, nơi được xem là thủ đô của Cộng đồng chung Âu châu (EU), các đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đã tiếp xúc và làm việc với bà Annemie Neyts-Uyttebroeck, Nghị viên châu Âu và bà Therese Murdock thuộc Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu (Alliance of Liberals and Democrats for Europe).

Cuộc gặp gỡ được diễn ra tại Nghị viện châu Âu, Brussels, Bỉ.

Với bà Annemie Neyts, Nghị viên châu Âu, 
thành viên Liên minh Dân chủ Tự do Châu Âu, 
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương

Bà Annemie Neyts cho biết EU và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (Partnership and Cooperation Agreement) vào năm 2012 và nay đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Bà Annemie Neyts, trong vị trí là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán này.

Bà Annemie Neyts hỏi thăm về mục đích và các hoạt động của phái đoàn, hứa sẽ sắp xếp một cuộc gặp giữa phái đoàn và đại diện Nghị viện tại Geneva nhân dịp UPR.

Đoàn đại diện của Việt Nam đã trình bày các hoạt động trước, trong và sau UPR và tham vấn bà Annemie Neyts về những cách thức hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức xã hội về các cơ chế nhân quyền quốc tế, trong đó có cả các cơ chế của Liên minh châu Âu.

Sau khi kết thúc buổi làm việc với bà Annemie Neyts, phái đoàn đã làm việc với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu.

Với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu
và ông Philipp Woschitz, Advocacy Officer - 
Front Line Defenders - EU Office

Bên cạnh việc trao đổi về các hoạt động của phái đoàn trong suốt thời gian vừa qua, đôi bên đã thảo luận về các khả năng hợp tác, trong đó nhấn mạnh tới việc tổ chức những khóa đào tạo về quyền con người và xã hội dân sự - vốn là những lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam - cho các bạn trẻ, đặc biệt là các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và những người hoạt động về Nhân quyền.

Bà Murdock cùng với các đại diện Việt Nam đã đồng ý về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức xã hội về nhân quyền và vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển của Việt Nam.

Cuộc tiếp xúc, vận động kế tiếp tại Brussels là với tổ chức nhân quyền quốc tế Front Line Defenders, The Human Rights Working Group (COHOM), Human Rights and Democracy Network European Instrument for Democracy and Human Rights (EIDHR) thuộc  European Commission. 

Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật những hoạt động của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam trong chuyến công tác UPR Việt Nam này.