Gary Shapiro
DCVOnline lược dịch
Chúng không thể không tự hỏi sự thể đã khác như thế nào nếu miền Nam Việt Nam là bên thắng cuộc, nhưng đó đã là quá khứ.
Bóc trần huyền thoại dai dẳng về chính trị, triển vọng cho tương lai Việt Nam
Việt Nam đến nay vẫn còn là một nhắc nhở rất rõ về sai lầm, và một cơ hội bỏ lỡ của Hoa Kỳ. Sau chuyến đi thăm Việt Nam lần thứ ba của tôi vào mùa xuân này, tôi chắc chắn rằng nhân dân Việt Nam hôm nay sẽ khá hơn nếu Mỹ đã thành công giữ miền Nam Việt Nam dân chủ. Tuy nhiên, thái độ của chúng ta đối với Việt Nam bị tô màu vì quá nhiều huyền thoại dai dẳng về đất nước này – về mặt chính trị, mối quan hệ của nó với các cường quốc trên thế giới và triển vọng của Việt Nam trong tương lai.
Huyền thoại
Thứ nhất: Việt Nam đã chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
Năm 1975, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, những người Cộng sản đã có cơ hội để chứng minh tính ưu việt của nền kinh chỉ huy (kinh tế kế hoạch tập trung) trên đất nước với 87,8 triệu dân. Thực tế, Việt Nam chỉ bắt đầu phát triển sau cuộc Đổi Mới từ năm 1986 – chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Và kinh tế Việt Nam vẫn còn đang phải vật lộn với tham nhũng.
Lúc đang đi thăm Hà Nội, tài xế xe buýt của tôi suýt nữa đã bị bắt vì một vị phạm giao thông nhỏ và đã phải bỏ tiền nộp phạt gấp đôi, một nửa là tiền mặt để hối lộ cho công an.
Việt Nam đang phải vật lộn với những món nợ xấu, thiếu đầu tư nước ngoài và các quy định hành chính “bóp cổ” sự tăng trưởng kinh doanh.
Nạn bè phái và gia đình trị lan tràn khắp nơi, và các cơ chế quản lý thay đổi thường xuyên, không cần thông báo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới bắt đầu. Ví dụ, cả nước chỉ có một quán cafe Starbucks, và những người khác muốn mở chi nhánh mới đang điên đầu vì sự hạn chế hành chính – không cho có nhiều quán trong một khu – nhân viên thương mại Đại sứ quán Mỹ cho biết.
Thứ hai: Việt Nam thân Trung Quốc
Hầu hết, người ta đều nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc là đồng minh, và Việt Nam sẽ thực hiện theo chiến lược kinh tế thành công của Trung Quốc. Sự thật không đúng như thế. Trong các vện bảo tàng và di tích mô tả lại cuộc “chiến tranh chống Mỹ” người ta ít thấy nói đến sự viện trợ tài chính và quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam. Và việc Trung Quốc xây đập có chủ ý trên những dòng sông, thí dụ như sông Cửu Long, sẽ làm tổn hại cho Việt Nam. Nông dân sẽ phải di cư và nền kinh tế địa phương sẽ sụp đổ.
Thứ 3: Việt Nam ít quan tâm về giáo dục
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giáo dục chiếm tới 20 phần trăm chi tiêu của chính phủ. Cha mẹ thường bỏ tiền cho con được dạy kèm tiếng Anh, và họ ngày càng cho con đi du học tại Mỹ.
Trường học Việt Nam dựa trên lối học như vẹt và không dạy học sinh lối tư duy quyết đinh và độc lập như cách dạy ở những trường học tại Mỹ. Phụ huynh Việt Nam đều muốn tương lai tốt đẹp hơn cho con em của họ, nhưng có quá nhiều người đang bị mắc kẹt trong một hệ thống tham nhũng và vô hiệu.
Thư tư: Việt Nam là mối nguy đối với người Mỹ
Miền Nam chắc chắn có nhiều thiện cảm với người Mỹ, và miền Bắc không phải là nơi mất an ninh.
Tôi lang thang một mình trên đường phố Hà Nội trong một buổi chiều muộn trong chuyến đi thăm, mặc dù có những ánh mắt tò mò, tôi không bao giờ cảm thấy bị đe dọa. Sau đó tôi có một vài ngày ở Sài Gòn, nơi đã làm tôi đã ngạc nhiên vì sự hiếu khách và mức cần cù của người Việt Nam.
Thứ năm: Triển vọng của Việt Nam rất bi đát
Khi ở Hà Nội, tôi đã gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người được cho là đang chờ để trở thành viên chính hàng đầu của Việt Nam. Ông có một căn bản giáo dục toàn cầu ấn tượng và là một giáo sư kinh tế. Nhân nói chuyện say sưa về triển vọng phát triển của Việt Nam, trong đó có nhiều công ty công nghệ và đầu tư lớn của hãng Intel. Ông mô tả Việt Nam là một nước đang tiến, mong muốn kinh doanh với thế giới.
Việt Nam là một quốc gia đáng để ý. Việt Nam là nơi đáng thăm viếng không chỉ vì những món ăn và đồ uống tuyệt vời, hay sự lộng lẫy, lòng mến khách, nhưng vì chính những con người duyên dáng – đặc biệt là ở miền Nam.
Chúng ta không thể không tự hỏi sự thể đã khác như thế nào nếu miền Nam Việt Nam là bên thắng cuộc, nhưng đó là quá khứ. Điều quan trọng là tương lai, và Việt Nam có nhiều hứa hẹn.
© 2013 DCVOnline
Tác giả là Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng, đại diện cho hơn 2.000 công ty.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét