Lý Hiểu Minh, một cựu sỹ quan quân đội, đã đứng trước máy quay hình và kể lại trải nghiệm của mình trong cuộc đàn áp Phong trào Sinh viên Lục Tứ đẫm máu do chính quyền cấp cao khởi xướng.
Ông liên tục rơi nước mắt khi nhắc lại và cho biết đó là khoảng thời gian xấu hổ trong đời ông.
Ông Lý là trung úy trung đoàn pháo phòng không 1164, binh chủng 39, quân khu Thẩm Dương.
Những ngày gần đây, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NOW Hồng Kông, ông đã kể về trải nghiệm của mình khi nhận lệnh nổ súng.
Ông Lý cho biết, khi binh chủng 39 hành quân từ phía Đông thành phố Bắc Kinh tới Thiên An Môn, họ bị người dân chặn lại và yêu cầu không được xả súng vào sinh viên và dân thường.
Đến đêm mùng 3 tháng 6, họ được tin một vài binh lính đã bị người dân giết chết.
Sau khi nghe tin này, tất cả hết sức tức giận với sinh viên.
Đó chính là lúc họ nhận đạn từ cấp trên và được lệnh tuần tra Thiên An Môn nhằm quét sạch các phần tử bằng mọi giá.
Ông Lý cũng phơi bày việc đại tá phụ trách cử người giám sát Thiên An Môn đêm mùng 3 tháng 6 và các binh chủng khác xả súng vào sinh viên.
Rạng sáng mùng 4 tháng 6, binh chủng 39 tiến vào quảng trường.
Họ giúp cảnh sát bắt những sinh viên bỏ trốn và những nhà hoạt động trong phong trào Dân chủ.
Khi nhớ lại sự việc 25 năm trước, ông Lý vẫn không thể ngăn những giọt nước mắt rơi và không ngừng lặp lại " thật xấu hổ".
"Tối mùng 3 tháng 6, quân đội tiến vào quảng trường Thiên An Môn, bắn và giết người dân và sinh viên.
Nguyên nhân chủ yếu là do những người lính này bị lừa dối bởi tuyên truyền của chính phủ.
Giới cầm quyền đã tống sinh viên vào trại tạm giam mà không cần trao đổi với họ để tìm hiểu thực hư.
Chính quyền nói dối rằng nhiều binh lính của binh chủng giới nghiêm đã bị bắt cóc, giết hại; bị cướp vũ khí và một cuộc bạo loạn đã xảy ra ở Bắc Kinh.
Vì thế họ cho rằng một cuộc bạo động phản đối cách mạng đã diễn ra."
Ngô Nhân Hóa là nhân chứng của sự kiện Lục Tứ và ông từng xuất bản cuốn Binh chủng Giới nghiêm trong sự kiện Lục Tứ.
Nó miêu tả chi tiết hoạt động của binh chủng giới nghiêm trong sự kiện Lục Tứ, như hành quân tiến vào Bắc Kinh, những gì họ làm sau khi tới Bắc Kinh và họ phải thực hiện nhiệm vụ gì vào đêm thảm sát.
Tạ Văn Thanh là cựu giám đốc của Tân Hoa Xã, ông từng giữ chức cựu thứ trưởng bộ Phát thanh Truyền hình.
Tạ dường như cũng đã trải qua đêm kinh hoàng của cuộc đàn áp đẫm máu trong sự kiện Lục Tứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét