Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Sự uốn lưỡi ngu ngốc, đồi bại và có chủ đích


Kể từ thời nhà Lý có chuyện Lý Thường Kiệt đem quân đánh úp chau Ung và châu Khiêm thì Đai Việt ta đã bị Hán tăc xâm lăng cưỡng chiếm một phần lớn lãnh thổ và Hán hóa một phấn lớn dân tộc. Rõ nhất là hai tỉnh bây giờ Trung Quốc gọi là tỉnh Quang Đông và Quang Tây trước đây là của Đại Việt. Bà Trưng bình định 55 thành trì của Tô Định phần nhiều là ở hai tính này. Thực tế đến nay đền thờ Bà Trưng ở hai tỉnh đang thuộc về Tầu Cộng này đến thờ hai Bà có thể còn nhiều hơn đến thờ ơ nước Việt Nam bây giờ.
Kể từ khi Việt Nam còn lại một theo đất nho nhỏ chạy dài theo chân dãy Trường Sơn và bị ép lại bởi biển Đông, Đại Việt luôn phải tồn tại trong điều kiện vừa mềm và cứng với thiên triều.
Mền là từ triều đại nhà Đinh cho đến nhà Hậu Lê đều phảii cống nạp lễ vật và cúi đầu nhận sắc phong Nam Vương của thiên triều.
Cứng là hễ thiên triều nhân cơ hội nước ta có rối ren liền đưa quân sang xâm lược với bất cứ chiều bài gì như thời Tống là để phù Đinh, thời Lý là để phù Tiền Lê, thời Trần là để phù Lý, thời Hồ Quý Ly là để phù Trần, thời Quang Trung là để phù Hậu Lê thì liền bị quân và dân Đại Việt kiên quyết đánh đuổi và bao giờ cũng giành được thắng lợi. Vì thế mà mới còn một nước Việt Nam nho nhoi như ngày nay.
Mềm là một sách lược của cha ông ta qua các vương triều.
Cứng là một ý chí, một quyết tâm sắt đá phải bảo vệ đất nước bằng mọi giá.
Mềm là để kiềm chế máu xâm lăng của thiên triều để thiên triều tưởng rằng Đại Việt ta đã thần phục họ.
Cứng là luôn luôn đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước.
Mềm chỉ là sách lược ngoại giao.
Trong khi phải ngọt nhạt thậm chí chịu nhục với thiên triều thì bên trong các triều đại của Đại Việt ta vừa công khai vừa ngấm ngầm giáo dưỡng cho mọi tầng lớp người trong xã hội biết Hán tặc luôn là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm và truyền kiếp của dân tộc Việt. Người dân Việt muốn còn dân tộc, muốn còn đất nước thì phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu chống lại thiên triều. Nếu các triều đại nước ta không thực hiện sách lược giữ nước cương nhu như vậy, lại ém nhẹm thông tin, lại bắt toàn dân phải cũng phải cúi đầu nhận về cái nhục của của vương, hầu, khánh, tướng trong sách lược ngoại giao thì tôi tin dân tộc Việt đã bị thiên triều nuốt chửng từ ngàn xưa rồi.
Cho nên bên những hình ảnh vương, hầu, khanh, tướng thay mặt con dân giả vờ thần phục, chấp nhận nín nhịn, chịu nhục, các vương, hầu, khánh, tướng không bao giờ để cho dân Việt học theo cách chịu nhục của vương, hầu, khanh, tướng với thiên triều mà ngược lại luôn cổ súy, giáo dưỡng, chăm chỉ luyện gươm, mài kiến sẵn sàng chống lại sự xâm lăng của thiên triều bất kỳ lúc nào. Bởi vậy trong dân Việt mới mấy ai không biết về bài thơ thần của nước Việt:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách trời đã chép rành rành
Bạn giặc (Hán tặc) cớ sao sang xâm lược
Chúng bay chỉ chuốc lấy bại vọng”.
Mới mấy ai không biết Cáo Bình Ngô của Lê Lợi và Nguyễn Trãi khi ngẩng cao đầu tự tin mắng vào mặt vua Minh của thiên triều là “Thằng nhãi con Tuyên Đức lại động binh không ngừng”
Mới mấy ai không biết hào khí Quang Trung: “Đánh cho chúng để đen răng, đánh cho chúng phải dài tóc. Đánh cho chúng phải mở mắt ra rằng Việt Nam là đất nước anh hùng có chủ”.
Mới mấy ai không biết ý chí nhà Trần “Một tấc đất ở biên cương mà bị mất vào tay giặc thì tướng có trách nhiệm và cả dòng họ phải chịu tôi chém đầu”.
Vì thế mà mới có kế tiếp các triều đại của Ngô Quyền của Lê Hoàn của Trần đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Mơí có nhà Trần ba lần lừng lẫy đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh.
Mới có nhà Hậu Lê với chiến công oanh liệt trước quân thiên triều “Thây chết đầy sông, tanh hôi vạn dặm, Thôi tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thương thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng, Ải chi Lăng Liễu Thăng bị phay đầu”; mới có Thái tử Thót Hoan chui vào ống đồng chạy trốn, Mới có Gò Đông Đa mồ chôn 20 vạn quân Thanh xâm lược”.
Vân vân.
Đó là mạch ngầm sức mạnh của dân tộc mà các triều đại chưa bao giờ quên, chưa bào giờ ngừng bồi đắp, rèn luyện, tích tụ, dù vua chúa tỏ ra khúm núm như thế nào với thiên triều đi nữa.
Đó là bản lĩnh của các vương triều Đại Việt trải qua cả ngìn năm giữ nước và xây dựng đất nước.
Như vậy sự cúi đầu nhận sắc phong của thiên triều, cống nạp cho thiên triều hay sự ngoan với thiên triều chỉ là sách lược, bản chất chỉ là sự cung kính giả vờ nhằm giữ được hòa hiếu với thiên triều càng lâu càng tốt, nó là cái vỏ ngoài che một sự thật rằng, dân tộc Việt muốn tồn tại thì lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước trước thiên triều.
Chính quyền Cộng sản ngày nay cũng vin vào sự “thần phục” sách lược của cha ông ta để cho rằng thời nào nước ta cũng phải mền với thiên triều (Bây giờ thiên triều có tên là Tầu Cộng). Vì vậy mà chúng mới “môi hở răng lạnh, mới tình đồng chí mặn nồng, mới 4 tốt, 16 chữ vàng, mới hai dân tộc tương đồng, mới hai nước cùng là cộng sản cùng thờ cha Mác- Le nin”. Họ kiên trì truyên truyền bắt dân ta cũng phải tin tình hữu nghị, tình đồng chí, tình láng giềng, tình cùng tồn tại cùng phát triển của Tầu Cộng đối với nước ta là có thật.
Và để chứng minh cái tình hữu nghị cùng tồn tại cùng phát triển “có thật” đó, họ đã âm thầm dâng cho thiên triều đất ở Ải Bắc, ở Vịnh Bắc Bộ, ở Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa và ém nhẹm những trang sử hào hùng chống Hán tặc của dân tộc, ém nhẹm máu xương của lớp lớp con em dân tộc mình vì đất nước đã chống Tầu Cộng mà hy sinh; đồng thời bắt bớ, đánh đập, cầm tù thậm chí là thủ tiêu những ai phê phán, chống lại cái tình hữu nghị đó.
Vin vào sách lược “thần phục” của cha ông ta là chúng cố tình muốn thủ tiêu bản chất tích tụ kháng Hán tặc ngàn năm của dân Việt, bắt dân Việt phải thần phục Tầu và đồng lòng dâng đất nước, dâng dân tộc cho Tầu Cộng cùng chúng nó.
Thực chất là chúng muốn lấp liếm cái đường lối kiên trì hòa đồng hai nước thành một nước của thiên triều. Thực chất là chúng muốn bán nước Việt kỳ được cho Tầu Cộng.
Đó là chiêu trò đường lối ngu ngốc, đồi bại, phản bội tiền nhân, phản bội dân tộc của họ.
Nó hoàn toàn không đúng với sách lược ở các vương triều của nước ta trước đây.
Một sự uốn lưỡi ngu ngốc, đồi bại và có chủ đích.
Bà Đầm Xòe
Chia sẻ bài viết này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét