Hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, thôn tính những khu vực mà theo lịch sử đã thuộc về Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines, đã bị toàn thế giới chỉ trích, cùng lúc đã khiến Nhật Bản, Việt Nam và Philippines tạo thành một liên minh quân sự chống lại Trung Quốc.
Những lời chỉ trích thật nặng nề và phân tích đã đã công khai đặt câu hỏi lý do tại sao Trung Quốc đã hành động hung hãn nếu biết hành động đó sẽ đưa đến việc bị chỉ trích thậm tệ. Những câu hỏi trên rất ngây thơ, nhưng đây là những câu trả lời theo quan điểm của Generational Dynamics:
- Người dân Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc gần như đến độ cuồng loạn, và tin rằng quân đội của họ có thể đánh bại bất cứ ai, kể cả Mỹ.
- Trung Quốc đang khát dầu khí và năng lượng nói chung, và không muốn chia sẻ dầu khí ở Biển Đông với bất cứ ai.
- “Giấc mơ Trung Quốc” là thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới, dù người dân Trung Quốc muốn làm điều đó bằng thói cua bọn côn đồ và xâm lược phục chứ không như Mỹ đã làm đơn giản bằng cách chịu trách nhiệm về hạnh phúc của các quốc gia khác.
- Người Trung Quốc ghét người Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Tương tự, người Việt Nam, Philippines và Nhật bản cũng ghét người Tầu.
- Hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam là hành động chiến tranh, hoặc gần như thế. Tin tức cho thấy tàu Trung Quốc dùng vòi rồng bắn vào tàu Việt Nam tưởng như là chỉ để cảnh cáo. Nhưng thật sự những khẩu pháo nước được dùng nhằm phá hủy trụ truyền tin và gây nguy hiểm tối đa, buộc các tàu của Việt Nam phải trở về cảng để sửa chữa. Và đó mới chỉ là một phần. Tàu Trung Quốc đã đâm tàu nhỏ hơn của Việt Nam với mục đích đánh chìm hoặc gây tổn thất đến độ không thể sửa chữa được.
Theo tin chưa được xác nhận, Việt Nam đang tích cực phát triển một chiến lược để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc. Chiến lược này phát triển theo những giai đoạn:
- Tầu cảnh sát biển của Việt Nam duy trì một vành đai xung quanh hạm đội tàu của Trung Quốc, và phát loa hàng ngày tái xác định chủ quyền Việt Nam trong khu vực có giàn khoan HS-981 của TQ.
- Việt Nam đang nghiên cứu dùng pháp luật quốc tế để kiện Trung Quốc. Điều này có thể mang hình thức hỗ trợ cho vụ kiện của Philippines tại Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đang tiến hành.
- Mục tiêu của Việt Nam là để tránh một cuộc đối đầu trực tiếp, nhưng nhằm ngăn chặn Trung Quốc bằng đưa Trung Quốc đến điểm phải chấp nhận tình trạng hiện tại hoặc phải leo thang xung đột. Theo đề nghị của Việt Nam là tiến hành việc tuần tra giám sát và diễn tập trên biển cùng với Philippines và Nhật Bản, do đó, nếu muốn, Trung Quốc sẽ phải tấn công ba nước cùng một lúc.
- Những cuộc tuần tra đó sẽ được phi cơ giám sát không vũ trang của Hải quân Mỹ đã có mặt tại Philippines hộ tống.
- Cuối cùng, một chiến lược “chắc chắn hủy diệt lẫn nhau” chỉ được áp dụng khi quan hệ với Trung Quốc đã xấu đến độ có xung đột vũ trang. Việt Nam sẽ phóng hỏa tiễn vào tàu buôn và tàu chở dầu của Trung Quốc, với mục tiêu gây tổn thương tối đa về tâm lý và kinh tế. Bước tiếp theo, Việt Nam sẽ phóng tên lửa vào các thành phố của Trung Quốc.
Một lần nữa, người ta thấy chiến lược đó là cực kỳ ngây thơ. Chiến lược này nhằm “tạo ra tình huống buộc Trung Quốc sẽ phải chấp nhận hiện trạng hoặc leo thang.” Nếu điều này xảy ra cách đây 20 năm, Trung Quốc sẽ chấp nhận tình trạng hiện thời. Nhưng hôm nay, giữa sự chấp nhận hiện trạng hoặc leo thang thì Trung Quốc sẽ leo thang. Và nếu Việt Nam phóng bất kỳ một hỏa tiễn đạn đạo vào bất kỳ một tài sản, hay một thành phố của Trung Quốc thì chắc chắn Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam tan nát, nhanh chóng leo thang thành chiến tranh thế giới.
Cách này hay cách khác thì rõ ràng rằng Việt Nam hẳn sẽ không chịu đựng được lâu hơn nữa việc Trung Quốc thôn tính lãnh thổ và tấn công và làm tê liệt tầu thuyền Việt Nam, mà không có một hành động leo thang trả lời đáng kể. Theo The Diplomat và Nhân dân Nhật báo (Bắc Kinh).
John J. Xenakis (DCVOnline lược dịch)
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Vietnam develops increasingly dangerous strategy to counter China. By by JOHN J. XENAKIS, breitbart.com June 04, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét