Bài này được đăng trên Hoa Nam Tảo Báo (SCMP), số ngày 9 tháng 7, 2014 tựa đề, “Hanoi must meet the challenge of standing up to Beijing”, theo link ở đây.
Hai tháng đã qua kể từ khi Bắc Kinh tăng cường độ nỗ lực thực thi những đòi hỏi bất chính đáng trên những khu vực rộng lớn của vùng biển Đông Nam Á. Kèm theo việc sắp đặt giàn khoan khổng lồ trong những vùng biển tranh chấp vi phạm rõ những chuẩn mực quốc tế, đã có nhũng hành động ngoại giao cưỡng bức, tuyên truyền nguỵ tạo ồn ào, cũng như những đe dọa và sử dụng bạo lực, chưa thấy điểm dừng. Thế giới đã thực sự có ấn tượng vì sự hung hăng và ngoan cố của Bắc Kinh.
Cho tới gần đây, hai quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa nhất bởi những đòi hỏi chủ quyền quá mức của Bắc Kinh — Philippines và Việt Nam — đã theo những con đường khác nhau trong cách đối phó của họ với Bắc Kinh. Nay, trong lúc chủ quyền của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, Hà Nội ngày càng có khả năng cùng với Manila thách thức tính hợp pháp của những hành động và yêu sách của Bắc Kinh. Dù đối đầu với Bắc Kinh chắc chắn có những rủi ro của nó, nhưng đó là phản ứng hợp lý và cần thiết và, ít nhất, sẽ góp phần nêu rõ trong bình diện quốc tế tính bất chính đáng của những động thái của Bắc Kinh.
Đối với Việt Nam, những thách thức trong việc chống lại Bắc Kinh là đặc biệt ghê gớm. Cùng với quá trình quân sự hóa, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và vĩnh viễn là láng giềng. Vì thế đương nhiên Hà Nội mong muốn duy trì mối quan hệ tốt hay tốt tối thiểu với Bắc Kinh. Thực vậy, những cuộc bạo loạn đầu tháng Năm là rất khác thường; tận đến này vẫn chưa xác định được những nguyên nhân từ đâu.
Song, hành động của Bắc Kinh đã làm cho việc giữ những quan hệ thông thường trở nên bất khả thi, đẩy Việt Nam vào một cuộc tranh luận lớn về phương hướng và triển vọng chiến lược của đất nước.
Sau hai tháng phân hóa nội bội và đưa ra những thông điệp lẫn lộn, lãnh đạo Việt Nam giờ đây đã tỏ ra đoàn kết và cảnh báo rằng, trong khi Việt Nam kiên quyết theo đuổi hòa bình, người Việt Nam sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Nhưng Việt Nam có thể theo đuổi những bước cụ thể nào? Nhà phân tích Vũ Quang Việt và tôi đã gợi ý như sau: Đầu tiên, Hà Nội nên tìm kiếm một phán quyết từ một trọng tài phân xử theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển thiết lập rằng không có bất cứ điều khoản tự nhiên nào trong tranh chấp lại bao gồm cả quyền sử dụng trên những khu vực đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Điều này có nghĩa là thậm chí trên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh cũng chỉ bảo gồm khu vực lãnh hải trong vòng 12 hải lý tính từ đường bờ biển.
Thứ hai, trong khi bắt tay vào sự kiện tụng của mình, Việt Nam nên tham gia vào vụ kiện của Manila để chống lại Bắc Kinh, thách thức tính hợp pháp của đường ranh giới lãnh thổ chín đoạn vươn tới hầu hết vùng biển Đông Nam Á của Trung Quốc và tuyên bố của Bắc Kinh rằng một số nơi trên quần đảo Trường Sa là con người có thể ở lại được (habitable); Bắc Kinh hiện đang cố gắng thay đổi hiện thực này thông qua việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo.
Thứ ba, Hà Nội nên ưu tiên giải quyết sớm những tranh chấp nổi bật với Philippines, Malaysia và Đài Loan, sử dụng ASEAN khi thích hợp và phát triển hơn nữa những quan hệ đối tác chiến lược đang nổi lên.
Tuy nhiên, những bước tiến hành theo định hướng này còn chưa đủ để đảm bảo một tương lai độc lập và thịnh vượng cho Việt Nam. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người Việt Nam tin rằng cần phải có những hành động táo bạo hơn: rằng để tiến bộ hơn nữa, Việt Nam cần phải dũng cảm cải cách những thể chế cơ bản của đất nước. Họ cho rằng, chỉ với những cải cách như vậy, Việt Nam mới đạt được những mức hiệu suất kinh tế, đoàn kết dân tộc và hỗ trợ quốc tế cần thiết để đáp ứng được những thách thức của thời đại.
Về lâu dài, thách thức đối với Việt Nam và toàn thể khu vực là phải đảm bảo một khuôn khổ an ninh trong khu vực được thiết lập trên những chuẩn mực ràng buộc lẫn nhau và dựa trên những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và hợp tác. Đương nhiên, chúng ta cần hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ áp dụng một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn. Thiếu những thay đổi đó, thì luận điệu “an ninh châu Á tốt nhất nên để cho người châu Á” là một lời lừa đảo mà thôi.
Trong phát biểu gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tự nhận thấy rằng “quan niệm (một nước) có thể thống trị những quan hệ quốc tế đã thuộc về một kỷ nguyên khác” và rằng “những nỗ lực như thế tất sẽ thất bại.” Liệu ông Tập dám theo lời khuyên cho chính mình?
Jonathan D. London là giáo sư Khoa Nghiên cứu Quốc tế và châu Á, là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của trường Đại học Thành thị Hồng Kông và tác giả cuốn “Chính trị Việt Nam đương đại: Đảng, Nhà Nước và các Quan hệ quyền lực”, nhà xuất bản Palgrave-MacMillan, 2014.
Nguồn: Những bước phải làm và lời khuyên cho Ông Tập. Jonathan London. Blog Xin Lỗi Ông. July 10, 2014.
Bài này được đăng trên Hoa Nam Tảo Báo (SCMP), số ngày 9 tháng 7, 2014 tựa đề, “Hanoi must meet the challenge of standing up to Beijing”, theo link ở đây.
Hai tháng đã qua kể từ khi Bắc Kinh tăng cường độ nỗ lực thực thi những đòi hỏi bất chính đáng trên những khu vực rộng lớn của vùng biển Đông Nam Á. Kèm theo việc sắp đặt giàn khoan khổng lồ trong những vùng biển tranh chấp vi phạm rõ những chuẩn mực quốc tế, đã có nhũng hành động ngoại giao cưỡng bức, tuyên truyền nguỵ tạo ồn ào, cũng như những đe dọa và sử dụng bạo lực, chưa thấy điểm dừng. Thế giới đã thực sự có ấn tượng vì sự hung hăng và ngoan cố của Bắc Kinh.
Cho tới gần đây, hai quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa nhất bởi những đòi hỏi chủ quyền quá mức của Bắc Kinh — Philippines và Việt Nam — đã theo những con đường khác nhau trong cách đối phó của họ với Bắc Kinh. Nay, trong lúc chủ quyền của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, Hà Nội ngày càng có khả năng cùng với Manila thách thức tính hợp pháp của những hành động và yêu sách của Bắc Kinh. Dù đối đầu với Bắc Kinh chắc chắn có những rủi ro của nó, nhưng đó là phản ứng hợp lý và cần thiết và, ít nhất, sẽ góp phần nêu rõ trong bình diện quốc tế tính bất chính đáng của những động thái của Bắc Kinh.
Đối với Việt Nam, những thách thức trong việc chống lại Bắc Kinh là đặc biệt ghê gớm. Cùng với quá trình quân sự hóa, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và vĩnh viễn là láng giềng. Vì thế đương nhiên Hà Nội mong muốn duy trì mối quan hệ tốt hay tốt tối thiểu với Bắc Kinh. Thực vậy, những cuộc bạo loạn đầu tháng Năm là rất khác thường; tận đến này vẫn chưa xác định được những nguyên nhân từ đâu.
Song, hành động của Bắc Kinh đã làm cho việc giữ những quan hệ thông thường trở nên bất khả thi, đẩy Việt Nam vào một cuộc tranh luận lớn về phương hướng và triển vọng chiến lược của đất nước.
Sau hai tháng phân hóa nội bội và đưa ra những thông điệp lẫn lộn, lãnh đạo Việt Nam giờ đây đã tỏ ra đoàn kết và cảnh báo rằng, trong khi Việt Nam kiên quyết theo đuổi hòa bình, người Việt Nam sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Nhưng Việt Nam có thể theo đuổi những bước cụ thể nào? Nhà phân tích Vũ Quang Việt và tôi đã gợi ý như sau: Đầu tiên, Hà Nội nên tìm kiếm một phán quyết từ một trọng tài phân xử theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển thiết lập rằng không có bất cứ điều khoản tự nhiên nào trong tranh chấp lại bao gồm cả quyền sử dụng trên những khu vực đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Điều này có nghĩa là thậm chí trên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh cũng chỉ bảo gồm khu vực lãnh hải trong vòng 12 hải lý tính từ đường bờ biển.
Thứ hai, trong khi bắt tay vào sự kiện tụng của mình, Việt Nam nên tham gia vào vụ kiện của Manila để chống lại Bắc Kinh, thách thức tính hợp pháp của đường ranh giới lãnh thổ chín đoạn vươn tới hầu hết vùng biển Đông Nam Á của Trung Quốc và tuyên bố của Bắc Kinh rằng một số nơi trên quần đảo Trường Sa là con người có thể ở lại được (habitable); Bắc Kinh hiện đang cố gắng thay đổi hiện thực này thông qua việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo.
Thứ ba, Hà Nội nên ưu tiên giải quyết sớm những tranh chấp nổi bật với Philippines, Malaysia và Đài Loan, sử dụng ASEAN khi thích hợp và phát triển hơn nữa những quan hệ đối tác chiến lược đang nổi lên.
Tuy nhiên, những bước tiến hành theo định hướng này còn chưa đủ để đảm bảo một tương lai độc lập và thịnh vượng cho Việt Nam. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người Việt Nam tin rằng cần phải có những hành động táo bạo hơn: rằng để tiến bộ hơn nữa, Việt Nam cần phải dũng cảm cải cách những thể chế cơ bản của đất nước. Họ cho rằng, chỉ với những cải cách như vậy, Việt Nam mới đạt được những mức hiệu suất kinh tế, đoàn kết dân tộc và hỗ trợ quốc tế cần thiết để đáp ứng được những thách thức của thời đại.
Về lâu dài, thách thức đối với Việt Nam và toàn thể khu vực là phải đảm bảo một khuôn khổ an ninh trong khu vực được thiết lập trên những chuẩn mực ràng buộc lẫn nhau và dựa trên những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và hợp tác. Đương nhiên, chúng ta cần hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ áp dụng một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn. Thiếu những thay đổi đó, thì luận điệu “an ninh châu Á tốt nhất nên để cho người châu Á” là một lời lừa đảo mà thôi.
Trong phát biểu gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tự nhận thấy rằng “quan niệm (một nước) có thể thống trị những quan hệ quốc tế đã thuộc về một kỷ nguyên khác” và rằng “những nỗ lực như thế tất sẽ thất bại.” Liệu ông Tập dám theo lời khuyên cho chính mình?
Jonathan D. London là giáo sư Khoa Nghiên cứu Quốc tế và châu Á, là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của trường Đại học Thành thị Hồng Kông và tác giả cuốn “Chính trị Việt Nam đương đại: Đảng, Nhà Nước và các Quan hệ quyền lực”, nhà xuất bản Palgrave-MacMillan, 2014.
Nguồn: Những bước phải làm và lời khuyên cho Ông Tập. Jonathan London. Blog Xin Lỗi Ông. July 10, 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét