Hình trên: Hình ảnh “Sống Thực Cùng Lịch Sử”, hàng ngày lội sông lội suối đến trường của các em thơ vùng xa, không tốn tiền dựng phim, không cần thuê diễn viên tài tử. sao không đưa các đoạn phim này ra trình chiếu nhỉ ?
Tin cho hay bộ phim Sống Cùng Lịch Sử ca ngợi Võ tướng quân và chiến thắng Điện biên lẫy lừng do ông đạo diễn xứ lừa Nguyễn Thanh Vân làm xong chả ma nào thèm xem !
Bộ phim được làm từ ngân sách nhà nước và nó ngốn 21 tỷ tương đương 1 triệu đô la nhưng vì sao người dân lại thờ ơ với lịch sử nước nhà ?
Đơn giản thôi, vì trong kỷ nguyên internet này những trang lịch sử được nhào nặn bóp méo đã không còn đất sống và cái gọi là chiến thắng Điện biên lừng lẫy năm châu đã hoàn toàn phá sản khi người dân trong nước quay lưng. Dĩ nhiên điều đó cho thấy những trò tuyên truyền, nhồi sọ của csvn đã hoàn toàn vô hiệu hóa trong thời đại ngày nay.
Không riêng gì bộ phim Sống cùng lịch sử, các bộ phim tuyên truyền khác như Đam mê (10 tỷ), Mộ gió (400 triệu) khi công chiếu đều vắng ngắt như cái chùa bà đanh !
Ngoài một bộ phận người dân đã nhận thức được những giá trị ảo mà nhà cầm quyền đã tuyên truyền và biết được Võ nguyên Giáp chỉ là một tên tướng trường làng khi không qua một trường sỹ quan nào huấn luyện có bài bản. Hắn đã hiếu sát khi dùng sinh mạng của binh lính với chiến thuật biển người và đã thất bại thảm hại gây nên cái chết của 23.000 quân trong tổng số 33 ngàn binh sỹ tham chiến . Sau đó Vy quốc Thanh một cố vấn TC đã đánh trận Điện biên phủ thứ 2 với 25 ngàn quân và giành chiến thắng (!) http://baotoquoc.com/2013/10/13/su-that-vo-nguyen-giap/
Như vậy về cái huyền thoại người hùng Điện biên chỉ là một kịch bản láo lếu trên xương máu Dân tộc và người hùng họ Võ chỉ là một tên đồ tể sắt máu, duy ý chí và bệnh hoạn. Bộ phim để bốc thơm cho hắn đã hoàn toàn phá sản khi đảng csvn cố tình lấy mủ nỉ che tai và tiếp tục kiên định con đường tuyên truyền xám một chiều.
Không chỉ những người dân ý thức được mình là con lừa trong thiên đường mù mà còn phải kể đến những người dân đã bội thực với cái cách tuyên truyền nhà đảng suốt mấy chục năm trời. Họ đã chán ngán người hùng láo, dũng sỹ cuội khi thực tế cho thấy VN chỉ là một quốc gia nghèo hèn nhục nhã khi giặc đã vào tận bờ cõi khiêu khích với giàn khoan 981 mà giới chóp bu ấm a ấm ớ khi phát biểu. Một cái quốc hội tốn hao ngân sách từ tiền người dân đóng thuế với 500 tên nghị gật đại diện cho 61 tỉnh thành(!) không đưa ra được một cái nghị quyết về biển Đông. Người dân đã thấy các chiến sỹ còn đảng còn mình chỉ biết bắn giết người dân vô tội vì những lý do cỏn con cho nên đảng có hô hào cái anh hùng của mình lên đến thế nào cũng đành vô ích !
Đó là chưa kể đến nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ngắc ngoải chờ chết, thèm TPP đến nhỏ rãi, nạn tham nhũng trầm kha, sân chơi bất bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước thì người dân ai nấy đều bo bo thủ sẳn bao gạo ký đường chứ ai lại dại dột đem tiền mồ hôi nước mắt của mình đi mua vé xem mấy cái phim tào lao, đã vậy lại còn láo toét từ đầu cho đến đuôi ?
Dù thất thu nghiêm trọng nhưng không sao cả, tiền chùa mà cho nên đoàn thanh niên cs thông báo bộ phim trên sẽ được công chiếu rộng rãi và miễn phí cho học sinh,sinh viên toàn quốc xem nhằm “bồi đắp tình cảm của thế hệ trẻ đối với truyền thống hào hùng của dân tộc”.
Đừng tiếp tục bốc phét, ca ngợi, đánh bóng, tô hồng chế độ khi nó đã bốc mùi. Đừng có đầu độc những tân hồn trẻ thơ trong trắng phải tiêm nhiểm những tư tưởng hận thù sắt máu mà quên đi cội nguồn dân tộc.
Với số tiền 21 tỷ đó nếu dùng để xây cầu thì sẽ có hàng chục cây cầu bê tông giúp các em học sinh vượt lũ, sẽ có những ngôi trường mới khang trang hơn những túp lều tạm bợ như chuồng heo mang danh trường học vùng cao và cũng có thế trong đó là những thiên tài về toán học, vật lý, khoa học tự nhiên của VN trong tương lai.
Chỉ khi nào những giá trị ảo không còn đất sống và những giá trị thật được tôn vinh nước Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu mà cất cánh trên trường quốc tế còn khi chỉ sống bằng một hào quang giả tạo và vay mượn thì sẽ không thể nào khá hơn
Nguyên Anh Nguồn Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét