Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Nếu ngày Tết uống nhiều bia rượu, bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh tỉnh, đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc
Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai (Gia đình & Xã hội)
Gừng và sức khỏe của bạn
Gừng là một loại gia vị thường có trong thực phẩm của chúng ta. Ngoài việc đem lại sự thi vị cho một số món ăn, gừng còn có nhiều công dụng trong việc phòng chữa bệnh.
Giảm đau đầu và đau nửa đầu
Nhai một miếng gừng tươi trong khoảng 30 phút được cho giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu.
Chống say tàu xe
Gừng có thể giúp chống say tàu xe. Các chuyên gia cho biết ăn một vài lát gừng tươi trước khi lên tàu xe có thể ngừa được chứng này.
Gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe - Ảnh: Thái Nguyên
|
Kiểm soát lượng đường trong máu
Một số chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào sáng sớm vì cách này giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Kháng viêm
Gừng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol. Các hợp chất này giúp giảm những triệu chứng của viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp mãn tính, theo trang tinhealthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ.
Giảm các vấn đề về dạ dày
Gừng được xem là loại thuốc lý tưởng có tác dụng giảm đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác, cũng như giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng gingerol có trong gừng chống phản xạ nôn.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn một chút gừng tươi mỗi ngày giúp tăng khả năng miễn dịch.
Bớt ốm nghén
Gừng được cho có hiệu quả trong giảm ốm nghén. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là 75%.
Cải thiện tuần hoàn máu
Gừng chứa nhiều khoáng chất như kẽm, crôm và ma giê giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể.
Ngừa ung thư ruột kết
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Minnesota, Mỹ, cho thấy gừng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của tế bào ung thư ruột kết.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Ăn gừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Gừng cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ và cơn đau tim bằng cách cải thiện lưu thông máu và làm gia tăng lượng cholesterol tốt, HDL, trong máu.
Làm giảm cảm lạnh và cúm
Gừng cũng có đặc tính kháng vi rút và kháng nấm. Vì vậy, mỗi khi bị cúm hoặc cảm lạnh, bạn nên uống trà gừng để giảm đau họng và nghẹt mũi.
Chống dị ứng
Gừng có đặc tính kháng histamin, từ đó giúp điều trị dị ứng.
Tỏi kháng sinh tự nhiên
Được xem là loại kháng sinh tự nhiên, tỏi được sử dụng nhiều để điều trị da mụn, đồng thời còn tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời với các thành phần tự nhiên khác trong việc chăm sóc da.
- Khi thấy da mặt bắt đầu có dấu hiệu bị mụn, bạn chỉ cần lột 1 tép tỏi, cắt làm đôi rồi đắp vào chỗ da xấu, để khoảng 5 phút rồi rửa mặt. Mỗi ngày làm 1 lần. Bạn cũng có thể tự làm nước hoa hồng bằng cách giã nát vài lát tỏi rồi cho vào 1 chén nước nấu sôi, đợi nước nguội cho vào tủ lạnh.
Ảnh: Shutterstock |
- Mặt nạ tẩy tế bào chết: 1 tép tỏi, 3 quả dâu tây, 2 muỗng bột yến mạch, 1 muỗng yoghurt không đường, tinh dầu trà xanh. Dùng cái ép tay, ép tỏi cho vào chén, đổ nước nóng xâm xấp chén rồi ngâm tỏi khoảng 30 phút. Dùng nĩa để dằm nát dâu tây (không nên xay). Đổ nước ngâm tỏi vào dâu tây (chỉ lấy nước), sau đó thêm bột yến mạch và yoghurt rồi thêm 2 giọt tinh dầu trà xanh, trộn đều. Cho hỗn hợp vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng xoa khắp mặt và cổ, để khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Trị mụn đầu đen: 2 tép tỏi, 1 muỗng bột yến mạch, 1 muỗng mật ong, 3 giọt nước cốt chanh, 1 giọt tinh dầu trà. Ép tỏi để lấy nước rồi trộn đều với các thành phần còn lại. Rửa mặt sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt, để khoảng 5 phút, rửa lại bằng nước ấm.
- Làm sạch lỗ chân lông: 1 quả cà chua (bỏ vỏ, bỏ hạt) xay nhuyễn, 1 tép tỏi xay nhuyễn. Trộn đều rồi đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước hơi lạnh để làm khít lỗ chân lông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét