Nhà báo tự do Trung Quốc Dean Peng nói nhiều cựu binh cuộc chiến 1979 cảm thấy bị 'lừa dối và quên lãng'.
Tuy nhiên những người lính của cuộc chiến cách đây 35 năm vẫn ngần ngại khi lên tiếng chính thức với truyền thông.
"Tôi đã nói chuyện với Hội Cựu chiến binh nhưng họ đều từ chối vì đây là vấn đề nhạy cảm và bị cấm đoán," ông Peng nói với BBC Tiếng Việt hôm 17/2 từ Bắc Kinh.
"Sau khi giải ngũ nhiều người trong số họ làm việc cho các công ty hay cơ quan nhà nước.
"Họ tức giận vì cách chính phủ đối xử với họ, họ cảm thấy bị quên lãng, bị bỏ rơi.
"Họ tự tổ chức kỷ niệm sự kiện này và sẽ có hoạt động kỷ niệm lớn ở Vân Nam."
"Họ rất suy tư khi tôi nói với họ rằng dù họ tham chiến vì lý do chính đáng hay không thì họ cũng có nghĩa vụ phải nói lại với thế hệ sau và với mọi người trên thế giới để tránh những thảm họa tương tự xảy ra."
Binh lính Trung Quốc vẫn ngại nói về Cuộc chiến 1979
'Tiêm sự hận thù'
Ông Peng nói chính quyền Trung Quốc cũng ngăn cấm báo chí đăng tải những câu chuyện về cuộc chiến giữa hai quốc gia cộng sản.
"Trong những ngày qua tôi đã đọc được nhiều hồi ức của những người lính [Trung Quốc] trên mạng Internet nhưng báo chí Trung Quốc từ chối đăng chuyện của họ."
Ông Peng nói một trong những điều ông quan tâm nhất trong hồi ức của những người lính là "người ta đã tuyên truyền cho người lính những gì, họ đã tiêm sự hận thù cho những người lính ra sao chỉ trong vòng hai ngày ngắn ngủi".
"Nói chung khi đó ai cũng thù hận [Việt Nam]. Chúng tôi còn đang học phổ thông nhưng đã ước ao chiến tranh xảy ra muộn hơn để đủ tuổi ra trận và đánh nhau với Việt Nam."
Ông Dean Peng
Ông nói về những gì ông được biết qua đọc ký ức trên mạng Internet của lính Trung Quốc:
"Những chính trị viên kể về chuyện Việt Nam đã đối xử tàn tệ với người Trung Quốc ở Việt Nam ra sao với những ví dụ cụ thể.
"Binh lính được kể lại rằng các chính trị viên đã tận mắt chứng kiến người Hoa bị đánh đậm thậm chí giết hại ngay trước mặt dân làng Trung Quốc ở phía bên kia biên giới.
"Khi đó [năm 1979] tôi 12 tuổi và cũng bị rơi vào bẫy [tuyên truyền đó], tôi không nghi ngờ gì.
"Nhưng bây giờ, sau 35 năm, tôi cảm thấy đó là những điều đáng ngờ.
"[Hồi năm 1979], tôi được kể rằng Trung Quốc đã làm nhiều điều tốt cho Việt Nam nhưng Việt Nam lại phản bội và đi theo Liên Xô, kẻ thù truyền thống của chúng tôi.
"Nói chung khi đó ai cũng thù hận [Việt Nam]. Chúng tôi còn đang học phổ thông nhưng đã ước ao chiến tranh xảy ra muộn hơn để đủ tuổi ra trận và đánh nhau với Việt Nam.
"Chúng tôi đã thù ghét Việt Nam quá dễ dàng với sự tuyên truyền [của Trung Quốc]."
Hải chiến Hoàng Sa
Khi được hỏi về sự tuyên truyền của Trung Quốc về lần giao chiến từ hồi năm 1974 của Trung Quốc với chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa, ông Peng nói:
"Trung Quốc có phim về chuyện đó, [một phần] của đợt tuyên truyền lớn.
"Trung Quốc làm phim với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng lúc đó [1977] nhưng giờ phim bị cấm rồi.
"Về cơ bản phim nói rằng với cảm hứng của Cách mạng Văn hóa, Hải quân Trung Quốc đã thắng Hải quân Nam Việt Nam."
Cuộc chiến 1979 được phương Tây xem là cuộc chiến quy ước đầu tiên giữa hai nước Cộng sản.
Dù chỉ kéo dài hơn ba tuần, hai phía đã chịu mức thương vong hàng chục ngàn cho mỗi phía.
Cả Việt Nam và Trung Quốc, vì những lý do khác nhau, đều không đánh dấu sự kiện này về mặt chính thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét