Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Thời đại mới của Chủ nghĩa Dân tộc

Zachary Keck, 
The Diplomat.
The New Age of Nationalism 

nationalism1‟Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Iraq hay Afghanistan.” – Hillary Clinton.
Chủ nghĩa dân tộc chứ không phải tôn giáo hay văn hóa sẽ định nghĩa Thế kỷ 21.
Thủ tướng Anh Tony Blair bình luận trên tờ The Guardian, những mặt trận lớn của thế kỷ này sẽ là nơi đấu tranh tôn giáo, chứ không phải vì khác nhau ở ý thức hệ. Tony Blair,
‟Chiến tranh của thế kỷ này ít có có thể là kết quả của tư tưởng chính trị cực đoan – như chiến tranh trong thế kỷ thứ 20 – nhưng chúng có thể dễ dàng xảy ra vì về sự khác biệt văn hóa hay tôn giáo.”
Xung đột chủ quyền. Nguồn: Onthenet
Xung đột chủ quyền. Nguồn: Onthenet
Ông chỉ ra một số cuộc xung đột đang xả ra hiện nay để làm bằng. Tuyệt đại đa số những xung đột đều đang xảy ra trong thế giới Ả Rập và Pakistan, và Tony Blair cũng ném Nga, Trung Á, Miến Điện, Thái Lan và Philippines vào cho đủ bộ.
Hầu như không Blair là người đầu tiên lập luận như vậy. 20 năm về trước, Samuel Huntington lập luận những nền văn minh, kể cả Hồi giáo, sẽ thay thế ý thức hệ là quyền lực quan trọng nhất trong chính trường quốc tế. Đặc biệt là kể từ ngày 11/9, nhiều người đã cảm thấy tôn giáo là động lực trong chính trường thế giới ngày nay.
Nhưng Blair đã phạm một vài sai sót trong khi đi dến kết luận sai lầm của ông rằng tôn giáo và văn hóa sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Đầu tiên, như đã nói ở trên, ông đặt trọng tâm vào vùng Trung Đông. Dù đã có rất nhiều có thể thay đổi trong 84 năm qua, nhưng không có gì cho thấy thế kỷ này thuộc về Trung Đông. Như bà Hillary Clinton nói,
‟Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Iraq hay Afghanistan.”
Thứ hai, Blair bỏ qua tầm quan trọng của các cường quốc như các động lực lớn trong chính trường quốc tế. Với ngoại lệ có thể có là Nga, không nước nào trong số các quốc gia Blair đưa ra trong ví dụ nêu trên đang chia rẽ sâu sắc về mặt tôn giáo sẽ trở thành các cường quốc trong thế kỷ 21. Đó là những vai phụ trên sân khấu thế giới. Và những quốc gia giữ vai phụ trên thế giới có thể giựt tít, gây xôn xao trong một giai đoạn ngắn – đặc biệt khi đang chìm trong những cuộc nội chiến – nhưng các quốc gia này sẽ không thay đổi thế giới về lâu về dài.
Khả năng sẽ đó tiếp tục thuộc quyền của các cường quốc lớn hơn. Thế kỷ 19 là thế kỷ của Anh hoặc châu Âu Châu Âu Bởi vì cường quốc lowsn nhất thế giới nằm ở đó. Thế kỷ 20, mặt khác, là thế kỷ của Mỹ Bvì Hoa Kỳ đã giữ một phần lớn sức mạnh của thế giới tại những điểm quan trọng trong thế kỷ thứ 20, như thời gian ngay sau Thế chiến II và trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Bằng thước đo dó, thế kỷ 21 gần như chắc chắn sẽ là thế kỷ của Thái Bình Dương, với những vai quan trọng đang được các thế lực đang lên ngoài châu Á như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và có thể kể cả Iran đang nắm giữ. Và ở châu Á, cũng như ở nhiều cường quốc đang lên ngoài khu vực, chủ nghĩa dân tộc là yếu tố ý thức hệ quan trọng nhất. Thật vậy, đối với cường quốc đang lên không thuộc phương Tây – nhiều quốc gia đã thiệt thòi vì chủ nghĩa thực dân hoặc gần như chủ nghĩa thực dân – chủ nghĩa dân tộc tiếp tục giữ tầm quan trọng hơn thường thấy tại các quốc gia Tây phương.
Chỉ với lý do này thôi, thế kỷ 21 có khả năng sẽ là một thế kỷ của chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải của tôn giáo. Nhưng ngay cả ngoài khu vực châu Á, kể cả những nơi tôn giáo đanh chiếm ưu thế, chủ nghĩa dân tộc là vẫn thường là ý thức hệ quan trọng nhất. Lấy Trung Đông làm ví dụ, nơi tôn giáo và chủ nghĩa giáo phái chiếm thượng phong. Không phủ nhận tầm quan trọng của tôn giáo và chủ nghĩa bè phái ở Trung Đông, chúng ta đã thấy chủ nghĩa dân tộc liên tiếp là con bài chủ so với những nhân tố này. Ví dụ, khi Saddam Hussein xâm lược Iran vào những năm 1980, ông tin chắc là người Sunni ở phía bên biên giới Iran sẽ đứng lên chống lại chế độ ở Tehran. Trái lại, họ đã chiến đấu chống đồng bào Iraq của họ một cách quyết liệt. Khi Iran xâm lược Iraq sau đó với niềm tin dân Shiite của Iraq sẽ tham gia lực lượng chống lại Saddam đã không xảy ra.
Tương tự như vậy, khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, người Sunni từ khắp nơi trên thế giới Ả Rập đổ về Iraq để chống lại những kẻ ngoại đạo. Không có gì đáng ngạc nhiên, họ ẩn náu trong cộng đồng Sunni của Iraq. Nhưng người Sunni của Iraq, xem họ hoàn toàn là người nước ngoài và chẳng bao lâu sẽ ôm lấy những kẻ ngoại đạo kiếm viện trợ để chống lại người Sunni nước ngoài.
Ngay cả al–Qaeda chính nó là bị kích động mạnh hơn vì những động cơ dân tộc hơn là vì tinh thần Hồi giáo. Osama bin Laden, ví dụ, rõ ràng quan tâm nhất cướp chính quyền ở Saudi Arabia, minh họa bằng những diễn văn đả kích của ông chống lại chế độ quân chủ Saudi và quyết định lập những tổ al–Qaeda tại vương quốc này ngay sau vụ 11/9. Và cũng chính người Saudi và Yemen (dòng dõi gia đình của bin Laden bắt nguồn từ Yemen) là những phần tử chính theo al–Qaeda nhất là trong những năm trước khi xảy ra vụ 9/11.
Chuyên gia Chủ nghĩ Hồi giáo Fawaz Gerges gọi bin Laden và Ayman al–Zawahiri làn ‟những người siêu-quốc gia sùng đạo” và đã nhận xét: ‟Phần lớn lính của al–Qaeda, như chúng ta đã thấy, là dân Saudi và Yemen, biểu hiện bối cảnh địa phương tínhtrong cuộc đấu tranh dân tộc của bin Laden, ngược với, lời phát biểu cho toàn thế giới không biên cương. Tước bỏ sự hùng biện và đóng kịch, lời kêu gọi của bin Laden chỉ nhằm kích động chống lại người Saudi và làm mất ổn định chế độ đó.”
Và điều này cũng đúng ở những nơi khác ở đó giới lãnh đạo sử dụng tôn giáo và sắc tộc làm lý cớ để có sự ủng hộ cho những phong trào đó với mục đích sau cùng là chiếm quyền lực nhà nước. Điểm mấu chốt là các cuộc chiến tranh đó ở Trung Đông và châu Phi ngày nay vì quyền lực quốc gia, không phải vì tôn giáo như những trường hợp của thời đại của những cuộc thánh chiến.
Zachary Keck – DCVOnline lược dịch

Nguồn: The New Age of Nationalism . By Zachary Keck, The Diplomat. January 30, 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét