Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Bóng tối, dao găm và mạng nhện trong “Ba biến khúc ở tuổi 65” của Văn Cao

Những người cầm bút chân chính là những người bị “giời đày”. Tôi phải nhấn mạnh hai chữ “chân chính” để phân biệt họ với đám văn nô, bồi bút, những thằng hề văn chương hướng thượng chốn cung đình. Vâng! Những người cầm bút chân chính, họ tự nguyện và cảm thấy hạnh phúc trong cái sự “giời đày” đó. Với cây bút “trời ban”, thời tuổi trẻ họ hăm hở, xông pha, về già họ vẫn lọ mọ trên trang viết. Thậm chí có người nằm bệt trên giường bệnh, không cầm nổi bút nữa, thì đọc cho người khác ghi giùm. Cả đời họ dấn thân, đam mê, cần mẫn lao động sáng tạo để mong có được những tác phẩm đích thực dâng hiến cho đời, để lại cho hậu thế. Trớ trêu thay, thời nào cũng vậy, họ thường là đối tượng bị đám cường quyền, tham lam, dốt nát, háo danh hành hạ, đầy đọa, rút “phép thông công”. Sở dĩ tôi phải dài dòng như vậy, vì tác giả bài thơ này cũng phải trải qua một quãng đời khốn đốn vô cùng. Văn Cao (1923 – 1995), trong 72 năm cuộc đời đó, thì từ 1958 đến khi về với cát bụi, hầu như ông viết rất ít và không phổ biến. Ca khúc “Ngày hòa bình đầu tiên” ông viết năm 1975, nhưng ca khúc này cũng ít được nhắc đến trong một thời gian dài. Vậy là người nghệ sỹ tài năng Văn Cao đã bị bứng khỏi mảnh đất lao động sáng tạo của mình tới hơn một nửa cuộc đời của ông (37) năm.

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/bong-toi-dao-gam-va-mang-nhen-trong-ba.html

2 nhận xét: