Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Thêm 2 blogger VN bị đề nghị truy tố vì điều 258


Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm


Thêm hai blogger trong nước bị đề nghị truy tố về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ bất chấp sự chỉ trích và phản đối mạnh mẽ đối với điều luật 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam mà cộng đồng quốc tế cho là vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân.

Cơ quan an ninh điều tra của Việt Nam nói ông Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956), chủ nhân trang blog Ba Sàm nổi tiếng, và người đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy (sinh năm 1980) từ tháng 9 năm ngoái đến lúc bị bắt hồi tháng 5 năm nay đã phổ biến nhiều bài viết trên hai trang blog ‘Dân quyền’ và ‘Chép Sử Việt’ có nội dung chống nhà nước.

Bản kết luận điều tra cáo buộc những thông tin ông Vinh và bà Thúy đăng tải là ‘sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước’, ‘đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của đảng, chính phủ…’

Tuy nhiên, cơ quan điều tra không nêu rõ những bài viết đó không đúng sự thật điểm nào hoặc làm ‘ảnh hưởng’ ‘lòng tin’ nhân dân cụ thể ra sao.

Kết luận điều tra cũng không đề cập tới trang Ba Sàm do ông Vinh sáng lập vào năm 2007, trái với các thông tin báo chí nhà nước đồng loạt đăng tải khi hai blogger này bị bắt nói rằng vụ án có liên quan trực tiếp đến trang Ba Sàm. 

Thậm chí, báo Pháp luật Việt Nam hôm 10/5 từng tố cáo “Nguyễn Hữu Vinh còn kết nối quan hệ với Việt Tân – một tổ chức ở Mỹ chuyên chống Việt Nam – thông qua ‘cầu nối’ Đinh Ngọc Thu – một thành viên của Việt Tân, nhận sự chỉ đạo trực tiếp, đạo diễn của Thu cho những bài viết chống Việt Nam trên trang blog của mình.”

Bà Đinh Ngọc Thu, một cộng sự của ông Vinh tại Mỹ đảm trách điều hành trang Ba Sàm, phản ứng trước nội dung kết luận điều tra của cơ quan an ninh Việt Nam:

“Những thông tin cơ quan an ninh điều tra đưa ra buộc tội anh dính tới điều 258 là hoàn toàn không đúng. Bản kết luận điều tra này tôi thấy rất lạ, hoàn toàn không có chữ nào nhắc tới trang Ba Sàm, khác với thông tin báo chí trước đây đã đưa, hoàn toàn mâu thuẫn với tất cả những thông tin mà báo chí đã đăng tải từ trước tới giờ.”

Theo kết luận điều tra của Bộ Công An ngày 30/10, ‘đây là vụ án nghiêm trọng’ ‘xảy ra trong tình hình các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang gia tăng sử dụng internet.’

Văn bản đề nghị truy tố viết rằng hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy ‘không khai nhận hành vi phạm tội’, ‘cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.’

Đại diện pháp lý của ông Vinh và bà Thúy cho biết chưa có đủ cơ sở chứng cứ buộc tội thân chủ của ông và rằng vụ án có nhiều sai phạm cần phải được làm rõ trước pháp luật.

Luật sư Hà Huy Sơn:

“Có nhiều điều chúng tôi sẽ nói trong vụ án này. Có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam. Kết luận của cơ quan điều tra chưa có cơ sở khẳng định rằng những chứng cứ đó liên quan đến ông Vinh và bà Thúy. Dựa theo luật Việt Nam, chưa có cơ sở khẳng định đây là những chứng cứ của vụ án để mà cáo buộc họ.”

Blogger Ba Sàm và thư ký Minh Thúy bị cáo buộc vi phạm điều 258 giữa lúc ngày càng gia tăng các nỗ lực từ giới hoạt động trong và ngoài nước, quốc tế, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới mà gần đây nhất là cuộc quốc tế vận của các blogger Việt Nam ra trước Liên hiệp quốc vận động buộc Việt Nam hủy bỏ điều luật này.

Luật sư Hà Huy Sơn là người tham gia nỗ lực đó. Ông cũng là một trong số ít luật sư trong nước tham gia nhiều vụ án 258 trước nay.

Luật sư Sơn chia sẻ:

“Tôi sẽ đấu tranh cho việc hủy bỏ điều 258 vì điều này không rõ ràng, dễ bị các cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước lợi dụng để xâm phạm quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp 2013.”

Luật sư Sơn nói để các nỗ lực vận động bảo vệ nhân quyền đó có hiệu quả hơn, mọi người cần ý thức trách nhiệm công dân và hiểu rõ những quyền chính đáng được hưởng cũng như những quyền hợp pháp bị xâm hại:

“Yếu tố quyết định vẫn là những người dân trong nước. Giới trí thức và những người đấu tranh phải nhận thức ra cái sai trái, vô lý của điều 258. Từ đó, nó lan tỏa ra xã hội mới tiến tới việc có áp lực buộc nhà nước hủy bỏ điều này. Theo tôi, các sự vận động cũng có kết quả bước đầu mà quy trình tất yếu là nó phải từng bước một.”

Luật sư nói thêm điểm ‘mơ hồ, vô lý’ ở 258 thể hiện rõ ngay ở cụm từ ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’:

“Quyền tự do dân chủ là quyền đương nhiên của người ta rồi, không thể nói người ta ‘lợi dụng’. Lợi dụng tức là xâm phạm vào một cái tội nào đó được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Chứ còn nói khái niệm ‘lợi dụng’ thì rất là khó hiểu. Cái mơ hồ nằm ở chỗ đó.”

Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Right Watch tố cáo việc bắt giữ ông Vinh và bà Thúy là vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người dân.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nói vụ án này cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn không có ý định nới lỏng chiến dịch đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm trên mạng bất chấp chỉ trích gia tăng từ quốc tế.

CPJ và Human Rights Watch kêu gọi phóng thích vô điều kiện tất cả các blogger và nhà báo độc lập đang bị giam giữ tại Việt Nam.

Blogger Nguyễn Hữu Vinh là con trai ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động từng làm đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.

Bản thân ông Vinh từng là cán bộ an ninh do nhà nước đào tạo, nhưng đã xin ra khỏi ngành. Ông từng bị bắt khẩn cấp vào tháng 7 năm 2012.

Nếu bị tòa tuyên là có tội, ông Vinh và bà Thúy có thể đối mặt với án tù lên tới 7 năm.

Hà Văn Thắm: 5 năm có tới 5000 tỷ vẫn chưa dừng lại với 40 công ty!

Tiếp tục những câu chuyện đang dậy sóng xoay quanh những đoạn băng ghi âm của Hà Văn Thắm liên quan Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo cướp ngân hàng Bảo Việt cho Thắm và em ruột Nguyễn Hồng Phương. Trong cuộc nói chuyện còn dang dở với Lê Thị Minh Nguyệt (thành viên Ban kiểm soát ngân hàng Đại Dương) về việc một số mưu đồ của Hà Văn Thắm bị vỡ lở. Song nhờ có ô lọng rất lớn trong triều nên Thắm đã thoát nạn mà chẳng xây xát gì và để giữ “thể diện” cho Chủ tịch Quốc hội và che dấu hành vi thâu tóm ngân hàng Bảo Việt, Thắm khuyên mẹ vợ tạm "dừng tay" tránh bị lộ thêm các thông tin, đợi sóng yên biển lặng rồi tiếp tục kế hoạch. Đồng thời, Thắm xác nhận thông tin sở hữu 40 công ty, việc này chỉ có vài chân tay thân cận biết và toan tính biến tay chân thành “Lê Lai cứu chúa” nếu có chuyện.

Hiện nay dư luận đang bị chấn động từ những thông tin trên, đề nghị các cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc làm rõ, cần nghiêm trị những kẻ như Hà Văn Thắm đang ngang nhiên thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ uy tín của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (nếu có) và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.



Nghe ghi âm:


-   Anh thấy có… anh có bảo mấy ông nói chuyện với mấy thằng hôm nay nó gặp anh ấy, thì ổng bảo không vấn đề gì đâu, mấy thằng lính tráng vớ vẩn ấy không có gì, không phải lo.

-    Em lo cái chuyện sổ tiết kiệm của bà.

-    Thế à? Tin ở đấy, mà nó lôi ra được, nó nghe được.

-    Nhưng mà không có vấn đề gì chứ ạ? Bà sang dừng rồi chứ ạ?

-    Hả?

-    Bà sang dừng rồi chứ ạ?

-    Thì anh dặn bà sang dừng, cái thứ hai là mấy ông an ninh thì đang bảo anh là gửi một cái đơn, để ông ấy gỡ đi nhưng mà anh bảo cứ từ từ, chả cần, kệ mẹ nó.

-    Hay là cho một đứa nào đấy trả lời cái email của nó?

-    Chả lẽ… thô thiển quá…Những thằng nó làm được chuyện đấy mà nó thua em, mà nó bị em làm cái chuyện kia à. Không sao đâu, không vấn đề gì đâu. Cái mà anh lo là cái nội bộ mấy cái này hơi kinh. Mấy em thư ký này không là hỏng.

-    … nếu như mà chuyện sổ tiết kiệm thì chỉ có 3 đứa em, lúc bấy giờ nó ép cái Hương đưa ra cái sổ.

-    Cái Thủy nữa.

-    Thủy lúc bấy giờ Thủy không biết cái chi tiết là năm 2011 mà Thủy với lại…

-    Thế anh còn không biết, anh tưởng là nó nói linh tinh.

-    Thủy với cái Thanh chỉ biết những chuyện 2013 chứ không biết chuyện lộn xộn lại những chuyện 150 hay bao nhiêu ấy, bọn em có tính là làm sổ từ trước, tức có mỗi 3 đứa, vì là lúc họp xong rồi kéo nhau sang chỗ em in cái sổ phụ của bà từ trước đến giờ ra, sau đó bắt đầu mới làm, thì bảo là để làm lại cái sổ chứng tỏ bà có tiền từ lâu rồi. Khi nói như thế thì bản thân em, em bảo nếu mà, tức là chỉ nói ý với nhau là làm được như thế thì tốt, nhưng mà thực tế thì sổ còn chưa in ra, chưa gì ra cái gì…. 

Nhưng mà còn chuyện, anh có đọc cái bài số 1, số 2 không? Trong bài số 2 có chỗ nó bảo là trong vòng 5 năm mà có tới 40 công ty, cái số người mà biết 40 công ty này rất ít, rất ít bởi vì là nếu đọc trên báo cáo kiểm toán của thằng Tuyến cũng như là báo cáo của OCH thì không ai biết được, ngoại trừ có anh, em, chị Tuyết, bà Hương, không thể nào là nhiều người biết được chính xác là bao nhiêu.

-    Anh gọi nó (Hương) vào, mẹ, nếu nó mà đi bán anh nữa thì mẹ xem như xong rồi.

-    Thế thì hoặc là mấy email anh em trao đổi nó đọc hết.

-    Mail thì có trao đổi gì đâu, à, mail thì chắc chắn nó mở được nhưng cái vụ 40 công ty thì chắc không.

-    Nó bảo 5 năm có tới 5000 tỷ vẫn chưa dừng lại với 40 công ty, theo em nghĩ nếu như nói nói là có vài chục công ty thì em không nói, nhưng em ngồi em đọc mấy cái mà có những cái chi tiết mà cái Hương nó vừa mới làm xong là cái Bảo Việt của cái Thu Hương em chị Hà tuần trước.

-    Bảo Việt thì nó ấy được, nó tìm ra được.

-   Bây giờ em sợ nhất là nó không quay được bà, vì hôm trước cái Hương nó sang bên kia nó nói rằng bà, nó có hỏi ông Đức ông điếc nào đấy bán cho bà, cái Hương nó ngồi đấy nó nghe bọn kia nói Đức này là người của OCEANBANK. Cái Hương nó nói như thế thì em nghĩ nếu như nó dừng thì ông Đức kia chả có việc gì vì đâu phải người bên mình.

-    Anh có biết thằng đấy thằng nào đâu.

-    Thì nó nói cái thằng bán cho bà ấy, chắc thì nó túm lấy các anh kia kìa thì sờ ngay ra đó là cháu anh thì thà rằng là em Lan Hương này đứng ra làm kiểu như là Lê Lai là nhận, thường là, đừng mượn của anh cái gì, cái Hương phải không nói gì cả.

-    Nó chụp được thì nó thích rồi bởi vì nó đang…

-    Thì em nghĩ như thế…

-    Không sao đâu để anh rà thử xem… Anh nghi 1 cái thằng đấy mà hay cài cho anh, anh hỏi thằng Quang có thể thằng đấy nó cài điện thoại, máy tính cho anh, có thể thằng đấy là thằng bị mua.

-    Kinh khủng, anh cần cẩn thận tí xíu(...)

Nguồn: Internet
http://chutichquochoi.blogspot.ca/2014/10/ha-van-tham-5-nam-co-toi-5000-ty-van.html

Ai đang làm khánh kiệt đất nước? 


Chúng tôi nhận được bài viết sau đây về nhóm đặc quyền trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nên xin độc giả bổ sung thêm thông tin và hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin trong bài. - Dân Luận

Vụ việc diễn ra hôm 24 tháng 4 năm 2014 đối với cửa hàng vàng Hoàng Mai có lẽ là bằng chứng rõ nhất về một chiều hướng mới. Đó là sẽ cướp tất cả những gì có thể cướp được. Nếu như trót lọt thì nó sẽ được nhân rộng như việc cướp đất tràn lan ở khắp mọi nơi hiện nay.


Khối tài sản khổng lồ của bà Nguyễn Hồng Phương, em gái ruột Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Bà Nguyễn Hồng Phương là một nhân tố bí ẩn trong giới tài chính cũng như thị trường chứng khoán, mọi thông tin về bà hầu như không được public, người ta chỉ biết bà là em gái ruột của đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng thời là chủ tịch HĐQT tập đoàn SSG đang thống lĩnh thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Bà Nguyễn Hồng Phương và cánh tay phải – ông Đinh Ngọc Ninh (TGĐ SSG)
Vài nét về tiểu sử, bà Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Với gia thế hiển hách, bà được hưởng nhiều ưu ái của Đảng, Nhà nước ngay trong những năm tháng khó khăn của thời cuộc: Năm 1975, bà được tập kết ra Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, được tuyển thẳng vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội. Đến năm 1996, khi tròn 34 tuổi bà vào thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự thăng hoa chính trường của người anh cả Nguyễn Sinh Hùng, bà đã từng bước dựng lên đế chế SSG hôm nay từ một cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu mang tên Bách Việt. Một số bước ngoặt trong sự nghiệp của Nguyễn Hồng Phương:
  • Năm 1996, bà Nguyễn Hồng Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, chuyên kinh doanh sao chép, kinh doanh đĩa lậu.
  • Tháng 3/2003, Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu).
  • Tháng 9/2003, Phương với sự tư vấn của cháu ruột Nguyễn Sinh Nhật Tân (con ruột Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hiện là Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương) bắt đầu chuyển sang kinh doanh thị trường bất động sản với việc thành lậpCông ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản. 
  • Tháng 10/2003, đây là bước ngoặt trong sự nghiệp kinh doanh của Nguyễn Hồng Phương khi thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG với số vốn chỉ vài trăm triệu đồng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tháng 3/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã huy động 6 cổ đông góp vốn vào SSG (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của SSG khi ấy lên 20 tỷ và Nguyễn Hồng Phương nghiễm nhiên được bầu làm Chủ tịch HĐQT. 
  • Tháng 3/2007, Phương cùng chồng (ông Đặng Chính Trung) góp 34 tỷ và huy động thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
  • Tháng 09/2007, Tân Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) tiếp tục "góp vốn" cùng Nguyễn Hồng Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việtvới vốn điều lệ 80 tỷ đồng.
Từ 2005 đến nay, các vị trí đắc địa, các khu đất vàng của thành phố HCM hầu hết đã vào tay SSG, có thể kể sơ các dự án như: SaigonPearlThảo Điền PearlVăn ThánhThanh ĐaTân Cảng,... Cùng với sự thăng tiến sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Sinh Hùng, số vốn của SSG và khối tài sản riêng của bà Phương đã có sự thay đổi chóng mặt:
  • Tháng 04/2007, SSG đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự biến mất của 3 cổ đông sáng lập lớn nhất: Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ). 
  • Tháng 12/2009, SSG đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn SSG, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. 
  • Đến tháng 12/2011, SSG đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.
Hà Văn Thắm (áo trắng) và Nguyễn Hồng Phương (áo đỏ đứng cạnh, bên phải) đồng chủ trì lễ tế khởi công dự án Saigon Airport Plaza
Đánh dấu sự lấn sân qua thị phần giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội, hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngay năm học đầu tiên, ngày 15/8/2011, trường đã được vinh dự đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng và chưa đầy một tháng sau, ngày 4/9/2011, tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc khi ông vừa đắc cử.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chụp hình lưu niệm trước cây lộc vừng "vừa được trồng" cùng với Lãnh đạo và thầy cô của trường
Hãy thử điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G mà phần lớn thuộc về bà Nguyễn Hồng Phương được ghi trên “vốn điều lệ” tại các 27 công ty con và các dự án đầu tư:
* Đơn vị tính: Tỷ đồng
Danh sách 27 công ty con và một số dự án đầu tư của SSG
Một số khoản đầu tư “khủng” khác: Hợp đồng ký với Cty TNHH 1TV PT KD Nhà: 173,6 tỷ; Công ty địa ốc Tân Bình: 62,42 tỷ; Dự án số 5 Lê Quý Đôn: 300,6 tỷ;… Chỉ mới thống kê sơ sơ tính trên vốn điều lệ các công ty và dự án (chưa tính tài sản riêng, tài sản người khác đứng tên giúp, tài sản đứng giúp người khác...) SSG của bà Nguyễn Hồng Phương đang sở hữu khối vốn công khai trên 3.400 tỷ đồng.

Trên đây là những số liệu BBT sưu tầm được từ Ineternet, từ đó đặt ra một dấu câu hỏi vẫn chưa có lời giải: Từ 2 bàn tay trắng với một khoảng thời gian không dài khi khởi nghiệp từ một cửa hàng sao chép đĩa lậu, bà Nguyễn Hồng Phương đã bằng cách nào tạo ra một đế chế với khối tài sản kếch sù (về số lượng thì chưa bằng 40 công ty như Hà Văn Thắm, nhưng chất lượng, ít ra là về vốn thì hơn hẳn), trong đó phát sinh hàng loạt các nghi vấn liên quan đến việc thâu tóm thị trường bất động sản? Đánh chết cũng không tin không có bàn tay của ai đó phía sau! Câu hỏi này dành cho các cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ.

Nguồn: Internet 


http://chutichquochoi.blogspot.ca/2014/10/tai-san-khong-lo-cua-nguyen-hong-phuong.html

Ai đang làm khánh kiệt đất nước? 


Chúng tôi nhận được bài viết sau đây về nhóm đặc quyền trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nên xin độc giả bổ sung thêm thông tin và hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin trong bài. - Dân Luận

Vụ việc diễn ra hôm 24 tháng 4 năm 2014 đối với cửa hàng vàng Hoàng Mai có lẽ là bằng chứng rõ nhất về một chiều hướng mới. Đó là sẽ cướp tất cả những gì có thể cướp được. Nếu như trót lọt thì nó sẽ được nhân rộng như việc cướp đất tràn lan ở khắp mọi nơi hiện nay.

Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam

Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.

Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.

Tiến sĩ Mark A.Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.

Học phí của những trường đại học quốc tế như vậy không rẻ, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.

Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.




Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.

Danh sách 21 trường đại học không được Mỹ công nhận

Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường ĐH hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.



1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) thuộc bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) thuộc bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bang Delaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), thuộc bang Delaware.

Mark A.Ashwill

Điếu Cày trả lời phỏng vấn AP và tiếp xúc nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ


CTV Danlambao - Vào ngày thứ Năm giờ Hoa Kỳ, thông tấn AP đã phỏng vấn blogger Điếu Cày tại văn phòng của AP, thành phố Los Angeles.
Nội dung phỏng vấn bao gồm những vấn đề về tình trạng tù đày của Điếu Cày cũng như những tù nhân lương tâm khác; phân biệt đối xử giữa tù hình sự và tù nhân chính trị; việc thăm viếng, ăn uống và chăm sóc đối với tù nhân, việc thả tù nhân lương tâm trong thương thảo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; thái độ chính trị "cực đoan" của một số người Việt hải ngoại...
Liên quan đến việc blogger Điếu Cày được trả tự do, phóng viên AP đã đặt câu hỏi là có nên "chúc mừng" nhà cầm quyền Hà Nội sau khi đã cho thấy có những "tiến bộ" về nhân quyền trong việc trả tự do cho người tù lương tâm nổi tiếng này.
Anh Điếu Cày đã trả lời rằng: "Đầu tiên hết, phải nhìn thấy việc giam cầm những tù nhân lương tâm là sai trái. Nếu nhà nước VN thả người bởi vì nhận thức rằng họ đang làm những việc sai trái đối với công ước nhân quyền quốc tế thì việc trả người là đáng ca ngợi. Tuy nhiên, nhà nước VN đã bắt người, thả người và xem đây là những món hàng để đổi chác với thế giới tự do, và việc này không thể chấp nhận được..."
Điếu Cày trong phòng thu AP - ảnh Danlambao

Khi nói đến những nỗ lực kết hợp trong và ngoài nước của anh cho mục tiêu tự do, dân chủ, AP hỏi rằng hiện nay tại hải ngoại có nhiều người Việt Nam có những quan điểm cực đoan, họ không được sự hỗ trợ từ người dân trong nước và gây nhiều khó khăn cho những người đang tìm kiếm sự thay đổi tiệm tiến tại Việt Nam. Phóng viên AP đã hỏi Điếu Cày rằng những người cực đoan này có nên im lặng bớt không? Những người đang sống an toàn tại hải ngoại mà cứ cố gắng khuyến khích các cuộc nổi dậy bên trong Việt Nam, trong lúc thừa biết rằng những người làm theo hướng dẫn của họ là sẽ nhận được án tù lâu. Đây có phải là một việc làm đạo đức?
Anh Điếu Cày quan niệm: "Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong vấn đề tự do ngôn luận. Tôi có thể không hoàn toàn đồng ý với họ về một số vấn đề nhưng không vì thế mà tôi nghĩ rằng họ cần phải im lặng. Thứ hai tôi nghĩ không nên cho rằng những ai có quan điểm không giống mình thì là cực đoan. Chúng tôi đang muốn kết nối và hàn gắn những ngăn cách giữa người dân Việt với nhau để cùng xây dựng một tương lai đoàn kết và dân chủ cho Việt Nam...
Những người đấu tranh cho dân chủ trong nước, họ cũng như tôi, đứng lên đấu tranh là do sự thôi thúc khởi đi từ lòng yêu thương đất nước, do đó nói rằng chúng tôi đấu tranh chỉ vì có sự thôi thúc, khuyến khích của những đồng hương bên ngoài đất nước là không đúng. Có hay không sự khuyến khích, hỗ trợ từ bên ngoài chúng tôi vẫn đấu tranh. Và đấu tranh hay không là quyết định của cá nhân mỗi người, do đó, không cần đặt ra là nên khuyến khích hay không và nếu có khuyến khích thì đó là có đạo đức hay không đạo đức..."
Sau buổi phỏng vấn với AP, anh Điếu Cày đã tiếp xúc với nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình trạng các trại tù, việc sử dụng các nghị định, thông tư do các bộ phận hành pháp ban hành đã vi phạm luật pháp lẫn hiến pháp như thế nào. Đồng thời anh đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của các tù nhân. Đặc biệt là trường hợp sức khoẻ suy sụp của tù nhân Tạ Phong Tần, Nguyễn Kim Nhàn đang thụ án và blogger Phạm Thanh Nghiên đang bị quản chế và không được đi chữa trị.
Trước đó, hôm qua, thứ Tư anh Điếu Cày cũng đã dành cho thông tấn Bloomberg một cuộc phỏng vấn từ Hà Nội.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Trần Thị Cẩm Thanh - Chỉ vì bố tôi muốn được sống trong sự thật


tran_xanh.jpg
Ông Trần Xanh là bố tôi, ông là nhân chứng của sự thật trong chiến tranh và vì vậy mà mạng sống của ông và gia đình bị bách hại, đặc biệt là từ sau năm 1999, khi ông viết lá đơn này để trình bày và bảo vệ sự thật một cách ôn hòa, chính quyền đã bày binh bố trận tổ chức tấn công ông và gia đình nhằm mục đích giết người diệt khẩu.
Năm 2001 chính quyền địa phương tỉnh Hà Tĩnh đã thản nhiên đuổi gia đình ông ra khỏi quê và cướp đất ở của ông để làm sổ đỏ cho những người khác.
Ở Hà Nội, nơi ông đang ở thì sớm hơn, năm 2000 thì chính quyền tổ chức đánh đập ông và gia đình, họ không lấy đi sổ đỏ của ông cho người khác như ở quê hương Hà Tĩnh nhưng họ thủ đoạn hơn, họ thản nhiên bố trí tội phạm đến đánh đập ông được ăn ở, sinh hoạt, đi lại và làm dịch vụ trong vườn ông để làm nhục ông, nhằm hành hạ ông để ông sớm trở thành người tiên cổ.
Ông chấp nhận sự đơn độc và dấn thân làm chứng cho sự thật, bảo vệ lịch sử.
Ông đã được Chúa yêu thương và che chở mạng sống cho ông, giúp ông hoàn thành tâm nguyện của mình, từ năm 2005 ông đã viết xong hồi ký và qua nhiều gian truân để được xuất bản năm 2008 cũng như nhiều văn bản lần vạch trần sự thật khác.
Ông năm nay đã 90 tuổi nhưng chính quyền vẫn không buông tha ông.
Ông bị chính quyền tổ chức bách hại, do đó nhữngt lá đơn tố cáo nào của ông và gia đình gửi cho chính quyền các cấp từ xã, phường đến Tỉnh thành phố đều vô ích, họ thản nhiên như không và ngang nhiên gọi đó là quản lý, chính quyền cộng sản Việt Nam quản lý có nghĩa là chúng ngồi chia nhau tài nguyên và lần lượt tổ chức ăn cướp, hành hạ thân thể, tinh thần của những cá nhân và gia đình đã vào tầm ngắm
Hiện bố tôi đang phải sống chung với bọn tội phạm do chính quyền bố trí tại nhà kho 110D4c khu tập thể Dầu khí - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội, ông nhiều lần bị khủng bố đến đột quị, hoảng loạn, tình trạng rất nguy hiểm buộc tôi phải quyết tâm nghỉ việc để chăm sóc cứu lấy tính mạng của bố tôi, vạch trần tội ác của chính quyền ra dư luận, yêu cầu chính phủ độc tài chấm dứt việc cướp tài sản, đánh đập, khủng bố hạ nhục nhân phẩm của bố tôi, gia đình tôi.

Trần Thị Cẩm Thanh

Vài hạn chế khi phải ra sống ở nước ngoài: Trường hợp Điếu Cày

Dân LuậnAnh Điếu Cày có lợi thế của một người đấu tranh có uy tín, và sau khi ra tù anh chọn con đường cũng rất chuẩn xác là thúc đẩy cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Đây là việc trong khả năng của anh, và nếu anh có thể huy động được nguồn lực ở nước ngoài để giúp anh em trong nước thực thi điều này thì đó là đóng góp không hề nhỏ!
Một người yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, dân oan, chống giặc ngoại xâm... từng phải chịu tù đày nhiều năm nay lại bị cưỡng xuất ra nước ngoài như anh Điếu Cày có được vài thuận lợi nhưng cũng phải giải quyết rất nhiều khó khăn, hạn chế.
Trước hết đó là anh phải mất khá nhiều thời gian nhằm thích nghi và ổn định cuộc sống như ngôn ngữ, tư cách pháp nhân, những trang bị thiết yếu, chuyện di chuyển, ăn ở, khám chữa bịnh, phong tục tập quán, thời tiết khí hậu, công ăn việc làm, đoàn tụ gia đình, các mối quan hệ... Những việc "linh tinh" mà với nhiều người VN khi đi định cư ở nước ngoài (Việt kiều) với rất nhiều thuận lợi, được chuẩn bị trước... thường cũng phải mất nhiều năm cho việc tái hòa nhập này.
Cứ cho là anh nhanh chóng vượt qua được những chuyện đời thường này và tiếp tục dấn thân ngay, bỏ qua luôn, gác sang bên luôn các bận tâm về gia đình mà chỉ tập trung duy nhất cho lý tưởng vì Dân vì Nước thì anh cũng phải mất khá nhiều thời gian cho việc cập nhật thông tin. Sau hơn 6 năm tù bị cách ly, anh cần phải nhanh chóng nắm lại tình hình kinh tế chính trị xã hội của VN và của cả thế giới, qua tư liệu, báo chí, FB... và qua những mối giao tiếp từ nhiều nguồn, từ đó mới có thể có được những nhận định, quyết định đúng đắn, nhanh nhạy sáng suốt về hướng đi, tầm nhìn... trước mắt và lâu dài một cách độc lập, thích hợp! Bị thúc ép hay nóng vội bỏ qua giai đoạn nầy, anh rất dễ có nguy cơ gặp phải khó khăn trong phân biệt "bạn thù", rồi lại phải giải quyết những ngộ nhận, phát sinh... không loại trừ là sẽ có cả những dàn xếp thủ đoạn, những âm mưu phá hoại ly gián, khiêu khích; hay "tị hiềm ghen ăn tức ở...".
Một hạn chế nữa là khi bị cách ly với quê nhà, là ngày qua ngày, tự nhiên những chuyện mắt thấy tai nghe của anh bây giờ đã và sẽ là chuyện của một xã hội khác, ít nhiều anh sẽ bị phân tâm, suy giảm cảm xúc vì những chuyện hàng ngày anh chứng kiến trước mắt, đã không còn là chuyện của một đất nước VN sống chết thiết thân với anh.
Bị đẩy ra nước ngoài, nhìn ở góc độ nào đó thì cũng như anh vẫn đang bị tù, anh đang bị cách ly khỏi xã hội VN với những bức xúc thôi thúc buộc anh từng phải căm giận, dấn thân... trước những hiện thực đầy ngang trái đau xót của đồng bào mình, trước những bất công, những băng hoại đạo đức đến tột cùng; những mất mát khốn cùng của dân oan mất đất, nông dân, công nhân; những đau đớn bất lực của trí thức ngày càng bị lưu manh hóa... Bị cách ly khỏi hiện thực VN nầy, anh rất dễ bị rơi vào tình huống suy giảm cảm hứng đấu tranh, suy giảm ý chí tập trung và sự thôi thúc mãnh liệt phải chiến đấu hay sẽ bị đồng hóa, tha hóa vong thân, nô lệ!
Bị đày ra khỏi VN, anh cũng không thể mạnh mẽ dẫn đầu, hòa nhập vào dòng người VN biểu tình chống TQ xâm lược như anh từng làm; vì vậy cũng sẽ rất khác, sẽ có nhiều hạn chế khi anh hô hào đồng bào trong nước "biểu tình, xung phong" vì giờ đây anh cũng đã ở quá xa, không được cùng chịu chung nguy hiểm với những người biểu tình như trước... Lý tưởng vẫn vậy nhưng phương thức đấu tranh của anh, trong hoàn cảnh mới ở ngoài VN, do đó buộc phải có thời gian để suy ngẫm, tính toán điều chỉnh lại...
Có những thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn, hạn chế mà những người bị tống xuất buộc phải ra nước ngoài như anh Điếu Cày đang và sẽ phải giải quyết. Có những vấn đề tự thân anh phải giải quyết, nhưng cũng có nhiều lãnh vực mà các hội đoàn, đồng hương VN có thể hỗ trợ, tiếp sức cho anh... Nhưng có lẽ quan trọng nhất, trong giai đoạn hiện nay, là cần dành cho anh sự tôn trọng đúng mức và một số thời gian cần thiết, đừng "kéo" anh vào những tình huống khó xử, những thị phi bè nhóm... Đừng nóng vội đòi hỏi điều này điều nọ ở anh, muốn anh phải cầm cờ này cờ kia, muốn anh phải nói, phải làm như thế này hay như thế kia, vô tình chỉ tạo áp lực lên anh một cách vội vàng, vô tâm thái quá.
Xin hãy nhớ cho là anh đã hy sinh mất mát, đã đóng góp quá nhiều rồi!

Thanh Ton