Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

MỘT THẰNG GIAN CHỐN VĂN CHƯƠNG

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
.
.
Thời Nguyễn Đình Chiểu dù nô lệ mất nước, dù nhiễu nhưng, ô trọc, nhà văn vẫn là người cầm bút đâm mấy thằng gian. Nay người được coi là nhà văn lại chính là thằng gian. Loạn lạc từ nền tảng văn hóa, từ cội rễ đạo lí rồi.
Thời mạt rồi!

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/mot-thang-gian-chon-van-chuong.html

Bóng tối, dao găm và mạng nhện trong “Ba biến khúc ở tuổi 65” của Văn Cao

Những người cầm bút chân chính là những người bị “giời đày”. Tôi phải nhấn mạnh hai chữ “chân chính” để phân biệt họ với đám văn nô, bồi bút, những thằng hề văn chương hướng thượng chốn cung đình. Vâng! Những người cầm bút chân chính, họ tự nguyện và cảm thấy hạnh phúc trong cái sự “giời đày” đó. Với cây bút “trời ban”, thời tuổi trẻ họ hăm hở, xông pha, về già họ vẫn lọ mọ trên trang viết. Thậm chí có người nằm bệt trên giường bệnh, không cầm nổi bút nữa, thì đọc cho người khác ghi giùm. Cả đời họ dấn thân, đam mê, cần mẫn lao động sáng tạo để mong có được những tác phẩm đích thực dâng hiến cho đời, để lại cho hậu thế. Trớ trêu thay, thời nào cũng vậy, họ thường là đối tượng bị đám cường quyền, tham lam, dốt nát, háo danh hành hạ, đầy đọa, rút “phép thông công”. Sở dĩ tôi phải dài dòng như vậy, vì tác giả bài thơ này cũng phải trải qua một quãng đời khốn đốn vô cùng. Văn Cao (1923 – 1995), trong 72 năm cuộc đời đó, thì từ 1958 đến khi về với cát bụi, hầu như ông viết rất ít và không phổ biến. Ca khúc “Ngày hòa bình đầu tiên” ông viết năm 1975, nhưng ca khúc này cũng ít được nhắc đến trong một thời gian dài. Vậy là người nghệ sỹ tài năng Văn Cao đã bị bứng khỏi mảnh đất lao động sáng tạo của mình tới hơn một nửa cuộc đời của ông (37) năm.

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/bong-toi-dao-gam-va-mang-nhen-trong-ba.html

Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?

Tại sao Kim Phúc -“Em bé Napalm”- phải chạy trốn khỏi Việt Nam?
Ý nghĩa thực sự của “Em bé Napalm”?
http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/co-gi-e-tu-hao-ve-buc-anh-em-be-napalm.html

Khóc cho bóng đá và họp kín

Lương tâm không có răng lấy gì mà cắn rứt
.
.
(... Thôi thì không bàn nữa, không nói nữa (mà còn gì để nói khi những sự thật đã phơi bày quá rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật). Chỉ cầu mong cho những người luôn miệng nói “vì dân”, “vì nước”, “vì dân tộc” hãy dành ra 1 phút thôi giữa kỳ họp này để suy nghĩ và tự vấn lại cái lương tâm mình. Để từ đó có thể tự tin trả lời một cách dõng dạc và không thấy lòng hổ thẹn với “liệt tổ liệt tông” câu hỏi sau:

Thời gian qua, trong chuyện này (và không chỉ có một chuyện này), ai là người đã xuyên tạc, đã bóp méo sự thật, đã nói lời giả trá trước nhân dân!?... )

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/khoc-cho-bong-va-hop-kin.html

85 năm Ngày Tang Yên Bái: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”

"... Hôm nay, sở dĩ đảng CS ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học chỉ vì ông đã hy sinh, tuy nhiên, nếu ông còn sống và tiếp tục lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong giai đoạn 1945, số phận của Nguyễn Thái Học cũng giống như Bùi Quang Chiêu, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp và hàng ngàn người Việt Nam yêu nước bị CS giết mà thôi.

Nguyễn Thái Học khi sống là Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng khi chết đã chết như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, thư thái ngâm những vần thơ tuyệt mệnh “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang, lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”. Chàng thanh niên Việt Nam Nguyễn Thái Học chỉ mới 28 tuổi.

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/85-nam-ngay-tang-yen-bai-khong-ai-trong.html

Thì ra Văn miếu chỉ là chuyện nhỏ.

Hà Nội gió giông cách mấy cũng không thể bằng một ngọn sóng Biển Đông. Sài Gòn dù sinh động thế nào cũng không thể tránh được cuộc xâm lăng biết trước. Vậy mà chúng ta, những công dân tội nghiệp sắp không còn căn cước lại nhẩn nha tranh luận những đề tài chỉ quẩn quanh xó bếp.

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/thi-ra-van-mieu-chi-la-chuyen-nho.html

“Tôi và Sứ quán” (và những vận động dân sự Việt nam) sẽ thất bại. Tại sao???

Nạn ăn chặn tiền tại các lãnh sự quán và đại sứ quán sẽ tiếp tục lại rất nhanh và có thể còn lộng hành hơn trước; từng vị trí công tác theo nhiệm kỳ tại những nơi này sẽ tiếp tục được “bố trí” với giá từ vài chục đến vài trăm nghìn như hiện nay, công dân Việt nam và khách nước ngoài sẽ tiếp tục bị đối xử như những con bò sữa để vắt hay đàn cừu để cạo lông; những ai tích cực tham gia sẽ bị ghi vào sổ đen, bị bôi nhọ, bị dọa nạt trực tiếp hoặc qua gia đình và bạn bè; và hệ thống kiếm tiền bất hợp pháp và phi đạo đức có doanh số ít nhất hàng chục triệu đô la với mạng lưới trên khắp toàn cầu này sẽ vẫn tiếp tục vận hành êm ả và hiệu quả.
Lý do vì đâu mà “Tôi và Sứ quán” (và những vận động dân sự Việt nam) sẽ thất bại?

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/toi-va-su-quan-va-nhung-van-ong-dan-su.html

Muốn chống lại Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì?

còn độc tài, Việt Nam càng không thể tạo thành liên minh với các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Mỹ. Muốn liên minh, người ta phải có những điểm chung. Cái chung về các quyền lợi trên Biển Đông chỉ là một. Người ta cần một điểm chung sâu sắc và căn bản hơn: điểm chung của các bảng giá trị. Đó chính là quyền làm người. Trước đây, Lý Quang Diệu từng biện minh cho các chính sách độc tài của ông tại Singapore bằng cách đề cao những bảng “giá trị Á châu” vốn được xem là khác biệt hẳn với các bảng giá trị ở Tây phương. Càng ngày người ta càng thấy đó chỉ là một sự nguỵ biện. Hiện nay, người ta xem nhân quyền và việc tôn trọng nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các cuộc đối thoại với Việt Nam, Mỹ cũng như các quốc gia Tây phương luôn luôn đề cập đến vấn đề nhân quyền. Họ xem việc tôn trọng nhân quyền là một điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại. Đối với việc liên minh về quốc phòng, điều kiện ấy lại càng cần thiết hơn.

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/muon-chong-lai-trung-quoc-viet-nam-can.html

Phép thử của Trung Quốc với Việt Nam

Những phép thử (đã ví dụ ở trên) của TQ với VN luôn luôn mang lại kết quả hài lòng và thành công cho họ. Nhà cầm quyền VN đã luôn luôn nhịn và sẽ còn tiếp tục nhịn. Không chỉ nhà cầm quyền VN bị “lờn thuốc”, trở nên mất sức đề kháng, mất khả năng phản ứng mạnh từ lâu, mà ngay cả người dân cũng bị “lờn thuốc”, trở nên không quan tâm hoặc không muốn lên tiếng nữa, bởi vì có lên tiếng cũng chẳng thay đổi được gì.
Đó là một trạng thái tâm lý rất nguy hiểm ... "

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/phep-thu-cua-trung-quoc-voi-viet-nam.html

Phỏng vấn Joseph S. Nye: Hung đồ của Trung Quốc và chính sách tái quân bình của Mỹ tại châu Á

Joseph Nye là một Giáo sư Thượng hạng Đại học Harvard. Ông cũng là cựu Khoa Trưởng của John F Kennedy School of Government tại Harvard, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng cho chính quyền Clinton từ 1994-1995, và là thành viên của Hội đồng Chính sách Ngoại giao. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, gần đây nhất là "Is the American Century Over?"

 - Chính quyền Obama đã thực hiện việc chuyển trục chiến lược về châu Á là một yếu tố chính trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc chuyển giao rộng lớn các nguồn lực quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị chống trả bởi việc tập trung quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Kể từ khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với sự hiện diện của Mỹ, ông có nghĩ việc chuyển trục chiến lược về châu Á sẽ có hiệu quả trong việc cân bằng quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc trong thời gian dài?

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/06/phong-van-joseph-s-nye-hung-o-cua-trung.html

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

TÔI KHÔNG CẦN BIẾT ÔNG HỒ CHÍ MINH CÓ MẤY VỢ

(Bài cũ đăng lại để mừng sinh nhật "bác")
Đầu tháng 9, 2010, nhân dịp ở trong nước tổ chức rầm rộ các buổi lễ tưởng niệm 40 năm ngày Hồ Chí Minh qua đời, tôi muốn viết một bài về ông, nhưng lại lười, cứ lần khân mãi. Sau đó, mở các tờ báo mạng ra, cứ gặp mãi những bài viết về ông Minh (tôi không thích gọi ông là ông Hồ, nghe nó vô duyên làm sao!) lại đâm bực.
Bực, khi đọc những bài lải nhải khen ngợi ông. Bực cả khi đọc những bài chửi bới ông nữa.



.
.
.Ông Minh đã chết lâu rồi nhưng cái cơ chế ông tạo ra vẫn còn đó. Nó còn đó và nó tiếp tục tạo cơ hội và cung cấp phương tiện cho những sự tàn ác, tham lam và ngu xuẩn. Để cho chúng tha hồ hoành hành và tàn phá đất nước, cái đất nước mà ông bỏ gần cả đời để dành lại từ trong tay thực dân Pháp.


Đứng trước cái di sản tệ hại khổng lồ ấy, những chuyện ông còn tân hay có vợ, chuyện ông nhịn ăn để đồng cam cộng khổ với dân chúng hay lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá của Mỹ, chuyện ông có nung gạch để tránh cái rét ở Paris lúc còn trẻ hay không… chỉ là những chuyện tầm phào.

Hết sức tầm phào.


ĐỌC THÊM

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/toi-khong-can-biet-ong-ho-chi-minh-co.html

Không nên làm những chuyện ruồi bu như chuyện này.

Bài luận văn của em Lê Trần Thu Nguyệt - Lớp 12/A4 - Trường THCS III - TP/HCM. 

Đề bài:
 “Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới của xã hội đất nước, có thứ nào đôi khi có thể sẽ tốt hơn, nếu theo suy nghĩ của bạn?”


Bài Làm:

"Sáng ngày 30 tháng 4 - Trôi theo dòng người tấp nập Tôi ngược lên cầu Thị Nghè rẽ trái đường Nguyễn Bỉnh Khiêm định vào đại lộ Lê Duẩn xem lễ duyệt binh chào mừng “Đại Thắng”, nhưng ....

ĐỌC THÊM
http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/khong-nen-lam-nhung-chuyen-ruoi-bu.html

Comment:


HS cấp II hoặc cấp III không thể nào viết ra bài văn với lối hành văn hơn cả sv đại học. HS cấp 2-3 thật sự có viết bài văn trên phải được chỉnh sửa của người trong giới văn học. Theo lịch sử cấp 2-3 hs vn chưa học chi tiết ls nhiều như vậy. Nói chung bài văn ủng hội chế độ vnch nhưng mượn tay hs cấp 2-3 thì không nên, tôi là nhà báo từng làm việc tại vn. Phong văn rất dể phân tích, đưa bài văn vô computer phân tích chúng tôi biết được trình độ và độ tuổi của tác gỉa. Nếu có lời mộ phạm không phải cố tình đứng trên phương diện nhà báo tôi muốn nói suy nghĩ của riêng tôi.


@Lynn Truong
Không để tui yên hỉ các chị London đang lạnh biết giờ này mấy h không kiu tui cmnt, Tammy cmnt đúng không thấy tui like các chị biết còn hỏi???

Anh Bao Huynh cẩn thận nếu tác gỉa là đàn ông thì sao rút lại lời của nam nhi đại trượng phu hơi khó. Tôi không biết về văn không cần dùng computer phân tích, đọc lối hành văn tôi cãm giác đây là lối viết văn của đàn ông hoặc gỉa người đàn ông chỉnh lại cho người nử, dựa trên 2 chử tôi đoán ra "lủng lẳng" hai chử này nam hay xử dụng hơn nử, đa số nử xử dụng 2 chử "tòng teng". Tùy ý mỗi người, không chắc ăn không cmnt. Bài văn qúa nhiều mâu thuẩn nên tôi không like. Đừng ném đá tôi binh cộng sản nhé, tôi muốn lý lẻ phần nào ngày 30/4 đau buồn như vậy AI KIẾM ĐƯỢC 1 CỰU TPB QLVNCH TRÊN CÁC CON ĐƯỜNG CHÍNH HOẶC CÁC NGỎ HẺM NHÀ HÀNG Ở VN TÔI THUA GÌ CỦNG ĐƯỢC VÀ SẲN SÀNG BỎ NGHỀ LUẬT SƯ CỦA TÔI.

Không biết mọi người nghĩ sao cho là bài văn hay, có ai nghĩ ngược lại ý đồ đen tối cố tình hạ nhục Bắc Đẩu Bội Tinh của CSQLVNCH hay không? Quân chương Bắc Đẩu Bội Tinh nằm trong ca xin ăn....người TPB phải có tự ái của 1 QNQLVNCH ngày 30/4 đi xin ăn bỏ quân chương vô ca xin ăn, các vị cho là bài văn hay, xin lổi người viết văn qúa thông minh dựa trên hs cấp 2-3 đưa ra bài văn như vậy nghĩ rằng người khác không biết. Các vị không đọc kỷ không hiểu tư cách của 1 thương phế binh vnch ra sao các vị nhảy vô khen bài văn. Tôi đi ăn ở vn gặp 1 TPB chú hát và đàn bán vé số mời tôi mua, tôi không mua vì không chơi vé số, tôi nhả ý cho tiền chú và mời chú ăn. Anh lớn của tôi nói mua thì mua không mua không được làm như vậy, anh tôi la tôi rất lớn tiếng, chú nói tuy chú là TPB nhưng chú muốn kiếm tiền không muốn xin tiền cháu ạ, xin lổi làm cháu hiểu lầm và phiền bửa ăn của cháu, chú quay lưng đi nước mắt tôi chảy xuống chạy đến mời chú cùng ăn với tôi 1 bửa, chú nói sợ ăn mất thời gian không kịp bán bị lổ. Tôi xin phép mua 10 vé số và năn nỉ chú nhận thêm chú nhất định kg nhận. Khi chú quay lưng đi tôi tỉnh người cự anh tôi "làm gì la dử vậy" anh tôi nói làm ơn đừng nghĩ ai củng vì tiền, anh Trí về đây từ năm 96 làm việc chứng kiến nhiều lắm, nhất là ở ngay bánh xèo đinh công tráng Tân Định, Bé làm ơn không biết thì hỏi. Anh lớn của tôi hiện vẩn đang làm ở vn từ năm 96 cho đến hôm nay.


Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Việt Nam phá giá tiền đồng


Đây là lần thứ hai trong năm 2015, Việt Nam đã phá giá tiền đồng. Hồi tháng Một, đồng Việt Nam cũng đã bị phá giá 1%.
Thông cáo của NHNN VN cho hay việc điều chỉnh tỉ giá lần này là nhằm “đối phó với những tác động bất lợi của thị trường thế giới và ổn định thị trường ngoại tệ”, cũng như nhằm giúp Việt Nam “thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội”.
Đây là lần thứ hai trong năm 2015, Việt Nam đã phá giá tiền đồng. Hồi tháng Một, đồng Việt Nam cũng đã bị phá giá 1%.

Đọc tiếp:

Việt Nam phá giá tiền đồng

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/viet-nam-pha-gia-tien-ong.html

Chính quyền Hà Nội sách nhiễu câu lạc bộ dạy tiếng Anh Stand By You

Chính quyền Hà Nội sách nhiễu câu lạc bộ dạy tiếng Anh Stand By You

Trong những ngày qua, câu lạc bộ Stand By You, nơi dành cho những bạn trẻ muốn học tiếng Anh miễn phí, luôn bị cơ quan chính quyền Hà Nội sách nhiễu, gây khó dễ.

CLB Stand By You là một tổ chức từ thiện dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không có tiền học ở trung tâm. Sáng lập viên của CLB là anh Phạm Minh Đáp, một thanh niên bán bong bóng dạo dành tiền để dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn trẻ. Được biết anh Đáp là một người quan tâm đến những hoạt động cổ võ nhân quyền và dân chủ. Anh cũng từng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc và có nhiều bạn bè là những nhà hoạt động nhân quyền. Có lẽ vì lý do này mà nhà cầm quyền Hà Nội không ngừng sách nhiễu CLB Stand By You.

Đọc tiếp:
http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/chinh-quyen-ha-noi-sach-nhieu-cau-lac.html

Nguồn gốc của biểu tượng Nữ thần Công lý

Vụ bê bối của nhà xuất bản Lao động – Xã hội liên quan đến việc dùng hình ảnh diễn viên hài Công Lý để minh họa biểu tượng Nữ thần Công lý có thể gợi lên câu hỏi: Vậy Nữ thần Công lý thực sự là ai và đến từ đâu?
Ngày nay, Nữ thần Công lý thường được biết đến với cái tên Lady Justice, với một tay cầm cân (scale) – tượng trưng cho sự suy xét cẩn trọng và công bằng, một tay cầm kiếm (sword) – tượng trưng cho sức mạnh cưỡng chế, và một dải băng bịt kín đôi mắt (blindfold) – tượng trưng cho sự vô tư, không bị tác động bởi ngoại cảnh. Phần lớn giới nghiên cứu đều đi tìm nguồn gốc của biểu tượng này ở vùng Địa Trung Hải, cái nôi của những nền văn minh rực rỡ trong lịch sử loài người.
Biểu tượng Nữ thần Công lý ngày nay có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp và La Mã
Nữ thần Justitia, trong tiếng Latin là Iustitia, là hiện thân của công lý trong thần thoại La Mã (Roman). Bà là một trinh nữ sống giữa loài người cho đến khi loài người trở nên hủ bại và tha hóa, buộc bà phải bay lên trời và hóa thân thành chòm sao Xử nữ (Virgo).
Không có nhiều tác phẩm hội họa hay điêu khắc cổ đại về Justitia còn lưu lại cho đến ngày nay. Bảo tàng Anh quốc (British Museum) là nơi đang trưng bày hiện vật cổ nhất về bà, đó là một đồng xu La Mã, có niên đại vào khoảng năm 22-23 sau Công nguyên.

Đọc tiếp:

Nguồn gốc của biểu tượng Nữ thần Công lý
http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/nguon-goc-cua-bieu-tuong-nu-than-cong-ly.html


Liệt kê những nguỵ biện phổ biến ở người Việt

Nguỵ biện
Cách đây trên 10 năm tôi căn cứ vào những gì mình học qua và có viết một bài khá dài để liệt kê những nguỵ biện phổ biến ở người Việt. Bài đó được phổ biến rất nhiều qua từng ấy năm. Nhưng hôm qua, nhân một cái note nhỏ về “Chứng từ của tội lỗi” (tôi không dùng chữ “tội ác”), tôi mới thấy thói nguỵ biện vẫn còn tồn tại trong khá nhiều bạn đọc.

Đc tiếp:

Quyển nhật ký nào vào bàn tay phù thủy của bọn văn nô phù phép đều trở thành một kiệt tác văn học hiện đại Việt Nam

SỰ THẬT NHẬT KÝ NGUYỄN VĂN THẠC VÀ ĐẶNG THÙY TRÂM

Nếu bất cứ quyển nhật ký nào của cây viết không chuyên, được bàn tay phù thủy của bọn văn nô phù phép như nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm rồi quảng cáo um xùm lên để trở thành một kiệt tác văn học bán hót thì nền văn học hiện đại Việt Nam đã đến thời kỳ mạt vận.



Chân lý ở đây là phản ứng dây chuyền lừa! (*)
Đọc tiếp:
http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/su-that-nhat-ky-nguyen-van-thac-va-ang.html

Năm đời Tổng bí thư làm tôi đòi cho ngoại bang phương Bắc chưa đủ sao?

Nếu thật thế thì nghiêm trọng quá!


Nếu quả thật như trên thì cái sơ hở sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của ông Trọng và cả đoàn VN nên gọi chính xác là gì ? Có thể gọi là bán nước cho thế lực bành trướng ? Ông và đoàn của ông ăn nói ra sao với toàn dân ? Tuyên bố chung có nên đưa ra trưng cầu dân ý của toàn dân ?
Thì ra « cái tròng Bắc thuộc mới » mà nguyên Bộ trưỏng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sớm cảnh báo đã được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mở đầu năm 1990, tiếp nối bởi Tổng bí thư Đỗ Mười, rồi bị thắt chặt hơn dưới thời Tổng bí thư tham quyền Lê Khả Phiêu, để rồi tiếp nối mạnh hơn nữa bởi tổng bí thư Nông Đức Mạnh, còn rước họa bô-xít vào vùng chiến lược Tây Nguyên, và nay lại được ông tổng Trọng làm cho cái tròng Bắc Thuộc thêm chặt hơn, ngẹt thở thêm, dân ta không còn chịu nổi.
Năm đời Tổng bí thư làm tôi đòi cho ngoại bang phương Bắc chưa đủ sao? Đại Hội Đảng CS thứ XII hãy trả lời rõ cho toàn đảng và toàn dân nước ta.
Đoc tiếp:
http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/neu-that-thi-nghiem-trong-qua.html

Chiến dịch TODOCABI: Giới trẻ lên tiếng về vấn đề minh bạch ngân sách

“Quyền được biết tiền của mình đang và sẽ được sử dụng như thế nào?”
Trước đại hội Đảng bộ các cấp, một chiến dịch mang tên TODOCABI tức…tớ đố cậu biết đã được phát động trên mạng nhằm đánh động ý thức công dân Việt Nam; đặc biệt là giới trẻ khi vẫn còn thờ ơ với các vấn đề của đất nước.
Xem chi tiết về chiếc dịch TODOCABI:

http://sweetnocolorsun.blogspot.ca/2015/05/gioi-tre-len-tieng-ve-van-e-minh-bach.html

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979


Nguyễn Văn Thiệu và Henry Kissinger
SpiegelThưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?
Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.
Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.
SpiegelKissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.
Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.
SpiegelKissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ - trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam.
Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.

Nguyễn Văn Thiệu và Richard Nixon tại cuộc họp ở Midway 1969
SpiegelVậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?
Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.
Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?
Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.
SpiegelKhi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.
Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.
SpiegelVà ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình.
Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía...
Spiegel... và mang tính tượng trưng?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.
SpiegelMỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.
Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.
SpiegelÔng đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?
Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hãy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.
SpiegelNhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.
SpiegelỞ thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?
Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.
SpiegelCó lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác."
Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.
Spiegel: Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân.
Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.
Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết.
Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.
SpiegelCó lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.
SpiegelÔng có lập luận như thế với Kissinger không?
Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?"
SpiegelÔng ấy trả lời sao?
Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.
SpiegelNhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng "lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất."
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.
Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?
Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?
SpiegelVậy Kissinger nói sao?
Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.
SpiegelKissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.
Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?
SpiegelVề vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận.
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách huơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: "Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!" Hoặc: "Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ." Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi.
Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: "Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về." Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: "Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ."
Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước.
Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói "Không", nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.
SpiegelBây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?
Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.
SpiegelVì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?
Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào.
SpiegelKissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.
Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam.
SpiegelTinh thần binh lính bị suy sụp?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.
SpiegelKissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?
SpiegelTức là ông đã thông báo cho họ?
Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: "Nhát như cáy". Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.
SpiegelMột điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.
SpiegelKissinger viết: "Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác." Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những "chiến thuật né tránh" mà "người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc" ra dùng.
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.
SpiegelKhi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?
Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở.
Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.
SpiegelMặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào.
Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.
SpiegelVề điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?
Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.
SpiegelNếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.
Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không đến nỗi tồi?
Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.
SpiegelTrong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp" và "chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.
SpiegelHay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?
Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.
Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.
SpiegelNhư trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.
Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.
SpiegelTrong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".
Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp.
Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.
Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ "lòng oán hận độc địa".
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.
SpiegelKissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn "thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng" của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?
Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.
SpiegelKissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu "theo kiểu Việt Nam: gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề", rằng ông "chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện".
Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi.
Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Paris, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.
Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.
Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?
Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không?
SpiegelMột số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam. Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?
Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.
SpiegelNhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.
Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một "thỏa thuận danh dự". Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ." Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: "Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự."
SpiegelKissinger viết như sau: "Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh."
Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.
SpiegelCó bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."
Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.
SpiegelCá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?
Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.
SpiegelXin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
(Nguồn: "Die Amerikaner haben uns verraten", tạp chí Spiegel số 50/1979. Những người thực hiện: Engel, Johannes K., Lohfeldt, Heinz P.)
Phạm Thị Hoài dịch
Đã đăng trên báo Trẻ Online.