Giới thiệu cuốn "Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" Của Du Miên:
Nhà văn Du Miên ký tên vào sách
| ||
“Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" là một cuốn sách độc đáo, đã làm đảo lộn suy nghĩ kiểu Trung quốc từ bấy lâu nay về cổ sử. Một vị giáo sư đại học San Diego sau khi ông đọc xong tác phẩm, đã khích lệ công cuộc dịch ra Anh ngữ tác phẩm này.Trước ngày tác phẩm được chính thức phát hành, vào ngày 1 tháng 9 năm 2008, Ban Tu Thư thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã tổ chức một cuộc tiếp tân báo giới trong vùng thủ đô tị nạn Little Sàigòn. Hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ đều hiện diện và sau đó chuyển đạt tin vui mà tin này đã mau chóng trở thành cơn địa chấn trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam. Các đài truyền hình SBTN, VHN, Saigon T.V., Free VN, Take2Tango Broadcasting, các nhật báo Người Việt, Việt Báo, Viễn Đông và nhiều chương trình phát thanh, tuần báo, tạp chí đã chiếu hình, tường thuật buổi tiếp tân báo chí đặc biệt để giới thiệu về nội dung cuốn sách Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông (VN:SNVMPĐ). Nhà văn Nguyễn Đức Lập, đại diện Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam bắt đầu buổi tiếp tân bằng việc cho các thiện nguyện viên tháp tấm khăn che trên mặt bàn, để lộ ra một số lượng sách mà sau đó mọi người mới biết được đó là những cuốn sách lừng danh trong lịch sử văn hóa Trung Hoa cũng như Âu Mỹ. "Để hình thành tác phẩm "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông", tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa và anh em trong Ban Tu Thư chúng tôi đã tra cứu chừng này sách cổ Hoa, Việt và Âu Mỹ." Sau đó nhà văn còn nói thêm, "chẳng những tra cứu mà còn bàn thảo, cân nhắc và so sánh nữa". Lần lượt, nhà văn giới thiệu từng cuốn: - Thượng Thư (còn gọi là Kinh Thư), là bộ sách cổ xưa nhất của nước Tàu, được Khổng Tử san định. - Kinh Thi, là bộ cổ thi gom góp phong dao các nước, cũng do Khổng Tử san định. - Sử Ký Tư Mã Thiên, bộ sử chính của người Tàu. - Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu là bộ sách ghi mục lục toàn bộ các sách kinh, sử, tử, tập của người Tàu chứa trong "Tứ Khố Toàn Thư" là kho tàng trữ sách của triều Minh. Trong 4 loại sách nói trên, bộ Kinh gồm các sách do thánh hiền viết và tất cả những sách luận giảng tư tưởng của thành hiền; bộ Sử gồm tất cả các sách viết về lịch sử, dã sử, truyện ký, địa lý; bộ Tử gồm các trước tác của bách gia chư tử, tất cả các trước tác về học thuyết của bách gia chư tử, tất cả những sách viết về khoa học kỹ thuật như nông, y, thiên văn, lịch pháp, toán pháp; bộ Tập gồm tất cả các sách viết về văn học và nghệ thuật như văn, thơ, nhạc, họa các loại. Năm Càn Long thứ 37 (tức năm 1772), vua Càn Long xuống chiếu, mở 4 kho sách của nhà Minh, đem tất cả những sách cất giữ cẩn mật ra, lại kêu gọi mọi người trong nước gom sách cho triều đình. Nhà vua lại khiến các học sĩ trong triều tuyển chọn lựa lọc, hủy bỏ các sách bất lợi cho Thanh triều. Sau 10 năm, giữ lại 3,460 loại sách gồm 79.339 quyển, cũng chia thành 4 bộ: kinh, sử, tử, tập và cũng gọi là Tứ Khố Toàn Thư. Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh được sao thành 7 bộ và được cất giữ ở 7 nơi. Trong khi tuyển lựa sách, các học sĩ phải tóm lược ý tưởng từng pho sách, viết thành pho Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu, tức mục lục của Tứ Khố Toàn Thư, gồm tên các sách, tóm tắt nội dung sách và nhân thân tác giả. Pho này cũng được sao thành 7 bộ. Vào tháng 10 năm 1983, Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu được Đài Loan Thương Vụ Ấn Thư Quán ấn hành lần thứ nhất ở Đài Loan. Tháng 2 năm 2001, ấn hành lần thứ hai. Nhờ cuốn mục lục nầy mà TTNCVNVN tìm được một số các tác phẩm của người Việt hay liên quan đến người Việt, trong đó quan trọng nhất là tìm được trọn đủ các chi tiết cần thiết về bộ cổ sử Bách Việt Tiên Hiền Chí. - Bách Việt Tiên Hiền Chí (Lĩnh Nam Di Thư), của sử gia Trinh Bá Âu Đại Nhậm, sử gia người Việt, làm việc trong triều Minh, đã dùng kỹ thuật "lách" tài tình để lưu lại lịch sử Bách Việt, kể chuyện các nhân tài, hiền sĩ người Việt có những đóng góp quan trọng trong nhiều lãnh vực, suốt triều Hán. Trong tác phẩm nầy, tác giả còn ghi rõ âm mưu thâm độc của người Hán: Mỗi khi đánh chiếm các nước, nhà Hán cho cắt đất, phân chia ra nhiều mảnh, đặt tên mới, xóa tên cũ, dùng đủ mọi thủ đoạn để dân bị xâm chiếm không còn nhớ đến nguồn gốc của mình. Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí trưng bày hôm nay cả bản chính bằng chữ Nho và bản dịch sang Việt Ngữ của giáo sư Trần Lam Giang, do Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam, Thư Viện Việt Nam ấn hành năm 2006. - Các bộ tự điển quan trọng nhất của người Tàu như: - TỪ NGUYÊN: bộ tự điển lớn của Tàu, khởi công biên sọan từ năm 1908 (nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự thứ 34). Năm 1915 xuất bản 5 phần Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu. Năm 1931 xuất bản Từ Nguyên tiếp theo, thành trọn bộ. Năm 1939 xuất bản Từ Nguyên Hợp Đính bản, gồm phần xuất bản năm 1915 và phần xuất bản năm 1931. Năm 1949 xuất bản Từ Nguyên Giản Biên. - TỪ HẢI: Bộ tự điển lớn và có giá trị đáng tin cậy của Tàu do một số nhà giáo dục và học giả uy tín thời Trung Hoa Dân Quốc biên soạn thành. - THUYẾT VĂN GIẢI TỰ: Bộ từ điển do Hứa Thận đời Hậu Hán biên soạn. Hứa Thận tự là Thúc Trọng người ở Chiêu Lăng tỉnh Nhữ Nam, nay là phía đông huyện Yển Thành, tỉnh Hà Nam, được cử hiếu liêm, làm quan đến chức thái úy Nam Các tế tửu. Hứa Thận học thức uyên bác, người đương thời có câu "Ngũ Kinh vô song Hứa Thúc Trọng" (về Ngũ Kinh không ai bằng Hứa Thúc Trọng). Theo Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu, Thuyết Văn Giải Tự được Hứa Thận viết xong năm Vĩnh Nguyên thứ 12 đời vua Hòa đế đời Hậu Hán (Tây lịch năm 100). Theo lời nói đầu của ảnh ấn phẩm tháng 11 năm 1963, Thuyết Văn Giải Tự được Hứa Thận khởi công biên soạn năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Tây lịch năm 100), đến niên hiệu Kiến Quang thứ 1 đời vua An đế (Tây lịch 121) mới hoàn tất. Đây là một bộ giảng nghĩa ngữ vựng chữ Nho rất giá trị và rất cổ, cách nay (2008) gần 2.000 năm nên ý nghĩa các chữ cổ chưa bị thời gian làm thay đổi. Tống Thái Tông niên hiệu Ung Hy thứ 3 (Tây lịch năm 986) sai Từ Huyễn, tự là Đỉnh Thần hiệu đính Thuyết Văn Giải Tự cho được ngăn nắp và súc tích hơn. - KHANG HY TỰ ĐIỂN: Thanh Thánh Tổ niên hiệu Khang Hy, vị vua thứ 6 nhà Thanh, ở ngôi 61 năm (1662 - 1723). Ông là một vị vua người Mãn, đô hộ Tàu và nổi tiếng uyên bác văn học Tàu. Nhận thấy Thuyết Văn chưa đủ và cách sắp xếp khó tra, Khang Hy bèn cùng một số học giả trong triều biên soạn một bộ tự điển, đặt tên là Khang Hy Tự Điển. Bộ tự điển này có giá trị rất cao, đến nay vẫn là nền cho các bộ tự điển cũng như từ điển khác. - Tập bản đồ bành trướng đế quốc Tàu của tạp chí National Geofraphic của Hoa Kỳ. - Bộ sử The Cambridge History of China (Vol. VII). Với chừng ấy sách và tài liệu, tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa trích ra các đoạn sử văn nói rõ: 1- Vào khoảng 2.000 năm trước Tây lịch, vua Nghiêu đã cử đại quan trong triều về đất Nam Giao (tức VN ngày nay) để học về thiên văn, phép làm lịch và văn tự. 2- Trước khi đánh thắng vua Trụ để lập nên triều Chu, tổ của nhà Chu là Cổ Công (Đản Phụ) đã cử 2 thái tử con lớn sang du học tại nước Việt. 3- Chu công Cơ Đán, trong lúc thay vua (Thành vương) điều hành triều đình nhà Chu, vào năm 1.100 trước Tây lịch, xác nhận nước Việt và nước Tàu hoàn toàn độc lập với nhau, không phải là chư hầu như các sử gia về sau xuyên tạc. 4- Sử liệu Thượng Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên và tài liệu Âu Mỹ ghi rõ: Người Việt đã sống định cư từ hơn 5.000 năm trước Tây lịch và là giống dân đầu tiên trồng lúa gạo trên thế giới trong khi Chu công Cơ Đán xác nhận 1.000 năm trước Tây lịch, người Tàu còn sống đời du mục. 5- Đức thánh Khổng Tử đã lấy phong dao Việt tộc đưa vào Kinh Thi, kính cẩn xếp vào Quốc Phong. Ngài lại còn xếp phong dao Việt Nam vào "chính phong" để giáo hóa luân lý đạo đức cho người Tàu thời bấy giờ 6- Vạch trần chính sách tàn độc của triều Hán "nhất thống thiên hạ", bành trướng lãnh thổ, tiêu diệt các dân tộc sau khi xâm chiếm lãnh thổ của họ. 7- Xác nhận kiến trúc sư Nguyễn An là người vẽ kiểu và chỉ huy hàng trăm nghìn nhân công xây dựng cung cấm cố đô Bắc Kinh, nổi tiếng với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn còn tồn tại cho tới ngày nay. Ký giả Nguyên Huy, viết trên nhật báo Người Việt, ngày 16 tháng 9, 2008: "Nội dung cuốn sách không phải là đặt ra một vấn đề mà là một khẳng định từ những tài liệu cổ sử Trung Hoa và thế giới về nguồn gốc văn minh ở Phương Đông là Việt tộc, nay còn lại là Việt Nam... Điều thuyết phục nhất cho người đọc là tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa đã không lý luận xuông thường dễ sa vào chủ quan xuất phát từ tự ái dân tộc mà tác giả đã luận lý bằng chính cổ sử Trung Hoa như từ truyền thuyết Ngũ Đế qua các sách cổ như Thượng Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên, Kinh Xuân Thu, Kinh Thi của Khổng Tử san định, Bách Việt Tiên Hiền Chí của Trịnh Bá Âu Đại Nhậm và các sách giá trị của Trung Hoa như Thuyết Văn giải tự, Từ Hải, Từ Nguyên, Khang Hy tự điển. Về sử sách Phương Tây tác giả đã căn cứ trên National Geographic Magazine để tìm ra địa giới nước Tầu với dòng giống Bách Việt và bộ sử lớn "The Cambridge History of China" để làm chứng cứ cho những tìm tòi nhân chủng học về dân tộc Tầu vốn là những bộ tộc du mục trong khi dòng Bách Việt đã là những xã hội định canh định cư từ hàng ngàn năm trước và đã có một nền văn hóa giáo dục mà Khổng Tử đã mượn đem về giáo hóa cho các bộ tộc người Tầu từ thời nhà Chu..." Trong khi đó, ký giả Vĩnh Thuận, nhà báo kỳ cựu của nhật báo Trắng Đen Sàigòn trước 1975, nay viết trên tạp chí Phương Đông (Seattle - Washington) và Người Việt (Little Sàigòn): "Ông Du Miên không viết theo kiểu "hàn lâm" mà các nhà nghiên cứu thường áp dụng. Ông viết theo kiểu nhà báo. Các ký giả, tường thuật tin tức vẫn thường kèm theo hình ảnh chứng thực. Cho nên, tác phẩm "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" có rất nhiều hình ảnh dẫn chứng cho những dữ kiện mà tác giả muốn trình bày. Những hình ảnh nầy là các tấm họa đồ, các trang sách, các đoạn sách chữ Nho, mà tác giả đã trích dẫn. Nói đâu, có sách đó. "Nói có sách, mách có chứng."" Trong buổi giới thiệu tác phẩm tại thủ đô tị nạn Little Sàigòn, chuyên gia Hoa ngữ đồng thời là cựu sinh viên khóa 16 Võ Bị Quốc Gia VN Hoàng Đình Khuê phát biểu: "Cái cảm nghĩ đầu tiên của tôi khi đọc xong tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông là tôi rất vui mừng và khoái chí tử vì từ đây có chứng cớ để lột bộ mặt gian ác và bịp bợm của bọn Tàu phù..." Độc giả có thể tiếp tay công trình quý báu này, bằng cách mua sách, để tác giả có phương tiện chuyển dịch sang Anh ngữ phổ biến khắp các thư viện Hoa kỳ và nhất là để thế hệ trẻ hiểu về nguồn cội, có bằng chứng vững chắc để hãnh diện là người Việt Nam. Muốn mua sách, đến thẳng Thư Viện Việt Nam ở số 10872 Westminster Ave, Suite #214 - 215, Garden Grove, CA 92843. Điện thoại (714) 638 - 8448 hoặc gửi thư về P.O. Box 2051, Westminster, CA 92684. Check đề trả cho "Nhân Ái Foundation". |
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
Văn Hoá Việt Nam không bắt nguốn từ Tàu_ Khổng Tử "chôm Văn Hóa Việt _ Kỹ Sư Việt Xây Thành Bắc Kinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
XIN GIỚI THIỆU: Giáo Sư Kim Định có rất nhiều bài viết về Triết Việt rất hửu ích. Ai quan tâm đến tư tưởng, học thuyết, nhân sinh quan của cội nguồn Việt tộc thì có thể vào đây để tìm đọc: https://www.google.ca/#hl=en&sugexp=les%3B&gs_nf=1&tok=GoeiSrz7zYm4rO7BuIWqPg&cp=32&gs_id=6&xhr=t&q=C%E1%BA%A9m+Nang+Tri%E1%BA%BFt+Vi%E1%BB%87t+c%E1%BB%A7a+Kim+%C4%90%E1%BB%8Bnh&pf=p&output=search&sclient=psy-ab&oq=C%E1%BA%A9m+Nang+Tri%E1%BA%BFt+Vi%E1%BB%87t+c%E1%BB%A7a+Kim+%C4%90%E1%BB%8Bnh&gs_l=&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_cp.r_qf.&fp=343c543d4f1ff9f&biw=800&bih=475
Trả lờiXóa