Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Tác giả 'Hoa địa ngục' - Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời













Như lời thương tiếc

Bức tranh ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện qua nét vẽ Babui (Danlambao)


Người Việt
 - QUẬN CAM, CA 2-10 (NV) - Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ Hoa Ðịa Ngục, vừa qua đời vào khoảng 8 giờ sáng Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012, tại một bệnh viện ở thành phố Santa Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vào bệnh viện vào sáng sớm ngày 26 Tháng Chín, 2012. Tại đây, bệnh viện điều trị chứng nhiễm trùng đường phổi nhưng ông vẫn thấy đau ởngực. Một số xét nghiệm cả về tim mạch, chụp phim và lấy mẫu phổi (biopsy) truy tìm ung thư cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, cho đến sáng ngày Thứ Hai, 1 Tháng Mười 2012 thì bệnh trở nặng. Mười giờ sáng Thứ Hai, Linh Mục Cao Phương Kỷ đã làm các nghi thức cần thiết để ông trởthành một tín đồ Công Giáo theo ước nguyện trước sự chứng kiến của ông bà Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Trang, bà Lâm Thiên Hương, nhà văn Trần Phong Vũ.

Người kề cận bên nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong phút lâm chung và cũng là người vuốt mắt cho ông là nhà văn Trần Phong Vũ.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (bên phải) gặp dịch giả Huỳnh Sanh Thông (bên trái) tại thành phố New Haven, Connecticut, hồi Tháng Tư 2005. (Hình: Quang Phu Van - Vietnam Literature Project)

Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có một người anh là sĩ quan cao cấp VNCH đang ở sống ở tiểu bang Virginia, hai người chị ở Việt Nam.

Ông bị tù tổng cộng 27 năm qua nhiều nhà tù miền Bắc, đặc biệt là nhà tù nổi tiếng Cổng Trời. Lần ra khỏi tù sau cùng của ông là ngày 28 Tháng Mười 1991.

Khi ông chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội đưa tập thơ và xin tị nạn chính trị, viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc và cho biết họ không giúp ông tỵ nạn chính trị được. Bước ra khỏi trụ sở Tòa Ðại Sứ Anh thì ông bị công an CSVN bắt giữ liền.

Nhờ sự can thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật quốc tế, ông đã được chế độ Hà Nội thả cho đi Mỹ định cư Tháng Giêng 1995.

Ông đã đem kinh nghiệm về chế độ Cộng Sản, kinh nghiệm tù đày trình bày với các cộng đồng người Việt khắp nơi từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu.

Tập thơ Hoa Ðịa Ngục đã được dịch ra Anh, Pháp, Ðức và Hòa Lan ngữ.

Sau khi đến Mỹ, năm 2001 ông cho xuất bản tập truyện Hỏa Lò. Tập truyện Hai Chuyện Tù được ông xuất bản năm 2008.

Ông Nguyễn Chí Thiện từng gặp cha Chính Vinh, cha Nguyễn Văn Lý trong nhà tù CSVN.

Nhân cách và cái chết của cha Chính Vinh tại nhà tù Cổng Trời (tỉnh Hà Giang) được nhiều người viết hồi ký kể lại trong đó có ông Kiều Duy Vĩnh. Ông Vĩnh là một trong rất ít người thoát chết trở về sau nhiều năm bị giam ở trại Cổng Trời, mới qua đời hồi Tháng Bảy vừa qua và cũng đã chịu các phép bí tích để trở thành tín đồ Công Giáo.

Những kỷ niệm cũng như nhân cách của cha Chính Vinh, Linh Mục Lý đã gây ấn tượng sâu sắc thúc đẩy nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chọn đức tin Công Giáo và lấy tên thánh là Thomas More.

Tác giả Hoa Địa Ngục

Vào năm 1980, người ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tập thơ không có tên tác giả, xuất bản bởi “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam”. Tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” mà tác giả là “Ngục sĩ” hay khuyết danh. Ít tuần lễsau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.

Tựa đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area Studiesấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.

Những bài thơ của ông trong tập Hoa Ðịa Ngục gây xúc động sâu xa trong tâm thức người đọc về cái đói, sự đày đọa ác độc, sự gian ác của chế độ Cộng Sản đối với con người.

Tập thơ thoát ra khỏi Việt Nam khi nhà thơ lén lút mang tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo Sư Patrick J. Honey thuộc đại học London sang Việt Nam Tháng Bảy năm 1979 và mang về. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bịgiam cầm.” (TN)


7 nhận xét:

  1. Năm 1991, Ban nhạc U2 có phát hành dĩa nhạc mang tên Achtung Baby, có ghi hàng chữ: "Remember Nguyễn Chí Thiện, imprisoned in Vietnam from xxx to xxx ..." (tôi không nhớ năm)

    Tôi mua tape nhạc về (hồi ấy cassette vẫn còn thịnh hành) rất ngạc nhiên và xúc động khi thấy ban nhạc tủ của mình lại nhớ tới một trong những nhà thơ đáng kính nhất Việt Nam.

    Sau đó ít năm, anh Nguyễn Chí Thiện qua Mỹ, rồi qua California gặp gỡ đồng bào. Nhân dịp này, anh Thiện tới thăm các anh em biệt kích nhảy toán ra bắc mà đã ở tù chung với anh Thiện. Tôi có dịp gặp anh Thiện lần đầu vào dịp này. Tôi mang audio tape cassette của U2 có hàng chữ "Remember Nguyễn Chí Thiện..." và tặng lại anh Thiện.

    Nguyễn Chí Thiện hơn tôi trên 20 tuổi, nhưng vì tôi đi chung với những anh nhỏ hơn anh Thiện 10 tuổi, nên mọi người cứ xưng hô anh-em thôi.

    Ngày ấy anh Thiện mới qua Mỹ, lạ nước lạ cái lắm, cái gì cũng lạ. Và anh không hiểu tại sao một ban nhạc rock lại nhớ tới anh ấy. Tôi giải thích, đây là ban nhạc thuộc loại đệ nhất hành tinh về tầm vóc ảnh hưởng đến loại nhạc rock, cũng như số bán dĩa nhạc và vé concert, và anh chàng nhạc sĩ kiêm ca sĩ Bono chuyên hợp tác với Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cũng như những hội từ thiện lớn của thế giới để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nhân quyền, Bono có tiếng nói ngang ngửa với nhiều chính khách lớn của thế giới.

    Anh Thiện có vẻ cảm động, mân mê cuốn cassette, rồi hỏi tôi,

    "Ban nhạc tên là u tu à? Giống như cái máy bay thám thính hở?"

    Tôi nín cười vì anh đọc chữ "U" theo kiểu Việt nam trong khi mình chỉ nghe và nói là "you two" thôi, nhưng lễ phép thưa:

    "À, ban nhạc này từ Ái Nhĩ Lan. Hồi chúng nó được sinh ra, Ireland đang bị khủng hoảng kinh tế. Dân nghèo xin trợ cấp xã hội dùng cái đơn tên là U2 để xin trợ cấp, vì thế chúng nó lấy chữ U2 để đặt tên ban nhạc..."

    "Còn thằng ca sĩ này tên là Bono à?"

    "Dạ vâng, hồi nhỏ, nó là cậu giúp lễ nhà thờ, có giọng hát hay lắm, nên bạn bè gọi nó là Bono Vox hay là Bonavox tiếng Latin là one with good voice"

    "À, ra thế... tôi ở trong tù chẳng biết gì cả, mà sao họ lại biết đến mình?"

    Chẳng bao giờ anh ngờ là khi đang bị CSVN cầm tù, anh lại được một ban nhạc rock nhớ tới.

    Mỗi đợt phát hành album, U2 thường tưởng nhớ đến 2 tù nhân lương tâm khác. Cho nên nhiều người mua album này mà không thấy tên anh Nguyễn Chí Thiện...

    Trên youtube có clip nhạc của U2, một hôm tôi nổi hứng viết mấy hàng chữ về anh Thiện và U2, và được nhiều người cho thumbup

    http://www.youtube.com/watch?v...

    Chẳng thể nào ngờ anh ra đi lẹ quá.

    enqdudq NKĐăng

    Trả lờiXóa
  2. Pham thi Hen Ha


    Trong suốt cả chiều dài lịch sử, từ cổ chí kim, từ tây sang đông, những người như Ng Chí Thiện thật quá hiếm hoi. Rõ ràng ông không phải con người chính trị, niềm sâu hận trong ông không xuất phát từ cá nhân, mà xuất phát từ niềm tin cao viễn hơn chính cuốc đời ông : Đó là niềm tin về cái đẹp, cái thiện của con người. Chính niềm tin mãnh liệt đó đã khiến ông dâng tặng cuộc đời chính mình cho địa ngục, và ông thà ở mãi trong địa ngục để được nói lên tiếng nói con người còn hơn thoả hiệp với cái ác để được dễ thở trong một vài năm. Vĩnh biệt ông, chúng ta như vĩnh biệt một cơn mơ của chính mình, một cơn mơ mà những kẻ hèn hạ như tôi suốt đời chỉ dám nhĩ trong mơ, dám thổ lộ trong mơ (nhưng không dám làm, ngay cả trong mơ!). Cầu cho linh hồn ông yên nghỉ. Ông đã chiến đấu một đời để nói cho ai đó hiểu được cái ácm tiếc thay, đó là tiếng hót của một cánh chim cô đơn trên đỉnh vùng băng giá! Sự can đảm của ông ư? Để biết sự can đảm của ông vĩ đại đến nhường nào, hãy để ý điều này : Ngay trong thời đại ngày nay, chúng ta vẫn phải giấu tên, ẩn mặt để thốt lên lời ngợi ca lẽ đẹp, cái đúng, huống hồ ông, người đã cả gan thốt lên tiếng nói như sấm trời tung vào tai bọn quỹ, khi ông và đồng bào ông hãy còn trong bức màn sắt của chế độ! Vĩnh biệt, xin Thượng đế đón ông như đón chính hình ảnh của Người. Xin trời Phật hãy chào ông như chào một người can đảm hơn cả đức Phật (Nếu đức Phật sinh ra trong chế độ này, vừa mới thuyết giảng bài tứ diệu đế đã phải vào tù mất rồi).

    Trả lờiXóa
  3. @ChiThien'S Fan


    Xin chia buồn với gia đình bác Nguyễn Chí Thiện một nhân chứng của thời đại đồ đểu HCM, khí chế độ CSVN ra đi thì chắc chắc những thơ của anh sẽ đưa vào trường để gỉang dạy.

    Nguyễn Chí Thiện đã ờ tù mút mùa Lệ Thủy chỉ vì muốn nói lên trung thức về cách mạng "đểu" mùa thu 1945:

    Trong khoảng thời gian ba mươi năm, từ năm 1961 cho tới năm 1991, Nguyễn Chí Thiện bị nhà cầm quyền cộng sản bắt ba lần và bị giam giữ trong ngục tù một thời gian tổng cộng là hai mươi bẩy năm chỉ vì tội đã nói lên sự thực và làm thơ để trình bầy tội ác của cộng sản. Anh chỉ thực sự bị đưa ra toà và kết án một lần về tội phản tuyên truyền cách mạng. Vào khoảng cuối năm 1960, một người bạn là giáo sư môn Sử-Địa bậc trung học đã nhờ anh dậy giúp hai giờ khi ông ta bị ốm. Cuốn sách được dùng cho lớp học là “Cách Mạng Tháng Tám 1945” do nhà xuất bản Sự Thật ở Hà Nội phát hành. Vì thấy cuốn sách đã xuyên tạc sự thật khi viết rằêng Đệ Nhị Thế Chiến được kết thúc là nhờ Quân đội Sô Viết đã chiến thắng Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, nhà thơ với hào khí của tuổi trẻ, và vì tôn trọng sự thật đã giảng giải cho học sinh trong lớp anh dậy biết rằng Nhật đã đầu hàng vô điều kiện với Đồng Minh sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử lên những thành phố Hiroshima và Nagasaki. Vào khoảng hai tháng sau đó anh bị bắt và đưa ra toà kết án hai năm tù về tội phản tuyên truyền.

    Tôi chịu nhất là bài thơ "Tôi biết nó thằng nói câu đó" của Chí Thiện nói về Chí Minh ( Chính Mi):

    "Không có gì quý hơn độc lập tự do."
    Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
    Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
    Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
    Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
    Hình xác lão Mao lông lá
    Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
    Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
    Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
    Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
    Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
    Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
    Và tình nguyện làm con chó nhỏ
    Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh

    Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
    Học lối hung tàn của cha anh nó
    Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
    Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
    Cũng là do Nga giật Tàu co
    Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
    Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
    Nếu không, nó đánh bằng tay?

    Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
    Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
    Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
    Nó là tên trùm đao phủ năm nào
    Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
    Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
    Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
    Hầm hập trời đêm nguyên thủy
    Ðói khổ dựng cờ đại súy
    Con cá lá rau nát nhầu quản lý
    Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
    Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
    Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
    Nạn nhân của đường lối "khoan hồng chí nhân" của nó.
    Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
    Tự do, không thời hạn đi tù!
    Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
    Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
    Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.

    Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
    Tất cả phải thành loa
    Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
    Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
    Ôi, Ðộc lập, Tự do !
    Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
    Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
    Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
    Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to:
    Hồ Chí Minh, chính mi loài quỷ dữ !

    Nguyễn Chí Thiện

    Trả lờiXóa
  4. Đây là bài “Chuyện loài hoa dại”, tôi viết chào mừng ông khi đặt chân đến xứ Tự Do nhưng không có duyên đến được tay ông. Xin gửi đến ông bằng tấm lòng trân trọng:


    Chuyện loài hoa dại _ Phạm Khắc Trung (11.01.96)



    “Óng ả đua nhau những dại khôn,

    Biết ai rằng dại, biết ai khôn?”



    Không nhớ rõ tôi đã đọc được câu thơ trên ở đâu, và nó đã nhập vào đầu tôi tự lúc nào. Trong một dịp tình cờ ghé thăm một cửa hàng hoa, mắt tôi hoa lên vì kinh ngạc: Vài cụm hoa “cứt lợn”, được trưng bày trang nghiêm trong tủ kính, trông sao kiêu sa lộng lẫy, chứ không đến nỗi tầm thường phải len lỏi nơi xó xỉnh tận cùng trong những bụi giậu ở quê nhà! Lòng rộn rạo nỗi bâng khuâng, tôi vừa bắt gặp những cái tầm thường nhất của quê hương, đang được người ta trân quí nâng niu một cách thận trọng, hai câu thơ trên lại đến với tôi trong một âm điệu bình thường...



    Phải chăng vì hoa “cứt lợn” mọc quá dễ dàng, đầy rẫy ở Việt Nam nên bị coi thường, bị kêu là hoa dại? Không, chưa hẳn những gì hiếm mà trở nên quí, trong thế gian đã có mấy bạo chúa như Tần Thủy Hoàng; có bao gian hùng độc tài như Tào Tháo, như Hitler; được mấy người điên rồ cuồng tín như Hồ Chí Minh, như Saddam Hussein? Vậy mà họ đâu có được dân chúng tôn vinh, đâu có được loài người mến mộ!



    Hoa dại là những loài hoa có sức sống mãnh liệt, mọc một cách bộc phát theo định luật tự nhiên của tạo hóa, ra ngoài kế hoạch và lòng mong muốn của kẻ trồng hoa. Chính vì thế, hoa dại bị tiêu trừ một cách triệt để và toàn diện... Tuy nhiên, hoa dại vẫn không bị triệt tiêu, nó tìm mọi cách để tự bảo tồn, không được bộc lộ bằng cách này, nó tìm cách khác mà bộc lộ, không được xuất hiện trong những vườn hoa ngát sắc hương thơm, nó len lỏi hiện hình trong những nơi hoang dã hẻo lánh, những chốn xó xỉnh thấp hèn... mà tích tụ tiềm lực cho một sự tràn bờ sẽ có, chỉ cần người phu vườn lơ là trong giây lát, những cánh hoa dại lại mạnh mẽ vươn mình khắp vườn mà chào đón ánh thái dương, làm tê liệt những cụm hoa đã được người phu vườn hằng tâm tỉa trồng vun tưới. Ðó là trường hợp của Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện, một trong những cánh hoa dại đã hiên ngang ngạo nghễ, đã làm tê dại khắp cả vườn hoa “sao vàng nhuộm máu” do đảng cộng sản Việt Nam dày công vun xới bấy lâu nay!



    Nguyễn Chí Thiện nåm nay 56 tuổi (vào năm 1996), người đã bị hãm mình trong ngục tù cộng sản ba lần không xét xử với tổng cộng trên 27 năm; người đã sáng tác hơn 400 bài thơ mô tả nỗi lầm than thống khổ của người dân trong chế độ, tố cáo sự tàn độc và man rợ của lũ người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đang cố tâm biến nhân dân Việt Nam thành một loại động vật chưa có tên gọi, cũng như nói lên những ước vọng chung của người dân về Tự Do, về Nhân Quyền... Nguyễn Chí Thiện vừa được coi là một Ngục Sĩ, một Thi Sĩ, vừa là một nạn nhân tiêu biểu của chế độ cộng sản phi nhân.



    Ông Nguyễn Chí Thiện đã được rời Việt Nam để sang Hoa Kỳ định cư theo chương trình
    “Ra Ði Có Trật Tự ODP” ngày 01.11.1995, nhờ sự vận động và can thiệp của các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế, của các Hội Ðoàn Tự Do và đồng bào hải ngoại... Thế giới Tự Do lại đạt thêm một thắng lợi lớn! Người ta hân hoan chào mừng ông đã đặt
    chân lên xứ sở Tự Do một cách trân trọng đầy thành tâm. Sự thành tâm trân trọng đó không phải vì ông là một thi sĩ có tài, cũng không phải vì ông là một đóa hoa lạ mắt. Người ta thành tâm trân trọng ở cái ý chí sắt đá của kẻ thất phu,
    một tiêu biểu cho người chiến sĩ vô danh quyết tâm đấu tranh cho Công Lý của loài người, cho sự Công Bằng của xã hội, cho Tự Do, cho Dân Chủ của nhân dân.
    Người ta thành tâm trân trọng bởi ông cam tâm làm một loài hoa dại, đem cái tài làm thơ mà thể hiện tiếng nói chân thật và những ước vọng tầm thường của dân gian, để tập thơ Hoa Ðịa Ngục của ông luôn trường tồn bên cạnh những câu chuyện
    khôi hài thời đại, những câu vè, câu hát... của chế độ, mà khơi ngòi và hướng dẫn sự phát triển của những loài hoa dại khác, để muôn vạn loài hoa dại vẫn luôn nở rộ trên khắp mọi nẻo đường quê hương đất nước kính yêu!



    (11.01.96)

    Trả lờiXóa
  5. @Vọng cố hương: Được tin buồn. BUỒN thật !

    Thành kính phân ưu cùng Tang Quyến
    Cầu nguyện linh hồn Ngục Sĩ NCT bình an trong cõi vĩnh hằng.
    .......

    Thơ của Tôi


    Thơ của tôi không phải là thơ
    Mà là tiếng cuộc đời nức nở
    Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
    Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ
    Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
    Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
    Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
    Tiếng dạ dầy đói lả bóp bâng quơ
    Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
    Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
    Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
    Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!

    (1970)
    Nguyễn Chí Thiện

    Trả lờiXóa
  6. @Hòa Thượng Thích Sự Thật: Tôi thích bài thơ của ông đã viết:
    THẾ LỰC ĐỎ

    Thế lực đỏ, phải đồng tâm đập nát

    Để nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh.

    Nhưng không thể dùng bom A bom H

    Phá nát địa cầu vì một lũ gian manh

    Nên phải viết, phải muôn ngàn kẻ viết

    Những tội tầy đình được bưng bít tinh vi

    Nếu nhân loại mọi người đều biết.

    Cọng sản là gì, tự nó sẽ tan đi

    Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si

    Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt.

    Cầu chúc ông tiêu diêu nơi cự lạc.

    Trả lờiXóa
  7. Các bạn có thể đọc thơ Nguyễn Chí Thiện ở trong trang bên duới .

    http://www.truehochiminh.com/t...

    Trả lờiXóa