Năm nay Giáp Ngọ, lẽ ra chúng ta nên bàn chuyện ngựa đá người, hay những cú đá hậu của ngựa làm vỡ mặt chủ. Nhưng những chuyện ấy thiên hạ nói hết cả rồi, nên kỳ báo nầy xin dành để nói về một trong những trò vui truyền thống vào những ngày đầu năm: chơi đá gà.
Đá gà và võ thuật gà trong lịch sử Việt Nam
Đá gà (hay chọi gà) là một trong những trò chơi phổ thông của người Việt, được cho là xuất phát từ triều các vua nhà Lý, khi tướng Ngô Tuấn cầm binh sang đánh Chiêm Thành ba trận, vào tháng 2/1069, lần kế tiếp vào năm 1075, và lần cuối năm 1104. Trong trận đầu, Ngô Tuấn bắt sống được cả vua Chiêm là Rudravarman IV (Chế Củ). Ở trận thứ ba, sau khi bị quân ta đánh bại, vua Jaya Indravarman II (Chế Ma Na) đã phải giao nộp cho Đại Việt 3 châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý (là phần đất Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngay nay) để chuộc mạng và được tha về. Ngoài chiến thắng đất đai, binh sĩ của Ngô Tuấn cũng mang về nước các tập quán hay, vui và mới lạ, trong đó có tục đá gà. Với các công trạng khai phá đất nước, tướng “khai quốc công thần” Ngô Tuấn được triều đình cho mang họ Lý của nhà vua, và đổi tên thành Lý Thường Kiệt.
Đá gà (hay chọi gà) là một trong những trò chơi phổ thông của người Việt, được cho là xuất phát từ triều các vua nhà Lý, khi tướng Ngô Tuấn cầm binh sang đánh Chiêm Thành ba trận, vào tháng 2/1069, lần kế tiếp vào năm 1075, và lần cuối năm 1104. Trong trận đầu, Ngô Tuấn bắt sống được cả vua Chiêm là Rudravarman IV (Chế Củ). Ở trận thứ ba, sau khi bị quân ta đánh bại, vua Jaya Indravarman II (Chế Ma Na) đã phải giao nộp cho Đại Việt 3 châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý (là phần đất Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngay nay) để chuộc mạng và được tha về. Ngoài chiến thắng đất đai, binh sĩ của Ngô Tuấn cũng mang về nước các tập quán hay, vui và mới lạ, trong đó có tục đá gà. Với các công trạng khai phá đất nước, tướng “khai quốc công thần” Ngô Tuấn được triều đình cho mang họ Lý của nhà vua, và đổi tên thành Lý Thường Kiệt.
Gà đá được phát triển hẳn thành một bộ môn võ thuật, có văn bản hẳn hòi, gọi là “Kê Kinh” – một bài kinh bằng thơ lục bát dài 4.824 chữ, bắt đầu bằng “Trời xuân nương ngọn đèn hoa, Thừa nhân xem thấy sách gà Phạm Công”. Năm 1902, Kê Kinh được đăng trên tuần báo Nông cổ mính đàm (農賈茗談 – lúc bấy giờ phiên âm thành Nông cổ mín đàm), mà người ta truyền tụng rằng chính Tả quân Lê Văn Duyệt – người từng nuôi đàn gà 5 ngàn con để nghiên cứu bằng cách xem tướng gà dựa trên màu lông vảy chân – là tác giả. Nông cổ mính đàm có nghĩa “uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn”, là tờ báo kinh tế đầu tiên in bằng chữ Quốc ngữ. Báo do chủ đồn điền Paul Canavaggio làm chủ nhiệm, ký giả Lương Khắc Ninh là vị chủ bút đầu tiên. Lúc đầu, các số báo ra mỗi ngày thứ năm hằng tuần, rồi về sau mỗi tuần 3 số. Sau hơn 20 năm, báo bị đình bản ngày 4/11/1921.
Trước đó, vào đời nhà Trần, phong trào chọi gà đã lan truyền hết sức rộng rãi trong dân gian, nên khi đạo quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt (忽必烈) vừa xóa sổ xong Vương quốc Đại Lý ở Vân Nam vào năm 1253, chuẩn bị đánh qua Tứ Xuyên và tràn xuống Việt Nam. Tháng Chạp năm Giáp Thân 1284, cánh quân của Thoát Hoan đã đánh bật căn cứ Chi Lăng, làm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phải dẫn tàn quân thoát về Vạn Kiếp. Thấy thế địch quá mạnh, vua Nhân Tông khuyên tướng Trần Quốc Tuấn đầu hàng. Nhưng Hưng Đạo Vương một mặt xin vua cứ chém đầu mình đã, rồi hãy hàng giặc, một mặt viết Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), tức Hịch Tướng Sĩ với nội dung cảnh tỉnh binh lính phải ngừng chuyện mê muội, để cầm vũ khí bảo vệ đất nước. Trong Hịch văn có đoạn nói về đam mê đá gà: “Hoặc đấu kê dĩ vi lạc; Hoặc đổ bác dĩ vi ngu. Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia; Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ. Tu sinh sản chi nghiệp, nhi vong quân quốc chi vụ; Tứ điền liệp chi du, nhi đãi công thủ chi tập. Hoặc cam mỹ tửu; Hoặc thị dâm thanh. Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai, Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp” — (Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; Có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; Có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc).
Danh nhân thứ ba trong lịch sử Việt Nam có liên quan đến lãnh vực gà chọi, là ông em út nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, dù mang danh “Đông Định Vương”, nhưng Nguyễn Lữ (tức Nguyễn Văn Lữ) là mẫu người nghệ sĩ. Ông hiền từ độ lượng, không tham danh, không cố vị, chỉ thích ngao du đây đó để thỏa mãn thú tò mò và ý thích học hỏi chuyện hay vui mới lạ mà bản thân mình chưa được biết. Có những thành kiến phiến diện cho rằng ông là người hèn yếu, giặc chưa đánh đã bỏ thành chạy để cứu lấy thân, nhưng không ai phủ nhận chính ông là một võ sư đã khai sáng ra môn quyền thuật Hùng Kê Quyền (bài quyền gà chọi) một thời nổi tiếng và vẫn lưu truyền đến nay. Do phát âm không chuẩn, Hùng Kê Quyền ở một số địa phương xa cách các thị trấn bị gọi trại đi thành “Hồng” Kê Quyền, là bài quyền đặt căn bản trên các thao tác của con gà chọi khi lâm chiến, tận dụng tính bền bỉ và nhẹ nhàng nhưng dữ dội để có thể tấn công vào bất cứ sơ hở nhỏ nhặt nào của đối thủ.
Nhân vật thứ tư trong lịch sử Việt nổi cộm về chuyện đá gà, là một ông tướng Không quân. Trong trận chiến đẫm máu chống lại mưu đồ thống trị miền Nam của Hà Nội với hàng triệu thanh niên miền nam hi sinh tính mạng, thì ở trên đỉnh cao của quyền lực, tướng Nguyễn Cao Kỳ lạm dụng máy bay skyraider bay theo sát cánh máy bay dân sự có chở chiêu đãi viên Tuyết Mai để tán tỉnh người đẹp, và tổ chức trường đá gà riêng của mình trong căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất để vui chơi.
Nếu vì sợ xấu mặt mà mỗi người lính VNCH phải ngậm miệng trước những trò tệ hại của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, thì vào những năm gần ra nhà xác, “tướng râu kẽm” tự dẫn xác về Việt Nam cầu thân với cộng sản, bôi nhọ đồng đội cũ của mình, và nổ, khoe, hoặc khai tất cả những chuyện thâm cung bí sử về chuyện đá gà của bản thân.
Chuyện đá gà của ông Kỳ
Trước năm 1975, việc huấn luyện gà trong trại gà nòi của Nguyễn Cao Kỳ được các huấn luyện viên có đẳng cấp phụ trách để có thể phát huy triệt để các đặc tính của một chiến kê. Ngay các “thầy gà” được vinh dự vào “trường gà” của tướng Kỳ đều bái phục thủ tục chọn tông, kén giống và nhân giống gà của nhóm huấn luyện viên riêng của ông. Nhóm đặc biệt nầy có nhiệm vụ bôi mặt để gà cùng bầy không thể nhận diện nhau trước khi gắn cựa cho đá thử. Thường, dân sành gà chọn giống gà Cao Lãnh, với cánh rộng, nhảy cao, cựa đâm nhanh hoặc giống gà Bà Ðiểm Hóc Môn to con, đá đòn cứng, khỏe mạnh, như tình thần câu nói: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh; Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân!” Vì từ tháng Năm, gà thường thay lông xong khó có thể đá hết sức mình, nên chúng được cho tập đá từ tháng Chạp đến cuối tháng Tư. Khi gà non vừa mọc đủ lông, các thầy lo tỉa bớt lông nách, lông cổ, và cả lông hậu môn, riêng lông đầu thì nhổ sạch, trước khi thân gà được “vô ngải nghệ”, tức tẩm một hợp chất gồm nghệ, phèn chua, ngải cứu trộn chung với muối trong rượu đế để làm da thịt gà săn lại, tăng sức chịu đòn. Thức ăn của gà là loại lúa tròn, được ngâm cho lên mộng, để đầu thóc không xóc vào cổ gà. Ngày hai lượt, ban ngày gà nòi được các thầy cho “quần nắng” và ban đêm được “quần sương” để chúng quen với thời tiết nóng lạnh khi giao đấu. Gà chỉ được uống nước mưa chứa trong lu sành, kiêng uống nước giếng nước sông. Sau trận đấu, nếu gà thua cuộc không còn đứng vững, thầy gà phải ẵm con gà lên, kẹp chặt bên hông, để “vỗ hen” cho nó: một tay nắm đầu gà dùng ngón mở banh miệng gà ra, tay kia dùng khăn sạch thấm nước bóp cho nước chảy nhẹ vào họng gà, trước khi ghì đầu gà chúi xuống, vỗ vào cổ để nhớt, đàm, dãi, lông, cát trong họng nó phải tuôn nhểu ra. Cẩn thận hơn, huấn luyện viên dùng chiếc lông gà rửa sạch ngoáy sâu xuống cổ họng gà để kéo hết đàm dãi ra. Tiếp theo, lấy lá trầu tươi vò nát trộn và viên tròn với muối, nhét vào họng cho gà nuốt xuống, để làm sạch miệng gà vừa ngừa gió độc. Kế đến, thầy phải tìm các vết thương để xức thuốc kháng sinh hay khâu vá nếu cần.
Trước năm 1975, việc huấn luyện gà trong trại gà nòi của Nguyễn Cao Kỳ được các huấn luyện viên có đẳng cấp phụ trách để có thể phát huy triệt để các đặc tính của một chiến kê. Ngay các “thầy gà” được vinh dự vào “trường gà” của tướng Kỳ đều bái phục thủ tục chọn tông, kén giống và nhân giống gà của nhóm huấn luyện viên riêng của ông. Nhóm đặc biệt nầy có nhiệm vụ bôi mặt để gà cùng bầy không thể nhận diện nhau trước khi gắn cựa cho đá thử. Thường, dân sành gà chọn giống gà Cao Lãnh, với cánh rộng, nhảy cao, cựa đâm nhanh hoặc giống gà Bà Ðiểm Hóc Môn to con, đá đòn cứng, khỏe mạnh, như tình thần câu nói: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh; Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân!” Vì từ tháng Năm, gà thường thay lông xong khó có thể đá hết sức mình, nên chúng được cho tập đá từ tháng Chạp đến cuối tháng Tư. Khi gà non vừa mọc đủ lông, các thầy lo tỉa bớt lông nách, lông cổ, và cả lông hậu môn, riêng lông đầu thì nhổ sạch, trước khi thân gà được “vô ngải nghệ”, tức tẩm một hợp chất gồm nghệ, phèn chua, ngải cứu trộn chung với muối trong rượu đế để làm da thịt gà săn lại, tăng sức chịu đòn. Thức ăn của gà là loại lúa tròn, được ngâm cho lên mộng, để đầu thóc không xóc vào cổ gà. Ngày hai lượt, ban ngày gà nòi được các thầy cho “quần nắng” và ban đêm được “quần sương” để chúng quen với thời tiết nóng lạnh khi giao đấu. Gà chỉ được uống nước mưa chứa trong lu sành, kiêng uống nước giếng nước sông. Sau trận đấu, nếu gà thua cuộc không còn đứng vững, thầy gà phải ẵm con gà lên, kẹp chặt bên hông, để “vỗ hen” cho nó: một tay nắm đầu gà dùng ngón mở banh miệng gà ra, tay kia dùng khăn sạch thấm nước bóp cho nước chảy nhẹ vào họng gà, trước khi ghì đầu gà chúi xuống, vỗ vào cổ để nhớt, đàm, dãi, lông, cát trong họng nó phải tuôn nhểu ra. Cẩn thận hơn, huấn luyện viên dùng chiếc lông gà rửa sạch ngoáy sâu xuống cổ họng gà để kéo hết đàm dãi ra. Tiếp theo, lấy lá trầu tươi vò nát trộn và viên tròn với muối, nhét vào họng cho gà nuốt xuống, để làm sạch miệng gà vừa ngừa gió độc. Kế đến, thầy phải tìm các vết thương để xức thuốc kháng sinh hay khâu vá nếu cần.
Trong giai đoạn huấn luyện, gà chọi phải được “xổ” (đá thử) nhiều lần để thầy gà nắm biết được sở trường của từng con. Có con sở trường về “giàn nạp”, “đá đầu”; có con chuyên “đá hầu”, “đá mé’; và có những con đá “đòn buông” (phóng tiễn) hay “đá vỉa tối” (đòn luồn). Đòn buông là thế đá khi xung trận, gà không mổ vào địch trước như các loại gà khác, nhưng thận trọng tìm chỗ hở để đá trúng địch thủ. Ngược lại, “đá vỉa tối” là khi gà tìm cách rúc đầu vào bên cánh địch để tránh đòn, rồi bất ngờ mổ lên vai, lưng hoặc đầu đối thủ trước khi ra một ngón đòn đá chí tử, thường nhắm vào hai bên phao câu, trên lưng hay vào mắt đối thủ. Các đặc tính và sở trường, sở đoản của mỗi chiến kê đều được các thầy gà ghi chép tỉ mỉ để trình cho ông Kỳ trước khi mang gà đi “cáp độ” với các chủ gà khác. Ngoài ra, trước khi Nguyễn Cao Kỳ đem gà đi đá độ, các thầy gà còn phải nắm “lý lịch” đối thủ để huấn luyện tăng tốc, và nuôi thúc bằng cách thêm vào số lúa ăn thường ngày các miếng thịt bò tươi loại đặc tuyển vằm nhỏ trộn với trứng gà sống để tăng lực cho chiến kê.
Không rõ hành động bỏ bê việc nước và việc nhà binh để chạy theo thú say mê đá gà của Nguyễn Cao Kỳ đã góp được bao nhiêu phần cho biến cố mất miền Nam hôm 30/04/1975, và chẳng biết con cháu của cựu Phó tổng thống VNCH thành công nhiều hay ít trong nỗ lực bưng bít các chuyện chẳng hay ho gì của “Người”, nhưng “ngàn năm bia miệng sẽ còn trơ trơ” với hai chứng tích nầy:
Trong cuốn An American Adventure (Một cuộc phiêu lưu của người Mỹ), tác giả William Lloyd Stearman viết: “Tôi cũng từng có dịp chứng kiến, chỉ một lần duy nhất trong đời, một trận đá gà; trận đấu có Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ tham dự, ông là người có gà tranh hùng trong trận nầy”.
Về phần mình, trong cuốn sách gây nhiều phản bác và dư luận ồn ào Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam (Con Cầu Tự: Cuộc Tranh Đấu Của Tôi Để Cứu Việt Nam), ở dòng áp chót trang 267, tác giả Nguyễn Cao Kỳ đã không nhắc có bao nhiêu người Việt đã chết dưới thời ông làm phó tổng thống, nhưng lại không quên kể lại chuyện đá gà của dân đồng bằng sông Cửu Long.
Đá gà vòng quanh thế giới
Theo thế giới phương Tây, đá gà là một trò thể thao đẫm máu giữa hai con gà chiến, được chính thức bút lục bởi Antonio Pigafetta, nhà biên niên sử của thám hiểm gia Bồ Đào Nha, ông Ferdinand Magellan, khi họ tới khu vực Taytay và khám phá ra Phi Luật Tân vào năm 1521.
Theo thế giới phương Tây, đá gà là một trò thể thao đẫm máu giữa hai con gà chiến, được chính thức bút lục bởi Antonio Pigafetta, nhà biên niên sử của thám hiểm gia Bồ Đào Nha, ông Ferdinand Magellan, khi họ tới khu vực Taytay và khám phá ra Phi Luật Tân vào năm 1521.
Do tính chất của cuộc đấu, dù không hẳn trận nào cũng gây tử vong cho đối thủ, nhưng ít nhất con gà thua trận phải bị thương trầm trọng trước khi chịu nhận phần chiến bại và bỏ chạy khỏi cuộc đấu, và cuộc đấu chỉ kết thúc khi một trong hai đấu thủ tử thương hay bị thương và loại khỏi vòng chiến. Trò chơi nầy có lịch sử 6.000 năm ở vùng Ba Tư (nay là Iran). Theo một học giả, người ta đã tìm thấy dấu tích của trò đá gà tại khu vực Văn minh lưu vực sông Ấn (Indus Valley Civilization) – một nền văn minh Thời đại Đồ Đồng tức khoảng năm 3300 trước Công nguyên, phát triển dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Trò chơi nầy phổ biến tới nhiều địa phương, mang chút ít khác biệt trong cách vũ trang cho gà chiến: có nơi dùng cựa kim khí, có nơi dùng dao bén nhọn cặp vào vị trí cựa thật của gà đã bị cắt tỉa một phần. Cựa có thể dài từ 3cm đến 6cm. Cuộc đấu có thể là 3 hiệp dài 20 phút, hay 4 hiệp dài 15 phút, với 15 phút giải lao xen kẽ.
Dân Nicaragua, Venezuela, Colombia, Ecuador, Pháp, Mễ, Dominican Republic, Phi Luật Tân, Peru, Panama, Puerto Rico, Canary Islands, Saipan và đảo Guam ngồi vào hàng ghế khán giả để xem trận đấu hẳn hòi, trong khi ở các nước khác người xem chỉ việc túm tụm lại ở một sân vận động, một sân bóng chày nào đó là có thể gầy nên một trận huyết chiến. Tại Cuba, đá gà là loại hình thể thao theo mùa, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 – vì sau đó là mùa gà thay lông, chúng không nhiệt tình đấu đá – được tổ chức ở các sân đấu gọi là valla, bao quanh bằng một hàng rào thấp để ngăn khán giả không tràn vào sân. Trận đấu ở đây qui định bằng một hiệp duy nhất, dài 30 phút, nhưng thực tế cho thấy 50% các trận đấu chấm dứt không lâu hơn phút thứ sáu. Những người nào bị phát hiện cá cược cáp độ sẽ bị các hình phạt khá nặng, có thể vĩnh viễn không được dự các trận đá gà nữa.
Trò đá gà ở Mễ được cho là do các thủy thủ Phi Luật Tân du nhập tới. Ở thủ đô, người ta xây dựng hẳn một sân đá gà có tên Palenque. Các palenque như thế cũng mọc lên khắp các thành thị lớn, cũng phổ thông chẳng khác các hí viện chuyên trình diễn nhạc truyền thống. Trong Chợ phiên San Marcos kéo dài 3 tuần vào tháng Tư hằng năm, ca sĩ và vũ công khiêu vũ ngay trên sân đá gà, và các hiệp đá gà được tổ chức xen kẽ với các tiết mục văn nghệ. Ở Peru, trò đá gà được cho phép, nhưng phải tổ chức trong các đấu trường, nơi hai ông quản đốc là hai kẻ có gà duy nhất, mỗi người ôm một con, trước sự hiện diện của một thẩm phán giữ chức vụ trọng tài. Trong khi đó tại Brazil, môn đá gà có tên rinha de galos đã bị loại ra khỏi vòng pháp luật từ năm 1934.
Bên châu Á, ở Bali, đá gà được tiến hành như một nghi thức tôn giáo để tẩy uế và trừ tà. Nghi thức nầy có tên tabuh rah (đổ máu) nhằm cung hiến máu của con gà bị hiến tế cho tà thần. Trận đấu gà được tổ chức trong các đền thờ Ấn giáo, nhưng không có sự tham dự của phái nữ. Bên ngoài đền thờ, đá gà ở Indonesia bị khép vào tội cờ bạc theo luật mới áp dụng từ năm 1981.
Ở Nhật, đá gà được quan niệm như môn đô vật, nếu như gà tơ được đấu đá bằng cựa thật của chúng. Trái lại, ở Ấn độ, đá gà là môn thể thao được ưa chuộng, nhất là đối với dân vùng duyên hải Andhra Pradesh, Dakshina Kannada và ở huyện Udupi – nơi người ta thường gắn dao bén dài 11cm vào chân gà, và trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai chiến kê phải bỏ xác tại trận. Ở vùng Tamil Nadu, phần thắng được tuyên bố sau ba hay bốn hiệp đấu, và gà chiến phải tham dự bằng chân trần.
Ở Iraq, đá gà là phạm pháp, nhưng luật thì mặc ông nhà nước, các trận đá vẫn diễn ra ở khắp nơi, và giá mỗi con gà chiến có thể ngang với 8 ngàn đô. Bên Pakistan, đá gà là thể thao, chính phủ chỉ cấm cá độ, theo Đạo luật Chống Cờ Bạc năm 1977, nhưng cảnh sát thường làm ngơ nếu có bắt gặp. Bên Phi Luật Tân thì khỏi nói, người ta tổ chức hằng tuần tại những điểm bí mật, và gắn dao một lưỡi hay lưỡi kép vào chân trái của gà. Thông lệ nầy còn tùy hai chủ gà; đôi khi họ thỏa thuận gắn dao vào chân phải, hay cả hai chân. Nếu ở trong bờ, chính phủ Úc cấm hẳn mọi hoạt động đá gà, thì ngoài khơi, trên hàng ngàn tiểu đảo thuộc phân vùng Micronesia của châu Đại Dương ở tây Thái Bình Dương kế cận Úc, môn đá gà được kể như truyền thống văn hóa, được tổ chức suốt tuần tại sân đấu có giấy phép của chính phủ.
Bên châu Âu, đá gà bị cấm, chỉ trừ tại Canary Islands và Andalusia, nhưng ngược lại môn đấu bò, trong khi cả nước coi là trò vui hợp pháp, thì lại bị cấm ở Canary Islands. Chính phủ Anh cấm chỉ đá gà ở trên lãnh thổ Anh, ở Wales, và trên tất cả thuộc địa Anh ở trên thế giới, theo Đạo luật Cấm Tàn Ác Với Thú Vật năm 1835. Ở Pháp còn khắt khe hơn: không cần đá gà hay xem đá gà, chỉ cần ôm một con gà chiến trong mình, đã là một tội ác, chỉ trừ: đá gà được hợp pháp tại vùng Bắc Pas de Calais, Vùng chính quốc Pháp, và các làng mạc quanh xứ Lille.
Tại Hoa Kỳ, trong khi ở American Samoa, Guam, Puerto Rico và Virgin Islands trò đá gà, chủ gà đá, xem đá gà đều hợp pháp, thì trong tất cả 50 tiểu bang và tại Quận hành chánh Columbia (thủ đô), những gì liên quan tới đá gà đều bất hợp pháp, sau khi Louisiana trở thành tiểu bang cuối cùng ký luật cấm vào tháng 8/2008. Hình luật về đá gà tại các địa phương Mỹ thay đổi khác nhau: 34 tiểu bang và DC quy định đá gà là trọng tội (felony), trong khi các nơi khác chỉ coi là khinh tội (tội nhẹ, misdemeanor). Ngày 7/02/2014 vừa qua, Tổng thống Obama mới ký thêm Luật Nông Trại, trong đó, việc mang một trẻ em dưới 16 tuổi tới dự một trận đấu của bất kỳ thú vật nào, là một tội ở cấp liên bang.
Cơn Thịnh nộ của Loài Lông vũ
Ngày 8/02/2014, chỉ 24 giờ sau khi chữ ký của Obama vừa ráo mực, một cuộc hành quân mang tên “Cơn Thịnh nộ của Loài Lông vũ”, đã phát hiện và giải cứu cho 3.000 chiến kê, và đưa 9 ‘kê sư’ – hầu hết là dân nói tiếng Mễ – vào chuồng rệp.
Ngày 8/02/2014, chỉ 24 giờ sau khi chữ ký của Obama vừa ráo mực, một cuộc hành quân mang tên “Cơn Thịnh nộ của Loài Lông vũ”, đã phát hiện và giải cứu cho 3.000 chiến kê, và đưa 9 ‘kê sư’ – hầu hết là dân nói tiếng Mễ – vào chuồng rệp.
Trong một văn thư công bố chi tiết nội vụ, Bộ trưởng Tư Pháp Eric Schneiderman của tiểu bang New York cho biết đấy là cuộc bố ráp tệ nạn đá gà lớn nhất từ trước đến nay trong tiểu bang, và cả trong lịch sử Hoa Kỳ, tiến hành đồng loạt tại các mục tiêu ở các quận Queens, Brooklyn và Ulster, với sự phối hợp của cảnh sát tiểu bang và nhân viên Bộ Nội An.
Ở các trường đá gà nầy, người xem phải mua vé vào cửa, cộng thêm lệ phí ghế ngồi tổ chức dưới các tầng hầm với các trận đấu từ chiều tối kéo dài suốt đêm đến sáng. Cũng tại đây, chủ chứa bán rượu bia không có giấy phép, còn người xem thản nhiên dùng ma túy, và thiên hạ tùy tiện cá cược, có khi một món tiền cược cho mỗi con gà lên tới 10 ngàn đô.
Ở quận Queens, cảnh sát đột kích trường đấu thường diễn ra hai tháng một lần tại địa chỉ 7426 đường Jamaica, bắt giữ 70 người, trong đó có 6 người can tội tổ chức. Tại quận Brooklyn, tiệm buôn gia súc do ông Jeremias Nieves 74 tuổi làm chủ, ở địa chỉ 71 đường Central, đã bị đọc lệnh khám xét. Tang vật gồm 50 chiến kê giấu dưới tầng hầm của tiệm. Chủ tiệm bị bắt giữ vì oa trữ cựa sắt nhân tạo cùng với băng cứu thương, sáp nhựa và kim tiêm để chích thuốc kích thích gà. Nhân viên công lực cũng đột kích nông trại Plattekill rộng 92 mẫu ở địa chỉ 230 đường Plattekill Ardonia, nơi nuôi chui cả 6.000 gà đá để bán lẻ cho các thân chủ có máu me đá gà ở các tiểu bang khác tới, nhất là từ New Jersey, Pennsylvania, Connecticut và Massachusetts. Quản đốc nông trại, ông Manuel Cruz 60 tuổi và viên phụ tá tên Jesus Cruz 37 tuổi đã bị câu lưu, sau khi cảnh sát phát hiện đàn gà có gắn cựa sắt đang bị nhốt trong những lồng nhỏ. Một vài tiếng đồng hồ sau vụ đột kích, chủ nông trại, ông Moises Cruz 71 tuổi, đã bị cảnh sát quận Pasco bắt giữ tại một căn nhà ở Meadowpoint, tiểu bang Florida, sau khi ông trốn thoát cuộc vây bắt của chính quyền New York.
Theo luật tiểu bang New York, đá gà và sở hữu gà chiến bị bắt quả tang tại trường đấu là trọng tội, với hình phạt tối đa có thể lên tới 4 năm tù giam, và phải đóng tiền phạt tới 25.000 đô. Phần khán giả mua vé vào xem sẽ bị khinh tội, với bản án tối đa 1 năm tù, cộng với 1.000 đô tiền phạt.
Thú vui tao nhã?
Tinh thần thể thao hay máu me cờ bạc? Trò đùa đẫm máu hay thú vui thanh tao? Tùy bạn. Nhưng luật là luật. Ở Việt Nam, nếu bạn là công an hay có đảng tịch, luật pháp chỉ là cuộn giấy đi cầu không hơn không kém. Nhưng ở Mỹ, nếu bạn thừa tiền, thì có nhiều thứ để chơi dại, nên đừng đùa với luật pháp. Nếu bạn nhất định cho rằng đá gà muôn thủa chỉ là trò chơi, thì cũng cần thận trọng.
Tinh thần thể thao hay máu me cờ bạc? Trò đùa đẫm máu hay thú vui thanh tao? Tùy bạn. Nhưng luật là luật. Ở Việt Nam, nếu bạn là công an hay có đảng tịch, luật pháp chỉ là cuộn giấy đi cầu không hơn không kém. Nhưng ở Mỹ, nếu bạn thừa tiền, thì có nhiều thứ để chơi dại, nên đừng đùa với luật pháp. Nếu bạn nhất định cho rằng đá gà muôn thủa chỉ là trò chơi, thì cũng cần thận trọng.
Ở Kiên Giang, anh Phan Thành Thọ, 39 tuổi, làm nghề thợ hồ ở khu phố 2, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, có con gà chiến, thường được chủ đưa đi đá độ ở nhiều nơi. Hôm 2/11/2010, anh Thọ băng cặp cựa sắt dài 6cm vào chân gà rồi thả cho đi trong sân nhà, và say sưa đứng ngắm gà mình bệ vệ đi lại trong sân với đôi cựa đặc biệt. Bất chợt con gà lao đến tấn công chủ, chém nguyên cặp cựa sắt vào ngực anh Thọ. Được đưa tới bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang cấp cứu, các bác sĩ thấy nạn nhân bị cựa gà đâm sâu 4cm, thủng cả tim, và ca mổ sau đó kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ, để mở lồng ngực và khâu vết thủng cho anh. Đây là vụ gà chiến phản chủ đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.
Ngày 30/01/2011, tại thị trấn Tulare, một người ở California tên Jose Luis Ochoa đi xem đá gà, đã bị gà đá mất mạng. Văn phòng pháp y quận Kern cho hay thanh niên Ochoa 35 tuổi nầy đã chết tại bệnh viện hai tiếng đồng hồ sau trận đá gà, vì cựa sắt của con gà chiến đá chém trúng vào bắp vế bên phải của anh.
Trước đây, Ochoa đã từng bị cảnh sát bắt vì tội đá gà, và đã phải đóng phạt 370 đô. Lần nầy, bị gà chém vào chân, nếu để bị bắt nữa, số tiền sẽ hơn. Do đó, anh chàng bỏ chạy khỏi hiện trường khi cảnh sát sắp đến, nên bị mất nhiều máu từ tĩnh mạch chủ bị chém đứt. Tại trường đấu, cảnh sát thu nhặt 5 xác gà đã chết, cùng với các tang vật của trận đấu.
Phan Thành Thọ và Jose Luis Ochoa chơi dao nên có ngày mang họa. Nếu không bỏ được cơn ghiền, bạn phải tiếp tục chơi, thì cứ mặc áo giáp mà chơi, nhưng đừng khoác lác như tướng râu kẽm, để chết chôn rồi, vẫn cứ thối.
NgyThanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét