Nơi đây chúng ta không bàn chuyện ông Tướng Nguyễn Quý Ngọ
vừa từ trần. Nơi đây chỉ bàn về chuyện nhà nước Hà Nội nghĩ ra độc chiêu mời
nhiều cặp nam nữ xồn xồn ra nơi sân trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ để “múa
đôi,” không, đúng ra là để “múa võ ngựa,” nhằm phá cuộc biểu tình ngày
16-2-2014 ở Hà Nội để tưởng niệm 35 năm ngày quân Trung Quốc tràn vào 6 tỉnh
biên giới Việt Nam.
Vâng, đúng là võ ngựa, họ nhảy ngựa cả ở gót chân, nhảy ngựa ở cả đế giày tây của quý ông xồn xồn, nhảy ngựa ở các giày cao gót của quý bà xồn xồn... ngựa trào lên ngập cả tâm hồn -- nếu họ có cái gì gọi là tâm hồn.
Kiếm đâu ra quý vị này với độc chiêu võ ngựa như thế? Có phải từ các câu lạc bộ khiêu vũ Hà Nội? Hay từ Hội Văn Hóa UNESCO Ba Đình?
Có thấy rằng Vua Lý Thái Tổ rất buồn chăng? Khi một thời ngựa là để cùng quân ra trận, không phải để chế biến thành kiểu nhảy ngựa múa đôi như thế.
Ca dao ông bà mình ngày xưa cũng kể chuyện ngựa rất tình từ, rất lãng mạn. Thí dụ như các dòng thơ:
Vâng, đúng là võ ngựa, họ nhảy ngựa cả ở gót chân, nhảy ngựa ở cả đế giày tây của quý ông xồn xồn, nhảy ngựa ở các giày cao gót của quý bà xồn xồn... ngựa trào lên ngập cả tâm hồn -- nếu họ có cái gì gọi là tâm hồn.
Kiếm đâu ra quý vị này với độc chiêu võ ngựa như thế? Có phải từ các câu lạc bộ khiêu vũ Hà Nội? Hay từ Hội Văn Hóa UNESCO Ba Đình?
Có thấy rằng Vua Lý Thái Tổ rất buồn chăng? Khi một thời ngựa là để cùng quân ra trận, không phải để chế biến thành kiểu nhảy ngựa múa đôi như thế.
Ca dao ông bà mình ngày xưa cũng kể chuyện ngựa rất tình từ, rất lãng mạn. Thí dụ như các dòng thơ:
“Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiệu chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.”
Dòng ca dao thanh thoát, thơ mộng, không vướng bận trần gian
thô tục kiểu Câu lạc bộ Múa Đôi được công an thuê tới nhảy xập xình, nhảy tập
thể, nhảy nắm tay nhau, nhảy cạ đôi chân -- trời ạ, sao ngựa quá nhỉ. Nói thể,
nên thấy rằng ngựa là loài vật rất tuyệt vời, ngựa là để ra tác chiến, để ra
trận, và khi chiến mã trở về lại, ngựa sẽ là đê đón nàng về dinh – không phảỉ
để xuống cấp thành kiểu nhảy trên nỗi đau của cả dân tộc như thế.
Ngay cả lãng mạn như bài ngựa ô, khi chiến binh thời bình, đã dùng ngựa để đón nàng, cũng không hề gợn lên chút gì có thể làm người xem nổi giận, như vần ca dao:
Ngay cả lãng mạn như bài ngựa ô, khi chiến binh thời bình, đã dùng ngựa để đón nàng, cũng không hề gợn lên chút gì có thể làm người xem nổi giận, như vần ca dao:
“Khớp con ngựa ngựa ô.
Khớp con ngựa ngựa ô,
Ngựa ô anh thắng, anh thắng kiệu vàng.
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen, búp sen lá dậm,
Dây cương nhuộm thắm cán roi anh bịt đồng vàng...”
Khớp con ngựa ngựa ô,
Ngựa ô anh thắng, anh thắng kiệu vàng.
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen, búp sen lá dậm,
Dây cương nhuộm thắm cán roi anh bịt đồng vàng...”
Không hề bị chỉ đạo vì điệu nhạc đầy âm mưu nào cả.
Ông bà mình ngày xưa khi luyện võ để bảo vệ tổ quốc, cũng đã chọn ngựa làm bạn để cùng luyện võ.
Bải viết tưạ đề “Tinh hoa võ ngựa trong võ thuật cổ truyền dân tộc” trên báo Người Đưa Tin ngày 31-1-2014, ghi lời một võ sư cổ truyền:
“Bàn về võ ngựa trong di sản võ thuật của dân tộc, võ sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng: Võ ngựa được ứng dụng phong phú và linh hoạt trong lịch sử dân tộc. Từ việc cha ông ta đã dùng ngựa để di chuyển trong chiến đấu, đến việc mô phỏng hình ảnh con ngựa để sáng tạo ra các đòn đánh, thế đánh hữu dụng. Di sản về võ ngựa trong nền võ thuật của dân tộc rất lớn nhưng điểm độc đáo nhất của võ ngựa phải kể đến các thế đá nghịch mã, các thế hồi mã cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thế võ ngựa và cách di chuyển chiến đấu của ngựa tạo nên những thế đánh độc đáo và đầy sức mạnh.
Theo võ sư Văn Thắng, trong võ ngựa trước hết phải nhắc đến việc dùng ngựa di chuyển trong chiến đấu. Trong các thế di chuyển độc đáo nhất là thế di mã và thế phi hành mã. Các thế di chuyển này luôn được kỵ binh thời xưa ứng dụng nhằm tận dụng tốc độ và sức mạnh của ngựa để di chuyển, luồn lách trong chiến đấu, tạo ra sự lấn lướt, tiếp cận và tiêu diệt kẻ thù. Phần quan trọng nhất của võ ngựa đó chính là các đòn, thế mô phỏng hình ảnh con ngựa...”(hết trích)
Thế đấy nhé, có Vua Lý Thái Tổ chứng giám, nhìn xuống đấy. Võ ngựa mà các cặp xồn xồn ôm nhau “múa đôi” đó không phảỉ là võ ngựa trong di sản dân tộc, kiểu các cặp ôm nhau xập xình hoàn toàn không phải cách “tận dụng tốc độ và sức mạnh của ngựa để di chuyển, luồn lách trong chiến đấu, tạo ra sự lấn lướt, tiếp cận và tiêu diệt kẻ thù.”
Câu lạc bộ Múa Đôi kia không hề liên hệ gì tới võ ngưạ của dân tộc.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong bài viết tưạ đề “Đức vua trầm tưởng” trên mạng Bauxite VN ngày 21-2-2014 – bài này trích như sau:
“Lý Thái Tổ nhíu đôi mắt lo âu,
Nhìn dõi xuống chân mình... rõ ràng một lũ Tàu
Nhìn dõi xuống chân mình... rõ ràng một lũ Tàu
bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca những lời nhí nhố:
“Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha
Cô gái đẹp trên đường phố cất tiếng ca vui trong thời tiết âu sầu”(1).
Ông tự hỏi: “Sao nảy nòi ra một lũ dân mất gốc,
Ba mươi lăm năm sừng sững mối hận quân cướp nước
sao không biết buồn đau?
Thác Bản Giốc chúng ngoạm luôn một nửa,
Ải Nam Quan đã thuộc về lãnh thổ chúng từ lâu.
Núi Đất (chúng gọi Lão Sơn) chúng chà đi xát lại, chôn sống cả trăm ngàn anh hùng còn sống sót,
Sáu vạn con em mình ngã xuống để giữ vững biên cương Tổ quốc
nay mồ mả nơi đâu?”(hết trích)
Phần chú thích (1) được GS Nguyễn Huệ Chi giảỉ thích như sau:
“(1) Phỏng dịch lời trong một điệu vũ nhạc cổ Trung Quốc “Trung Quốc cáp cáp” (Đúng là Trung Quốc), được lệnh “cấp trên” cho phổ biến để các “dư luận viên” múa nhảy xập xình trong buổi sáng ngày 16-2-2014 trên quảng trường Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh nhằm ngăn chặn dân chúng mít tinh kỷ niệm ngày mấy chục vạn giặc Tàu do Đặng Tiểu Bình xua xuống đánh chiếm biên giới Việt Nam 35 năm trước: “Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha / Cô gái Trung Quốc xinh đẹp như đóa hoa / Đi trên đường phố muốn nhìn ngó khắp nơi / Cô nương có đôi môi hồng tươi / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi cha cha cha / Là lúc tiết trời hoan lạc / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi cha cha cha / Là lúc thời tiết âu sầu...”...”(hết chú thích)
Thiệt là hết nước nói. Bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca nhí nhố... Đúng vậy, vị Giáo sư mô tả đúng hình ảnh như thế.
Trong khi đó, nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong bài viết trên mạng Dân Làm Báo tựa đề “Lời sáu vạn người đã hi sinh chống giặc Tàu xâm lược: Sao lại giỗ chúng tôi bằng bài khiêu vũ: “Trung Quốc chính nghĩa”?” đã cho biết, thựa ra điệu nhạc kia là nhạc chôm, nghĩa là nhạc sĩ Việt chôm của nhạc sĩ Tàu.
Nhà thơ họ Trần cho biết rằng FBker Thùy Trang đã chứng minh bản nhạc để nhảy nhót ăn mừng sáng nay là nhạc Tàu, được nhạc sĩ Hồ Quang Hiếu đạo nhạc, đặt lời Việt là "Con bướm xuân". Nguyên bản của bài hát "Trung Quốc Chính Nghĩa”....
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết những dòng thơ như sau:
“Lời sáu vạn người đã hi sinh chống giặc Tàu xâm lược: Sao lại giỗ chúng tôi bằng bài khiêu vũ: “Trung Quốc chính nghĩa”?
Nếu không có ngày 17-02-1979
Nếu không có cuộc xâm lăng của sáu mươi vạn quân Tàu xâm lược
Sáu vạn người Việt chúng tôi đâu đã bỏ mình
Sao nhà nước mới 35 năm đã vội quên cuộc chiến tranh tàn khốc
Quên thắp nhang, quên tưởng niệm đồng bào chiến sĩ đã hi sinh…
Không, không, không…
Nhà nước này vẫn nhớ đinh ninh
Nhớ sáu mươi vạn Hoa quân nhập Việt
Đốt sạch, phá sạch, giết sạch biên giới phía Bắc quê hương mình
.Nên sáng 16-2-2014 trước tượng vua Lý vườn hoa Chí Linh
Khi một nhóm đồng bào mang hương hoa đến giỗ sáu vạn người hi sinh
Cũng là lúc đám ăn mặc hở hang chiếm quảng trường tưng mừng khiêu vũ
Đây là Hà Nội hay Bắc Kinh
Mà hàng trăm công an chìm canh chừng cho hàng trăm người khiêu vũ
Họ múa theo nhạc nền bài hát Tàu: TRUNG HOA CHÍNH NGHĨA…
Các ông các bà cầm quyền và ăn chơi nhảy nhót ơi
Xin các ông bà đừng giết sáu vạn chiến sĩ đồng bào chúng tôi lần nữa
Chúng tôi đã bị giặc Tàu giết ba mươi nhăm năm rồi
Chúng tôi cứ tưởng người chống xâm lăng như chúng tôi mới là chính nghĩa
Hóa ra giặc ngoại xâm ngày ấy nay thoắt thành chính nghĩa, trời ơi!
Sài Gòn ngày 18-02-2014
Trần Mạnh Hảo”
(hết trích)
Than ôi, một thời là vó ngựa quân Nguyên, quân Thanh... từ phương Bắc tràn vào. Và bây giờ là những “bước nhảy ngựa múa đôi” từ Ba Đình xốc tới.
Nghẹn lời vậy, nói hết nổi. Nói hết nổi.
Nhảy Trên Lòng Yêu Nước
Chưa bao giờ lịch sử nhìn thấy kiểu trấn áp mới do nhà nước Ba Đình đưa ra: các cặp nam nữ ôm nhau do nhà nươc đưa ra, tới nhảy nơi dự kiến người biểu tình sẽ vinh danh liệt sĩ và tưởng niệm Cuộc Chiến Biên Giới 1979... Không ai ngờ bạo lực đỏ lại kết hợp nhuần nhuyễn với điệu nhảy lẽ ra là lãng mạn của Tây Phương như thế.
Cuộc chiến này được Tự Điển Bách Khoa Mở viết, trích như sau:
“Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa khoảng 600 cho tới 700 ngàn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa....
...Theo tướng Ngũ Tu Quyền, phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000. Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.
Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000, một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[32][82]
Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.
Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.
Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).
Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để được Liên Xô tăng cường viện trợ, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.”(hết trích)
Và bây giờ, tưởng niệm liệt sĩ ra sao?
Bản tin VOA hôm Thứ Hai 17-2-2014 kể:
“Khoảng 100 người tuần hành trong trung tâm thủ đô Hà Nội hôm Chủ nhật để kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn nhưng là một cuộc chiến đẫm máu.
Những người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”...
...Một sinh viên 20 tuổi, Kim Bích Ngọc cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc...
...Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.”(hết trích)
Bản tin Đaì RFA tựa đề “Những bước nhảy đầy ấn tượng trước tượng đài vua Lý” hôm Thứ Hai kể, trích:
“Ông Ngô Nhật Đăng, một chiến binh của chiến trường biên giới phía Bắc nói về tâm trạng người lính sau 35 năm qua cách đối xử của chính quyền hiện nay:
- Nhiều năm nay chuyện đó hoàn toàn bị lãng quên. Tất nhiên tôi không đòi hỏi sự đãi ngộ nhưng ít nhất phải có sự nhắc nhở để những thế hệ trẻ sau này biết là đã có một sự kiện lịch sử như vậy.
Hôm qua tôi gặp một một cựu chiến binh anh là lính đặc công của sư đoàn 305 tham gia cuộc chiến từ năm 69-70. Anh nói rằng nhà của anh có ba anh em đều đi bộ đội, bản thân anh ấy là thương binh còn người em thì an lành trở về và một người nữa thì nằm lại biên giới năm 1979. Anh ấy kể khi ngồi ăn cơm với nhau trong ngày giỗ của người em hy sinh tại biên giới phía Bắc năm 79, thằng em nó hỏi anh một câu, các anh đi đánh Mỹ thì được trọng vọng còn chúng tôi đi đánh Tàu này, anh có biết không nhục như con chó không thằng nào nhớ tới hết...”(hết trích)
Nhà văn Đồng Phụng viết trên blog riêng đã có bài viết tựa đề “Có phải chỉ cần “bình yên” nên hạ nhục hàng chục ngàn liệt sĩ?” trong đó có nhận định:
“Đảng CSVN không tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ và cả vì sự tồn tại của chính mình là bất nghĩa.
Ngăn chặn những người khác tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ xứ sở của họ là bất nhân.
Tệ đến mức không thể tưởng tượng là chọn hình thức ca hát, nhảy múa hưởng ứng “năm văn minh, trật tự đô thị” để hóa giải chuyện tưởng niệm tri ân. Làm như thế là cố tình hạ nhục những người vị quốc vong thân. Đó là bất lễ, bất tín.
Không thể tìm được từ để diễn đạt cho đúng ý!
Ai đọc nhiều, biết nhiều, “thông kim bác cổ”, chỉ giúp mình xem từ xưa đến giờ trong lịch sủ tồn tại và phát triển của nhân loại, có chính thể nào, kể cả hôn quân, bạo chúa lại chọn cách hạ nhục những trung thần, dũng sĩ của chính mình theo kiểu như vậy để được “bình yên xây dựng và phát triển” như Đảng CSVN mới làm vào sáng 16 tháng 2 tại tượng đài Lý Thái Tổ như vậy hay không?”(hết trích)
Trong nỗi giận của đồng bào về hành vi nhảy múa do CSVN dàn dựng không chỉ có nước mắt của người yêu nước, nhưng cũng có cả tiếng kèn đồng vang vọng năm xưa đang bị nghẽn tắt ở Hà Nội.
Nghĩ ra trò nhảy múa như thế... Sao lại nghĩ được ra như thế?
Cuộc chiến này được Tự Điển Bách Khoa Mở viết, trích như sau:
“Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa khoảng 600 cho tới 700 ngàn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa....
...Theo tướng Ngũ Tu Quyền, phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000. Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.
Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000, một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[32][82]
Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.
Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.
Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).
Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để được Liên Xô tăng cường viện trợ, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.”(hết trích)
Và bây giờ, tưởng niệm liệt sĩ ra sao?
Bản tin VOA hôm Thứ Hai 17-2-2014 kể:
“Khoảng 100 người tuần hành trong trung tâm thủ đô Hà Nội hôm Chủ nhật để kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn nhưng là một cuộc chiến đẫm máu.
Những người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”...
...Một sinh viên 20 tuổi, Kim Bích Ngọc cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc...
...Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.”(hết trích)
Bản tin Đaì RFA tựa đề “Những bước nhảy đầy ấn tượng trước tượng đài vua Lý” hôm Thứ Hai kể, trích:
“Ông Ngô Nhật Đăng, một chiến binh của chiến trường biên giới phía Bắc nói về tâm trạng người lính sau 35 năm qua cách đối xử của chính quyền hiện nay:
- Nhiều năm nay chuyện đó hoàn toàn bị lãng quên. Tất nhiên tôi không đòi hỏi sự đãi ngộ nhưng ít nhất phải có sự nhắc nhở để những thế hệ trẻ sau này biết là đã có một sự kiện lịch sử như vậy.
Hôm qua tôi gặp một một cựu chiến binh anh là lính đặc công của sư đoàn 305 tham gia cuộc chiến từ năm 69-70. Anh nói rằng nhà của anh có ba anh em đều đi bộ đội, bản thân anh ấy là thương binh còn người em thì an lành trở về và một người nữa thì nằm lại biên giới năm 1979. Anh ấy kể khi ngồi ăn cơm với nhau trong ngày giỗ của người em hy sinh tại biên giới phía Bắc năm 79, thằng em nó hỏi anh một câu, các anh đi đánh Mỹ thì được trọng vọng còn chúng tôi đi đánh Tàu này, anh có biết không nhục như con chó không thằng nào nhớ tới hết...”(hết trích)
Nhà văn Đồng Phụng viết trên blog riêng đã có bài viết tựa đề “Có phải chỉ cần “bình yên” nên hạ nhục hàng chục ngàn liệt sĩ?” trong đó có nhận định:
“Đảng CSVN không tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ và cả vì sự tồn tại của chính mình là bất nghĩa.
Ngăn chặn những người khác tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ xứ sở của họ là bất nhân.
Tệ đến mức không thể tưởng tượng là chọn hình thức ca hát, nhảy múa hưởng ứng “năm văn minh, trật tự đô thị” để hóa giải chuyện tưởng niệm tri ân. Làm như thế là cố tình hạ nhục những người vị quốc vong thân. Đó là bất lễ, bất tín.
Không thể tìm được từ để diễn đạt cho đúng ý!
Ai đọc nhiều, biết nhiều, “thông kim bác cổ”, chỉ giúp mình xem từ xưa đến giờ trong lịch sủ tồn tại và phát triển của nhân loại, có chính thể nào, kể cả hôn quân, bạo chúa lại chọn cách hạ nhục những trung thần, dũng sĩ của chính mình theo kiểu như vậy để được “bình yên xây dựng và phát triển” như Đảng CSVN mới làm vào sáng 16 tháng 2 tại tượng đài Lý Thái Tổ như vậy hay không?”(hết trích)
Trong nỗi giận của đồng bào về hành vi nhảy múa do CSVN dàn dựng không chỉ có nước mắt của người yêu nước, nhưng cũng có cả tiếng kèn đồng vang vọng năm xưa đang bị nghẽn tắt ở Hà Nội.
Nghĩ ra trò nhảy múa như thế... Sao lại nghĩ được ra như thế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét