Ngày 11/02/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng (còn được gọi là "Bùi Hằng") cùng 20 người khác tới thăm gia đình bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trên đường đi, theo lời kể của ông Nguyễn Bắc Truyển và đơn khiếu nại của gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng, hàng trăm công an, trong đó có nhiều người mặc thường phục bất ngờ hành hung thô bạo và bắt giữ toàn bộ 21 người trong đoàn.
24 giờ sau, 18 người được trả tự do, còn lại ba người, bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị giam giữ cho đến nay. Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển cũng cho biết bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tuyệt thực kể từ khi bị bắt. Hiện tại, theo ông Nguyễn Bắc Truyển, gia đình ba người bị công an Đồng Tháp câu lưu đã liên lạc với các luật sự để được hỗ trợ.
Theo một lá đơn khiếu nại của gia đình vừa được công bố trên mạng, cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) khởi tố bà Bùi Thị Minh Hằng theo điều 254 Bộ luật hình sự, vì tội «tụ tập đông người trên đường gây cản trở giao thông ». Chúng tôi đã liên lạc với anh Trần Bùi Trung, con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, nhưng không gặp được.
RFI : Thưa ông, hiện tại ở tỉnh Đồng Tháp, có vụ bà Bùi Thị Minh Hằng cùng hai người khác bị công an câu lưu và có tin là họ sắp bị khởi tố. Xin ông cho công chúng biết đầu đuôi câu chuyện này.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày 09/02, tôi bị một lực lượng hàng trăm công an xông vào nhà của vợ tôi ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Họ đập phá hai cánh cửa và tràn vào nhà bắt tôi. Và tôi cũng đã bị 10 công an đánh ở sân trước nhà mình. Khi họ chuyển giải tôi tới Sài Gòn, thì tôi mới biết được là họ bắt tôi vì có người kiện tôi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đúng 24 giờ sau, thì họ thả ra. Sau đó, tôi đi tìm hiểu, thì tôi thấy sự việc này đã được dàn dựng.
Sau đó, ngày 10/02, khi nghe tôi bị bắt thì mấy anh em ở Sài Gòn và một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung về Quang Minh Tự, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để chuẩn bị xuống nhà thăm vợ tôi, vì trải qua một sự cố như vậy, vợ tôi và người chị ở nhà rất lo lắng. Khi họ nghe tôi được thả, thì họ quyết định sẽ xuống Đồng Tháp, lúc ấy tôi đang ở Sài Gòn.
Trên đường đi, họ lọt vào ổ phục kích của công an Lấp Vò, đã giăng sẵn, với hàng trăm công an, với gậy gộc dùi cui. Và khi 21 người đó tới cầu Nông Trại thuộc xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, thì đã bị đoàn của công an chặn lại. Sau đó, (công an) bắt đầu đánh ngay tức khắc, không có một khuyến cáo gì hết. Khi những người trong đoàn bị công an dừng lại, thì những người ở hai bên đường, là công an mặc thường phục cầm gậy gộc lao ra đánh thẳng vào đoàn người như vậy. Rất nhiều người đã bị ngất ngay tại chỗ. Có những hình ảnh minh họa.
Họ bắt 21 người lên xe, áp giải về trụ sở công an huyện Lấp Vò, thẩm vấn 24 tiếng. Sau 24 tiếng, họ thả 18 người và giữ lại ba người : chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Chúng ta ai cũng biết chị Bùi Thị Minh Hằng, còn cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng là một nhà hoạt động dân chủ nhân quyền trong quốc nội. Còn anh Nguyễn Văn Minh là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, con rể của tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung, cũng là anh rể của tù nhân lương tâm Bùi Văn Thâm, ở dưới An Phú, tỉnh An Giang.
Sau đó họ tạm giữ ba người tới ngày hôm qua. Khi Trung (anh Trần Bùi Trung), con trai chị Bùi Hằng, tới công an huyện Lấp Vò để hỏi về tình trạng giam giữ mẹ mình đã quá thời hạn tạm giữ, thì họ thông báo vụ án đã được khởi tố, và các văn bản liên quan đến việc khởi tố sẽ được gởi về cho gia đình tại địa phương.
RFI : Thưa ông, về việc khởi tố vụ án liên quan đến ba vị nói trên, ông có thêm chi tiết gì nữa không ạ ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Vụ việc này, chúng ta thấy rõ ràng những người này đang đi lại bình thường trên đường, bị chặn lại, sau đó bị đánh, bị tước đoạt tài sản của mình, bị áp giải về công an để thẩm vấn. Còn bây giờ công an lại lật ngược lại là những người này bị khởi tố, vì gây rối trật tự công cộng, mà hành vi là cản trở giao thông, theo điều 245 bộ luật Hình sự, ở điểm C, khoản 2. Thì chúng tôi thực sự thấy rất là vô lý. Mười tám người được thả ra đã sẵn sàng làm nhân chứng cho phiên tòa này.
Hiện nay thì các luật sư cũng đã tham gia vào vụ việc này. Chúng tôi mời một số luật sư ở Hà Nội và ở tại Sài Gòn để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ba người bị bắt.
RFI : Xin ông cho biết thêm về việc khởi tố, vì có chỗ nói là có văn bản chính thức, có chỗ thì thấy là chưa.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày hôm qua, công an nói không có văn bản, nói miệng với cháu Trung, cũng như vợ của anh Minh, là cô Thúy. Là vụ án sẽ được khởi tố, và các văn bản như lệnh tạm giam, rồi quyết định khởi tố sẽ được chuyển về địa phương, nơi người bị bắt cư ngụ. Cháu Trung đã về nhà ở tại Vũng Tàu để chờ giấy tờ gởi về, tôi vẫn chưa nghe cháu Trung nói đã nhận được văn bản đó.
Tuy nhiên, có chi tiết mà chúng ta cần lưu ý, là gia đình cô Thúy Quỳnh đã vào trong thăm được cô Thúy Quỳnh và biết được cô đã tuyệt thực 10 ngày nay, và thông tin còn cho biết là nếu cô Thúy Quỳnh đồng ý buộc tội chị Hằng, theo hướng chị Hằng là người cầm đầu của việc tổ chức gây rối, thì cô Thúy Quỳnh có thể được thả ngay vào ngày hôm qua. Nhưng cô Thúy Quỳnh đã từ chối, và vẫn giữ thái độ bất hợp tác với công an và từ chối khai bất lợi cho chị Hằng. Đó là thông tin tôi vừa nhận được.
Còn đối với anh Nguyễn Văn Minh thì cũng giống như chị Bùi Thị Minh Hằng là gia đình cũng chưa được gặp mặt và công an cũng chỉ nói miệng là sẽ khởi tố và sẽ chuyển lệnh tạm giam cũng như quyết định khởi tố về cho địa phương.
RFI : Còn về phía luật sư, xin ông cho biết thêm.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Cháu Quỳnh Anh (chị Đặng Thị Quỳnh Anh), con của chị Bùi Thị Minh Hằng đã làm đơn yêu cầu luật sư tham gia vụ án bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mẹ của mình. Ngoài ra còn ba luật sư trong Sài Gòn. Chúng tôi đang làm việc, để có được sự trả lời chính thức.
RFI : Xin ông cho biết thêm về bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vào năm 2010 có tham gia phong trào biểu tình ở Sài Gòn để chống hành động xâm lấn, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Cô cũng là người hoạt động dân chủ, nhân quyền ở quốc nội. Thực tế mà nói, tôi không được biết cô Thúy Quỳnh nhiều, nhưng một số bạn bè của cô nói lại với tôi như vậy. Vì tôi cũng đang lập hồ sơ về ba người bị bắt để gửi cho các tổ chức nhân quyền.
Gia đình cô Thúy Quỳnh hôm qua có đi xuống trại giam An Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để thăm cô Thúy Quỳnh, thì được trại giam cho phép gặp mặt. Trong khi Trung, con chị Hằng, Thúy, vợ anh Minh không được gặp mặt. Và gia đình cho biết cô Thúy Quỳnh đang tuyệt thực đến ngày thứ 11, cùng lúc với chị Bùi Thị Minh Hằng. Chúng tôi cũng nhờ những người bạn tiếp cận với gia đình, thì gia đình cũng đồng ý mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho cô Thúy Quỳnh.
RFI : Thưa ông, còn về ông Nguyễn Văn Minh, thì phản ứng của cộng đồng tại địa phương thế nào ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói riêng và người dân làng xóm ở xung quanh nhà ông Minh hết sức bất ngờ, vì anh Minh là người rất hiền, một người tu theo Phật giáo Hòa Hảo, gia đình bên vợ của anh Minh có một đạo tràng tại huyện An Phú, tỉnh An Giang. Gia đình tu hiền. Thành ra việc công an nói anh ấy gây cản trở, rồi đánh công an. Có một chi tiết rất thú vị. Khi họ mời chị vợ của anh Minh lên đồn công an xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thì Thượng tá Huỳnh Văn Thạnh, phó trưởng Công an huyện nói rằng : cái đoàn người đó đánh công an trước, tấn công công an trước, công an không thể đánh lại, thì người dân ở hai bên đường mới nhảy vào đánh phụ công an.
Chúng ta thấy rất là vô lý. Đoàn người có 7 người phụ nữ, 14 người nam giới, thì làm sao tấn công được cả vài trăm công an như vậy. Khi thông tin đó được chuyển tới tôi, thì tôi phân tích, đó là sự bịa đặt, vu khống mà thôi. Họ muốn xây dựng một vụ án để bắt các nhà đấu tranh, như chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, hay đàn áp anh Nguyễn Văn Minh, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây, bằng một vụ án mà họ cho là gây rối trật tự công cộng. Trong số những người theo Phật giáo Hòa Hảo, có rất nhiều người, có thể nói là đa số bị quy kết vào tội gây rối trật tự công cộng.
Mười tám người bị bắt rồi được thả trong vụ việc này, đã có lời tuyên bố trên cộng đồng mạng là họ phản đối việc công an huyện Lấp Vò đánh người đang lưu thông trên đường, rồi thẩm vấn, bắt giam người. Đã có một kháng thư như vậy trên mạng. Và một số anh chị em đã được các luật sư tiếp cận để lấy lời khai ban đầu. Họ nói là sẵn sàng ra trước tòa làm chứng cho ba người bị bắt là không có hành vi nào gây rối, như tấn công công an, hay cản trở giao thông hết…
Tôi mong rằng, đồng bào chúng ta hãy quan tâm đến vụ án này, vì đây không phải là một vụ án hình sự, mà nó đã được chính trị hóa, nó có liên quan đến động cơ chính trị, khi khởi tố bắt giam những người hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Mong rằng bà con chúng ta ở Pháp, ở khắp nơi trên thế giới hãy quan tâm đến vụ án này và ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước chống lại sự đàn áp của nhà cầm quyền.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Bắc Truyển.
Các tin bài liên quan
24 giờ sau, 18 người được trả tự do, còn lại ba người, bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị giam giữ cho đến nay. Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển cũng cho biết bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tuyệt thực kể từ khi bị bắt. Hiện tại, theo ông Nguyễn Bắc Truyển, gia đình ba người bị công an Đồng Tháp câu lưu đã liên lạc với các luật sự để được hỗ trợ.
Theo một lá đơn khiếu nại của gia đình vừa được công bố trên mạng, cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) khởi tố bà Bùi Thị Minh Hằng theo điều 254 Bộ luật hình sự, vì tội «tụ tập đông người trên đường gây cản trở giao thông ». Chúng tôi đã liên lạc với anh Trần Bùi Trung, con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, nhưng không gặp được.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày 09/02, tôi bị một lực lượng hàng trăm công an xông vào nhà của vợ tôi ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Họ đập phá hai cánh cửa và tràn vào nhà bắt tôi. Và tôi cũng đã bị 10 công an đánh ở sân trước nhà mình. Khi họ chuyển giải tôi tới Sài Gòn, thì tôi mới biết được là họ bắt tôi vì có người kiện tôi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đúng 24 giờ sau, thì họ thả ra. Sau đó, tôi đi tìm hiểu, thì tôi thấy sự việc này đã được dàn dựng.
Sau đó, ngày 10/02, khi nghe tôi bị bắt thì mấy anh em ở Sài Gòn và một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung về Quang Minh Tự, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để chuẩn bị xuống nhà thăm vợ tôi, vì trải qua một sự cố như vậy, vợ tôi và người chị ở nhà rất lo lắng. Khi họ nghe tôi được thả, thì họ quyết định sẽ xuống Đồng Tháp, lúc ấy tôi đang ở Sài Gòn.
Trên đường đi, họ lọt vào ổ phục kích của công an Lấp Vò, đã giăng sẵn, với hàng trăm công an, với gậy gộc dùi cui. Và khi 21 người đó tới cầu Nông Trại thuộc xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, thì đã bị đoàn của công an chặn lại. Sau đó, (công an) bắt đầu đánh ngay tức khắc, không có một khuyến cáo gì hết. Khi những người trong đoàn bị công an dừng lại, thì những người ở hai bên đường, là công an mặc thường phục cầm gậy gộc lao ra đánh thẳng vào đoàn người như vậy. Rất nhiều người đã bị ngất ngay tại chỗ. Có những hình ảnh minh họa.
Họ bắt 21 người lên xe, áp giải về trụ sở công an huyện Lấp Vò, thẩm vấn 24 tiếng. Sau 24 tiếng, họ thả 18 người và giữ lại ba người : chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Chúng ta ai cũng biết chị Bùi Thị Minh Hằng, còn cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng là một nhà hoạt động dân chủ nhân quyền trong quốc nội. Còn anh Nguyễn Văn Minh là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, con rể của tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung, cũng là anh rể của tù nhân lương tâm Bùi Văn Thâm, ở dưới An Phú, tỉnh An Giang.
Sau đó họ tạm giữ ba người tới ngày hôm qua. Khi Trung (anh Trần Bùi Trung), con trai chị Bùi Hằng, tới công an huyện Lấp Vò để hỏi về tình trạng giam giữ mẹ mình đã quá thời hạn tạm giữ, thì họ thông báo vụ án đã được khởi tố, và các văn bản liên quan đến việc khởi tố sẽ được gởi về cho gia đình tại địa phương.
RFI : Thưa ông, về việc khởi tố vụ án liên quan đến ba vị nói trên, ông có thêm chi tiết gì nữa không ạ ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Vụ việc này, chúng ta thấy rõ ràng những người này đang đi lại bình thường trên đường, bị chặn lại, sau đó bị đánh, bị tước đoạt tài sản của mình, bị áp giải về công an để thẩm vấn. Còn bây giờ công an lại lật ngược lại là những người này bị khởi tố, vì gây rối trật tự công cộng, mà hành vi là cản trở giao thông, theo điều 245 bộ luật Hình sự, ở điểm C, khoản 2. Thì chúng tôi thực sự thấy rất là vô lý. Mười tám người được thả ra đã sẵn sàng làm nhân chứng cho phiên tòa này.
Hiện nay thì các luật sư cũng đã tham gia vào vụ việc này. Chúng tôi mời một số luật sư ở Hà Nội và ở tại Sài Gòn để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ba người bị bắt.
RFI : Xin ông cho biết thêm về việc khởi tố, vì có chỗ nói là có văn bản chính thức, có chỗ thì thấy là chưa.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày hôm qua, công an nói không có văn bản, nói miệng với cháu Trung, cũng như vợ của anh Minh, là cô Thúy. Là vụ án sẽ được khởi tố, và các văn bản như lệnh tạm giam, rồi quyết định khởi tố sẽ được chuyển về địa phương, nơi người bị bắt cư ngụ. Cháu Trung đã về nhà ở tại Vũng Tàu để chờ giấy tờ gởi về, tôi vẫn chưa nghe cháu Trung nói đã nhận được văn bản đó.
Tuy nhiên, có chi tiết mà chúng ta cần lưu ý, là gia đình cô Thúy Quỳnh đã vào trong thăm được cô Thúy Quỳnh và biết được cô đã tuyệt thực 10 ngày nay, và thông tin còn cho biết là nếu cô Thúy Quỳnh đồng ý buộc tội chị Hằng, theo hướng chị Hằng là người cầm đầu của việc tổ chức gây rối, thì cô Thúy Quỳnh có thể được thả ngay vào ngày hôm qua. Nhưng cô Thúy Quỳnh đã từ chối, và vẫn giữ thái độ bất hợp tác với công an và từ chối khai bất lợi cho chị Hằng. Đó là thông tin tôi vừa nhận được.
Còn đối với anh Nguyễn Văn Minh thì cũng giống như chị Bùi Thị Minh Hằng là gia đình cũng chưa được gặp mặt và công an cũng chỉ nói miệng là sẽ khởi tố và sẽ chuyển lệnh tạm giam cũng như quyết định khởi tố về cho địa phương.
RFI : Còn về phía luật sư, xin ông cho biết thêm.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Cháu Quỳnh Anh (chị Đặng Thị Quỳnh Anh), con của chị Bùi Thị Minh Hằng đã làm đơn yêu cầu luật sư tham gia vụ án bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mẹ của mình. Ngoài ra còn ba luật sư trong Sài Gòn. Chúng tôi đang làm việc, để có được sự trả lời chính thức.
RFI : Xin ông cho biết thêm về bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vào năm 2010 có tham gia phong trào biểu tình ở Sài Gòn để chống hành động xâm lấn, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Cô cũng là người hoạt động dân chủ, nhân quyền ở quốc nội. Thực tế mà nói, tôi không được biết cô Thúy Quỳnh nhiều, nhưng một số bạn bè của cô nói lại với tôi như vậy. Vì tôi cũng đang lập hồ sơ về ba người bị bắt để gửi cho các tổ chức nhân quyền.
Gia đình cô Thúy Quỳnh hôm qua có đi xuống trại giam An Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để thăm cô Thúy Quỳnh, thì được trại giam cho phép gặp mặt. Trong khi Trung, con chị Hằng, Thúy, vợ anh Minh không được gặp mặt. Và gia đình cho biết cô Thúy Quỳnh đang tuyệt thực đến ngày thứ 11, cùng lúc với chị Bùi Thị Minh Hằng. Chúng tôi cũng nhờ những người bạn tiếp cận với gia đình, thì gia đình cũng đồng ý mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho cô Thúy Quỳnh.
RFI : Thưa ông, còn về ông Nguyễn Văn Minh, thì phản ứng của cộng đồng tại địa phương thế nào ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói riêng và người dân làng xóm ở xung quanh nhà ông Minh hết sức bất ngờ, vì anh Minh là người rất hiền, một người tu theo Phật giáo Hòa Hảo, gia đình bên vợ của anh Minh có một đạo tràng tại huyện An Phú, tỉnh An Giang. Gia đình tu hiền. Thành ra việc công an nói anh ấy gây cản trở, rồi đánh công an. Có một chi tiết rất thú vị. Khi họ mời chị vợ của anh Minh lên đồn công an xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thì Thượng tá Huỳnh Văn Thạnh, phó trưởng Công an huyện nói rằng : cái đoàn người đó đánh công an trước, tấn công công an trước, công an không thể đánh lại, thì người dân ở hai bên đường mới nhảy vào đánh phụ công an.
Chúng ta thấy rất là vô lý. Đoàn người có 7 người phụ nữ, 14 người nam giới, thì làm sao tấn công được cả vài trăm công an như vậy. Khi thông tin đó được chuyển tới tôi, thì tôi phân tích, đó là sự bịa đặt, vu khống mà thôi. Họ muốn xây dựng một vụ án để bắt các nhà đấu tranh, như chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, hay đàn áp anh Nguyễn Văn Minh, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây, bằng một vụ án mà họ cho là gây rối trật tự công cộng. Trong số những người theo Phật giáo Hòa Hảo, có rất nhiều người, có thể nói là đa số bị quy kết vào tội gây rối trật tự công cộng.
Mười tám người bị bắt rồi được thả trong vụ việc này, đã có lời tuyên bố trên cộng đồng mạng là họ phản đối việc công an huyện Lấp Vò đánh người đang lưu thông trên đường, rồi thẩm vấn, bắt giam người. Đã có một kháng thư như vậy trên mạng. Và một số anh chị em đã được các luật sư tiếp cận để lấy lời khai ban đầu. Họ nói là sẵn sàng ra trước tòa làm chứng cho ba người bị bắt là không có hành vi nào gây rối, như tấn công công an, hay cản trở giao thông hết…
Tôi mong rằng, đồng bào chúng ta hãy quan tâm đến vụ án này, vì đây không phải là một vụ án hình sự, mà nó đã được chính trị hóa, nó có liên quan đến động cơ chính trị, khi khởi tố bắt giam những người hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Mong rằng bà con chúng ta ở Pháp, ở khắp nơi trên thế giới hãy quan tâm đến vụ án này và ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước chống lại sự đàn áp của nhà cầm quyền.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Bắc Truyển.
Các tin bài liên quan
Hai người giúp dân oan bị công an Hà Nội bắt và đánh đập (Bà Bùi Hằng trả lời RFI)
Hà Nội trả tự do cho blogger Lê Anh Hùng sau 10 ngày giam giữ trong trại tâm thần (Bà Bùi Hằng trả lời RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét