Ảnh bên:Trung Quốc e ngại thay đổi ở Việt Nam làm tác động đến chính Trung Quốc, theo nhà bình luận.
Trung Quốc không muốn Việt Nam cải tổ, dân chủ hóa và đây chính là trở lực cho sự cải tổ, cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến của nhà bình luận nhân quan sát các diễn biến bất ổn từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Hôm 23/2/2014, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Trung Quốc e rằng bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam đều sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc và do đó Trung Quốc làm mọi cách để tình hình ở Việt Nam bị hạn chế trong một tình trạng 'lùng nhùng'.
Ông Xương Hùng nói:
"Vai trò của Trung Quốc ở đây nó khác hản với vai trò của Nga khó hơn ở Ukraine..., bỏi vì chính lợi ích của Trung Quốc không muốn sự thay đổi ở Việt Nam, bởi vì bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc,
"Gần như là chắc chắn sự thay đổi của Việt Nam sẽ dẫn đến sự thay đổi... do đó giới lãnh đạo Trung Quốc rất muốn giữ và làm mọi cách để giữ Việt Nam lùng nhùng như hienẹ nay,
"Thì đấy là cái khó khăn cho phong trào dân chủ ở Việt Nam, bởi vì họ giữ chó giới lãnh đạo ở Việt Nam phục thuộc, rời gần với Trung Quốc và họ có tể làm mọi cách..."
'Không nghiêng hẳn về TQ'
Ông Đặng Xương Hùng |
Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao mới từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và đang xin quy chế tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ cũng cho rằng nội bộ lãnh đạo ở Việt Nam không hẳn "nghiêng hẳn" về phía Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói:
"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta (Việt Nam) để ký TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên châu Á - Thái Bình Dương" chẳng hạn,
"Đó là sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nhỏ, dó đó sự cân bằng này vẫn không thể có một kết quả theo ý muốn của các nhà lãnh đạo được mà nó lại hay thường rơi vào chuyện càng đẩy các nhà lãnh đạo gần với Trung Quốc hơn."
Cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật nhân các sự kiện đã đang diễn ra trong cuộc biến động và khủng hoảng ở Ukraine, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam đưa ra dự đoán về con đường, quy trình, mô hình cải tổ chính trị có thể sắp diễn ra tới đây ở Việt Nam.
Ông cũng bình luận về những khả năng thay đổi trong đường hướng, chiến lược lãnh đạo của Đảng CSVN với kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra vào năm 2016 tới đây.
Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu Vụ trưởng bình luận về việc liệu tại Việt Nam hiện nay, trong hàng ngũ lãnh đạo có những tên tuổi nào nổi bật cho cả phe đổi mới, thiên về dân chủ thực sự và những ai đối nghịch lại với khuynh hướng này.
Ông Xương Hùng nói:
"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng của ta (Việt Nam) để ký TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên châu Á - Thái Bình Dương" chẳng hạn,
"Đó là sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta vẫn là nước nhỏ, dó đó sự cân bằng này vẫn không thể có một kết quả theo ý muốn của các nhà lãnh đạo được mà nó lại hay thường rơi vào chuyện càng đẩy các nhà lãnh đạo gần với Trung Quốc hơn."
Cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật nhân các sự kiện đã đang diễn ra trong cuộc biến động và khủng hoảng ở Ukraine, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam đưa ra dự đoán về con đường, quy trình, mô hình cải tổ chính trị có thể sắp diễn ra tới đây ở Việt Nam.
Ông cũng bình luận về những khả năng thay đổi trong đường hướng, chiến lược lãnh đạo của Đảng CSVN với kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra vào năm 2016 tới đây.
Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu Vụ trưởng bình luận về việc liệu tại Việt Nam hiện nay, trong hàng ngũ lãnh đạo có những tên tuổi nào nổi bật cho cả phe đổi mới, thiên về dân chủ thực sự và những ai đối nghịch lại với khuynh hướng này.
BBC & ông Đặng Xương Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét