Sau gần 40 năm độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước, đảng
và nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn chưa trả được những món nợ tối thiểu cho
người dân: tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Cho đến buổi Kiểm Ðiểm Nhân Quyền Ðịnh Kỳ Phổ Quát UPR tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, Genère vào ngày 5 Tháng Hai vừa qua, phái đoàn chính phủ Việt Nam vẫn phải đối mặt với những lời nhắc nhở lẫn chỉ trích nặng nề của đa số các nước về hồ sơ nhân quyền tệ hại.
Sau phiên tòa phúc thẩm, Luật Sư Lê Quốc Quân vẫn tiếp tục
bị đày ải trong tù. (Hình: TTXVN)
Dù đã sử dụng bộ máy truyền thông báo chí “lề đảng” để tô vẽ về kết quả tốt đẹp của phiên điều trần UPR, nhưng nhà cầm quyền vẫn không thể thay đổi được sự thật. Ðó là, lần này số quốc gia tham gia góp ý, chất vấn Việt Nam đông hơn hẳn (107) so với con số 60 của phiên điều trần năm 2009. Số khuyến nghị mà cộng đồng quốc tế nêu lên với Việt Nam về nhân quyền là 227, so với lần trước chỉ có 123.
Dù cố tình ngụy biện cãi chày cãi cối, nhà cầm quyền có lẽ cũng phải tự hỏi vì sao quá nhiều quốc gia trên thế giới có cái nhìn tiêu cực về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam?
Vì sao các nước đều đưa ra những yêu cầu như nhau là Việt Nam cần phải cho người dân quyền tự do về tư tưởng, ngôn luận, tín ngưỡng, tự do lập hội, chấm dứt việc kết án những người phản kháng ôn hòa, trả tự do cho những người bị giam giữ vì lý do chính trị hay tôn giáo, sửa đổi bộ luật hình sự, giảm thiểu các tội có hình phạt là tử hình v.v...
Xưa nay, trước tất cả những lời chỉ trích, khuyến nghị, Hà Nội thường có những cách trả lời “lưỡi gỗ” rằng các nước có cái nhìn sai lệch, không khách quan, hay nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền theo kiểu phương Tây...
Có phải như vậy? Thử nghĩ, động cơ nào khiến các nước phải rỗi hơi làm vậy, khi mà những yêu cầu của họ chỉ là nhà nước Việt Nam hãy đối xử tử tế hơn với chính nhân dân của mình?
Và có phải Việt Nam, vì có nền văn hóa riêng, hoàn cảnh lịch sử, xã hội riêng, nên những giá trị, tiêu chuẩn về quyền con người cũng phải khác, cho dù ở đâu trên thế giới này, con người cũng có những nhu cầu, khát vọng, mơ ước như nhau?
Ngay trong phái đoàn hùng hậu kéo nhau sang “đọc” báo cáo về thành tích nhân quyền của nhà nước cộng sản Việt Nam, có bao giờ, có ai tự hỏi những điều này.
Trong số họ và trong 3-4 triệu đảng viên cộng sản đang hưởng những quyền lợi lớn từ chế độ, chắc chắn phải có bạn bè, người thân hoặc con em đang học tập, làm việc, sinh sống tại các nước dân chủ phát triển. Chắc chắn họ đều được nghe, hoặc tận mắt chứng kiến, so sánh cuộc sống của người dân Việt Nam và các nước khác, cách đối xử của những người đại diện cho nhà nước với nhân dân nói riêng và mối quan hệ giữa nhà nước-nhân dân nói chung ra sao...
Về phía những người đang đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ của Việt Nam, càng nhìn ra thế giới, chúng ta càng thêm thương cho đất nước, dân tộc. Và càng cháy bỏng trong lòng ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam.
Tất nhiên, thế giới và ngay chính người dân Việt Nam thừa hiểu Hà Nội sẽ hứa và hứa, nhưng rồi sẽ không làm, như sau lần Kiểm Ðiểm Nhân Quyền Ðịnh Kỳ Phổ Quát UPR 4 năm trước, như hàng ngàn hàng vạn ví dụ khác trong suốt chiều dài cầm quyền của họ.
Thực tế đúng là như vậy. Ngay trước, trong và sau phiên Kiểm Ðiểm Nhân Quyền lần này, những hành động chà đạp nhân quyền vẫn tiếp tục diễn ra, chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Trước đó, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh. Một vài tờ báo đảng lên tiếng đòi chặn Facebook. Những tù nhân lương tâm được chính phủ Hoa Kỳ nêu tên đích danh và yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay tức khắc như Nguyễn Văn Hải tức blogger Ðiếu Cày, Kỹ Sư Trần Huỳnh Duy Thức, Luật Sư Lê Quốc Quân tiếp tục bị đày ải trong tù.
Không những thế, phiên tòa phúc thẩm xét xử Luật Sư Lê Quốc Quân diễn ra vào ngày 18 Tháng Hai vẫn y án 30 tháng tù giam. Bất chấp phản ứng sau đó của Hoa Kỳ và quốc tế.
Chẳng ai còn lạ gì việc những tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, bị đối xử vô cùng hà khắc trong các nhà tù khác nhau ở Việt Nam.
Thông tin ít ỏi từ những người đã, đang bị giam giữ, những lời tường thuật từ người thân của họ như mẹ của nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh, con trai dân oan Hồ Thị Bích Khương, em gái nhà báo, blogger Tạ Phong Tần... thỉnh thoảng lọt ra ngoài, chỉ là một phần nhỏ của bức tranh hiện thực vô cùng tăm tối sau những song sắt nhà tù.
Trước đó nữa, nhà cầm quyền Việt Nam, do lo sợ trước việc gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu, người đã chịu cảnh tù đày 38, 39 năm, lên tiếng đánh động thế giới nên đã dối gạt với gia đình, với đứa cháu nội 15 tuổi của ông rằng sẽ thả ông về trước Tết. Và họ đã nuốt lời hứa, ngay cả với một đứa trẻ.
Còn đối với thầy giáo bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh, chỉ đến khi bệnh ung thư gan đã bước vào giai đoạn thứ tư, và trước sức ép từ quốc tế, nhà cầm quyền mới đồng ý cho thầy hoãn thi hành án 12 tháng.
Ðừng quên trước kia có những người tù chính trị như ông Nguyễn Văn Trại cũng bị ung thư giai đoạn cuối, gia đình xin cho ông về chết trong vòng tay người thân nhưng nhà cầm quyền lạnh lùng từ chối, đến khi ông chết gia đình cũng không được mang xác về. Bởi vì, như lời ban giám thị trại: “Nguyễn Văn Trại là một tù nhân chính trị, chứ không phải là người.”
Vậy nhưng, trước nhân dân, trước thế giới, và ngay giữa trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền vẫn tuyên bố không một chút ngượng miệng rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị!
Những ngày này hàng loạt hành động đàn áp vẫn ngang nhiên diễn ra.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và vợ sắp cưới bị công an Ðồng Tháp ùa vào nhà, phá đồ đạc, bắt đi câu lưu cả ngày. Tư gia của cựu tù nhân bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn bị côn đồ tấn công, bản thân ông và con trai cũng vừa bị công an thuê côn đồ hành hung giữa đường.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, một người năng nổ trong các cuộc biểu tình, cùng với một số người khác khi đang trên đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, bị công an Ðồng Tháp hành hung, bắt tạm giam từ ngày 11 Tháng Hai. Công dân Nguyễn Văn Thạnh tố cáo bị công an xã Hòa Phước, Hòa Vang, Ðà Nẵng hành hung tối 16 Tháng Hai...
Và dân oan khắp nơi vẫn đang đổ về các trụ sở tiếp dân tại Sài Gòn, Hà Nội để kêu cứu, kiến nghị, ngày này qua ngày khác.
Hoặc tình trạng người dân bị “mời” lên đồn công an “làm việc” vì phạm một lỗi nhỏ trong giao thông hay để điều tra về một vụ việc nào đó, sau đó chết đột ngột do bị công an bạo hành, đã diễn ra từ nhiều năm qua, và vẫn chẳng có gì thay đổi. Chúng ta vẫn tiếp tục đọc thấy những tin tức như “Công an viên bắn 2 viên đạn vào cổ, mang tai dân” (Ðất Việt), “Nghi can trộm tiêu tử vong sau khi làm việc với công an xã” (Tuổi Trẻ), “Thêm một người chết sau khi làm việc với công an” (Tuổi Trẻ)...
Ngày 11 Tháng Hai, trong bản phúc trình về Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 do tổ chức RFS tức Phóng Viên Không Biên Giới công bố tại Washington, Việt Nam đứng hạng 174/180 quốc gia!
Nghĩa là, không có một dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam sẽ cải thiện nhân quyền, nới lỏng tự do dân chủ cho nhân dân.
Con đường giành lại tự do, giành lại quyền làm người đúng nghĩa của người Việt Nam vì vậy còn lắm gian nan. Nhưng nhìn lại chỉ trong một, hai năm vừa qua, phong trào đấu tranh dân chủ, phong trào xã hội dân sự đã làm được khá nhiều. Các tổ chức dân sự như Mạng lưới blogger Việt Nam, Nhóm No-U, Hội Bầu Bí Tương Thân, Phụ Nữ Nhân quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Ở Việt Nam ... được thành lập với nhiều hoạt động sôi nổi.
Ngay việc tổ chức thiện nguyện VOICE, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống, nhóm Dân Làm Báo, mạng lưới Bloggers Việt Nam, Con đường Việt Nam và No-U Việt Nam..., cùng phối hợp có mặt tại Genere để báo cáo về tình trạng nhân quyền của Việt Nam vừa qua, cho thấy đã có sự kết nối, hỗ trợ nhau giữa các tổ chức trong và ngoài nước.
Một khi đã hiểu sự khác biệt giữa cuộc sống của người Việt Nam so với nhiều dân tộc khác, một khi đã thấm thía những quyền lợi gì mà chúng ta đã và đang bị nhà nước này đánh cắp, người Việt chắc chắn sẽ đi đến cùng để giành lại.
Dù đã sử dụng bộ máy truyền thông báo chí “lề đảng” để tô vẽ về kết quả tốt đẹp của phiên điều trần UPR, nhưng nhà cầm quyền vẫn không thể thay đổi được sự thật. Ðó là, lần này số quốc gia tham gia góp ý, chất vấn Việt Nam đông hơn hẳn (107) so với con số 60 của phiên điều trần năm 2009. Số khuyến nghị mà cộng đồng quốc tế nêu lên với Việt Nam về nhân quyền là 227, so với lần trước chỉ có 123.
Dù cố tình ngụy biện cãi chày cãi cối, nhà cầm quyền có lẽ cũng phải tự hỏi vì sao quá nhiều quốc gia trên thế giới có cái nhìn tiêu cực về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam?
Vì sao các nước đều đưa ra những yêu cầu như nhau là Việt Nam cần phải cho người dân quyền tự do về tư tưởng, ngôn luận, tín ngưỡng, tự do lập hội, chấm dứt việc kết án những người phản kháng ôn hòa, trả tự do cho những người bị giam giữ vì lý do chính trị hay tôn giáo, sửa đổi bộ luật hình sự, giảm thiểu các tội có hình phạt là tử hình v.v...
Xưa nay, trước tất cả những lời chỉ trích, khuyến nghị, Hà Nội thường có những cách trả lời “lưỡi gỗ” rằng các nước có cái nhìn sai lệch, không khách quan, hay nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền theo kiểu phương Tây...
Có phải như vậy? Thử nghĩ, động cơ nào khiến các nước phải rỗi hơi làm vậy, khi mà những yêu cầu của họ chỉ là nhà nước Việt Nam hãy đối xử tử tế hơn với chính nhân dân của mình?
Và có phải Việt Nam, vì có nền văn hóa riêng, hoàn cảnh lịch sử, xã hội riêng, nên những giá trị, tiêu chuẩn về quyền con người cũng phải khác, cho dù ở đâu trên thế giới này, con người cũng có những nhu cầu, khát vọng, mơ ước như nhau?
Ngay trong phái đoàn hùng hậu kéo nhau sang “đọc” báo cáo về thành tích nhân quyền của nhà nước cộng sản Việt Nam, có bao giờ, có ai tự hỏi những điều này.
Trong số họ và trong 3-4 triệu đảng viên cộng sản đang hưởng những quyền lợi lớn từ chế độ, chắc chắn phải có bạn bè, người thân hoặc con em đang học tập, làm việc, sinh sống tại các nước dân chủ phát triển. Chắc chắn họ đều được nghe, hoặc tận mắt chứng kiến, so sánh cuộc sống của người dân Việt Nam và các nước khác, cách đối xử của những người đại diện cho nhà nước với nhân dân nói riêng và mối quan hệ giữa nhà nước-nhân dân nói chung ra sao...
Về phía những người đang đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ của Việt Nam, càng nhìn ra thế giới, chúng ta càng thêm thương cho đất nước, dân tộc. Và càng cháy bỏng trong lòng ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam.
Tất nhiên, thế giới và ngay chính người dân Việt Nam thừa hiểu Hà Nội sẽ hứa và hứa, nhưng rồi sẽ không làm, như sau lần Kiểm Ðiểm Nhân Quyền Ðịnh Kỳ Phổ Quát UPR 4 năm trước, như hàng ngàn hàng vạn ví dụ khác trong suốt chiều dài cầm quyền của họ.
Thực tế đúng là như vậy. Ngay trước, trong và sau phiên Kiểm Ðiểm Nhân Quyền lần này, những hành động chà đạp nhân quyền vẫn tiếp tục diễn ra, chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Trước đó, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh. Một vài tờ báo đảng lên tiếng đòi chặn Facebook. Những tù nhân lương tâm được chính phủ Hoa Kỳ nêu tên đích danh và yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay tức khắc như Nguyễn Văn Hải tức blogger Ðiếu Cày, Kỹ Sư Trần Huỳnh Duy Thức, Luật Sư Lê Quốc Quân tiếp tục bị đày ải trong tù.
Không những thế, phiên tòa phúc thẩm xét xử Luật Sư Lê Quốc Quân diễn ra vào ngày 18 Tháng Hai vẫn y án 30 tháng tù giam. Bất chấp phản ứng sau đó của Hoa Kỳ và quốc tế.
Chẳng ai còn lạ gì việc những tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, bị đối xử vô cùng hà khắc trong các nhà tù khác nhau ở Việt Nam.
Thông tin ít ỏi từ những người đã, đang bị giam giữ, những lời tường thuật từ người thân của họ như mẹ của nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh, con trai dân oan Hồ Thị Bích Khương, em gái nhà báo, blogger Tạ Phong Tần... thỉnh thoảng lọt ra ngoài, chỉ là một phần nhỏ của bức tranh hiện thực vô cùng tăm tối sau những song sắt nhà tù.
Trước đó nữa, nhà cầm quyền Việt Nam, do lo sợ trước việc gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu, người đã chịu cảnh tù đày 38, 39 năm, lên tiếng đánh động thế giới nên đã dối gạt với gia đình, với đứa cháu nội 15 tuổi của ông rằng sẽ thả ông về trước Tết. Và họ đã nuốt lời hứa, ngay cả với một đứa trẻ.
Còn đối với thầy giáo bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh, chỉ đến khi bệnh ung thư gan đã bước vào giai đoạn thứ tư, và trước sức ép từ quốc tế, nhà cầm quyền mới đồng ý cho thầy hoãn thi hành án 12 tháng.
Ðừng quên trước kia có những người tù chính trị như ông Nguyễn Văn Trại cũng bị ung thư giai đoạn cuối, gia đình xin cho ông về chết trong vòng tay người thân nhưng nhà cầm quyền lạnh lùng từ chối, đến khi ông chết gia đình cũng không được mang xác về. Bởi vì, như lời ban giám thị trại: “Nguyễn Văn Trại là một tù nhân chính trị, chứ không phải là người.”
Vậy nhưng, trước nhân dân, trước thế giới, và ngay giữa trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền vẫn tuyên bố không một chút ngượng miệng rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị!
Những ngày này hàng loạt hành động đàn áp vẫn ngang nhiên diễn ra.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và vợ sắp cưới bị công an Ðồng Tháp ùa vào nhà, phá đồ đạc, bắt đi câu lưu cả ngày. Tư gia của cựu tù nhân bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn bị côn đồ tấn công, bản thân ông và con trai cũng vừa bị công an thuê côn đồ hành hung giữa đường.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, một người năng nổ trong các cuộc biểu tình, cùng với một số người khác khi đang trên đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, bị công an Ðồng Tháp hành hung, bắt tạm giam từ ngày 11 Tháng Hai. Công dân Nguyễn Văn Thạnh tố cáo bị công an xã Hòa Phước, Hòa Vang, Ðà Nẵng hành hung tối 16 Tháng Hai...
Và dân oan khắp nơi vẫn đang đổ về các trụ sở tiếp dân tại Sài Gòn, Hà Nội để kêu cứu, kiến nghị, ngày này qua ngày khác.
Hoặc tình trạng người dân bị “mời” lên đồn công an “làm việc” vì phạm một lỗi nhỏ trong giao thông hay để điều tra về một vụ việc nào đó, sau đó chết đột ngột do bị công an bạo hành, đã diễn ra từ nhiều năm qua, và vẫn chẳng có gì thay đổi. Chúng ta vẫn tiếp tục đọc thấy những tin tức như “Công an viên bắn 2 viên đạn vào cổ, mang tai dân” (Ðất Việt), “Nghi can trộm tiêu tử vong sau khi làm việc với công an xã” (Tuổi Trẻ), “Thêm một người chết sau khi làm việc với công an” (Tuổi Trẻ)...
Ngày 11 Tháng Hai, trong bản phúc trình về Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 do tổ chức RFS tức Phóng Viên Không Biên Giới công bố tại Washington, Việt Nam đứng hạng 174/180 quốc gia!
Nghĩa là, không có một dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam sẽ cải thiện nhân quyền, nới lỏng tự do dân chủ cho nhân dân.
Con đường giành lại tự do, giành lại quyền làm người đúng nghĩa của người Việt Nam vì vậy còn lắm gian nan. Nhưng nhìn lại chỉ trong một, hai năm vừa qua, phong trào đấu tranh dân chủ, phong trào xã hội dân sự đã làm được khá nhiều. Các tổ chức dân sự như Mạng lưới blogger Việt Nam, Nhóm No-U, Hội Bầu Bí Tương Thân, Phụ Nữ Nhân quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Ở Việt Nam ... được thành lập với nhiều hoạt động sôi nổi.
Ngay việc tổ chức thiện nguyện VOICE, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống, nhóm Dân Làm Báo, mạng lưới Bloggers Việt Nam, Con đường Việt Nam và No-U Việt Nam..., cùng phối hợp có mặt tại Genere để báo cáo về tình trạng nhân quyền của Việt Nam vừa qua, cho thấy đã có sự kết nối, hỗ trợ nhau giữa các tổ chức trong và ngoài nước.
Một khi đã hiểu sự khác biệt giữa cuộc sống của người Việt Nam so với nhiều dân tộc khác, một khi đã thấm thía những quyền lợi gì mà chúng ta đã và đang bị nhà nước này đánh cắp, người Việt chắc chắn sẽ đi đến cùng để giành lại.
Song Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét