Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, kể cả một nghìn năm Bắc thuộc và gần 100 năm Tây thuộc, dân tộc Việt Nam ta chưa bao giờ bị "đồng hóa" bởi mưu đồ của các thế lực thống trị ngoại bang. Cho đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu mất còn, nhân dân ta vẫn giữ được cốt cách tốt đẹp của một dân tộc biết hòa hợp, biết đoàn kết, biết đô lượng và cùng chung lưng đấu cật dựng xây và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc Việt Nam có nhiều thời kỳ "mở mang bờ cõi" cả về hương Bắc, hướng Nam và hướng Tây, song không phải là những cuộc chính phục bằng máu lửa, mà chủ yếu là bằng sự ôn hòa, hòa hợp để cùng tồn tại. Theo một số cuốn Sử ký lưu hành trong các trường học tại miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, còn ghi lại và truyền dạy cho con cháu, trong quá trình trước, trong và sau Triều Nguyễn, kể cả trong 100 năm "Trịnh Nguyễn phân tranh", đất nước bị chia làm hai miền, miền có Vua lại có Chúa, miền chỉ có Chúa trị vì, dân tộc ta không ngừng mở mang bờ cõi xuống Phương Nam, lên phía Tây. Bởi thế, mới có một dải đất hình chữ "S" như ngày nay, được gọi là đất nước Việt Nam thống nhất.
Thế đất hùng vĩ của Việt Nam không giống bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Nó tựa lưng vào dãy Trường Sơn vững như trường thành và nhìn ra hơn 3000 km bờ biển kề với Biển Đông bao la. Việt Nam có rừng đại ngàn, rừng ngập mặn, có trung du đồng bằng bát ngát, trong đó có hai vựa lúa (và các sản phẩm nông nghiệp khác) đã hàng nghìn năm nuôi sống toàn thể dân tộc, nay lại có một phần dư thừa xuất khẩu góp phần nuôi sống một bộ phận nhân loại. 7,5 triệu tấn lương thực, chủ yếu là gạo, xuất khẩu hàng năm không phải là nhỏ. Nếu như con đường phát triển được thông thoáng, không có hoặc ít trở ngại thì đến năm 2020, Việt Nam ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại (giá như sau thống nhất nước nhà, kết thúc chiến tranh, với đường lối lãnh đạo cởi mở, dân chủ thực chất, theo đúng xu hướng thời đại của thế giới thì nước ta có thể cũng đã bằng hoặc hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, chứ không phải đợi hàng trăm năm nữa mới đuổi kịp họ hiện nay).
Phải có chủ trương chính sách tổng thể, trước sau như một giải quyết những vấn đề thuộc về "hòa giải, hòa hợp dân tộc".
1 - Xóa bỏ tận gốc khái niệm "phía bên này, phía bên kia" và những định kiến hẹp hòi, sai lầm dai dẳng.
Hòa bình thống nhất đất nước đã gần bốn mươi năm. Trong quãng thời gian ấy, bên cạnh sự từng bừng phấn khởi chính đáng của "bên thắng cuộc" là những tâm tư nặng nề, bao gồm cả nỗi lo sợ bị trả thù của "bên thua cuộc". Sự hấp dẫn của "chiến thắng" chưa đủ sức mạnh níu chân hàng triệu thuyền nhân, nạn nhân bị chìm sâu dưới đáy biển, và một bộ phận cố lên được bờ thì cũng phải vất vưởng xứ người. Tuy nhiên, người Việt Nam ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào cũng biết tự vươn lên mà sống và rất nhiều người sống tốt. Con cháu những người "bị di tán" ra nước ngoài cũng đã cố công làm việc, học tập, có nhiều đóng góp cho nước sở tại và quê hương Việt Nam.
Thế đất hùng vĩ của Việt Nam không giống bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Nó tựa lưng vào dãy Trường Sơn vững như trường thành và nhìn ra hơn 3000 km bờ biển kề với Biển Đông bao la. Việt Nam có rừng đại ngàn, rừng ngập mặn, có trung du đồng bằng bát ngát, trong đó có hai vựa lúa (và các sản phẩm nông nghiệp khác) đã hàng nghìn năm nuôi sống toàn thể dân tộc, nay lại có một phần dư thừa xuất khẩu góp phần nuôi sống một bộ phận nhân loại. 7,5 triệu tấn lương thực, chủ yếu là gạo, xuất khẩu hàng năm không phải là nhỏ. Nếu như con đường phát triển được thông thoáng, không có hoặc ít trở ngại thì đến năm 2020, Việt Nam ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại (giá như sau thống nhất nước nhà, kết thúc chiến tranh, với đường lối lãnh đạo cởi mở, dân chủ thực chất, theo đúng xu hướng thời đại của thế giới thì nước ta có thể cũng đã bằng hoặc hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, chứ không phải đợi hàng trăm năm nữa mới đuổi kịp họ hiện nay).
Phải có chủ trương chính sách tổng thể, trước sau như một giải quyết những vấn đề thuộc về "hòa giải, hòa hợp dân tộc".
1 - Xóa bỏ tận gốc khái niệm "phía bên này, phía bên kia" và những định kiến hẹp hòi, sai lầm dai dẳng.
Hòa bình thống nhất đất nước đã gần bốn mươi năm. Trong quãng thời gian ấy, bên cạnh sự từng bừng phấn khởi chính đáng của "bên thắng cuộc" là những tâm tư nặng nề, bao gồm cả nỗi lo sợ bị trả thù của "bên thua cuộc". Sự hấp dẫn của "chiến thắng" chưa đủ sức mạnh níu chân hàng triệu thuyền nhân, nạn nhân bị chìm sâu dưới đáy biển, và một bộ phận cố lên được bờ thì cũng phải vất vưởng xứ người. Tuy nhiên, người Việt Nam ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào cũng biết tự vươn lên mà sống và rất nhiều người sống tốt. Con cháu những người "bị di tán" ra nước ngoài cũng đã cố công làm việc, học tập, có nhiều đóng góp cho nước sở tại và quê hương Việt Nam.
Những người khác hoặc là đời sống của họ ổn định nơi xứ người hoặc là họ còn "ghê ghê" khi quyết định trở lại quê hương. Gần đây, với sự đổi mới, mở cửa của đất nước, một số khá đông trí thức trẻ cung như già đã hăng hái trở về nước góp phần xây dựng quê hương, xứ sở. Tôi tin rằng, chúng ta có những chủ trương chính sách cụ thể rõ ràng, gạt bỏ mọi thành kiến, định kiến, phân biệt đối xử, chủ nghĩa thành phần, chủ nghĩa "liên quan" và những lỗi làm trong quá khứ, chân thành kêu gọi họ và khi họ về nước có thái độ ứng xử công bằng, trân trọng mọi tài năng của họ, chắc chắn họ sẽ thích nghi và cống hiến.
2 - Đã bốn mươi năm, đủ thời gian để chúng ta từ bỏ những định kiến có hại cho hòa giải, hòa hợp dân tộc. Chúng ta có cả một đất nước vĩ đại của Các Vua Hùng, của Hồ Chí Minh, có 54 dân tộc anh em, với 90 triệu người, chúng ta không ngai một thế lực thù địch nào đấy chống phá ta. Cái đáng sợ nhất là chính trong nội bộ chúng ta lại làm cho chúng ta yếu đi hoặc là có nguy cơ sụp đổ. Một khi mọi chủ trương chính sách của chúng ta đều đúng đắn (và nếu có sai thì sửa nhanh cho đúng).
2 - Đã bốn mươi năm, đủ thời gian để chúng ta từ bỏ những định kiến có hại cho hòa giải, hòa hợp dân tộc. Chúng ta có cả một đất nước vĩ đại của Các Vua Hùng, của Hồ Chí Minh, có 54 dân tộc anh em, với 90 triệu người, chúng ta không ngai một thế lực thù địch nào đấy chống phá ta. Cái đáng sợ nhất là chính trong nội bộ chúng ta lại làm cho chúng ta yếu đi hoặc là có nguy cơ sụp đổ. Một khi mọi chủ trương chính sách của chúng ta đều đúng đắn (và nếu có sai thì sửa nhanh cho đúng).
Sinh thời, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói, đại thắng tháng Tư năm 1975, có triệu người vui, đồng thời có triệu người buồn. Đó là một thực tế sau chiến tranh ở Việt Nam. Bên cạnh đội quân xâm lược hùng hậu của đế quốc Mỹ và hàng triệu người lính Việt Nam cộng hòa cùng các lực lượng công an, cảnh sát, phòng vệ dân sự được Mỹ trang bị đến tận răng, trong đó có một bộ phận là những tên ác ôn, mất hết tính người. Đến nay, trong số những người này theo quy luật tự nhiên đã chết. Nhưng còn con cháu họ sống trong chế độ mới, trong một đất nước độc lập tự do và đổi mới, liệu có được học hành đến nơi đến chốn và những người có tài năng liệu có được sử dụng một cách vô tư, công tâm không .
Thật ra, theo dòng lịch sử, chúng ta bị ảnh hưởng của nhiều lý thuyết, một thời gian chúng ta nặng "thành phần chủ nghĩa", đã thui chột bao nhiêu tài năng xuất thần từ thành phần lớp trên, thành phần "bóc lột", con em "người phía bên kia". Thời gian thì vẫn trôi mau. Con người dù tài giỏi đến mấy nếu không có môi trường hoạt động và công hiến thì cung nhanh bị thui chột. Công bằng mà nói, ngay sau ngày giải phóng, thống nhất nước nhà, chúng ta có sử dụng một số quan chức chính quyền cũ vào một số cương vị công tác của ta, nhưng cũng chỉ là những trường hợp nhỏ lẻ, có tính chất "mặt trận" và sau đó họ cũng chán nản không còn toàn tâm toàn ý nữa, mặt khác dần dần họ cũng về già, nghỉ ngơi cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Nghe tin, do chính Thứ trưởng ngoại giao phụ trách Việt Kiều cho hay, chúng ta đã tổ chức xây dựng nghĩa trang, quy tập trên dưới 16.000 di cốt của sĩ quan, binh lính lực lượng vũ trang Việt Nam cộng hòa vào một nghĩa trang tập trung tại Biên Hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân của họ hương khói, thăm viếng, tưởng nhớ vong linh người thân đã khuất trong cuộc chiến. Đây là một việc làm đầy tính nhân văn, có tác động lớn đến quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Nghe tin, do chính Thứ trưởng ngoại giao phụ trách Việt Kiều cho hay, chúng ta đã tổ chức xây dựng nghĩa trang, quy tập trên dưới 16.000 di cốt của sĩ quan, binh lính lực lượng vũ trang Việt Nam cộng hòa vào một nghĩa trang tập trung tại Biên Hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân của họ hương khói, thăm viếng, tưởng nhớ vong linh người thân đã khuất trong cuộc chiến. Đây là một việc làm đầy tính nhân văn, có tác động lớn đến quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, chúng ta cần có chính sách đồng bộ đối xử có nhân văn, có văn hóa đối với các bà mẹ đã từng có con ngã xuống ở các chiến trường. Trong đó có những chiến sĩ Việt Nam cộng hòa kiên quyết chiến đấu hi sinh giữ đảo Hoàng Sa đầu năm 1974. Cũng có thể tuyên dương họ là "anh hùng Việt Nam" được chứ. Tất nhiên ta không cào bằng, đánh đồng với các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, với các anh hùng đã chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Nên có chính sách đối xử nhân đạo đối với họ, nhất là đối với những bà mẹ còn sống.
Vấn đề là chính sách đối với người còn sống, nhất là cha mẹ, chú bác, anh chị em và con cháu họ, tất cả phải được đối sử bình đẳng như mọi công dân khác. Ai có tài năng cần được sử dụng tốt, động viên họ góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và nhất là được giáo dục lòng yêu nước cho thế họ con cháu họ.
3 - Tại miền Bắc, sua hòa bình lập lại năm 1954, tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, tiến tời hòa bình thống nhất nước nhà. Tuy nhiên, do lệ thuộc vào nhiều loại "ý thức hệ" khác nhau, miền Bắc nhanh chóng rơi vào "vòng kim cô" của các ý thứ hệ ấy. Trong đó nổi bật nhất là cuộc "giảm tô, cải cách ruộng đất" 1955 - 1956 mà trước đó (1953) ta đã làm ở một số vùng tự do và cũng đã mắc phải một số sai lầm do "tả khuynh", "giáo điều" dẫn đến chết người, và đau xót hơn là chính "ta lại giết ta" để người ngoài cười khẩy (!).
Vấn đề là chính sách đối với người còn sống, nhất là cha mẹ, chú bác, anh chị em và con cháu họ, tất cả phải được đối sử bình đẳng như mọi công dân khác. Ai có tài năng cần được sử dụng tốt, động viên họ góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và nhất là được giáo dục lòng yêu nước cho thế họ con cháu họ.
3 - Tại miền Bắc, sua hòa bình lập lại năm 1954, tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, tiến tời hòa bình thống nhất nước nhà. Tuy nhiên, do lệ thuộc vào nhiều loại "ý thức hệ" khác nhau, miền Bắc nhanh chóng rơi vào "vòng kim cô" của các ý thứ hệ ấy. Trong đó nổi bật nhất là cuộc "giảm tô, cải cách ruộng đất" 1955 - 1956 mà trước đó (1953) ta đã làm ở một số vùng tự do và cũng đã mắc phải một số sai lầm do "tả khuynh", "giáo điều" dẫn đến chết người, và đau xót hơn là chính "ta lại giết ta" để người ngoài cười khẩy (!).
Trong hai năm 1955-1956, giảm tô cải cách ruộng đất được phát động trên toàn miền Bắc, bên cạnh cái gọi là thành tích là "cơ bản" là những mất mát vô cùng lớn mà nghị quyết về sửa sai đã khẳng định. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải rơi lệ và tỏ lòng "thành thật xin lỗi toàn thể đồng bào, xin lỗi giai cấp nông dân, xin lỗi những gia đình có người bị xử trí oan". Tổng Bí thư của Đảng Lao động Việt Nam tự nguyện xin từ chức. Điều này đã làm lay động tình cảm hàng triệu nông dân miền Bắc và họ đã góp phần quyết định "làm cho cuộc sửa sai cải cách ruộng đất năm 1957 thành công, miền Bắc ổn định trở lại và tạo điều kiện tiến hành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp bắt đầu từ năm 1958 ở nông thôn miền Bắc.
(Xin mở một dấu ngoặc: sai lầm cải cách ruộng đất 1956 đã giết oan từ 8000 đến 10.000 cán bộ, đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam, trong đó phần lớn là những người đã có thời vào sinh ra tử trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp).
Gia như từ những năm 1960, chúng ta biết đi theo Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vính Phúc thì nền nông nghiệp của chúng ta không phải đợi hơn 25 năm sau, đến năm 1986, mới "đổi mới" xóa bỏ quan hệ sản xuất "hợp tác xã cả làng" và cái nạn "xã viên làm việc bằng ba/ để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân", thực hiện được khoán hộ theo ý tưởng của Kim Ngọc, thì thành tưu nông nghiệp còn lớn hơn bây giờ rất nhiều.
Không những thế, nông nghiệp Việt Nam tuy còn khá lạc hậu và quan hệ sản xuất còn trong tình trạng bảo thủ nhưng đã đóng vai trò "bà đỡ" cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong những năm suy thoái toàn diện.
Bên cạnh những sai lầm trong cuộc CCRĐ 1956, chúng ta còn mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh làm thui chột những yếu tố phát triển kinh tế sau chiến tranh. Về "thượng tầng kiến trúc", sai lầm nghiêm trọng là xử lý vụ án 50 năm Nhân văn Giai phẩm, cũng làm thui chột tài hoa của rất nhiều văn nghệ sĩ có tài. Khi nhận ra sai lầm, cúng là lúc mà nhưng Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Dần Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán...lần lượt về thế giới bên kia...
Nhắc lại những sự kiện có tính chất lịch sử ấy để chúng ta hoạch định những chính sách đối xử, khai thác tiềm năng và huy động trí tuệ lớp người hậu duệ của sai lầm cải cách ruộng đất, của cải tạo công thương, của bên này bên kia, đối xử công bằng với họ tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng cống hiến cho sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Thời gian không chờ đợi bất cứ ai, bất cứ cái gì. Hãy dũng cảm nhìn nhận lại chính bản thân mình, kiên quyết chống bảo thủ lạc hậu, luôn vươn lên đổi mới, xóa bỏ nhóm lợi ích, phải thật sự và tối thượng vì nhân dân, vì quốc gia dân tộc, cả nội trị lẫn ngoại giao...mà gạt bỏ mọi sai lầm và những quyết định nguy hiểm, xốc lại đội ngũ, trong sạch hóa hệ thống, kiên quyết gạt bỏ ra ngoài những "con sâu, những bầy sâu" đang làm hỏng nồi canh của quê hương, đất nước, cùng chung lững đấu cật xây dựng và bảo vệ đất nước yêu quý của chúng ta !
Không những thế, nông nghiệp Việt Nam tuy còn khá lạc hậu và quan hệ sản xuất còn trong tình trạng bảo thủ nhưng đã đóng vai trò "bà đỡ" cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong những năm suy thoái toàn diện.
Bên cạnh những sai lầm trong cuộc CCRĐ 1956, chúng ta còn mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh làm thui chột những yếu tố phát triển kinh tế sau chiến tranh. Về "thượng tầng kiến trúc", sai lầm nghiêm trọng là xử lý vụ án 50 năm Nhân văn Giai phẩm, cũng làm thui chột tài hoa của rất nhiều văn nghệ sĩ có tài. Khi nhận ra sai lầm, cúng là lúc mà nhưng Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Dần Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán...lần lượt về thế giới bên kia...
Nhắc lại những sự kiện có tính chất lịch sử ấy để chúng ta hoạch định những chính sách đối xử, khai thác tiềm năng và huy động trí tuệ lớp người hậu duệ của sai lầm cải cách ruộng đất, của cải tạo công thương, của bên này bên kia, đối xử công bằng với họ tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng cống hiến cho sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Thời gian không chờ đợi bất cứ ai, bất cứ cái gì. Hãy dũng cảm nhìn nhận lại chính bản thân mình, kiên quyết chống bảo thủ lạc hậu, luôn vươn lên đổi mới, xóa bỏ nhóm lợi ích, phải thật sự và tối thượng vì nhân dân, vì quốc gia dân tộc, cả nội trị lẫn ngoại giao...mà gạt bỏ mọi sai lầm và những quyết định nguy hiểm, xốc lại đội ngũ, trong sạch hóa hệ thống, kiên quyết gạt bỏ ra ngoài những "con sâu, những bầy sâu" đang làm hỏng nồi canh của quê hương, đất nước, cùng chung lững đấu cật xây dựng và bảo vệ đất nước yêu quý của chúng ta !
Nguyễn Mộng Hoài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét