Nếu huyền thoại là chất dinh dưỡng cho các chế độ độc tài thì, để chống lại độc tài và để tranh đấu cho dân chủ, một trong những việc làm cần thiết nhất là đánh vào các huyền thoại.
Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.
Ở Việt Nam, những huyền thoại đóng vai trò hỗ trợ cho độc tài như vậy rất nhiều. Có thể phân thành ba loại chính: huyền thoại yêu nước, huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh.
Trước hết là huyền thoại yêu nước. Trong suốt gần một thế kỷ vừa qua, từ khi mới được thành lập vào năm 1930 đến nay, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn luôn nhắm đến một mục đích: chứng mình là họ, chỉ có họ, mới thực sự yêu nước. Tất cả những người còn lại, ngoài đảng của họ, thuộc một trong hai loại: hoặc bán nước hoặc hờ hững với đất nước.
Theo kiểu tuyên truyền ấy, trước năm 1945, tất cả các lực lượng chính trị không phải Cộng sản đều bị kết tội hoặc thân Pháp hoặc thân Nhật: thân bên nào cũng đều là bán nước; thời kháng chiến chống Pháp, tất cả các đảng phái khác, ngoài đảng Cộng sản, đều là bán nước; thời chiến tranh Nam Bắc, chính quyền và các đảng phái chính trị ở miền Nam đều là bán nước. Còn những người không công khai theo “giặc” nhưng cũng không theo Cộng sản đều bị cho hờ hững với đất nước, và hỡ hững cũng có nghĩa là gián tiếp đầu hàng “giặc”.
Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45.
Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực tha thiết không những đối với tiếng Việt hay cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mà còn đối với số phận của đất nước nói chung. Bằng thơ văn, họ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình nghĩa giữa con người đối với con người. Họ khao khát muốn xây dựng một tài sản văn hóa giàu đẹp cho đất nước.
Vậy mà, dưới mắt của đảng Cộng sản, ít nhất cho đến thời kỳ đổi mới kể từ nửa sau thập niên 1980, họ, tất cả những con người tài hoa và giàu nhiệt huyết ấy, đều bị xem là đồng lõa với “giặc” trong việc đánh lạc hướng dư luận nhằm mục đích kéo dài ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngay một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới sau này trở thành một ngòi bút tuyên truyền đắc lực của Cộng sản, cũng tự nhận thời ấy, “Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.” Nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việt Namnổi tiếng, cũng cho là trong phong trào Thơ Mới, cái phong trào trước đây ông ca ngợi nhiệt liệt, thực chất là một tiếng thở dài bất lực trước ngoại xâm. Và bất lực cũng có nghĩa là đầu hàng. Vì vậy, hơn ai hết, trong suốt mấy chục năm, chính ông chứ không phải là ai khác, đã lên tiếng phê phán phong trào Thơ Mới một cách dữ dội. Dữ dội đến tàn nhẫn, hay nói theo Xuân Sách, “bất cận nhân tình”.
Để biện chính cho huyền thoại yêu nước ấy, về mặt lý luận, từ sau năm 1954, đảng Cộng sản định nghĩa lại khái niệm yêu nước: Với họ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Sau này, khi chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở ngay mảnh đất tổ của nó: Liên Xô, người ta không còn nhắc đến câu định nghĩa này nữa, nhưng trên mặt trận tuyên truyền, họ vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại một điều: chỉ có họ mới yêu nước.
Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1974, đã sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ những hòn đảo xa xôi và nhỏ xíu ấy chỉ một lý do đơn giản: đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Hai sự kiện ấy đều khiến đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay lâm vào thế khó xử: Một mặt, họ vẫn chưa tìm ra cách để giải thích bức công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng; mặt khác, họ vẫn loay hoay chưa tìm ra cách ứng xử khôn ngoan đối với 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận đương đầu với Trung Quốc năm 1974.
Thứ hai là huyền thoại cách mạng. Cũng giống như trong lãnh vực yêu nước, ở đây, Cộng sản cũng vẫn có ý định giành độc quyền: Chỉ có họ mới thực sự làm cách mạng, không những cách mạng về chính trị mà còn cả cách mạng về kinh tế, xã hội và văn hóa nữa. Tất cả những thất bại của họ đều được đẩy sang phạm trù lịch sử: Tại hoàn cảnh lịch sử chứ không phải tại họ. Trước đây, dân chúng đã nhận ra sự ngụy biện ấy khi châm biếm, qua câu ca dao: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là bởi thiên tài đảng ta.” Nhưng đó là những huyền thoại về kinh tế. Với các huyền thoại về chính trị, nhất là huyền thoại giải phóng đất nước, vẫn có nhiều điều rất cần bị phê phán.
Cuối cùng là huyền thoại Hồ Chí Minh.
Mọi đảng Cộng sản trên thế giới đều xây dựng tính chính đáng (legitimacy) của chế độ dựa trên sự quyến rũ và huyền thoại của lãnh tụ, đặc biệt, người sáng lập. Lãnh tụ sáng lập đảng biến thành một vị thần chễm chệ trên các bàn thờ gia đình và được ướp xác để giữ trong lăng để mọi người cúng vái.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng vậy. Trước, người ta tô vẽ Hồ Chí Minh thành một vị cha già vừa yêu nước vừa thương dân; sau, người ta còn có tham vọng biến ông thành một nhà tư tưởng để bổ sung cho Karl Marx và Lenin. Trước, người ta dồn hết công lao của đảng vào một mình ông; sau, khi những sai lầm của đảng càng ngày càng bị vạch trần, không thế giấu giếm hoặc biện bạch được nữa, người ta tìm cách bào chữa cho ông và đổ tội, trước, cho các cố vấn Trung Quốc, và sau, cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ: Thời cải cách ruộng đất, chính các cố vấn Trung Quốc, chứ không phải Hồ Chí Minh, ra lệnh giết hại những người vô tội; và thời chiến tranh Nam Bắc, từ đầu thập niên 1960 về sau, chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chứ không phải Hồ Chí Minh, đã ra tay đàn áp trí thức miền Bắc và ra lệnh tấn công miền Nam, kể cả trong vụ Tết Mậu Thân. Nhưng khi biện bạch như vậy, đảng Cộng sản lại đối diện với một nguy hiểm khác: thừa nhận Hồ Chí Minh bất lực. Ít nhất ở một số khía cạnh và lãnh vực nào đó.
Có thể nói, ở cả ba huyền thoại làm nền tảng cho chế độ, từ huyền thoại yêu nước đến huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân.
Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực
Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.
Ở Việt Nam, những huyền thoại đóng vai trò hỗ trợ cho độc tài như vậy rất nhiều. Có thể phân thành ba loại chính: huyền thoại yêu nước, huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh.
Trước hết là huyền thoại yêu nước. Trong suốt gần một thế kỷ vừa qua, từ khi mới được thành lập vào năm 1930 đến nay, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn luôn nhắm đến một mục đích: chứng mình là họ, chỉ có họ, mới thực sự yêu nước. Tất cả những người còn lại, ngoài đảng của họ, thuộc một trong hai loại: hoặc bán nước hoặc hờ hững với đất nước.
Theo kiểu tuyên truyền ấy, trước năm 1945, tất cả các lực lượng chính trị không phải Cộng sản đều bị kết tội hoặc thân Pháp hoặc thân Nhật: thân bên nào cũng đều là bán nước; thời kháng chiến chống Pháp, tất cả các đảng phái khác, ngoài đảng Cộng sản, đều là bán nước; thời chiến tranh Nam Bắc, chính quyền và các đảng phái chính trị ở miền Nam đều là bán nước. Còn những người không công khai theo “giặc” nhưng cũng không theo Cộng sản đều bị cho hờ hững với đất nước, và hỡ hững cũng có nghĩa là gián tiếp đầu hàng “giặc”.
Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45.
Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực tha thiết không những đối với tiếng Việt hay cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mà còn đối với số phận của đất nước nói chung. Bằng thơ văn, họ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình nghĩa giữa con người đối với con người. Họ khao khát muốn xây dựng một tài sản văn hóa giàu đẹp cho đất nước.
Vậy mà, dưới mắt của đảng Cộng sản, ít nhất cho đến thời kỳ đổi mới kể từ nửa sau thập niên 1980, họ, tất cả những con người tài hoa và giàu nhiệt huyết ấy, đều bị xem là đồng lõa với “giặc” trong việc đánh lạc hướng dư luận nhằm mục đích kéo dài ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngay một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới sau này trở thành một ngòi bút tuyên truyền đắc lực của Cộng sản, cũng tự nhận thời ấy, “Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không / Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.” Nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả cuốn Thi nhân Việt Namnổi tiếng, cũng cho là trong phong trào Thơ Mới, cái phong trào trước đây ông ca ngợi nhiệt liệt, thực chất là một tiếng thở dài bất lực trước ngoại xâm. Và bất lực cũng có nghĩa là đầu hàng. Vì vậy, hơn ai hết, trong suốt mấy chục năm, chính ông chứ không phải là ai khác, đã lên tiếng phê phán phong trào Thơ Mới một cách dữ dội. Dữ dội đến tàn nhẫn, hay nói theo Xuân Sách, “bất cận nhân tình”.
Để biện chính cho huyền thoại yêu nước ấy, về mặt lý luận, từ sau năm 1954, đảng Cộng sản định nghĩa lại khái niệm yêu nước: Với họ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Sau này, khi chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở ngay mảnh đất tổ của nó: Liên Xô, người ta không còn nhắc đến câu định nghĩa này nữa, nhưng trên mặt trận tuyên truyền, họ vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại một điều: chỉ có họ mới yêu nước.
Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1974, đã sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ những hòn đảo xa xôi và nhỏ xíu ấy chỉ một lý do đơn giản: đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Hai sự kiện ấy đều khiến đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay lâm vào thế khó xử: Một mặt, họ vẫn chưa tìm ra cách để giải thích bức công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng; mặt khác, họ vẫn loay hoay chưa tìm ra cách ứng xử khôn ngoan đối với 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận đương đầu với Trung Quốc năm 1974.
Thứ hai là huyền thoại cách mạng. Cũng giống như trong lãnh vực yêu nước, ở đây, Cộng sản cũng vẫn có ý định giành độc quyền: Chỉ có họ mới thực sự làm cách mạng, không những cách mạng về chính trị mà còn cả cách mạng về kinh tế, xã hội và văn hóa nữa. Tất cả những thất bại của họ đều được đẩy sang phạm trù lịch sử: Tại hoàn cảnh lịch sử chứ không phải tại họ. Trước đây, dân chúng đã nhận ra sự ngụy biện ấy khi châm biếm, qua câu ca dao: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là bởi thiên tài đảng ta.” Nhưng đó là những huyền thoại về kinh tế. Với các huyền thoại về chính trị, nhất là huyền thoại giải phóng đất nước, vẫn có nhiều điều rất cần bị phê phán.
Cuối cùng là huyền thoại Hồ Chí Minh.
Mọi đảng Cộng sản trên thế giới đều xây dựng tính chính đáng (legitimacy) của chế độ dựa trên sự quyến rũ và huyền thoại của lãnh tụ, đặc biệt, người sáng lập. Lãnh tụ sáng lập đảng biến thành một vị thần chễm chệ trên các bàn thờ gia đình và được ướp xác để giữ trong lăng để mọi người cúng vái.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng vậy. Trước, người ta tô vẽ Hồ Chí Minh thành một vị cha già vừa yêu nước vừa thương dân; sau, người ta còn có tham vọng biến ông thành một nhà tư tưởng để bổ sung cho Karl Marx và Lenin. Trước, người ta dồn hết công lao của đảng vào một mình ông; sau, khi những sai lầm của đảng càng ngày càng bị vạch trần, không thế giấu giếm hoặc biện bạch được nữa, người ta tìm cách bào chữa cho ông và đổ tội, trước, cho các cố vấn Trung Quốc, và sau, cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ: Thời cải cách ruộng đất, chính các cố vấn Trung Quốc, chứ không phải Hồ Chí Minh, ra lệnh giết hại những người vô tội; và thời chiến tranh Nam Bắc, từ đầu thập niên 1960 về sau, chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chứ không phải Hồ Chí Minh, đã ra tay đàn áp trí thức miền Bắc và ra lệnh tấn công miền Nam, kể cả trong vụ Tết Mậu Thân. Nhưng khi biện bạch như vậy, đảng Cộng sản lại đối diện với một nguy hiểm khác: thừa nhận Hồ Chí Minh bất lực. Ít nhất ở một số khía cạnh và lãnh vực nào đó.
Có thể nói, ở cả ba huyền thoại làm nền tảng cho chế độ, từ huyền thoại yêu nước đến huyền thoại cách mạng và huyền thoại Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân.
Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét