Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Làm cách nào để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể?

Làm sạch cơ thể hay giải độc cho cơ thể cũng được coi là hoạt động nên làm hàng ngày như tắm rửa, gội đầu hay đánh răng. 


 Hoạt động này cũng có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe: tăng cường hoạt động của ruột già, tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa. Và cuối cùng, giảm cân cũng là một trong những tác dụng của việc giải độc cho cơ thể. Đó được coi như món quà tặng kèm của việc giải độc. Vì sao ư? Khi bạn loại bỏ các chất độc, các chất thừa, mỡ thừa, nước thừa trong cơ thể rồi thì bạn chắc chắn cũng sẽ giảm đi vài cân, đơn giản là thế đấy.

Bạn không cần phải bỏ đói cơ thể mình hoặc chỉ uống nước chanh đâu nhé. Trong vài tuần tới, nếu muốn giải độc cơ thể, cố gắng làm theo hai hoặc nhiều hơn những lời khuyên dưới đây:

1. Loại bỏ gluten và thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn đã bị loại bỏ các chất dinh dưỡng, để lại cho bạn chủ yếu toàn các chất nhân tạo để ăn.


 Hầu hết trong số này, bao gồm gluten (protein của lúa mì thường có trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn) làm chậm quá trình trao đổi chất và tích tụ chất độc trong cơ thể bạn.

2. Ăn nho xanh mỗi ngày 

Nho có khả năng giải độc cao và ăn nho có thể giúp bạn trút bỏ các độc tố từ các cơ quan trong cơ thể và đẩy chúng xuống ruột để loại bỏ. Nho rất giàu chất xơ, vì vậy uống nhiều nước nho là điều bắt buộc để hỗ trợ quá trình giải độc cơ thể (detox).

3. Hãy uống những loại trà giải độc cơ thể hằng ngày

Những loại trà này đang được bán rất phổ biến trên thị trường.

4. Tránh đường như tránh bệnh dịch hạch 

Đường, đặc biệt là các loại đường được tinh chế, rất khó tiêu hóa, và làm rối loạn đường huyết  Thật khó để từ bỏ thói quen ăn đường, nhưng cố gắng tránh xa các loại đường được tinh chế và các chất làm ngọt nhân tạo.

5. Duỗi căng cơ thể

Duỗi căng người sẽ đẩy những nỗ lực giải độc cơ thể của bạn lên một tầm cao mới. Khi bạn kéo căng người, bạn cho phép  máu được oxy hóa tới tất cả các ngóc ngách trong cơ thể, đồng thời vận chuyển các chất độc ra ngoài. Các bài tập như yoga và thái cực quyền là các bài tập tuyệt vời để bạn thực hành.

6. Để sẵn trà từ thảo mộc trong tủ hay phòng chứa thực phẩm

Ngoài các loại thảo mộc như nghệ, bạn có thể để sẵn các loại trà thảo mộc đắng trong phòng đựng thức ăn hoặc tủ lạnh của bạn. Rau đắng, xà lách, cải xanh, hoa cúc và cây khổ sâm chỉ là một vài ví dụ về các loại thảo mộc bạn có thể pha chế cùng với trà, hỗn hợp này có tác dụng giải độc, cải thiện lưu thông và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể.

7. Hãy hít thở sâu. 

Hầu hết chúng ta đánh giá thấp tác dụng làm sạch của hơi thở, và hầu hết chúng ta quên hít thở sâu và có ý thức. Điều đầu tiên vào buổi sáng, mất một vài phút để hít thở sâu 8-10 lần. Nó sẽ tiếp thêm sinh lực và làm sạch cơ thể.

8. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể bài tiết các chất thải hay chất độc ra khỏi cơ thể 

Nếu bạn loại bỏ bụi bẩn, mỡ thừa, nước bẩn từ các cơ quan nhưng lại không loại bỏ chúng đúng cách thì thật vô ích. Trong thực tế, như thế là có hại hơn là có lợi.

 Mỗi ngày cơ thể bạn tự làm sạch nhờ từ 2 đến 3 lần lưu chuyển của thức ăn trong đường ruột. Nếu bạn không thể bài tiết được, bạn có thể xem xét việc bổ sung thảo dược nhẹ như magiê, triphala hoặc Cascara Sagrada để hỗ trợ bạn. Và, đừng quên uống nước!

9. Uống nước, chanh, ớt cayenne (ớt bột) và giấm. 

Nói về nước, một ly lớn nước lọc với nước ép ½ quả chanh, ½ muỗng cà phê giấm rượu táo và một chút ớt cayenne trước bữa ăn sáng sẽ làm tăng năng lượng và trao đổi chất của bạn và sẽ loại bỏ chất nhầy và các chất độc từ cơ quan quan trọng của cơ thể. Uống mỗi ngày khi nào bạn muốn.

10. Đổ mồ hôi

Làn da của bạn là cơ quan lớn nhất và một trong những cơ quan chủ yếu loại bỏ chất độc. Phòng tắm hơi, phòng tắm và phòng hơi nước hỗ trợ giải độc tuyệt vời, vì chúng sẽ giúp bạn đổ mồ hôi, do đó giúp bạn loại bỏ đến 20% độc tố và chất thừa khác từ cơ thể của bạn thông qua da.


blogtamsu

4 THÁNG, CHỈ CÓ 4 THÁNG THÔI …



Giá như họ có thêm thời gian, dẫu chỉ là 4 tháng nữa thôi, 4 tháng nữa thôi! VN hẳn đã khác đi nhiều lắm! Định mệnh! Định mệnh …

Gần 2 tháng HD981 nằm thách thức đầy ngạo mạn trên biển VN, chính phủ VN đã làm được gì? Ngoài “quan ngại sâu sắc” và đàn áp biểu tình?
Vậy mà gần 70 năm trước có một chính phủ, chỉ vỏn vẹn trong vòng 4 tháng ngắn ngủi, đã để lại những dấu ấn đầy ngưỡng phục trong lịch sử VN. 4 tháng, chỉ 4 tháng thôi! Rồi bị cướp mất bằng cả bạo lực lẫn thủ đoạn bởi một tập đoàn man di của những tên thất học nhưng mưu mô, dốt chữ nhưng thừa xảo trá.
Những người con ưu tú nhất của rẻo đất nhỏ bé đầy bão giông ở bờ Đông của Thái Bình Dương phải sống lưu vong. Đốm diêm vừa được thắp lên đã bị thổi tắt, VN lại một lần nữa chìm vào bóng đêm của sự lệ thuộc, kéo dài cho đến ngày hôm nay, đã 70 năm, mà vẫn chưa thấy lối thoát.
1

Chính phủ ấy được thành lập trong bối cảnh Phảp rút lui khỏi VN, trao lại chủ quyền VN cho Hoàng đế … trên danh nghĩa. Còn trong thực tế thì Nhật tiếp quản, và khống chế toàn cõi VN. 1 chính phủ hoàn toàn không có thực quyền, chẳng quân đội, và cũng không có tiền!
Chẳng có Kilo neo ngoài hải phận, không có máy bay quân sự, và cũng chả có tiền để mướn dư luận viên. Vậy mà ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại dám triệu Yokoyama, cố vấn tối cao của Nhật vào điện Kiến Trung để tuyên bố với ông này: Nước Việt Nam độc lập!
Chiếu chỉ, hay nói cách khác là một bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” này, có chữ ký của 6 vị Thượng Thư thuộc cơ quan hành pháp tối cao của Vương triều Bảo Đại với nguyên văn:
Chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập.” Chiếu chỉ đề ngày 27 tháng Giêng, năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại.
Chỉ vỏn vẹn khoảng 1 tháng sau đó, ngày 17 tháng 4 ta, 1 nội các non trẻ, không quân đội, tất nhiên nghĩa là không có quyền, và cũng không có tiền, được thành lập. Gồm những con người trí thức uyên bác và ưu tú nhất VN thời đó, và cả hôm nay, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời.
Một tháng sau, ngày 4 tháng 5 năm 1954, trong sự kềm toả và khống chế về mọi mặt của Nhật, chính phủ Trần Trọng Kim ngang nhiên và thách thức đổi tên nước thành Đế Quốc Việt Nam, nghĩa là, đứng ngang hàng với Đế Quốc Nhật Bản. Quốc hiệu này có từ thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802, sau khi đã thống nhất toàn lãnh thổ VN từ Nam ra Bắc. Quốc hiệu mới ngầm ý quyết tâm dành lại toàn vẹn lãnh thổ dùng đang bị kiểm soát và kềm toả bởi Đế Quốc Nhật.
Một tháng sau, tháng 6 năm 1945, chính phủ này giành được quyền kiểm soát Nam Kỳ, và thành lập 1 lực lượng quân đội chính thức đầu tiên: Lực lượng bảo an, tuy vậy, quân đội vẫn còn rất non trẻ. Cho đến ngày mất chính quyền, lực lượng này chỉ mới được thành lập chưa đầy 2 tháng, và còn chưa hoàn tất cả thủ tục tuyển quân.
Chính phủ Trần, tuy nghèo nàn, quốc khố trống rỗng, vẫn ban hành lệnh bỏ nhiều loại thuế đã có từ thời Pháp thuộc, nhất là thuế Thân, và nỗ lực cứu đói cho người dân bằng những phương tiện thô sơ như xe bò, để lén lút vận chuyển gạo viện trợ từ Nam ra Bắc bằng những con đường mòn vì quốc lộ đã hoàn toàn bị phong toả do chiến tranh.
Bộ giáo dục cũng kịp hoàn thiện chữ Quốc Ngữ, và đem vào trương trình giảng dạy từ bậc Tiểu Học. Ở đây xin mở cái ngoặc nhỏ nói thêm, hôm trước nghe bạn Like No Other bảo tiếng Việt thời Bok Ho không chuẩn, nên mới có “Đường Ka’ch Mệnh”. Sau giải phóng, nhờ các “cụ” chuẩn hoá, mới có tiếng Việt hôm nay. Mình buồn cười quá cơ! Chắc bạn chưa bao giờ chạm tay vào cuốn “Việt Nam Sử Lược” viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, mấy chục năm trước khi kụ Hồ cho ra cuốn “Đường kách mệnh”, để xem nó “kách mệnh” tới mức nào, hay rất chính trực, mẫn nghiêm, và đường hoàng. Còn các “cụ ngồi không nghiên cứu” mà bạn nói, thì sau bao nhiêu năm, chỉ cho ra đời được cái kải kách giáo dục mà ở đó, con người có … 4 cái tai (2 cái lỗ tai, và 2 cái tay mà các cụ ấy đánh què chữ “y” thành chữ “i”).
Trong thời gian ngắn ngủi đó, chính phủ này cũng kịp thời loại bỏ tiếng Pháp trong toàn bộ hệ thống công sở, sử dụng chữ quốc ngữ “nhằm tạo nên một tinh thần quốc gia mới”. Thành lập Uỷ Ban Quốc Gia, chính thức hoàn toàn thoát Pháp. Hồi phục và vinh danh các anh hùng, anh thư trong lịch sử từ thời kỳ hồng hoang dựng nước đến thời kỳ thoát Pháp. Tên đường trở lại những Trần Hưng Đạo, những Lê Lợi, những Quang Trung. Trong thời gian ngắn ngủi đó, báo chí nhà nước và tư nhân cũng nở rộ và tự do phát triển. Một thời kỳ mà những nhà làm báo có tư cách, và còn lý tưởng, trong xã hội ngày nay, chỉ dám ước mơ, coi đó là “món quà xa xỉ nhất”.
Nhưng lớn lao nhất, là cùng với sự suy yếu của Nhật trên mặt trận chống quân Đồng Minh, chỉ với vọn vẹn 3 tháng thành lập, 1 chính phủ non trẻ, nghèo xơ xác, đã đấu tranh với chính phủ Nhật, và đã lấy lại TẤT CẢ LÃNH THỔ VN, kể cả những phần đất đã nhượng cho Pháp hoàn toàn như Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng.
Trong tình hình khởi sắc của một đất nước vừa manh nha, mới chớm độc lập, hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thành lập nội các chính thức (thay thế nội các lâm thời của 3 tháng trước), và kêu gọi soạn thảo hiến pháp. Bản hiến pháp mới đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng, nghiệp đoàn, và nhất là, quyền tự do chính trị!
Hoàng Đế làm tất cả những điều này là vì ngài “phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không [có chính phủ] thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ [nhà binh] rất hại cho ta”.
Ngay khi độc lập, hoà bình và thịnh vượng vừa chớm nảy mầm trên rẻo đất nhỏ bé, gầy guộc, quanh năm giông bão ấy, thì Nhật đầu hàng. Chính phủ non trẻ chỉ có 1 lực lượng quân đội chưa đầy 2 tháng tuổi. Cộng Sản nhào ra cướp chính quyền. Những người con ưu tú nhất của dân tộc thời đó và cho đến tận ngày hôm nay phải sống lưu vong. Lịch sử VN lại một lần nữa chìm hẳn vào bóng tối của sự lệ thuộc bắc triều, kéo dài đến tận ngày hôm nay.
Chuyện sau đó thì ai cũng biết, đó là trong nỗ lực giành lại chính quyền của ông từ phe cộng sản, Bảo Đại đã không còn con đường nào khác ngoài việc nhờ Pháp giúp sức, dẫn đến trận chiến nổi tiếng mang tên: Điện Biên Phủ. Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây, đó là việc đảng CSVN mô tả việc lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim trong cuộc “cách mạng tháng 8 thần thánh” là “Kháng chiến chống Pháp và Nhật” là điều hoàn toàn bịa đặt. Thực tế chỉ là 1 tổ chức tham muốn quyền lực, dùng bạo lực và thủ đoạn, để cướp lấy 1 chính quyền non trẻ của một nước Việt Nam vừa manh nha độc lập, tự cường. Đẩy đất nước ấy mỗi lúc một chìm sâu hơn vào vũng bùn Bắc thuộc.
Đấy là nội các Trần Trọng Kim, với 126 ngày nắm giữ chính quyền trên một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, và 95% người dân không biết chữ” – Phan Nhật Nam.
Đã có vô số bài viết về 4 tháng ấy của dân tộc, như đốm diêm bùng lên trong đêm đen mịt mùng, và vô số sách báo viết về con người ưu tú mà khiêm cung và đức độ ấy, vậy mà sao tôi chưa bao giờ thấy đủ. Vẫn muốn đọc thêm, vẫn khao khát được biết nhiều hơn nữa.
Giá họ có thêm thời gian. Định mệnh! Định mệnh …
Nancy Nguyễn, FB

Hôm nay, 29/08, kỷ niệm 26 năm ngày gia đình nhà văn Lưu Quang Vũ từ giã cõi đời trong một vụ “tai nạn giao thông


Hôm nay là ngày kỷ niệm 26 năm ngày nhà văn Lưu Quang Vũ,  nhà thơ Xuân Quỳnh, cùng con trai là Lưu Quỳnh Thơ từ giã cõi đời trong một vụ “tai nạn giao thông” đầy bí ẩn và đầy hoài nghi vào ngày 29/08/1988.

Thẳng, Nói Thật” mà lịch sử đã chứng minh chỉ là một cái bẫy để tiêu diệt những thành phần bất mãn trong nội bộ đảng, và những người bất đồng chính kiến. Bằng ngòi bút vô cùng sắc bén của mình, nhà văn Lưu Quang Vũ đã viết nên những tác phẩm, những vở kịch vô cùng độc đáo để châm biếm và lên án một chế độ cộng sản độc tài, bất công, hủ lậu, xấu xa, và ngu dốt. Những tác phẩm của anh đã tố cáo và vạch trần sự gian trá, xảo quyệt, bịp bợm của chủ nghĩa cộng sản và của các đảng viên cộng sản tại Việt Nam. Những vở kịch như: Tôi Và Chúng Ta, Chiếc Ô Công Lý, Ông Không Phải Là Bố Tôi, Lời Nói Dối Cuối Cùng, v.v… đã lột trần bộ mặt giả dối, độc ác, và vô nhân của chế độ cộng sản. Những vở kịch này cũng đã nói lên được những điều mà người dân Việt Nam cả hai miền Nam, Bắc thấy được nhưng không có đủ can đảm để vạch trần.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi của những năm đó, cả nước háo hức chờ xem những vở kich của Lưu Quang Vũ. Những vở kịch đó đã là những đề tài để mọi người bàn luận và những câu nói trong những vở kịch đó đã được mọi người dùng để giễu cợt và châm biếm chế độ một cách rất thích thú và hả hê! Ngay cả những cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc trước năm 1954 và tỉnh ngộ ngay sau ngày cộng sản chiếm miền Nam cũng rất hả hê và cười đến “té ghế“ khi xem những vở kịch này.

Thế nhưng, những người hiểu biết hơn về cộng sản thì luôn hoài nghi về cái phong trào “Nói Thẳng, Nói Thật” đó và họ luôn ái ngại, lo lắng về những chuyện không may có thể xảy ra cho một nhà văn tài hoa, dũng cảm, và được mọi người yêu mến. Họ đã nghe hoặc học đươc những bài học tương tự và kết quả thảm khốc của những Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc và Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Quốc.

Cuối cùng thì việc sẽ đến đã đến. Ngày 29/08/1988 cả nước đau đớn và bàng hoàng khi nghe tin Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh, và con trai Lưu Quỳnh Thơ bị tử nạn trong một vụ tai nạn giao thông ở Hải Dương. Những hoài nghi, lo lắng của những người hiểu biết về cộng sản hoàn toàn đúng! Mọi người rỉ tai nhau rằng gia đình Lưu Quang Vũ đã bị chế độ độc tài cộng sản hãm hại, mặc cho báo đài của cộng sản vẫn tung tin về cái chết của gia đình Lưu Quang Vũ như là một tai nạn giao thông.

Sao ngẫu nhiên vậy? Và nếu nói về ngẫu nhiên thì CSVN chắc hẵn phải là nhà sản xuất những sự ngẫu nhiên thuộc hàng bậc nhất thế giới! Trong lịch sử của đảng CSVN, tất cả những người bất đồng chính kiến hay bất mãn chế độ đều kết thúc cuộc đời trong những cái chết ngẫu nhiên, đột ngột, được gây ra bởi những “tai nạn” rất đáng nghi ngờ và những chứng bệnh vô cùng khó hiểu.

Trớ trêu thay và ngẫu nhiên thay, vụ an ninh cộng sản đâm thẳng xe vào Luật sư Nguyễn Bắc Truyển lại xảy ra chỉ một ngày trước ngày kỷ niệm 26 năm cái chết  đầy oan ức của gia đình Lưu Quang Vũ. Rất may là Luật sư Truyển đã không bị nguy hiểm đến tánh mạng, nếu không thì các báo, đài của cộng sản sẽ lại có thêm một tai nạn vô cùng ngẫu nhiên nữa để lừa gạt người dân!

Rồi sẽ có thêm bao nhiêu những vụ “tai nạn giao thông” nữa được nhà cầm quyền cộng sản giàn dựng để hãm hại những người bất đồng chính kiến? Và rồi sẽ có mấy ai tin còn rằng đó là những tai nạn giao thông? Chúng ta đã biết quá nhiều về cộng sản để có thể tin vào những tai nạn quá ngẫu nhiên như vậy!

Xin được cầu chúc cho hương hồn nhà văn Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh, và Lưu Quỳnh Thơ được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, nơi mà những “Lời Nói Dối Cuối Cùng” của cộng sản sẽ được phơi bày ra ánh sáng mà không có một “Cái Ô Công Lý” nào có thể che đậy được!

 Ghi chép của fb Tim Pham

Cái gì cũng Mỹ hết, là sao hả mấy ông?

nbt
Hồi nào đến giờ Dân Đen tui được đảng giáo dục, Mỹ là xấu, đó là bọn tư bản bóc lột, nước chúng ta tuy … mưa có ngập nước (lão tổ trưởng nói vậy vì khu vực tui ở ngày nào cũng ngập)  nhưng dân chủ triệu lần hơn. Dân Đen tin sái cổ, lâu lâu lên giọng tuyên huấn với bà xã, không biết sao bị bả chửi quá trời, hay bà này bị… diễn biến hòa bình?
Mới hôm qua nghe tin ông trùm chống tham nhũng, là đồng chí Nguyễn Bá Thanh, làm cái trưởng ban hốt hiếc gì đó đang thập tử nhất sinh nên phải chuyển… sang Mỹ điều trị thay vì vô Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, nơi nghe đồn ông Thanh xây lên là… vì dân!
Chợt giật mình, à hén, ông thủ tướng có con gái lấy chồng ở Mỹ, nhiều, nhiều lắm con cháu cán bộ cao cấp qua học tụi Mỹ, thậm chí một nhà báo quèn, chuyên nịnh hót như bà Hồ Thu Hồng khi về hưu cũng có tiền mua nhà, đưa con sang Mỹ. Thì ra nói dzậy mà không phải dzậy!
Nhưng Dân Đen thì vẫn thắc mắc. Vậy là sao? Cái gì cũng Mỹ hết, là sao hả mấy ông?
Điệu này tiêu tui rồi, bà xã tui mà hỏi, chắc tui ấm ớ!
DÂN ĐEN

blog-logo

Bước Đường Cùng cho Giang Trạch Dân ở Thượng Hải

Tập Cận Bình Chuẩn Bị Hạ Bệ Cựu Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc


Cựu Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân tham dự phiên khai mạc của Đại hội toàn quốc lần thứ 18 tại Đại lễ đường nhân dân vào ngày 8 Tháng Mười Một năm 2012, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại Đại hội này, Tập Cận Bình đã được bầu vào vị trí cao nhất trong Đảng, ông là người ra lệnh bắt các thành viên của phe Giang Trạch Dân với cáo buộc tham nhũng trong 19 tháng qua. (Feng Li / Getty Images)
Thời gian còn lại của Giang Trạch Dân chỉ còn được đếm từng ngày. Kẻ thống trị hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua hiện đang bị điều tra tại chính sân sau của ông ta, thành phố Thượng Hải.
Tin về đoàn điều tra chống tham nhũng của lãnh đạo đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đến làm việc tại Thượng Hải đã được thông báo rộng rãi. Một công bố ngắn gọn vào ngày 11 tháng 8 trên trang web chính thức của Viện kiểm sát tối cao Thượng Hải, cơ quan chịu trách nhiệm việc điều tra và truy tố tội phạm, cho biết cuộc điều tra đang được tiến hành một cách nghiêm túc.
Doanh nhân nổi tiếng Vương Tông Nam, chủ tịch của Tập đoàn Thực phẩm Bright, đã bị bắt vì hối lộ và biển thủ công quỹ. Đó được cho là tội ác sẽ bị xét xử của Vương, nhưng hành vi phạm tội thực sự của ông ta là do có mối quan hệ chặt chẽ với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân và con trai của Giang là Giang Miên Hằng.
Thượng Hải là bệ phóng cho tham vọng chính trị quốc gia của Giang Trạch Dân và ông ta đã hình thành cơ sở quyền lực cho mình tại đây.
Giang từng là người đứng đầu Đảng của Thượng Hải từ năm 1985 đến năm 1989. Đối mặt với một phong trào dân chủ mạnh mẽ vào năm 1989, Đặng Tiểu Bình đã rất ấn tượng với cách làm mạnh tay của Giang trong việc xử lý các bất đồng chính kiến ​​ở Thượng Hải, trong khi nhiều vị lãnh đạo ĐCSTQ khác thì đứng bên lề.
Sau khi cách chức Tổng bí thư Triệu Tử Dương vì sự cảm thông của ông đối với sinh viên, Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân đến Bắc Kinh. Sau khi nắm quyền, Giang đã lần theo dấu vết và trừng phạt tàn nhẫn những ai bất đồng chính kiến ​​trong vụ ‘xe tăng’ vào đêm mùng 4 tháng 6.
Sau khi nắm quyền ở Bắc Kinh, Giang cất nhắc những cán bộ không mấy tiếng tăm ở Thượng Hải vào các vị trí quan trọng trong Đảng. Họ hình thành một đội ngũ lãnh đạo chủ chốt để Giang có thể sử dụng để chi phối hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hơn 20 năm.

Nhắm mục tiêu vào Giang

Hơn 19 tháng qua, người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng trên diện rộng, đồng thời đã hạ bệ các đồng minh thân cận nhất của Giang Trạch Dân.
Đỉnh cao của chiến dịch này là việc thông báo công khai cuộc điều tra chính thức về cựu chiến lược gia an ninh Chu Vĩnh Khang vào ngày 29 tháng 7. Dự đoán sự sụp đổ của Chu sẽ đánh dấu hồi kết cho cuộc thanh trừng phe phái đối lập trong Đảng của Tập đã nhanh chóng bị xua tan.
Ngay sau khi có thông báo về Chu, Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã công bố một bài bình luận có tiêu đề “Hạ bệ con hổ lớn Chu Vĩnh Khang chưa phải là sự kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng”. Bài báo chỉ ra rằng Chu đã được cấp trên nâng đỡ. Ai cũng biết rằng Giang Trạch Dân là người đã cất nhắc Chu.
Mặc dù bài báo đã nhanh chóng bị gỡ bỏ, nhưng vẫn đủ thời gian để được sao chép và lan truyền rộng rãi trên toàn mạng Internet Trung Quốc.
Hai tuần trước đó, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã báo cáo rằng cố vấn hàng đầu của Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng đã bị bắt. Nếu chiến dịch chống tham nhũng trở thành một hoạt động càn quét, thì sau đó mục tiêu hợp lý tiếp theo chính là Giang Trạch Dân. Những con hổ lớn khác đều đã bị hạ bệ.
Việc bắt giữ Vương Tông Nam vào tuần trước đã khiến cho Giang bị tổn thất. Nếu Giang không thể bảo vệ Vương tại Thượng Hải, thì sau đó ông ta sẽ bị tước bỏ quyền lực tại thành lũy thâm sâu nhất của mình.
Nếu những động thái vừa qua mới chỉ là màn mở đầu, thì sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra hàng ngàn vụ trước đây tại những nơi khác ở Trung Quốc, thì hiện nay nó đang được thực hiện tại Thượng Hải, tạo ra một cuộc điều tra bủa vây từ ngoài vào trong. Ủy ban kiểm tra đang tấn công vào những mắt xích yếu nhất ở ngoại vi để chúng phơi bày các mối liên hệ với trung tâm và sau đó tiến hành từng bước cho đến khi mục tiêu cuối cùng bị bao vây và vô hiệu.

‘Bế tắc’

Theo cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã, 85.000 quan chức đã bị điều tra trong vòng 6 tháng qua.
Mặc dù phạm vi điều tra của chiến dịch này rất rộng lớn, tuy nhiên tại một cuộc họp vào ngày 26 tháng Sáu của Bộ Chính trị, Tập Cận Bình đã phàn nàn rằng lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang ở thế “bế tắc”.
Bốn ngày sau đó có thông báo rằng bốn quan chức cấp cao đã bị thanh trừng trong cùng một ngày: cựu lãnh đạo quân sự hàng đầu Từ Tài Hậu; cựu Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, và nguyên phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân; và Lý Đông Sinh, cựu thứ trưởng Bộ Công an và là người đứng đầu phòng chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công.
Bất chấp sự thanh trừng mạnh mẽ này, phe của Giang vẫn có những động thái chống cự.
Ngô Phạp, trưởng ban biên tập tạp chí các vấn đề Trung Quốc bằng tiếng Hoa có trụ sở tại Hoa Kỳ, gần đây đã nói với NTDTV rằng quân đội đang tiếp tục theo dõi Quách Bá Hùng, nay đã nghỉ hưu, là một trong những nhân vật được Giang Trạch Dân bổ nhiệm vào vị trí cao trong lực lượng vũ trang Trung Quốc.
Ngô Phạp cho biết “Một số khu vực quân sự, bao gồm cả Quân khu Quảng Châu và Quân khu Bắc Kinh, đã hoàn toàn không nghe theo sự chỉ đạo của Tập Cận Bình. Họ làm theo lệnh của Quách Bá Hùng và phe của ông ta”.
Cuộc chống cự của Quách là theo chỉ thị của phe Giang, bất chấp lệnh từ Trung ương Đảng.
Trong mười năm Hồ Cẩm Đào là người đứng đầu danh nghĩa của ĐCSTQ, đã có một câu nói phổ biến ở Trung Quốc là “một trật tự không bao giờ vượt quá xa cổng ra vào của Trung Nam Hải.” Trung Nam Hải là trụ sở chính và là khu liên hợp lãnh đạo của ĐCSTQ tại Bắc Kinh.
Để Tập Cận Bình được biết đến là người hoàn toàn thống lĩnh ĐCSTQ, ông ta cần phải nhổ tận gốc phe cánh của Giang, cũng có nghĩa là phải hạ bệ Giang.

“Cuộc sống và cái chết”

Nhưng ông Tập chậm chí có một lý do mạnh mẽ hơn để theo đuổi chiến dịch của mình vì kết quả của nó chính là: sự sống còn.
Trong bài phát biểu ngày 26 tháng 6 trước Bộ Chính trị, Tập được cho là đã nói rằng: “Trong cuộc chiến chống tham nhũng, cuộc sống và cái chết và danh lợi là vô nghĩa đối với tôi.”
Tập đã học được bài học về mối đe dọa đối với cuộc sống của mình trước khi chính thức được bầu vào vị trí cao nhất của Đảng. Theo những người trong Đảng, việc phát hiện ra kế hoạch đảo chính chống lại Tập Cận Bình là cùng lúc với những động thái trong chiến dịch chống lại Giang Trạch Dân và phe của ông ta.
Sau khi cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân xin tị nạn tại Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô vào tháng Hai năm 2012, ông ta đã bị chuyển đến Bắc Kinh. Sau đó Trung ương Đảng biết được rằng Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai – cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh – là người Giang đã từng muốn cất nhắc lên vị trí Tổng Bí thư, đã có dự định hạ bệ Tập ngay sau khi ông nhậm chức.
Các mối đe dọa đối với Tập vẫn chưa chấm dứt mặc dù âm mưu đảo chính đã bị vỡ lở. Đại Kỷ Nguyên báo cáo rằng trong khoảng thời gian các nhà lãnh đạo Đảng tập trung tại Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2013, Chu Vĩnh Khang đã từng nỗ lực ám sát Tập với một quả bom được hẹn giờ tại một hội nghị và trong một dịp khác với một cây kim độc khi Tập đến thăm một bệnh viện.
Vào ngày 6 tháng 8, Tạp chí Thế giới (World Journal) bằng tiếng Hoa có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đăng bài về những tin đồn được lưu truyền rộng rãi trong quân đội Trung Quốc rằng Quách Bá Hùng đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính.

Động cơ

Trong khi truyền thông phương Tây đã bắt đầu quan tâm hơn đến cuộc chiến sống còn giữa Tập và Giang, thì các thông tin quan trọng đang dần hé lộ động cơ của cuộc chiến này. Họ cho rằng nền chính trị Trung Cộng đang ở vào thời điểm vô cùng nguy hiểm.
Rõ ràng là nếu Tập thể hiện sự yếu kém của mình trước kẻ thù, ông sẽ bị thua. Nhưng tại sao Giang Trạch Dân cần phải cho rằng Tập là kẻ thù trí mạng của mình?
Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ngoài tầm hiểu biết của các phương tiện truyền thông: đó chính là chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân đã cấu kết với Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của ĐCSTQ để thực hiện tội ác tày trời đối với nhân dân Trung Quốc.
Theo văn phòng báo chí của Pháp Luân Công, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ kể từ khi Giang phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào tháng Bảy năm 1999.
Theo thông cáo báo chí vào thời điểm đó, chiến dịch này đã tìm cách nhổ tận gốc môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc được 100 triệu người dân Trung Quốc tập luyện vào năm 1999. Do đó nó đã thiết lập trạng thái chiến tranh cho chế độ cầm quyền nhằm làm việc trái lương tâm lên 1/13 dân số Trung Quốc, xử lý họ như những tội phạm hình sự khi họ nỗ lực tuân theo các nguyên tắc của Chân Thiện Nhẫn.
Các học viên bị giam giữ thường bị tra tấn và tẩy não. Theo trang web của Pháp Luân Công Minghui.org, 3.776 trường hợp đã được xác nhận bị chết vì tra tấn và lạm dụng. Do khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin từ Trung Quốc, số lượng học viên thực tế bị chết được cho là cao hơn nhiều lần.
Ngoài ra, các học viên còn là mục tiêu bị thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Trong năm 2011, các nhà nghiên cứu David Kilgour và David Matas, các tác giả của cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) đã điều tra về hoạt động mổ cướp nội tạng cưỡng bức, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả của “Sự tàn sát: Giết người hàng loạt, thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc đối với vấn đề bất đồng chính kiến​​” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem) ước tính rằng trong những năm 2000-2008, có tới 62.000 học viên đã bị giết để lấy nội tạng. Hiện nay con số này có thể là nhiều hơn hàng chục ngàn.
Giang Trạch Dân và phe của ông ta sợ Tập Cận Bình vì Tập không liên quan đến tội ác chống lại nhân loại này. Có khả năng Tập sẽ chấm dứt cuộc bức hại. Nếu Tập làm như vậy thì sự kêu gọi việc bắt những kẻ có trách nhiệm trong việc này ở Trung Quốc sẽ chiếm áp đảo.
Để tránh phải chịu trách nhiệm, phe Giang Trạch Dân đã tìm mọi cách để giành lại quyền lực, cũng đồng nghĩa với việc cố gắng hạ bệ Tập.

Hệ thống tham nhũng

Tập không phải là lãnh đạo ĐCSTQ đầu tiên sử dụng tham nhũng để tấn công kẻ thù của mình, nhưng trong trường hợp của phe Giang Trạch Dân, chiến dịch chống tham nhũng này không chỉ là một cái cớ. Nó nhắm đến một hệ thống quyền lực chính trị.
Giang Trạch Dân được coi là một tên hề ở Trung Quốc, nhưng ông ta đã biết cách điều hành để trở thành người quyền lực nhất tại Trung Quốc trong hơn 20 năm qua. Bằng cách cho phép tham nhũng ở mọi cấp lãnh đạo của Đảng, Giang đã mua lòng trung thành của cấp dưới đối với ông ta.
Các nhà bình luận về chiến dịch của Tập cho rằng tham nhũng như thể rằng đó đơn giản là cách thức điều hành của ĐCSTQ. Khi làm như vậy, họ đã bỏ qua quy mô tham nhũng trên diện rộng của phe Giang, thực sự vượt xa bất cứ điều gì được biết trước đó.
Các nhà bình luận cũng thường viết một cách khá vô cảm, và thiếu đi mặt cấp bách của vấn đề này đối với người dân Trung Quốc.
Khi người dân Trung Quốc nghĩ về tham nhũng, họ không nghĩ về những chiếc ô tô Audi lấp lánh đi trên đường phố hoặc sự nuông chiều của tình nhân hay những bữa ăn xa hoa.
Họ nghĩ về cuộc sống bên trong những ngôi làng ung thư. Họ nghĩ về thực phẩm nhiễm độc, nước nhiễm độc, và không khí không còn trong lành.
Họ nhớ đến hệ thống trại cải tạo lao động đã gần như chấm dứt hoạt động trước khi Giang lên nắm quyền và làm thế nào mà dưới quyền ông ta số lượng trại cải tạo lại tăng nhiều đến như vậy.
Họ biết về “hệ thống duy trì sự ổn định” – do Chu Vĩnh Khang sử dụng để chống lại các học viên Pháp Luân Công – cướp nhà cửa và trang trại của những người phản đối sự đàn áp này.
Người dân Trung Quốc cũng nhìn thấy một xã hội không còn ràng buộc đạo đức. Họ lướt qua câu chuyện kinh khủng này đến câu chuyện kinh khủng khác trên Internet và tự hỏi, làm thế nào các giá trị đạo đức của dân tộc mình lại suy đồi đến vậy?
Bằng cách này và vô số những cách khác, cuộc chiến chống tham nhũng của Tập hứa hẹn cho người dân Trung Quốc sẽ thoát khỏi sự bất bình nhức nhối.

Hạ bệ Giang

Ý nghĩa lớn nhất của việc khôi phục lại các luật lệ này, bằng việc chống tham nhũng, sẽ là việc hạ bệ chính Giang Trạch Dân.
Khi các cán bộ Đảng thấy rằng Giang đã nằm dưới sự kiểm soát của Tập, thì mạng lưới ảnh hưởng của Giang khắp Trung Quốc sẽ bắt đầu phân rã.
Ông Tập có thể hy vọng sau đó người dân Trung Quốc sẽ có thể tin tưởng vào một ĐCSTQ thuần khiết, nhưng sự tin tưởng của người dân Trung Quốc vào sự hồi sinh của Đảng đã qua rồi.
Chiến dịch của Tập Cận Bình sẽ chấm dứt một kỷ nguyên, nhưng con đường dẫn tới tương lai vẫn chưa rõ ràng.


Đại Kỷ Nguyên Việt ngữ

 The Epoch Times
ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​cá nhân của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Chúng tôi đã đến phiên tòa xét xử cô Bùi Thị Minh Hằng và những người bạn như thế nào?

Bạn vẫn thường được nghe thấy rằng “Đây là một đất nước của tự do, dân chủ trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” thì có lẽ bạn phải biết chúng tôi đã phải làm những gì, thực hiện nó ra sao để vượt qua những âm mưu và thủ đoạn đen tối, bẩn thỉu của những thế lực hết lòng, hết sức “bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, chỉ biết còn đảng là còn mình” hay nói trắng ra là của lực lượng công an “ăn cơm dân, bảo vệ đảng”.

Có thể bạn sẽ bị xốc, không tin vì nó có quá nhiều tình tiết ly kỳ chẳng kém những bộ phim trinh thám với những mưu mô, xảo quyệt của các bên. Nhưng tôi cam đoan với bạn rằng tôi đang kể sự thật và chỉ sự thật mà thôi.

Khi xảy ra vụ bắt giữ Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, cộng đồng mạng đã bắt đầu ì xèo về loại bản án bắt 3 người đi trên 2 xe máy vì lỗi đi hàng 3. Bị người dân cự lại thì quy vào tội "chống người thi hành công vụ". Bị áp lực trong nước lẫn quốc tế về việc đàn áp người bất đồng chính kiến, vi phạm nhân quyền thì chuyển thành "gây rối trật tự công cộng". Một vụ án mà những kẻ bán nước đang tìm cách xét xử những người yêu nước vì đã dám chửi thẳng vào mặt chúng.

Đến khi tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định mở phiên tòa xét xử công khai tội danh “gây rối trật tự công cộng” vào 7h30 ngày 26/8/2014 tại TAND tỉnh Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), sự kiện này đã thổi bùng sự giận dữ của những người tham gia phong trào đấu tranh dân chủ. Các hoạt động quyên góp, kêu gọi ủng hộ kinh phí đi lại được âm thầm triển khai trong bí mật. Người góp của, người góp công.....cuối cùng, giang hồ cũng phải tìm cách để vào được Đồng Tháp.

Rút kinh nghiệm từ các lần bị công an chặn trước đó, một số giang hồ tìm cách đi sớm và hầu như không gặp trở ngại gì. Các facebooker khác kém may mắn hơn như Nguyễn Văn Đề, Mai Thanh thì bị công an bắt giữ 1-2 ngày không có văn bản. Một số khác bị công an mang dây xích đến khóa cổng nhà lại, cắt cử người trực 24/24h.

Gia đình facebooker Tuấn Đỗ chia sẻ việc bị 2 côn đồ đến chặn cổng và túc trực suốt một ngày đêm sau đó nhưng anh đã nhót đi trước khi 2 tên côn đồ có cơ hội.

Trường hợp facebooker Viethung Hienlinh bị một đoàn tổ hợp gồm Phó trưởng công an thị xã, bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố đến yêu cầu không được tham dự phiên tòa xét xử công khai Bùi Thị Minh Hằng, anh đã quay phim và đưa lên mạng như một bằng chứng vạch mặt chế độ. Ly kỳ hơn, facebooker Ha Thanh dù đã bị hàng chục công an ăn dầm nằm dề, đội mưa đội nắng canh cổng nhưng đã thoát đi khi trên người chỉ có chiếc quần đùi và ít tiền lẻ. Con đường đến với phiên tòa công khai phải luồn lách, thoát khỏi sự kìm kẹp của một đội ngũ hùng hậu lực lượng “chỉ biết còn đảng là còn mình” như vậy. Nhưng tất cả mới chỉ là khúc dạo đầu êm ái!



Con đường từ Hà Nội tới Đồng Tháp phải qua Sài Gòn, những facebooker thoát khỏi sự đeo bám, ngăn cản của công an địa phương ngay khi tới Sài Gòn đã phải nhanh chóng tự tìm chỗ ẩn nấp khỏi sự truy quét của công an nơi đây. Chẳng ai bảo ai, tất cả đều độc lập tác chiến và chỉ liên hệ với rất ít người thân thiết. Những nhóm đi đông người buộc phải tách ra thành các nhóm nhỏ để đảm bảo an toàn và hạn chế việc bị công an ngăn chặn. Do biết được phía công an có thể định vị qua điện thoại, ngay từ khi xuất phát, những facebooker đã phải tháo bỏ sim, tắt chế độ định vị, tắt 3G và chỉ dùng wifi để liên lạc bằng facebook, skype hay line....

Khu vực Sài Gòn có vẻ yên bình nhưng các facebooker không tin vào điều đó. Những cái bẫy vô hình được giăng sẵn ở các bến xe, nhà chờ tại Sài Gòn đi Đồng Tháp đã được đề phòng. Ai cũng hiểu là lực lượng an ninh đã được huấn luyện để nhận mặt những con người đấu tranh vì tự do, dân chủ nên chẳng có ai vào đó để đón xe. Phương án được lựa chọn là đi theo nhiều chặng, đón xe dù dọc đường theo một lộ trình chỉ có mình người đó biết.

Chặng đường từ Sài Gòn đến Đồng Tháp khoảng 150km, các chốt công an được bố trí dày đặc với số lượng tăng bất thường. Xe dù không bị kiểm tra gắt gao, nhưng tất cả các loại xe chở số khách trên 4 người không phải đơn vị kinh doanh đều bị chặn dừng lại, công an lên xe kiểm soát, hỏi lý do, soi đèn pin vào tận gầm ghế ngồi. Lái xe nhận định: “Chưa từng thấy có bao giờ công an lại làm như vậy”.

Đồng Tháp thực sự trở thành một chảo lửa và thành phố Cao Lãnh, nơi diễn ra phiên tòa là một thách thức cho những người dũng cảm, thích phiêu lưu, mạo hiểm và chấp nhận khó khăn.

Đêm 25/8, trời mưa lâm thâm, nhưng an ninh, cảnh sát vẫn tuần tra không ngừng nghỉ, các xe ô tô cảnh sát giao thông đi cùng với các xe ô tô cảnh sát cơ động. Các xe máy đi hai người mặc thường phục vẫn lầm lũi đi trên các tuyến đường, liên tục nhìn ngó xung quanh và quan sát những người đi bộ. Một bầu không khí nghẹt thở lan tràn, không khí khủng bố diễn ra trên khắp tỉnh Đồng Tháp. Các nhà nghỉ, khách sạn bị kiểm tra, truy quét liên tục, có nhà nghỉ bị kiểm tra tới 3 lần trong 1 đêm.

Những facebooker ưa mạo hiểm, tinh nghịch và hài hước đã ở tại thành phố Cao Lãnh, trả phòng từ buổi chiều nhưng lại nói với chủ nhà nghỉ là đêm sẽ quay trở lại. Tổ phục kích của công an có lẽ đã phải chầu chực suốt đêm. Các facebooker xác định chuyến đi này vô cùng khó khăn, việc ngủ tại các khách sạn, nhà nghỉ qua đêm trên toàn Đồng Tháp là hành động chui đầu vào rọ. Những người tuân thủ nghiêm ngặt đã lọt lưới công an và mỗi sơ xẩy đã đều phải trả giá.

Khi phát hiện các facebooker tại các nhà nghỉ, khách sạn, lực lượng công an hùng hậu ngay lập tức vây giữ. Ngay trong đêm 25/8, gần 20 facebooker đã bị vây ráp. Không chỉ những người ở thành phố Cao Lãnh. Những người cẩn thận ở tại các nhà nghỉ tại thành phố Sa Đéc (cách thành phố Cao Lãnh khoảng 20km) cũng chung số phận. Họ đơn giản là dừng cuộc chơi. Đêm hôm đó, các thông tin gấp gáp về việc bắt bớ đã khiến nhiều facebooker không ngủ. Nhưng vẫn còn rất nhiều người có kỹ thuật tác chiến tốt, họ kiên nhẫn ẩn mình nhằm thoát khỏi nanh vuốt của công an chờ ngày mai vạch mặt phiên tòa trừng trị người yêu nước.



Sáng 26/8, trận chiến mở màn. Theo lịch, 7h30 phiên tòa xét xử sẽ bắt đầu. Những những người dân oan thuộc phật giáo Hòa Hảo do không có phương tiện thông tin, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm khác đã đến địa điểm diễn ra phiên tòa sớm. Ngay từ 6h30, khoảng 40 người thuộc giáo hội phật giáo Hòa Hảo bị chặn tại đầu đường, cách phiên tòa “công khai” hơn 100m, họ ngồi xuống cầu nguyện và bị đánh đập không thương tiếc trước khi bị lôi lên xe thùng chở đi các nơi khác.

Trận chiến này khác các trận chiến khác. Ngoài đường, công an tuần tra liên tục. Tại các địa điểm quan trọng lực lượng công an, dân phòng được bố trí dày đặc, tại Bưu điện tỉnh, UBND tỉnh số lượng công an lên tới 40 người. Mỗi ngã ba, ngã tư thuộc vòng ngoài xung quanh tòa án có khoảng 10 người, vòng trong khoảng 50-60 người. Chưa kể lực lượng công an mặc thường phục cả nam lẫn nữ với thiết bị bộ đàm mini trà trộn vào đám đông để quan sát và làm chỉ điểm.

Lần này, với sự hỗ trợ từ bộ công an, lực lượng an ninh đã được huấn luyện kỹ để nhận mặt các facebooker. Danh sách các facebooker, tên thật, địa chỉ, cùng ảnh và số chứng minh nhân dân đã được triển khai tới từng tổ. Các facebooker chỉ cần xuất hiện quanh khu vực tòa hoàn toàn ôn hòa và không cần phải có bất cứ hành động gì thì lực lượng chỉ điểm, an ninh mặc thường phục cũng đã ngay lập tức chỉ đạo lực lượng cảnh sát cơ động và dân phòng quây lại đấm đá, bắt giữ. Những người chụp ảnh, quay phim ngay lập tức bị đánh đập và cướp điện thoại, máy quay. Những ngôn từ của CA, dân phòng như: “Đù mạ, mày dám quay phim hả”, “Bố đánh chết mẹ mày bây giờ” liên tục được tuôn ra. Những người bảo vệ phiên tòa tỏ thái độ vô cùng hung dữ, ánh mắt họ vằn lên những tia nhìn thù địch. Qua tìm hiểu được biết, lực lượng CA, dân phòng được huy động từ các tỉnh xung quanh như Tiền Giang, An Giang, Long An... họ được chỉ đạo rằng “ngày 26/8, những kẻ đến xem phiên xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ gây bạo loạn, khủng bố nên phải quyết liệt ngăn chặn”!?

Những xe thùng chở tội phạm hoạt động liên tục đưa những người bị bắt về công an các phường xung quanh. Tổng số người bị bắt giữ lên đến hàng trăm người. Một facebooker đứng quan sát từ xa chứng kiến: “Chỉ trong vòng 30 phút, đã có khoảng trên 20 chiếc điện thoại, máy ảnh bị công an cướp”.

Sự khủng bố, đàn áp của chính quyền là có thật, nó không dừng lại ở việc bắt giữ những người đến xem phiên tòa, nó còn vươn tay tới cả những nhân chứng. Rất nhiều nhân chứng bảo vệ cho các bị cáo đã không được triệu tập, luật sư yêu cầu hoãn phiên tòa do quyền lợi của bị cáo không được đảm bảo nhưng thẩm phán đã từ chối. Ngay buổi trưa hôm đó, 2 nhân chứng đã bị bắt giữ. Bản chất của một phiên tòa “công khai” mà một chế độ độc tài đang tìm cách trừng phạt người yêu nước đã dám vạch mặt những xấu xa của nó giờ đây đã bị phơi bày. Một chính quyền bất chấp pháp luật, sẵn sàng đánh đập, cướp tài sản công dân đã hiện nguyên hình là một chính quyền khủng bố. (còn tiếp)

An-nam thời mạt giáo


1. Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” với kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng và áp dụng cho 327.127 học sinh đang gây nhiều tranh cãi lẫn bức xúc trong dư luận.
Tranh cãi không phải vì đổi mới hay đổi cũ, cải tiến hay cải lùi, cũng như cần-lao An-nam đã quá quen với những chính sách trên trời hay sặc mùi lợi ích nhóm trong ngành giáo dục. Mà là vì không hiểu tại sao Tp.HCM lại chọn và quyết liệt áp dụng cho toàn bộ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Trong khi vấn đề này còn chưa rõ ràng về tính hiệu quả lẫn tác hại của nó, kể cả ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ.
Mạng xã hội và báo chí gần như vỡ tung khi một Facebooker đưa tin về một loại máy tính bảng có thương hiệu AIC Group - Smart Education được nhập về từ Đài Loan với giá 900.000 đồng bởi Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC) - một đơn vị tư vấn cho Đề án trên. Dư luận nghi ngờ rằng, đây chính là loại máy tính bảng được đề xuất trong Đề án “sặc mùi tiền, thiếu tình người” nêu trên với giá đề xuất tận… 3 triệu đồng.
Lãnh đạo Tp.HCM và quan chức Sở GD&ĐT chống chế rằng đây mới là đề án, và chưa được phê duyệt nên chưa thể thực hiện. Bà chủ tịch HĐQT của AIC cho rằng công ty họ bị oan, máy tính họ nhập có kích thước 7,85 inch chứ không phải 7 inch sau khi không thể phủ nhận là họ có nhập 3.500 chiếc ở cảng Hải Phòng và 1.400 chiếc ở Nội Bài. Bà này nói rằng họ nhập về để tặng nhân viên và phục vụ công việc nội bộ(?).
Điều rất lạ là ngay sau đó, trang web của công ty này (aicvn.com) đã bị gỡ xuống. Năm ngoái, công ty này cũng bị báo chí phanh phui vụ nhập 150 lò đốt rác thải sinh hoạt cũ của Nhật về bán cho các bệnh viện làm lò đốt rác thải y tế với trị giá khoảng 300 tỷ đồng, trong khi một nguồn tin trên báo chí cho biết giá nhập khẩu của mỗi lò đốt này chỉ có 45.000 USD (khoảng 900 triệu đồng).
Không biết máy tính bảng của công ty AIC nhập về có phải là loại sử dụng làm SGK điện tử đề xuất trong Đề án không? Và có thể sẽ không bao giờ được làm rõ bởi với sự phản đối quyết liệt của dư luận thì Sở GD&ĐT Tp.HCM khó mà triển khai đại trà Đề án này như ý định ban đầu. Tuy nhiên, đây là điều đáng mừng vì nếu Đề án này mà đã đi vào hoạt động thì người dân chỉ còn biết ngậm quả đắng. Bởi lẽ, dù phải tự tử để trở thành trở hộ nghèo để có thể vay tiền mua máy tính bảng cho con đi học như chị Nhân ở Cà Mau thì họ cũng phải làm. Vì con trẻ chính là cuộc sống của họ, việc học hành của con trẻ chính là tương lai của họ.
Kinh doanh thì ai cũng muốn có lợi nhuận cao. Nhưng nếu kiếm tiền một cách bất chính bằng cách móc ngoặc giữa quan chức và doanh nghiệp thì đó là sự cạnh tranh bẩn thỉu của doanh nghiệp sự tham nhũng nghiêm trọng của quan chức.
Thêm nữa, nếu kiếm tiền trên sức khỏe, sự hình thành nhân cách và tri thức của con trẻ - thế hệ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai thì đó là kiểu kiếm tiền khốn nạn và thất đức nhất, có thể quy kết như tội phản bội tổ quốc. Bởi lẽ, những kẻ này đang làm cho đất nước trở nên nghèo đói, yếu hèn và bạc nhược.
Bi kịch của xứ An-nam, là vì tiền, rất nhiều kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm lẫn lòng yêu nước!

2. Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng đã được đưa ra thảo luận tại Ủy ban đổi mới giáo dục, Chính phủ đến Quốc hội.
Nhiều vấn đề trong Đề án dược đưa ra tranh luận sôi nổi bởi các nhà lãnh đạo cao cấp, các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục đầu ngành. Trong đó vấn đề được dư luận quan tâm là Ban soạn thảo Đề án đề xuất chương trình THCS tăng lên thành 5 năm và chương trình THPT rút xuống còn 2 năm. Một số chuyên gia giáo dục còn đề xuất phương án mới là chương tiểu học là 6 năm, chương trình THCS 4 năm và THPT là 2 năm.
Có điều, vẫn như thường lệ khi đưa ra một vấn đề mới, từ quan chức cao cấp đến lìu tìu, từ nhà quản lý chuyên môn đến chuyên gia đua nhau chém gió những thứ ở trên giời. Cũng có vài ý kiến tâm huyết của những người tâm huyết. Nhưng khốn nỗi, tiếng nói của họ thường không có trọng lượng nên chẳng giải quyết được gì ngoài để báo chí xáo xào tung hỏa mù dư luận.
Điều có lẽ những người có tri thức và lương thiện đều nhìn thấy là để đổi mới, cải cách thì cần phải thực hiện từ cái gốc. Ấy nhưng các vị áo cao mũ dài lại toàn chém phần ngọn. Một nền giáo dục suy đồi, nát và thối như hũ tương có dòi thì chỉ còn cách ủ mẻ tương mới, chứ không thể vớt dòi ra để tương thơm ngon lên được.
Và cái gốc trong đổi mới giáo dục là con người và cơ chế chứ không phải là đổi chương trình 4 năm thành 5 năm, hay biến sách giáo khoa giấy thành sách giáo khoa điện tử.
Một người thầy giỏi về chuyên môn, có lương tâm và có tự trọng nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ không bán điểm lấy tiền, đổi điểm lấy tình; không dạy thêm vì tiền; không dạy cho xong trách nhiệm. Đồng thời người thầy này sẽ luôn có tinh thần cầu thị học hỏi và đủ tri thức để học hỏi cái mới, cái tiên tiến trong giảng dạy. Nên cho dù có dạy bằng phương pháp truyền thống hay hiện đại thì chất lượng vẫn không thay đổi.
Ngược lại, một người thầy kém về chuyên môn, thiếu cả lương tâm lẫn tự trọng nghề nghiệp thì sẵn sàng bán điểm lấy tiền, đổi điểm lấy tình; sẵn sàng bắt học sinh học thêm vì tiền; sẵn sàng đứng nhầm lớp. Những người thầy này sẽ không đủ tri thức và luôn giấu dốt nên không thể tiếp cận được cái mới, cái tiên tiến trong giảng dạy. Nên cho dù có dạy bằng SGK giấy hay SGK điện tử thì cũng chỉ biết đọc chép mà thôi.
Một cơ chế tốt (bao gồm cả cơ chế về tiền lương, cơ chế về quản lý, cơ chế về trao đổi học thuật,…) sẽ đảm bảo cho người thầy đứng đúng lớp, làm đúng chuyên môn, tâm huyết và tận tụy với nghề nghiệp. Một cơ chế tốt sẽ đào thải những người thầy yếu kém cả về nhân cách lẫn chuyên môn, không để cho đám cơ hội chủ nghĩa leo sâu, leo cao vào các vị trí quản lý để lũng đoạn và làm suy thoái giáo dục. Một cơ chế tốt giúp người thầy độc lập về tư duy để có thể phát huy được năng lực chuyên môn, phát kiến được sáng tạo,… và tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội. Và cao hơn thế, một cơ chế tốt sẽ thay đổi được một nền giáo dục phục vụ đang suy thoái nghiêm trọng sang một nền giáo dục cống hiến với tương lai phát triển tươi sáng.
Những người đang xây dựng đề án, những người đang quản lý giáo dục, những chuyên gia giáo dục và các nhà giáo có biết điều này không? Họ biết, và biết rất rõ. Thế nhưng họ không thể làm, họ không dám làm. Bởi lẽ họ đã quen với những nghịch lý trong xã hội, họ không muốn mất nồi cơm đang có, họ không muốn mất cái mũ ô sa đang đội. Và họ chấp nhận khom mình, uốn lưỡi, bẻ cong câu chữ để chấp nhận cái nghịch lý đang tồn tại đó.
Cũng có nhiều người muốn làm, muốn dấn thân vào những điều khó, điều khổ để mong muốn có một nền giáo dục tươi sáng cho nước nhà. Nhưng những người có đủ tâm, đủ tầm thì quá già để làm. Những người trẻ thì luôn thấy trước mặt một cái thòng lọng liên quan đến hệ tư tưởng, đến cơm áo gạo tiền và những mối quan hệ trong gia đình lẫn xã hội.
Khi một người thầy đứng lên chống lại sự tiêu cực của lãnh đạo, sự dốt kém chuyên môn của đồng nghiệp, sự phi lý của cơ chế giáo dục,… mà bị quy chụp, gán ghép cho các tội như phá hoại, chống đối chủ trương đường lối, gây mâu thuẫn và mất đoàn kết nội bộ, suy thoái tư tưởng, đạo đức,… dẫn đến bị học trò và đồng nghiệp quay lưng, bị xã hội lên án, bị lãnh đạo trù dập, bị liên lụy đến người thân thì chắc chắn rằng, sẽ không ai muốn dấn thân cả, mặc dù họ hiểu, họ biết, và họ đau với nền giáo dục nước nhà.
Thế nên, nếu không thay đổi được cái gốc mà chỉ loanh quanh cái ngọn thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Cho dù có các đề án hàng chục nghìn tỷ đồng, cho dù có học cái hay, cái tốt của Tây, của Tàu thì cuối cùng vẫn quay lại cái nền cũ. Giáo dục An-nam hiện tại cần người làm, làm thật, làm bằng cả sự hy sinh, tâm huyết và cống hiến, chứ không cần những hô hào, những quyết tâm và những tranh luận hàn lâm sáo rỗng.
Không thể mong chờ một sự thay đổi kỳ diệu từ những “cây đũa thần” như kiểu Nghị quyết 29/NQ-TW mà ông bộ trưởng Luận coi như “triết lý giáo dục”. Đó là sự hoang tưởng về nhận thức, về tư duy. Bởi lẽ cho dù chủ trương, chính sách có hay đến mấy, có đúng đắn đến mấy,… nhưng vẫn cơ chế cũ, vẫn con người cũ thì không thể thay đổi theo chiều hướng tích cực được. Vụ việc Đề án sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1 đến lớp 3 ở Tp.HCM nêu trên là một ví dụ minh chứng rõ rệt nhất.
Khốn nỗi, An-nam là một dân tộc ưa mê tín dị đoan, thậm chí là cuồng tín. Họ hy vọng vào sự may rủi, sự ban ơn của thần thánh nhiều hơn sự nỗ lực của bản thân, và họ vẫn mong chờ vào một cây đũa thần nào đó để có thể thay đổi nền giáo dục mà họ thấy đã mục nát.
Mặc dù, họ vẫn hiểu là chẳng bao giờ có thần, có thánh.

3. Giáo dục là cái gốc của văn hoá, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển và văn minh của quốc gia đó. Chỉ có một nền giáo dục phát triển mới hình thành nên những thế hệ công dân có đầy đủ tri thức, lành mạnh tâm hồn để có thể đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Vậy mà sau 69 năm độc lập, 39 năm thống nhất đất nước, nền giáo dục An-nam vẫn trì trệ, suy thoái và yếu kém. Thế nên phần lớn cần-lao An-nam khiếm khuyết về tri thức, què quặt về tâm hồn, bạc nhược về nhận thức và hèn nhát về suy nghĩ cũng không có gì là lạ cả.
Dốt và hèn, không bao giờ trở thành thượng đẳng.

© 2014 Baron Trịnh 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

'Án tù ở Đồng Tháp là món quà cho Bắc Kinh'

VN áp dụng chính sách ngoại giao con tin

Chính quyền Việt Nam sử dụng các nhà hoạt động làm con tin cho các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, theo nhận định của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.
"Chính sách ngoại giao con tin thực ra đã bắt đầu từ năm 2013, theo các nguồn tin không chính thức", ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 29/8.
"Nhưng tôi cho rằng Việt Nam đang ở thế yếu ớt, đặc biệt là kinh tế. Nếu không cẩn thận thì sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai gần."
"Trong năm nay hoặc đầu năm sau có thể xảy ra biến động lớn về ngân hàng, dẫn tới hàng loạt sự đổ bể và sản xuất kinh doanh trong kinh tế," ông Dũng nói.
"TPP là một điều kiện then chốt, một món mồi hấp dẫn cho nhà nước, thậm chí có thể coi như là một cứu cánh."
"Nếu không có sự nhân nhượng về nhân quyền như Thượng Nghị sỹ John McCain đã nói hoặc Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu thì sẽ không có TPP, không có vũ khí sát thương, không có gì hết."
"Và lúc đó nhà nước thay vì phải đối mặt với quốc tế thì sẽ phải đối mặt với cơn giận dữ của dân chúng."Chính

'Án tù ở Đồng Tháp là món quà cho Bắc Kinh'

Trả lời BBC ngày 29/8, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, cho rằng án tù cho các nhà hoạt động trong phiên xử ngày 26/8 ở Đồng Tháp là "món quà" Hà Nội dành cho Bắc Kinh.
Phiên tòa sơ thẩm đã kết án ba năm tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng, 2,5 năm tù giam với ông Nguyễn Văn Minh và 2 năm tù giam với bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Cả ba bị truy tố Tội “gây rối trật tự công cộng”, theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.
Những người này bắt giữ hồi tháng Hai, khi đang trên đường tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm vừa được trả tự do hồi đầu năm, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
"Nhìn đi nhìn lại thì có thể thấy nhóm Bùi Hằng bị đưa ra xử vào một thời điểm khá bất lợi: Thời điểm ông Lê Hồng Anh đi Trung Quốc", ông nói.
"Thời gian qua cũng đã xuất hiện luồng thông tin cho rằng việc xử án này là một món quà cho Trung Quốc".
"Tôi đặt ra giả thiết là phải chăng Bắc Kinh thấy Việt Nam đón tiếp các chuyến thăm của các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ và nhìn thấy khả năng cho một mối giao lưu hợp tác quân sự với Hoa Kỳ nên quyết định tung ra một đòn câu vớt để cân bằng mối quan hệ tay ba?"
"Chuyến đi của ông Lê Hồng Anh đã làm cho Bắc Kinh mở lòng mở dạ, cảm thấy cân bằng một chút trước Hoa Kỳ."
"Nhưng điều đó cũng có thể đã làm cho bản án Bùi Hằng không được thuận lợi như trước đây."
"Nếu nhóm Bùi Hằng bị đưa ra xét xử trùng thời điểm với chuyến thăm của các thượng nghị sỹ mới thì có lẽ đã tốt hơn."