HarryJ. Kazianis/National Interest
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Trong khi vô số bài được viết trên các trang mạng về sức mạnh quân sự ngày càng tăng và chiến thuật “xắt lát”chia nhỏ của Trung Quốc đang làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, chúng ta hiếm khi nhìn sau hậu trường, để hiểu rõ các chiến thuật và chiến lược mà Bắc Kinhđang sử dụng. Tuy nhiên, nhờ một bài báo gần đây của Reuters, chúng ta biết thêm phần nào về những nỗ lực gia tăng của Trung Quốc hầu làm thay đổi điều kiện ở vùng biển này. Và bài viết rõ ràng cho thấy, vũ khí lớn nhất của Bắc Kinh là các tàu đánh cá chứ không phải là quân đội của họ.
Bài viết này cho thấy đầy đủ chi tiết vềchiến lược đa diện của Trung Quốc để khẳng định yêu sách thông qua việc đánh bắt cá tại các khu vực khác nhau vốn đang tranh chấp về chủ quyền trong Biển Đông -nhằm khẳng định chủ quyền không qua chiến thuật ngoại giao “cây gậy nhỏ”mà qua những gì mà chúng ta có thể gọi tên là “ngoại giao cần câu cá”.Không điều gì có thể nói lên “chủ quyền của một nước” rõ ràng hơn là những việc bình thường, đơn giản như câu cá trong lãnh thổ của mình. Chiến lược của Trung Quốc một phần là vô cùng khôn khéo, phần khác còn đặt nền tảng cho cuộc đối đầu có thể bạo lực với các nước láng giềng ở Biển Đông trong tương lai gần. Lẽ tất nhiên chiến lược này là một phần của các chiến thuật khác như việc phát hành bản đồ chín đoạn bao quanh khu vực để trắng trợn khẳng định chủ quyền và đặt giàn khoan dầungoài bờ biển bên tranh chấp, cũng như hình thành một quân đội có đẳng cấp thế giới với năng lực chống truy cập mạnh mẽ trong khu vực để ngăn chặn một đối thủ mạnh hơn rất nhiều trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Theo bài viết của Reuters:
Vềphía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá cho một phóng viên Reuters thấy những gì trên con tàu già nua của mình. Ông có một bộ công nghệ cao cấp: đó là một hệ thống định vị vệ tinh cho phép ông kết nối trực tiếp đến lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc để có thể chạy vào bờ khi thời tiết xấu hoặccó tàu tuần tra của Philippines, Việt Nam khi đang đánh bắt cá trong vùng biển tranhchấp.
Đến cuối năm ngoái, theo tin truyền thông chính thức, hệ thống vệ tinh nội hóa Beidou của Trung Quốc đã được cài đặt trên hơn 50.000 tàu thuyền đánh cá TrungQuốc. Trên đảo Hải Nam, cửa ngõ trông ra biển Đông của Trung Quốc, các thuyền trưởng tàu đánh cá đã chỉ phải trả không quá 10 phần trăm chi phí, tất cả phần còn lại do chính phủ chịu.
Điều này hết sức có ý nghĩa khi ngư dânTrung Quốc không chỉ đánh cá trong vùng biển tranh chấp rõ ràng có hỗ trợ củachính phủ, mà còn khi gặp rắc rối thì đã có một đường dây nóng trực tiếp đến Bắc Kinh để được giúp đỡ và các ngư dân chỉ phải trả rất ít cho chi phí công nghệ đó. Trong thực tế, theo một bài viết trên tờ Quartz, Trung Quốc có 695.555 tàu cá, dù không rõ là tất cả số tàu này đều có thể viễn du vào vùng biển tranh chấp nhưng việc nhiều con tàu hơn có thể đến được vùng lãnh thổ này trong tương lai gần là điều hợp lý.
Bài báo này tiếp tục lưu ý:
Đólà dấu hiệu cho sự hỗ trợ tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc đối với ngư dân của mình khi họ tiến sâu vào vùng biển Đông Nam Á để tìm kiếm ngư trường mới khi nguồn cá ven biển của mình đang cạn dần.
Chínhquyền Hải Nam khuyến khích ngư dân của họ mang ngư thuyền vào khu vực tranh chấp, người thuyền trưởng và một số ngư dân khác đã cho Reuters biết qua cuộc phỏng vấn tại cửa cảng vắng vẻ Tanmen. Họ nói thêm, các chuyến đi như vậy được tạo dễ dàng nhờ phụ cấp nhiên liệu của chính phủ.
Sựviệc đó đã đưa ngư thuyền Trung Quốc – từ các tàu tư nhân đến các tàu thương mại của các công ty niêm yết công khai – ra tuyến đầu của một trong những điểm nóng ở châu Á.
Việc đề cập đến sự suy giảm các nguồn cá cũng đáng quan tâm. Trong khi các vấn đề về chủ nghĩa ái quốc, các đường giao thông chở hàng nghìn tỷ USD giá trị hàng hóa trên biển cũng như dầu và khí tự nhiên thường được đề cập đến như một trong những nguyên nhân tạo ra căng thẳng,lượng cá đánh bắt có giá trị đã bị bỏ quên nhiều lần nhưng rõ ràng đang có ảnh hưởng trong các yêu cầu lãnh hải của Trung Quốc cũng như của các quốc gia khác.Thật vậy, một nghiên cứu của Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc giải thích nguồn cá xung quanh bờ biển Trung Quốc cho biết đã có suy giảm.
Với những ai nắm được các phát triển mới nhất trong khu vực nóng bỏng châu Á, tất cả những điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã sử dụng các tài nguyên phi quân sự và thương thuyền dân sự khác nhau để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở các khu vực tranh chấp. Bài báo trên cho thấy mức độ hỗ trợ công khai của chính phủ đã giúp ngành công nghiệp đánh cá thúc đẩy các khẳng định lãnh hải thay mặt cho chính phủ, và việc họ có thể tạo sức ép đến đâu trong các khẳng định ấy:
Mộtsố ngư dân từ các con thuyền riêng biệt nói rằng chính quyền Hải Nam khuyến khích đi đánh bắt xa đến tận Trường Sa, khoảng 1.100 km (670 dặm) về phía nam.
Ngườithuyền trưởng cho biết ông muốn ra đó ngay sau khi sửa chữa tàu xong.
“Tôiđã ra đó nhiều lần”, người thuyền trưởng – cũng các ngư dân khác – yêu cầu được giấu tên vì ông lo lắng về hậu quả có thể đến khi nói chuyện về các sự việc nhạy cảm với một nhà báo nước ngoài.
Một ngư dân khác, thư giãn trên chiếc võng trên một chiếc thuyền chở những con ngêu khổng lồ từ quần đảo Trường Sa về, cho biết thuyền trưởng được trợ cấp nhiên liệucho mỗi chuyến đi. Đối với một động cơ 500 mã lực, một thuyền trưởng có thể nhận được 2.000 đến 3.000 nhân dân tệ (320- 480 USD) một ngày, ông nói.
“Chính phủ cho chúng tôi biết phải đi đâu và họ trả trợ cấp nhiên liệu cho chúng tôi dựa trên kích thước động cơ,” người ngư dân cho biết.
Một người thuyền trưởng nói thêm: “Nhà chức trách hỗ trợ đánh bắt cá ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.”
Chính sách ngoại giao “Cần câu cá”của Trung Quốc có thể giành chiến thắng ở Biển Đông? Có lẽ chúng ta vừa tìm thấy câu trả lời.
Theo Facebook Tuan Le
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét