Phần 2
Theo yêu cầu của các cụ ở thớt về đội biệt kích ở Sơn Tây, em xin kể luôn cho các cụ nghe về những gì em đã trải qua, những ngày vào năm 1979 mà đến bây giờ em còn thấy rùng mình về cuộc chiến vô nghĩa năm đấy. Sự kiện bắt đầu từ Bát Sát, Hoàng Liên Sơn... Nếu em đánh máy vội, các cụ thông cảm về lỗi chính tả nhé....Vì chính em là người trong cái cuộc chạy loạn năm 1979 đấy.
Hồi đấy em còn ít tuổi lắm. Ở đấy, em còn có chị em, anh trai em và mẹ em. Nhà em thì ở dưới Hà Nội nhưng bố em làm chỉ huy của một đơn vị địa chất ở Lào Cai. Chính cái mỏ đồng bây giờ ở Lào Cai là ông cụ em phát hiện ra đấy. Em cũng tự hào về cái này. Hôm định mệnh đấy là tối ngày 16.2.1979. Bố em cùng cả nhà xuống chơi dưới mỏ đồng. Sau đó, em và 2 anh chị em cùng mẹ em trở lại Thị xã Bát Sát, bố em xuống một mình, thăm anh em ở công trường. Công việc vẫn bình thường. Lúc đấy cũng không ai biết là ngày mai Trung Quốc đánh mình vì ở đấy, mình toàn là đơn vị làm kinh tế, quân đội không có, chỉ có dân quân địa phương thôi. Ngay cả cái Thị xã Lào Cai to đùng cũng chả có mống bộ đội nào. Hôm đấy, bố em đợi không thấy xe đón về Hà Nội nên đành ở lại luôn thăm đơn vị và định sáng mai về. Ngủ ở đấy luôn với mọi người cho vui. Đến rạng sáng ngày 17.2.1979, vào đúng 2h sáng, toàn bộ khu vực tiếp giáp với Trung Quốc ầm ầm toàn tiếng pháo cao của TQ bắn sang. Tiếng người hoảng loạn, tiếng trẻ con khóc vang cả khu vực Bát Sát. Lúc đấy, không một ai hiểu tại sao có chuyện đấy và chuyện gì đang xảy ra. Sau khi dứt loạt pháo đầu tiên là tiếng súng của bộ binh Trung Quốc. Nếu đứng từ đỉnh núi nhìn xuống thì lô nhô toàn lính TQ, đông như kiến. Lúc đấy các đơn vị dân quân tại chỗ, không phải lính chính quy đều phải cầm súng hết, ko biết bắn cũng tập bắn, không được phép rời vị trí. Lúc đấy em nói thật ai cũng lo chết hết và lo chạy di tản luôn. Toàn bộ trẻ em, phụ nữ cùng nhau lên các xe quân dụng hoặc họ tùy nghi di tản bằng các phương tiện có thể hoặc chạy bộ, cứ nhằm hướng Hà nội mà chạy, ko được ngoái đầu lại. Toàn bộ đàn ông đều cầm súng. phụ nữ cùng trẻ con về HN, nếu gặp cái xe ô tô là may mắn, chứ đều chạy bộ hết. Em cũng phải chạy bộ cùng Mẹ em, chị em, anh trai, Mẹ em cho em vào cái rọ, gánh như đi chợ, anh trai em, chị gái em đi hai bên, Cả khu vực LC chìm trong một quang cảnh hỗn loạn. Nếu ai chứng kiến cảnh đó chắc ko bao giờ quên giây phút đấy.
Lúc đấy, đơn vị bố em lại nằm ở Bát Sát, nơi tiếp giáp với TQ, Khi loạt đạn đầu tiên của đợt pháo cao xa của TQ là đúng 2h sáng.. Trong loạt đạn đàu, toàn bộ các doanh trại gần khu vực biên giới đều chìm trong đạn hết, người chết nhiều vô kể, có cả một ngôi nhà cho cán bộ ở chết hết, đến tận bây giờ còn không tìm thấy mộ do chết tập thể. Ở Bát Sát lúc đấy, toàn bộ các đơn vị làm kinh tế đều cầm súng, Chủ yếu là đoàn địa chất 305, liên đoàn địa chất Tây Bắc nằm ở khu vực đấy, bố em cũng ở đấy. Tất cả những ai có thể dùng được sung, hoặc chưa biết bắn đều phải cầm súng, có những người chưa bao giờ cầm sung cũng phải tập bắn tại chỗ. Do cũng là dân quân tự vệ lập, nên dù sao mọi người cũng có ít kinh nghiệp chiến đấu ngay, lúc đấy các đơn vị liên hệ với nhau để vào các vị trí chiến lược và bắt đầu chiến đấu, Thôi thì ở đâu có gì thì ở đấy tự lập lô cốt, hầm hào.... Mọi người khổ nhất là phụ nữ và trẻ em, khi không có đàn ông thì chạy như kiến. Cả thị xã Bát Sat chìm trong biển lửa. Lúc đấy, nhà em đang ở Bát Sát, không có xe ô tô, nên đành trú tạm ở một lán trại gần đấy, EM nhìn, mẹ em nhìn, còn thấy những người bị bắn, người bắn tung tóe, chết nhiều vô kể. Có những người còn không kịp mặc quần áo, do đánh vào rạng sáng.
lúc đấy đã sáng 3h, toàn bộ mặt bằng củ thị xã Bát Sát đã bị san bằng, hiện tại chỉ còn bộ đội ở đấy, số lượng rất ít, còn lại là dân quân, những người mà chưa bao giờ biết bắn đạn thật, nhũng người thợ mỏ, kỹ sư, ngay cả đàn bà nếu ai muốn dùng súng cũng có hết, Sau khi tập hợp toàn bộ mọi người, phân công rõ ràng. ông cụ em chia ra làm 4 nhóm, ông cụ em chỉ huy 4 nhóm đấy,. Riêng ông HỒ A Phú, liên đoàn trưởng thì trốn về HN luôn, sau này không bao giờ ông ấy có thể nhìn mặt được với những người đã mất vì lúc đấy ông này chỉ lo cho bản thân mình, trong khi anh em toàn bộ ở đoàn địa chất đấy đều đang cầm súng hết. NÊn về sau em biết ông này ngượng quá mà ko bao giờ đến những nghĩa trang liệt sỹ để tưởng nhớ những người đã hy sinh năm đấy.
Em xin tiếp tục câu chuyện: Sau khi kiểm kê quân số đã chết mất 1/3 số lượng người sau nhũng loạt pháo đầu tiên, chỉ còn hơn 200 người. Khu vực đấy em chỉ biết thế thôi, còn các khu vực khác thì em không rõ, mọi người đều vào mục tiêu cả. Lúc đấy gần 5h sáng, quân TQ mới bắt đầu tràn qua. Và trận đánh khốc liệt bắt đầu, em thấy hầu hết các họng súng đều nhả đạn không ngừng, quân TQ đông kinh khủng, cứ từ phí dưới núi lao lên, đông đến nỗi mà ai không biết bắn cũng bắn trúng, ko cần phải ngắm. Thực sự khi về sau, mọi người đi gom sác mới thấy lính TQ chết nhiều vô kể, Nhưng không ai hiểu tại sao chúng lại cứ lao lên một cách ngu đến thế, lúc về sau có một chú kể lại là do bị chỉ huy nó bảo phải lao lên, chứ chúng nó rất sợ lính vn
Riêng nhà em là người nhà chỉ huy nên được ưu tiên ở chỗ an toàn. Mọi người vấn bắn nhau với bọn TQ, lúc đáy mẹ em kể lại, gần như mình vã đạn cho nó hết đạn vì chắc chắn sẽ trúng, ko sợ lệch, Toàn bộ Bát sát gần như tê liệt, em thấy kể lại là bị co cụm vào từng khu vực ở trên cao, còn TQ thì ở dưới lao lên. Đến sáng hôm sau, tạm nghỉ, lúc đấy lính TQ đã sang nhiều, chúng tập hợp thành các cụm, chia nhiều phía. và lập từng căn cứ một, chỉ có điều, bọn TQ đặc biệt khi sang mình không bao giờ ăn cái gì bên mình cả, chúng đánh đến đâu là chúng thu gọn đến đấy, ngay cả cái giường nó cũng phá ra, rồi cho lên xe ôt ô của nó. Khoảng 8h sáng, nhìn xung quanh toàn hố đạn pháo, em thấy mẹ em kể lại hầy hết bị san bằng, không còn gì trên mặt đất, Đặc biệt rất nhiều lính TRung quốc mặc rất giống linh VN, nếu không quan sát kỹ thì nhầm là chuyện bình thường. Bọn TQ chia ra nhiều cứ điểm để đánh từng cứ điểm củ mình. Lúc đấy dân quân tự vệ coi như bắn đến viên đạn cuối cùng thôi và bị nó dí súng vào đấu bắn hết, trước mắt nhũnng người đang sống nhìn thấy,. Lúc đấy ông cụ em cũng hy sinh rồi, về sau mãi gần 20 năm sau mới tìm thấy mộ và chuyển về nghĩ trang liệt sỹ hà nội ở Nhổn. GIa đình em cũng nhìn thấy cảnh tượng đấy, cũng may có nhiều lính TQ không giết thường dân. họ cho chạy về HN, EM và gia đình cũng chạy, chạy bộ chứ không có phương tiên, xung quanhh không còn ai,khu vực bố em chỉ huy chết hết, ngay như vị trí của ông Nguyễn Bá Lại cũng đã bị lính TQ hủy diệt, Riêng với lính VN, bọn chúng rất dã man, bắn vào đầu hết, chứ không tha, những người về sau còn lại làm tù binh thường là dân quân tại chỗ, nó trao trả cho có lệ thôi, chứ những người quan trọng chúng bắt về TQ hết hoặc thủ tiêu.
Về sau những người còn sống sau khi bắt làm tù binh, em thấy kể lại đều bị bên mình kt rất kỹ, chứ ko trả về ngay. Lúc này, toàn bộ phụ nữ, trẻ em được lính TQ cho chạy, nhà em cũng chạy, lúc đấy chỉ biết đường quốc lộ mà chạy chứ làm gì có định hướng la bàn đâu, chạy đông kinh khủng. Em ngồi trong rỏ, mẹ em đao như quang gánh, chị em, anh trai em chạy hai bên, Lúc đấy mọi người mạnh ai lấy chạy chứ không chạy theo đaòn, vì sợ lính TQ sẽ bắn, nên chạy tản ra, chắc trước khi chạy đã có người thông báo nên như thế, chứ theo đaòn dễ chết tập thể lắm. Lúc này, em và g đ chạy đến qua Bát Sát được một đoạn, trên đường đi thì ôi thôi, nếu ai mà chứng kiến chắc sẽ không bao giờ quên. Lúc đấy người chết dưới đất nhiều lắm, xe tăng của TQ, xe ôt ô của TQ cũng tràn qua, chở toàn lính TQ, Mẹ em còn nhì thấy xe nó ko tránh gì cả, cứ người mà lao thôi, lúc này nhìn thấy cái chết, người chết nó mất cảm xúc. Thực sự ko ai nghĩ đến tận bây giờ em còn sống mà viết văn trên otofun cả. CHạy khoảng được 10km, lúc đấy không có đồ ăn, và cũng sau gần 1 ngày TQ đánh mình rồi, Toàn bộ Lào cai lúc đấy, TQ chiếm hết, em chỉ chứng kiến xe ô tô của nó chở rất nhiều các công cụ, những vật dụng của mình, nó đến đây nó cho bộc phá phá hết nhà cửa, không để lại cái gì, em nói thật, đến cái đường ray chạy từ Lào Cai về hà nội nó bật tunng hết. Người chết, máu me khiếp cực luôn. Mẹ em cũng gan, chứ như người khác chắc ngất mất. Đang chạy nhà em gặp hai nhà nhữ cũng cùng chạy theo, Khoảng 15 người, toàn phụ nữ trẻ em. Đến gàn thị xã lào cai thì tốp nhà em bị đạn pháo câu vào. May mẹ em mang em nên chạy chậm hơn, Pháo làm nhà đi trước chết gần hết, còn người bị thương nằm la liệt, nhà em hú tim, kệ, lúc đấy người nằm người chết cũng thông cảm, mẹ em nói, nhìn thấy người ta bị thương mà không biết làm gì, cứ khóc mà chạy, quần áo rách tả tơi, chân mỏi nhừ, nhưng sao lúc đấy mọi người hăng thật chạy ko biết mệt. CÒn khoảng 10 người.. Vừa chạy, có 1 bác gần đấy chỉ kịp bế theo 1 đứa bé khoảng 5 tuổi bị đạn bắn đạp chân, bác ấy bế theo, máu chạy ròng ròng, chỉ hy vọng gặp người mình, về sau bác ấy phải vứt đứa đáy ven dường vì nó chết, không mang theo được, Cảnh tượng ghê thật, em còn nhỏ nên nghe kể lại chứ anh, chị em, mẹ em chứng kiến thì ôi thôi, sợ đến bây giờ
Chạy đến qua lào cai thì đằng sau hai bên dường là cả đoàn xe TQ chở đầy lính TQ, lúc đấy mọi người đánh liều xin thức ăn, em nói thật, lúc đấy, cái chết đang kề cận thì chả ai nghĩ đến ăn cả, chỉ lo cách nào mà sống thì về đến nhà thôi, Mẹ em liều nhất liền vãy tay bọn lính TQ, bọn nó cũng dừng xe, thấy toàn phụ nữ và người già, có một thằng thấy cho họp lương khô TQ, và 1 bao gạo, mẹ em liền lấy luôn, mấy người kia bảo đừng ăn vì sợ TQ nó cho thuốc độc vào đồ ăn, Việc này có nhé, sau khi TQ rút đi, tất cả nguồn nước em thấy bên mình đều phải kt lại và khử lại, có nhiều chứng minh chúng nó cho thuốc độc vào nguồn nước sau khi rút về HN. Thực chất phải sau 3 ngày, bộ đội mình mới thấy bóng, lúc đấy cũng đã gần xong cuộc chiến rồi. Mẹ em cứ liều cho em và anh , chị em ăn, nói thật lúc đấy ko ăn cũng chết, nên có chết vì thuốc độc cũng ổn, ko sao, mọi người cũng thấy nhà em ăn, cũng ăn theo, thế là đỡ hơn, nhưg lúc này có 2 bà cũng nhiều tuổi ko đi dược bảo mọi ngừoi đi trước vì không thể chạy theo được, Lúc đấy nghĩ thương lắm các cụ ạ, nhưng đành đi, Đoàn nhà em chỉ còn 8 người, nhà em 3 người, và 5 người khác. Cứ thế, mọi ngừoi chạy theo cái đường ray tàu, rồi chuyển sang đường quốc lộ, đến đâu thì ăn ở đấy, có thì ăn, ko có thì nhịn, mẹ em nghĩ lại đến bg vãn còn sợ, Nhưng may nhất là chạy được 5 ngày, thì lúc đấy mới thấy xe quân mình đi lên nhiều và đi nhờ về HN, ra số 6 PHạm Ngũ lão, nơi đấy là Tổng cục địa chất, lúc nhìn thấy xe của mình, mọi người mới thấy mình còn sống, mẹ em kể lại là lúc đấy tưởng em chết rồi,, anh và chị em được 2 bác đi dùng đỡ, mẹ em rách hết quần áo, mọi người cũng vậy, Tính từ khi chạy từ Lào cai về đến HN là 10 ngày, 7 ngày chạy, 3 ngày đi đường.Sau khi về đến số 6 Phạm Ngũ Lão, được ăn uống, nghỉ, mẹ em kể lại là cả đaòn địa chất nơi bố em chiến đấu chết gần hết, còn đúng 1/5 người đợi được quân chính quy VN ứng phó. Lúc đấy, có nhiều ông ức quá, bắn cả vào chân mình vì nhìn thấy đồng đội chết nhiều quá, Ô ấy cay bọ TQ đến nõi ô ầy cứ lấy xà beng đâm nát lính TQ bị chết ở đấy, mọi người can mãi mới thôi, ông này tên là Thọ, ko biết ô này bg còn sống không. CÒn những người mà ở liên đoàn địa chất đấy còn sống kể lại khi giao tranh với Tq em mới thấy ghê, đúng là trong chiến tranh mới thấy con người gan dạ các cụ ợ. kể lại là , có tốp ở cư điểm đấy,m cái cứ điểm mà có ô NGuyễn Bá Lại chết ý, lúc đấy bắn hết đạn, ko còn đạn mà lính tq vẫn như quân nguyên, ông ấy vảo với hai người là quấn chẳt thêm toàn bộ xung quanh người ô ấy nhiều vào áo, để cho dầy, làm giáp trống đạn, nói vậy cho vui, để yên tâm, ông ấy chạy từ cứ điểm để đến chỗ TQ lấy súng và đạn, cũng may ông ấy còn sốg khi về đến HN, khi ô ấy lấy súng avf đạn xong về đến cứ điểm thì ô ấy bị 2 phát vào lưng, vẫn quay lại bắn nhau, sợ quá. Lúc đấy hỏi lại ô ấy có nghĩ gì, ô ấy bảo lúc đấy kệ thôi, nó ko đánh mình thì mình đánh nó. Sau này em mới biết là ở đấy, mình không đủ số lượng vũ khí quá 1 ngày đánh nhau, mọi người ở đấy đều nói như vậy, vũ khí thiếu, nên cứ nhè lính TQ mà lấy đồ. CÒn sau này khổ nhất là các bác đi lượm xác chết. Nhà em về sau cũng lên để tìm xác bố em..
Còn những gì diễn ra ở Lào Cai khi mình đánh TQ, em xin kể tiếp, vì được mọi người trong đaòn khi về đến HN kể lại, chứ không được chứng kiến trực tiếp.
em xin uống nước đã, khát quá
Sau khi trở về HN, cái đầu tiên là những người mà có người thân bị mất, được tham gia vào đoàn tìm lại xác để lấy làm căn cứ xác định chế độ, lúc đấy, em và g đ cũng ko biết bố em còn hay mất, buồn lắm các cụ ạ, lúc đấy mẹ em khóc mấy ngày liền. Ai cũng vậy, chứ ko riêng mẹ em. Nên sau khi ổn thỏa 2 bên, mỗi bên rút về mnoojt nơi, tổng cụ địa chất mới cho mọi người lên tìm lại thân nhân, Lúc lên, bên mình chưa kịp dọn dẹp đâu, có nào nguyên thế, Nhìn quang cảnh mới thấy ghê, người chết, người chết cháy, người sống ko ra sống, rồi xác người bị để lâu quá, rồi những người bị ô tô, xe tăng chèn vào nát như cám, chắc hỉ còn bộ quần áo trên người là còn nguyên chứ thịt nát hết, lúc đấy, ai cứ đến chỗ mà trước khi đi để tìm, có điều, nếu linh thì tren cổ có đeo số hiệu, hoặc trong túi áo có một cái lọ được thông tin, để đề phòng trước khi mất là còn biết. Khi đứng giữ Bát Sát thì mới chứng kiến, như thời kỳ đồ đá, không còn bất cứ một cái gì luôn. chỉ chủ yếu là mùi người chết và mùi thuốc súng, Ai cũng lo đi tìm người thân, g đ em đến nơi mà bố em ở đấy, thì thấy lố chỗ hố to do bị đạn pháo câu vào, lúc đấy có chú còn sống nói lại là chỗ này, bọn TQ câu pháo tập thể, nên chết hết, trước khi nhà em đến, quan mình còn dùng xe đẩy, súc xác người như xúc đất ý, đổ vào một chỗ, ghê quá, nên toàn bộ khu vực này thì ko thể xác định được ai là ai cả, do TQ đánh tập kích bất ngờ, ko kịp đề phòng, Mẹ em cũng đến xem qua, nhưng tóm lại mới thấy ghê, CHính những thông tin này sao báo chí mình ko nói để cho người dân còn biết chứ im lặng làm gì, em là em hận bọn Khựa đến xương tủy, Nếu ai chứng kiến cảnh dồn xác người chắc chả ai giám đi đánh nhau.
Khi xe múc xác đến, Xác quân mình thì phân laọi ra, xác quân KHưa cũng có người của nó đến nhận, lúc đấy có nhiều ô bức xức tý táng thằng đến nhận xác, may mà lính mình can. chắc hận quá. Lúc đấy chỗ bố em ko tìm được xác vì trúng pháo, chết tất, nên chỉ biết nhặt từng bộ phận người ra một bên, thân người ra 1 bên, còn cái người nào còn hoàn thiện thì khó lắm, chỉ có ông này trúng đạn thì còn toàn thây, chứ trúng pháo thì 100% mất hết, hoặc bay hết bộ phận, lúc đấy mẹ em ngất lên ngất xuống, ko giám nhìn nữa, mọi người đỡ vào bên trong, và sau đó trở về luôn HN vì sợ quỵ do không chịu đựng được. Sau này khi phân loại ra, họ trôn theo cảm tính, có nhiều ô tay ô này ghép thân ô kia là bình thường, duy chỉ có cái đầu là may ra còn nhận được, nhưng có những cái còn ko nhìn thấy dạng. Sau đó, nhà em được công nhận g đ liệt sỹ, nhưng ko có mộ liệt sỹ. CHính vì lẽ đó, đến tận 17 năm sau, sau khi em dang học đại học, lúc đấy, mọi ngừoi mới lên lại Lào Cai đê xdd mộ xem còn hay mất, cũnng nhờ TTTNCN ở Đông Tác, tìm hộ, họ chỉ nói khi vực đấy, chứ ko nói rõ là ở đâu, sau khi vào khu vực nghĩa trang Bát sát, đi tìm từng ngôi mộ, lúc đấy có ô quản lý ở đấy có nói tên bố em, vì bố em là chỉ huy nên có số huy hiệu, tên gắn ở áo, nên sau khi lượm xác, mới phân loại được. Ô ấy chỉ cho số mộ đấy, đến đấy xem cũng tin bằng niềm tin thôi chứ lúc đấy ai mà biết được là đúng hay sai đâu, sau đó xin chuyển mộ ls về hn, làm các thủ tục xong, đào luôn đưa lên xe oto về hn, sau này, em cẩn thận đi thử adn cho chắc thì đúng,. Cũng may là ko sai. Và đến bg, thực chất mỗi khi đến gần ngày đó, toàn bộ liên đaòn đc đều tổ chức lên Bát Sát đê tưởng nhớ. Đến bg vẫn vậy, gặp nhau, kể lại những lúc sống chết mới thấy quy nhau. Còn cái ô Liên Đaòn trưởng Hồ A Phú trốn biệt khi xảy ra chiến tranh thì ko bao giờ giám lên đấy để thắp hương tưởng nhớ, mặc dù sau đó, ô ấy mất chức vì tội trốn trách nhiệm, nhưng cái lớn nhất mà ô ấy mất đấy chính là tình đồng đội, tình người , mà cái đấy em cho là chả cái gì mua được, đến đây em xin hết, tất nhiên câu chuyện còn nhiều lắm, nhưng đánh máy mỏi tay, em cũng tóm tắt thôi, chứ ngồi kể thì mới hết được, Nên chính vì cuộc chiến năm 1979, mà sau này, những ai ở vùng biên khi xảy ra đến tận bg đều ghét Khựa và luôn nghĩ giống em và các ụ là có cơ hội chắc sẽ chiếm lại Khựa, hihihi
Trước hết, em cũng nói hồi đấy em còn nhỏ, 2 tuổi. Nên mọi cái nhận thức cảm quan từ bên ngoài đều chỉ được cảm nhận từ người thân kể lại, chính từ gđ mình. Những ngươì được chiến đấu trực tiếp từ mặt trận Hoàng Liên Sơn. Lúc đấy, tất cả đơn vị chủ lực đều không có, chỉ còn dân quân tự vệ của các đơn vị làm kinh tế, kỹ thuật, xây dựng, những người đàn ông mà còn khả năng cầm súng đều phải chiến đấu hết. Súng thì nhiều, chỉ tiếc một điều đạn dược thì ít, Có người cùng đoàn bố em kể lại, nếu kho đạn còn đủ thêm 2 ngày nữa thôi thì chắc khó có thể Khựa tấn công vào sâu được. Lúc đánh nhau chú ấy nói: Quân lính của Khựa rất sợ lính VN mình, không hiểu tại sao. Còn khi bắn nhau, chúng nó lao như thiêu thân vào các cứ điểm, không cần phải né tránh. Mình bắn chúng nó cứ như bắn bị thịt ý. CHú còn nhớ khi mà có lệnh dứt chiến tranh từ phía TQ, lính TQ hò hét vang trời, như vớ được vàng, và chúng nó không muốn đánh nhau nữa.
Còn về trận chiến hôm đấy. Sau khi nó đánh lúc rạng sáng, mọi ngươì mình chết quá nửa, hầu hết mọi người còn đang ngủ, lán trại nơi bố em mất thì hy sinh hết, 5 cái nhà tạm, mỗi nhà khoảng 50 đến 60 người đề tan tành. Không còn một nguời nào sống sót khi loạt đạn pháo đầu tiên câu vào Bát Sát. Nếu có ai còn sống cũng coi như may mắn vì lúc đấy còn có súng để thịt lại bọn KHựa. Lúc đấy hình như lòng căm thù còn lên đến đỉnh điểm. Ai chạy thì chạy, còn ai ở lại cũng sống chết bắn nhau. Khoảng gần 9h sáng, hôm sau, tức là sau 7h nó bắn pháo vào VN. mình cũng kịp lập được các cứ điểm để bảo vệ các vị trí chứa khí tài, lương thực mà quan trọng nhất là các máy móc mình đang để đấy. BỌn Khựa lập từng tổ, mỗi tổ khoảng 100 đến 150 ngươì (chú ấy đoán thế vì lúc đấy cũng cảm tính thôi), hết tổ này lên, tổ khác ở dưới lại lên. CÒn pháo nó yểm trợ phía sau, xe tăng có nhưng ít, chủ yêú là các xe ô tô vận chuyển lính thì nhiều. Khi đánh nhau tại các cứ điểm, mình bắn súng đến đỏ nòng, Nó chết nhiều đến nỗi, nếu ai đó người mình mà bị thương thì chỉ cần nằm xuống, là lính TQ ngả lên che hết người luôn. Lúc đấy mỗi cứ điểm của mình khoảng 10 đến 15 người, đánh lại lực lượng gấp 10 lần từ KHựa. Kinh khủng lắm. Lúc đấy, nhìn thấy lính TQ lố nhốm thì ai cũng chỉ bắn bừa thôi, vì bắn chính xác thì khó do ko như lính chuyên nghiệp. Bọn Tq khó tiến vào do nó không ngờ dân quân mình cũng máu chiến. Lính của nó về sau những người ở đấy kể lại còn không biết bắn b40, chúng nó cầm súng thôi, chứ không có ý thức cố thủ, phản công chính diện, chủ yếu là lên uy hiếp mình. Chú ấy chỉ huy 15 người, Bắn như sối xả, lúc hết đạn, tất cả có 5 ngườ khoẻ mạnh xung phong chạy ra lấy đạn, về sau còn 3 người quay lại, nhìn cảnh ngươì mình ra lấy đạn bị bắn trước mắt thì mọi ngươì không biết nói gì hơn. Vì dù sao họ cũng là ko chuyên, chứ lính chuyên nghiệp thì khác. KHi 3 ngươì còn lại lây được cơ số đạn đấy, trong đó có chú đấy, thì ai cũng bị thương, khong ai bảo ai, đều quay lại bắn luôn, ko ăn, không uống, Không ai nghĩ lúc đấy lại gan dạ như vậy, bình thường là 1 kỹ sư địa chất, dân công đaò đường. Nhưng lsuc đấy, con người đều đối mặt trước cái chết,a i cũng thế thôi các cụ ạ, không bắn nó thì nó cũng bắn mình... Nhìn cảnh chết mà còn ko có cảm giác. Có chú còn để ý, chúng lấy xác của người mình, chất lên một cái xe kéo, lính nó đi phiá sau, đểu cực luôn, lúc đấy có chú ném quả lựa đạn, bộ phá vào cái xe kéo đấy cho tan hết để cho bên mình đỡ mặc cảm...
Còn về việc bọ Khựa câu pháo thì đúng là mình gần như không thể biết được, sau khi lập chốt, Ở đấy những chốt của mình thì Pháo của KHựa nó làm bay gần nửa, Bố em ở một chốt, lúc đấy mọi người không nhớ giờ là mấy giờ, chỉ biết gần sáng, toàn bộ 2 chốt nó cẩu tan hết, đứng từ đầu này, nhìn thấy mà chú dưói quyền bố em chỉ kịp gọi là A.. cẩn thận đấy, chưa kịp thì toàn bộ chốt đấy tính tổng là gần 20 người đều bay xác lên trời hết, Khựa câo pháo đến nỗi không ai ngửa cổ kjp lên nhìn. Chỉ khi hết tiếng nổ, ngó lên thấy tung tóe hết chố cứ điểm đấy, 2 cứ đấy bị chết hết, ko còn người nào, xác bay ra ngoài, hầy như ko còn cái xác nào nguyên vẹn cả. Thực sự, những ai đã chiến đấu thì khác, đằng này những người chiến đấu đấy đều chưa bg cầm súng nên nhìn thấy cảnh tượng đấy về sau có ngươì còn không nói lên được thành lời. Chú ấy chỉ kịp nhìn đồng hồ trong tay, nhưng cái đồng hồ của chú ấy bị dập, cái đấy ô cụ em cho chú ấy, về sau em được nhận lại, đến bây giờ vẫn còn, em để ở nhà, và cái kim đồng hồ là 7h30. Một kỷ vật vô giá các cụ ạ. Sau đó, các cứ điểm còn lại đều bắn sối xả bọ Khựa đi lên. Có 2 cứ điểm phía trước bị bao vậy ghê quá, bị trúng lao vào bắn tại chỗ, kéo xác ra, từ bên này còn nhìn thấy . Lúc đấy có người ko chịu đựợc lao ra thì bị trúng đạn luôn. Sau đó, còn khoảng 20 ngươì ở cái cứ điểm đấy được lệnh rút và nhường cho TQ, để tính sau, lúc đi, còn có người ko muốn đi để cố gắng bắn lại cho bõ tức, NGhĩ đến cảnh chú ây kể chuyển nhìn thấy pháo bắn vào cứ điểm nơi bố em ở đấy, xác tung hết lên mà mẹ em ngất ko nghe được nữa, lúc về sau, những ai còn can đảm mới có thể đến nhận xác được. còn không thì không giám nhìn. Khi rút chạy, mọi người mới nói là lính TQ rất dã man, có thể được nói từ trước, chúng toàn dùng lê để đâm, ko dùng súng bắn, cứ thấy người mình đang ở đấy là đâm. CHứ ko bắn. còn ai đó còn bị dí súng vào đầu bắn luôn. CHúng ko ăn những thứ của mình để lại mà ăn những thứ chúng mang theo. Khi rút chạy, nhìn thấy cảnh mà quân mình chết, xe của nó chèn qua, nét bét,,, chỉ đỏ toàn máu trên con đường đấy thì ai đó mới nhận thấy cái giá trị lịch sử nó quan trọng, chứ lúc đấy mạng sống còn tiếc gì đâu, mọi người đều nghxi thế và luôn có 1 quả lựu đạn cài theo, cùng nhất trí là nếu gặp Khựa, ko để bị bắt sống mà cho nổ lựu đạn, nhưng còn ít lựa đạn, nên có người lấy theo dao, baỏ nếu ko làm gì được thì tự đâm mình trước khi mình đâm nó.
Lúc rút chạy trên đường về Lào Cai để củng cố vì lúc đấy mọi ngươì được lệnh di tản ngay, đợi quân chủ lực đến, chú ấy trên ngươì bị 2 viết thương ở lưng vẫn đi, hầu hết trong tất cả mọi người ở đấy đều thương tích hết, Di chuyển lại để đổi cho quân khác tiến lên thay thế. Trên đường rút về Lào Cai, chú ấy cùng đoàn chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng của chiến tranh, cái dã man của KHựa, cái ghê rợ của cái chết. Nếu ai đó như các cụ cùng ăn bên xác chết, ngôì nằm ngủ cạnh những cái thây chết, máu người, hoà lãn đất, nôỉ lềnh phềnh trên mặt đường, kết hợp muì hôi, nội tạng người tung toé. thì chả có ai cho mình là can đảm cả. Vừa rút về đến LC, những người còn lại đều chữa vết thương và chuẩn bị lên tiếp. Mọi người cùng ăn, nghỉ ở ngay cạnh xác người, dân mình chết thì thôi rồi, không nói hơn được gì. Về sau, chỉ khổ những ai đã từng tham gia tìm kiếm, dọn dẹp xác chết. Có lẽ chưa có trận nào nhiều người chết như năm 1979. Thôi, em cũng tạm nghỉ kể một tý, lát em xin kể tiếp hầu các cụ, câu chuyện còn dài, Đúng là hiếm khi em được kể lại chuyện này một cách thoải mái, vì mỗi lần kể là mỗi lần em không kịp được cảm xúc. Các cụ thông cảm cho em.
Bây giờ em mới đọc hết cmt của các cụ, em cám ơn những lời động viên của các cụ đã cmt cho em, cũng rất cám ơn những thông tin chia sẻ qúy giá của các cụ, tuy em cũng chỉ được nghe kể lại, cũng chỉ biết qua những người thân mình kể lại, nhưng dù sao em cũng muốn làm được điều gì đó để có nhiều người hiểu những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc VN mà mình đã cố tình lãng quên vì những cái ngu trong nhận thức của 1 bộ phận. Em không đồng ý khi lịch sử ko nói rõ việc này. Đã có thổn thất về người và của của 2 cuộc chiến tranh biên giới thì hãy để thế hệ con cháu phải biết và nhận thức rõ hơn. Khi những cuốn lịch sử mình thì bg những chi tiết này hầu như không được nhắc đến hoặc đơn giản chỉ là một thông tin chú thích. Nếu ai đã từng đến nghĩa trang TRường Sơn, thực sự cái cảm nhận về sự mất mất sẽ lớn hơn là chưa nhìn thấy, các cuộc chiến tranh cho dù to, nhỏ, ý nghĩa chính trị thế nào cũng là tổn thất, Tổn thất cho những người đã mất và những người sống. Ngày trước 17/2/2012, đến nghĩa Trang liệt sỹ ở Nhổn, hôm đấy em mới biết có hơn 10 nhà cũng đã chuyển về đấy, hôm đấy chỉ có những người đã mất năm 1979 là đến. Lúc đấy ko ai bảo ai đều im lặng các cụ ạ, LỊch sử VN mình đã im lặng quá nhiều, nếu để đem những im lặng đấy mà biến thành lợi ích kinh tế thì có ích gì, cái chết về thể xác ko quan trọng là cái chết về giá trị tin thần của dân tộc Vn, đấy là tất cả những suy nghĩ của em về 2 cuộc chiến tranh phi nghĩa đấy của Khựa. Không biết bao những quyển lịch sử cho thế hệ sau này học được đọc rõ hơn những giai thoại này...
Phần 1
Phần 2
tham khảo tại đây:
- http://www.otofun.net/threads/431843...uoi-trong-cuoc
- http://www.otofun.net/threads/443093-chien-tranh-bao-ve-bgpb-1979-1989-theo-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc-phan-2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét