Ngày 7 tháng 4 năm 2014
PHÚNG ĐIẾU
Phúng là lễ vật mang cúng người chết. Phúng có thể là thức ăn, có thể là tiền bạc để giúp cho tang gia chi trả cho những chi phí của đám tang.
Điếu là viếng thăm người chết. Có thể là tới thăm người quá vãng lần cuối, thắp nén hương, cúi lạy trước quan tài, dừng lại trước linh cữu của người ra đi. Phúng và điếu thường đi đôi với nhau. Đã mang phẩm vật đến cúng thì tiện thể viếng thăm người chết luôn. Ít khi chỉ có phúng mà không điếu. Nhưng cũng có thể đến phúng nhưng không điếu. Chỉ phúng mà không điếu có thể là do ý muốn của tang gia. Chuyện từ chối nhận phúng có thể có nhiều lý do. Tang gia có thể là đã giàu có, dư thừa, không muốn gây khó khăn cho bạn bè. Người ta đã cất công tới điếu mà lại phải mang theo đồ phúng, với nhiều người có thể không tiện.
Cũng có thể tang gia không muốn mắc nợ ai, ngay cả trong chuyện tang ma, nên nhất quyết không nhận đồ phúng. Hay tang chủ có thể là người nhiều tự ái: chúng tôi lo lấy được, không cần những giúp đỡ từ bên ngoài, theo những dặn dò của người đã ra đi.
Nhưng vì phúng và điếu hay đi kèm với nhau, và cũng là hai chữ không thể rời nhau được nên hai chuyện phúng và điếu vẫn lại cứ dính liền với nhau. Hễ có phúng thì phải có điếu. Thế nên tang gia tuy không muốn nhận phẩm vật cúng người chết thì lại thuận miệng để nói là “miễn phúng điếu”.
Vậy là xin đừng đến thăm (phúng) hay sao? Chắc không phải vậy.
Nhưng bạn bè của người chết, những quen thuộc của tang quyến thì hiểu là điếu thì cứ điếu, nhưng phúng thì đừng. Tuy vậy, chẳng lẽ gia đình người chết lại nói rõ ra thành “xin phúng nhưng đừng điếu”. Không thấy một cái cáo phó nào nói rõ ra như thế.
Có một số gia đình viết trong cáo phó là xin miễn vòng hoa, và thay vì vòng hoa thì xin gửi tặng tiền chi phí vòng hoa cho một tổ chức từ thiện, hay cho một chương trình nghiên cứu căn bệnh mà người nằm xuống đã ra đi vì căn bệnh đó.
Nhưng cũng có nhiều người tuy được nhắn nhủ là miễn vòng hoa thì vẫn cứ vòng hoa như thường. Tang gia cũng không phản đối. Bày tỏ lòng thương nhớ người đi bằng vòng hoa thì sao lại cấm? Chuyện ấy, là bạn bè thì cho dù có cấm thì vẫn cứ làm như thường.
Tang gia mặc dù không nhận đóng góp tiền bạc (phúng), nhưng chỗ thân tình, bạn bè biết tình hình tài chính của tang gia thì cứ gửi chút ít. Chắc không ai nỡ từ chối, không nhận những giúp đỡ của bạn bè.
Những căn dặn như “xin miễn phúng điếu” trên các trang cáo phó, chúng ta đọc được không ít. Chúng ta vẫn phúng, và vẫn điếu như thường.
Cách đây không lâu, tôi có người bạn ở miền Đông đau nặng đã mấy năm. HXS, một người bạn rất thân của anh ở Canada, quen nhau cả hơn nửa thế kỷ từ Huế rồi lại vào đến Sài Gòn và ra hải ngoại. HXS đến thăm bạn và sau đó có viết một e-mail cho những người cũng quen biết người bạn đau nặng và nói thẳng về hoàn cảnh gia đình không mấy khả quan của người bệnh và kêu gọi những người bạn gửi quà cho gia đình người bạn đang đau nặng. HXS nói thẳng là bạn bè nên “phong bì” cho gia đình bạn.
Chúng tôi chuyển cho nhau lá thư e-mail đó và một số người hưởng ứng đã “phong bì” ngay. Cả những người không quen biết bạn tôi bao nhiêu cũng đáp ứng liền.
Nhưng lập tức, ngay sau e-mail của HXS thì một người nhận là quen biết thân tình với người bạn đang đau nặng và gạt phăng đề nghị “phong bì”, nói rằng vợ của người bệnh rất tự ái và việc “phong bì” sẽ bị chị coi là rất “phản cảm”. Ông ta yêu cầu là đừng “phong bì” gì hết. Cứ cầu nguyện cho người bệnh là được rồi.
Cũng may là những người bạn khác đã “phong bì” liền ngay sau khi đọc e-mail của HXS và không làm theo đề nghị ấm ớ của người đàn ông kia.
Gia đình đang gặp nhiều chuyện khó cùng một lúc thì chắc chắn khi nhận được những “phong bì” của bạn bè nhất định sẽ không thấy phản cảm gì hết mặc dù có thể vợ người bạn tôi rất tự ái.
Còn riêng tôi thì tôi thấy rất là “phản cảm” về cái e-mail của người đàn ông vớ vẩn nọ.
Gia đình chưa kịp “xin miễn phúng điếu” trong cáo phó thì ông ta đã nhanh nhảu đoảng e-mail một cái để xin miễn “phúng điếu” hộ rồi.
Rõ là vớ vẩn.
Phúng là lễ vật mang cúng người chết. Phúng có thể là thức ăn, có thể là tiền bạc để giúp cho tang gia chi trả cho những chi phí của đám tang.
Điếu là viếng thăm người chết. Có thể là tới thăm người quá vãng lần cuối, thắp nén hương, cúi lạy trước quan tài, dừng lại trước linh cữu của người ra đi. Phúng và điếu thường đi đôi với nhau. Đã mang phẩm vật đến cúng thì tiện thể viếng thăm người chết luôn. Ít khi chỉ có phúng mà không điếu. Nhưng cũng có thể đến phúng nhưng không điếu. Chỉ phúng mà không điếu có thể là do ý muốn của tang gia. Chuyện từ chối nhận phúng có thể có nhiều lý do. Tang gia có thể là đã giàu có, dư thừa, không muốn gây khó khăn cho bạn bè. Người ta đã cất công tới điếu mà lại phải mang theo đồ phúng, với nhiều người có thể không tiện.
Cũng có thể tang gia không muốn mắc nợ ai, ngay cả trong chuyện tang ma, nên nhất quyết không nhận đồ phúng. Hay tang chủ có thể là người nhiều tự ái: chúng tôi lo lấy được, không cần những giúp đỡ từ bên ngoài, theo những dặn dò của người đã ra đi.
Nhưng vì phúng và điếu hay đi kèm với nhau, và cũng là hai chữ không thể rời nhau được nên hai chuyện phúng và điếu vẫn lại cứ dính liền với nhau. Hễ có phúng thì phải có điếu. Thế nên tang gia tuy không muốn nhận phẩm vật cúng người chết thì lại thuận miệng để nói là “miễn phúng điếu”.
Vậy là xin đừng đến thăm (phúng) hay sao? Chắc không phải vậy.
Nhưng bạn bè của người chết, những quen thuộc của tang quyến thì hiểu là điếu thì cứ điếu, nhưng phúng thì đừng. Tuy vậy, chẳng lẽ gia đình người chết lại nói rõ ra thành “xin phúng nhưng đừng điếu”. Không thấy một cái cáo phó nào nói rõ ra như thế.
Có một số gia đình viết trong cáo phó là xin miễn vòng hoa, và thay vì vòng hoa thì xin gửi tặng tiền chi phí vòng hoa cho một tổ chức từ thiện, hay cho một chương trình nghiên cứu căn bệnh mà người nằm xuống đã ra đi vì căn bệnh đó.
Nhưng cũng có nhiều người tuy được nhắn nhủ là miễn vòng hoa thì vẫn cứ vòng hoa như thường. Tang gia cũng không phản đối. Bày tỏ lòng thương nhớ người đi bằng vòng hoa thì sao lại cấm? Chuyện ấy, là bạn bè thì cho dù có cấm thì vẫn cứ làm như thường.
Tang gia mặc dù không nhận đóng góp tiền bạc (phúng), nhưng chỗ thân tình, bạn bè biết tình hình tài chính của tang gia thì cứ gửi chút ít. Chắc không ai nỡ từ chối, không nhận những giúp đỡ của bạn bè.
Những căn dặn như “xin miễn phúng điếu” trên các trang cáo phó, chúng ta đọc được không ít. Chúng ta vẫn phúng, và vẫn điếu như thường.
Cách đây không lâu, tôi có người bạn ở miền Đông đau nặng đã mấy năm. HXS, một người bạn rất thân của anh ở Canada, quen nhau cả hơn nửa thế kỷ từ Huế rồi lại vào đến Sài Gòn và ra hải ngoại. HXS đến thăm bạn và sau đó có viết một e-mail cho những người cũng quen biết người bạn đau nặng và nói thẳng về hoàn cảnh gia đình không mấy khả quan của người bệnh và kêu gọi những người bạn gửi quà cho gia đình người bạn đang đau nặng. HXS nói thẳng là bạn bè nên “phong bì” cho gia đình bạn.
Chúng tôi chuyển cho nhau lá thư e-mail đó và một số người hưởng ứng đã “phong bì” ngay. Cả những người không quen biết bạn tôi bao nhiêu cũng đáp ứng liền.
Nhưng lập tức, ngay sau e-mail của HXS thì một người nhận là quen biết thân tình với người bạn đang đau nặng và gạt phăng đề nghị “phong bì”, nói rằng vợ của người bệnh rất tự ái và việc “phong bì” sẽ bị chị coi là rất “phản cảm”. Ông ta yêu cầu là đừng “phong bì” gì hết. Cứ cầu nguyện cho người bệnh là được rồi.
Cũng may là những người bạn khác đã “phong bì” liền ngay sau khi đọc e-mail của HXS và không làm theo đề nghị ấm ớ của người đàn ông kia.
Gia đình đang gặp nhiều chuyện khó cùng một lúc thì chắc chắn khi nhận được những “phong bì” của bạn bè nhất định sẽ không thấy phản cảm gì hết mặc dù có thể vợ người bạn tôi rất tự ái.
Còn riêng tôi thì tôi thấy rất là “phản cảm” về cái e-mail của người đàn ông vớ vẩn nọ.
Gia đình chưa kịp “xin miễn phúng điếu” trong cáo phó thì ông ta đã nhanh nhảu đoảng e-mail một cái để xin miễn “phúng điếu” hộ rồi.
Rõ là vớ vẩn.
* * *
Ngày 8 tháng 4 năm 2014
CẢ LÀNG NHẬN TỘI GIẾT NGƯỜI
Ở Quảng Trị cách đây không lâu có xảy ra vụ hai người bị nghi là trộm chó bị đánh chết tại chỗ. Vụ này xảy ra từ tháng 8 năm 2012 đến ngày 28 tháng 3 vừa qua tòa án ở Quảng Trị mới xử. Có 10 người bị tòa phạt nhẹ nhất là 2 năm tù treo và nặng nhất là 3 năm tù ở.
Dân làng Nhĩ Trung, nơi xảy ra vụ đánh người trí mạng này, có vẻ không đồng ý về những bản án vừa kể, nói rằng tòa quá nặng tay với những người bị truy tố về tội gây thiệt mạng cho hai người đàn ông trộm chó.
Như vậy, theo những người dân Nhĩ Trung, tội giết người bị phạt tù treo 2 năm và 3 năm tù ở là quá nặng. Vậy thì những bản án phải như thế nào mới được coi là không nặng?
Sau khi tòa có phán quyết thì lập tức 68 người dân làng gửi đơn cho công an xã Gio Thành nhận là có nhúng tay vào vụ hành hung trí mạng đó và muốn tòa xử lại.
Thông thường thì khi xảy ra những vụ giết người gia trọng như thế thì nghi can phải chối ngay. Nghi can đã thế, và luôn cả thủ phạm cũng đều làm như vậy. Chối bay chối biến lập tức, hy vọng thoát tội. Những người không liên can thì lại càng phải đứng ra thật xa, tránh bị kéo vào mà bị liên lụy, vạ lây.
Nhưng người dân làng Nhĩ Trung thì lại hành xử ngược lại. Gần 70 người viết thư cho công an nhận tội đánh chết những người trộm chó. Người thì khai là có tát tên trộm chó mấy cái, người thì nhận là có dùng gậy đánh nạn nhân một gậy. Người già nhất là một lão ông ngoại bát tuần. Người trẻ thì trong hạng tuổi ba mươi.
Những lá thư nhận tội đã đặt ra những điều khó xử. Tòa án cũng như công an địa phương đều không kêu gọi dân làng đứng ra nhận tội. Lý do là cuộc điều tra đã kết thúc, đã tìm ra thủ phạm đưa ra xử. Nay tòa đã tuyên án thì dân làng đứng ra nhận tội đòi xử lại.
Như thế là làm sao? Những người dân làng này bỗng nhiên trở thành những công dân thành thật, gương mẫu, làm lỗi thì nhận, không né tránh? Những người nhận là có tội thì muốn được trừng phạt đích đáng?
Chắc không phải vậy. Có thể là những người dân làng cho là toàn thể hệ thống luật pháp không còn làm được nhiệm vụ bảo vệ người dân nữa, luật pháp đã để cho những hoạt động phạm pháp được thảnh thơi diễn ra mà không có bất cứ một biện pháp ngăn chặn những hoạt động đó để người dân được sống trong yên lành.
Những vụ trộm chó vẫn còn đang diễn ra rất nhiều trên khắp nước. Người ta đã phải có một danh từ mới để gọi những thành phần này: cẩu tặc.
Ở khắp nơi, những vụ trộm chó diễn ra ở mức độ đáng ngại. Những cẩu tặc thường đi thành cặp, mang theo hung khí sẵn sàng tấn công những người tìm cách ngăn chặn hành động trộm chó của họ. Dĩ nhiên, chủ chó và những người dân sống tại nơi xảy ra những vụ trộm chó cũng phản ứng mạnh. Nhiều cẩu tặc đã bị đánh trọng thương và cũng đã có một số bị dánh chết. Các vụ trộm chó vẫn tiếp tục diễn ra. Một cặp trộm chó trong một đêm có thể trộm cả chục con chó. Và đó là lý do người dân phải hành động. Nhà cầm quyền chỉ hành động lấy lệ với những biện pháp trừng phạt quá nhẹ nên dân chúng phải ra tay… hành pháp. Việc dân chúng đứng ra nhận tội giết người chính là để nói với công an và tòa án rằng các người không làm trách nhiệm được giao phó thì chúng tôi làm. Giết bọn trộm chó để trừng phạt chúng. Và đã xảy ra nhiều vụ mạng chó đổi mạng người.
Ở Nghệ An, hàng ngàn người đã hành hung gây trọng thương và trí mạng cho hai người trộm chó và không cho xe cứu thương chở các đương sự đi bệnh viện.
Ở xã Nga Phú thuộc tỉnh Nam Định, khoảng 300 người dân đã hành hung hai người bị bắt quả tang leo tường trộm gà. Một trong hai người đã thiệt mạng. Người kia bị thương tích trầm trọng.
Ăn cắp một hai con gà mà bị đánh chết đau đớn như thế.
Đất nước chúng ta đã trở thành một miền đất hung hiểm như thế sao?
Đạo đức Hồ Chí Minh mà người ta đem ra dạy nhau từ mấy chục năm nay đã đưa tới những chuyện đau lòng ấy ư?
CẢ LÀNG NHẬN TỘI GIẾT NGƯỜI
Ở Quảng Trị cách đây không lâu có xảy ra vụ hai người bị nghi là trộm chó bị đánh chết tại chỗ. Vụ này xảy ra từ tháng 8 năm 2012 đến ngày 28 tháng 3 vừa qua tòa án ở Quảng Trị mới xử. Có 10 người bị tòa phạt nhẹ nhất là 2 năm tù treo và nặng nhất là 3 năm tù ở.
Dân làng Nhĩ Trung, nơi xảy ra vụ đánh người trí mạng này, có vẻ không đồng ý về những bản án vừa kể, nói rằng tòa quá nặng tay với những người bị truy tố về tội gây thiệt mạng cho hai người đàn ông trộm chó.
Như vậy, theo những người dân Nhĩ Trung, tội giết người bị phạt tù treo 2 năm và 3 năm tù ở là quá nặng. Vậy thì những bản án phải như thế nào mới được coi là không nặng?
Sau khi tòa có phán quyết thì lập tức 68 người dân làng gửi đơn cho công an xã Gio Thành nhận là có nhúng tay vào vụ hành hung trí mạng đó và muốn tòa xử lại.
Thông thường thì khi xảy ra những vụ giết người gia trọng như thế thì nghi can phải chối ngay. Nghi can đã thế, và luôn cả thủ phạm cũng đều làm như vậy. Chối bay chối biến lập tức, hy vọng thoát tội. Những người không liên can thì lại càng phải đứng ra thật xa, tránh bị kéo vào mà bị liên lụy, vạ lây.
Nhưng người dân làng Nhĩ Trung thì lại hành xử ngược lại. Gần 70 người viết thư cho công an nhận tội đánh chết những người trộm chó. Người thì khai là có tát tên trộm chó mấy cái, người thì nhận là có dùng gậy đánh nạn nhân một gậy. Người già nhất là một lão ông ngoại bát tuần. Người trẻ thì trong hạng tuổi ba mươi.
Những lá thư nhận tội đã đặt ra những điều khó xử. Tòa án cũng như công an địa phương đều không kêu gọi dân làng đứng ra nhận tội. Lý do là cuộc điều tra đã kết thúc, đã tìm ra thủ phạm đưa ra xử. Nay tòa đã tuyên án thì dân làng đứng ra nhận tội đòi xử lại.
Như thế là làm sao? Những người dân làng này bỗng nhiên trở thành những công dân thành thật, gương mẫu, làm lỗi thì nhận, không né tránh? Những người nhận là có tội thì muốn được trừng phạt đích đáng?
Chắc không phải vậy. Có thể là những người dân làng cho là toàn thể hệ thống luật pháp không còn làm được nhiệm vụ bảo vệ người dân nữa, luật pháp đã để cho những hoạt động phạm pháp được thảnh thơi diễn ra mà không có bất cứ một biện pháp ngăn chặn những hoạt động đó để người dân được sống trong yên lành.
Những vụ trộm chó vẫn còn đang diễn ra rất nhiều trên khắp nước. Người ta đã phải có một danh từ mới để gọi những thành phần này: cẩu tặc.
Ở khắp nơi, những vụ trộm chó diễn ra ở mức độ đáng ngại. Những cẩu tặc thường đi thành cặp, mang theo hung khí sẵn sàng tấn công những người tìm cách ngăn chặn hành động trộm chó của họ. Dĩ nhiên, chủ chó và những người dân sống tại nơi xảy ra những vụ trộm chó cũng phản ứng mạnh. Nhiều cẩu tặc đã bị đánh trọng thương và cũng đã có một số bị dánh chết. Các vụ trộm chó vẫn tiếp tục diễn ra. Một cặp trộm chó trong một đêm có thể trộm cả chục con chó. Và đó là lý do người dân phải hành động. Nhà cầm quyền chỉ hành động lấy lệ với những biện pháp trừng phạt quá nhẹ nên dân chúng phải ra tay… hành pháp. Việc dân chúng đứng ra nhận tội giết người chính là để nói với công an và tòa án rằng các người không làm trách nhiệm được giao phó thì chúng tôi làm. Giết bọn trộm chó để trừng phạt chúng. Và đã xảy ra nhiều vụ mạng chó đổi mạng người.
Ở Nghệ An, hàng ngàn người đã hành hung gây trọng thương và trí mạng cho hai người trộm chó và không cho xe cứu thương chở các đương sự đi bệnh viện.
Ở xã Nga Phú thuộc tỉnh Nam Định, khoảng 300 người dân đã hành hung hai người bị bắt quả tang leo tường trộm gà. Một trong hai người đã thiệt mạng. Người kia bị thương tích trầm trọng.
Ăn cắp một hai con gà mà bị đánh chết đau đớn như thế.
Đất nước chúng ta đã trở thành một miền đất hung hiểm như thế sao?
Đạo đức Hồ Chí Minh mà người ta đem ra dạy nhau từ mấy chục năm nay đã đưa tới những chuyện đau lòng ấy ư?
* * *
Ngày 9 tháng 4 năm 2014
ĐỒNG TIỀN DƠ BẨN
Sáng Chủ Nhật, chú nhỏ giao báo giao thiếu một tờ, thay vì cả hai tờ Los Angeles Times và Orange County Register, chú chỉ quăng vào cổng sau nhà tôi có một tờ Orange County Register.
Thế nên khi đi ăn sáng, tiện đường tôi ghé vào tiệm 7-Eleven đầu đường mua tờ LA Times. Người đàn ông, chắc nếu không là người Pakistan thì cũng là người Ấn Độ hay Bangladesh, trông vẫn còn phờ phạc sau một đêm không ngủ, đứng ở quầy. Tôi đưa tờ giấy hai chục, ông mở két lấy tiền trả lại.
Ông lấy mãi không được mấy tờ một đồng, cuối cùng, ông liền lấy nguyên xấp giấy một đồng trong hộc, đếm lấy mấy đồng.
Và chuyện đếm mấy tờ giấy một đồng là chi tiết cứ trở lại mãi trong đầu tôi mấy hôm nay. Ông thè lưỡi, đưa ngón tay trỏ vào, thấm một chút nước bọt rồi mới nhặt ra mấy đồng một đồng. Cứ mỗi tờ, ông lại đưa ngón tay trỏ vào miệng, thấm chút nước bọt. Tất cả ba lần. Hai tờ giấy mười đồng và năm đồng ông đã lấy từ trước nên không phải cho chúng chút nước bọt.
Nhưng rồi ông cầm tất cả những tờ giấy bạc ấy, xỉa ra từng tờ một, năm lần tất cả, năm lần ông đều thấm chút nước bọt vào ngón tay, rồi mới đưa lại cho tôi.
Tôi nhìn ông lấy tiền, đếm trả lại cho mình mà phát rùng mình. Không lẽ bỏ luôn mười mấy đồng để “tip” cho ông. Gia đình tôi không có ai làm chủ một cái giếng dầu hỏa nào thì làm sao có tiền ăn chơi như các vua và hoàng tử Ả Rập, tiêu toàn petro-dollar, mà cũng không ở trong gia đình các công tử Nam kỳ cụ Vương Hồng Sển kể lại là lấy tiền trăm đốt lên để tìm mấy đồng tiền lẻ rơi dưới đất.
Không thể để “tip” mười mấy đồng cho ông, tôi giơ hai tay đỡ lấy, cuộn lại, cho hết vào túi quần, cầm tờ báo bước ra xe.
Bước ra xe, vừa đi vừa nhớ lại cái lưỡi đỏ của ông, những giọt nước bọt nằm trên cái lưỡi đỏ ấy được ngón tay của ông chấm vào, rồi đưa vào những tờ giấy bạc bằng một cử chỉ như chà, như miết, như lau ngón tay vào những tờ giấy bạc, và bây giờ, chúng đang nằm trong cái túi quần của tôi.
Có thể một lúc sau, những hạt nước bọt nhỏ ấy sẽ khô đi, sẽ bay ra ngoài túi quần, nhập vào với không khí ô nhiễm của miền nam tiểu bang California này, rồi cũng “gửi gió cho mây ngàn bay”, “…theo cánh hạc đi đi mãi, trắng một mầu mây vạn vạn đời” như trong thơ Thôi Hiệu.
Nhưng tại sao tôi phải giữ những tờ giấy dính nước bọt của người đàn ông già Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh đó trong túi áo? Tại sao tôi phải thò hai tay đỡ lấy chúng, rồi bỏ hết vào túi để vào xe ngồi nghĩ lại mà kinh.
Tại sao tôi không phản đối ngay tại chỗ, bảo ông là “khoan khoan đừng có liếm tay / vi trùng dính lại biết ngày nào ra”. Chắc không được. Không thể vi phạm nhân quyền ông như thế. Không thể kỳ thị như vậy.
Nên phải ngấm ngầm đau khổ vậy.
Trong những trường hợp thông thường, chắc chắn tôi không thể xin ông miết cho một ít nước bọt vào tay cho đỡ buồn, thế mà hôm chủ nhật tôi để cho nước bọt của ông theo vào tận trong túi quần mang đi chơi khắp nơi.
Những con vi trùng của ông thế là bám vào trong quần của tôi. Tôi phải làm gì với chúng?
Cái lưỡi đỏ và những giọt nước bọt của ông cứ lởn vởn trong đầu tôi mãi cho đến lúc ăn sáng xong, về nhà mở tờ báo ra đọc.
Và tôi chợt nhớ đến một cách nói của người Việt Nam. Ðồng tiền nhơ bẩn.
Thôi đúng rồi, đồng tiền dơ bẩn, nhơ bẩn là mấy tờ giấy bạc ấy chứ còn đâu nữa.
Nhớ lại lần dẫn người bạn mới từ Việt Nam sang đi xem thoát y vũ ở thủ đô Washington. Khách xem vũ đến đoạn trình diễn cuối của các vũ nữ đều thưởng tiền cho các cô bằng cách gài những đồng bạc vào mảnh vải cuối cùng còn ở trên người của các cô, mà khu vực ấy thì lại không ở phía trên, chắc để cho khách cài tiền vào cho dễ. Bạn tôi, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, ra về cứ chê tiền bạc bên Mỹ không sạch sẽ bao nhiêu ngay từ cái hôm đầu tiên đến Mỹ ấy.
Tôi cũng chợt nhớ một hai lần quăng quần áo vào máy giặt, lúc bốc sang máy sấy thì tìm được mấy đồng bạc để quên trong túi áo, túi quần còn dính vào thành máy giặt. Lấy ra, màu sắc vẫn còn nguyên, phơi lên nắp máy sấy, chiều về đã khô, sẵn sàng để đem đi uống cà phê Satrbucks.
Bèn mang cả chiếc quần mặc hồi sáng với nguyên mấy đồng bạc trong túi ném hết vào máy giặt cùng với một đống quần áo khác.
Thế là yên trí, hết bị cái lưỡi đỏ của người đàn ông trong tiệm 7-Eleven làm đau đầu.
Nhưng như thế mới chỉ giải quyết xong có chuyện mấy đồng bạc sáng chủ nhật ở tiệm 7-Eleven. Trong khi ở Los Angeles có mấy trăm cái hộp đêm có vũ khỏa thân, mà lại còn khỏa thân bạo hơn ở Washington DC hồi mười mấy năm trước và những cách thưởng tiền của khách cũng bạo hơn thì phải làm sao? Làm sao biết những đồng tiền được trao vào tay của chúng ta, tối hôm trước nó đã từ mấy cái hộp đêm vũ sexy theo các cô về nhà?
Lúc ấy phải làm sao?
Cứ phải “rửa tiền” mỗi ngày hay sao? Mà rửa tiền, money laundering, cho sạch thì tại sao lại có luật cấm và nghiêm phạt?
Ngày 9 tháng 4 năm 2014
ĐỒNG TIỀN DƠ BẨN
Sáng Chủ Nhật, chú nhỏ giao báo giao thiếu một tờ, thay vì cả hai tờ Los Angeles Times và Orange County Register, chú chỉ quăng vào cổng sau nhà tôi có một tờ Orange County Register.
Thế nên khi đi ăn sáng, tiện đường tôi ghé vào tiệm 7-Eleven đầu đường mua tờ LA Times. Người đàn ông, chắc nếu không là người Pakistan thì cũng là người Ấn Độ hay Bangladesh, trông vẫn còn phờ phạc sau một đêm không ngủ, đứng ở quầy. Tôi đưa tờ giấy hai chục, ông mở két lấy tiền trả lại.
Ông lấy mãi không được mấy tờ một đồng, cuối cùng, ông liền lấy nguyên xấp giấy một đồng trong hộc, đếm lấy mấy đồng.
Và chuyện đếm mấy tờ giấy một đồng là chi tiết cứ trở lại mãi trong đầu tôi mấy hôm nay. Ông thè lưỡi, đưa ngón tay trỏ vào, thấm một chút nước bọt rồi mới nhặt ra mấy đồng một đồng. Cứ mỗi tờ, ông lại đưa ngón tay trỏ vào miệng, thấm chút nước bọt. Tất cả ba lần. Hai tờ giấy mười đồng và năm đồng ông đã lấy từ trước nên không phải cho chúng chút nước bọt.
Nhưng rồi ông cầm tất cả những tờ giấy bạc ấy, xỉa ra từng tờ một, năm lần tất cả, năm lần ông đều thấm chút nước bọt vào ngón tay, rồi mới đưa lại cho tôi.
Tôi nhìn ông lấy tiền, đếm trả lại cho mình mà phát rùng mình. Không lẽ bỏ luôn mười mấy đồng để “tip” cho ông. Gia đình tôi không có ai làm chủ một cái giếng dầu hỏa nào thì làm sao có tiền ăn chơi như các vua và hoàng tử Ả Rập, tiêu toàn petro-dollar, mà cũng không ở trong gia đình các công tử Nam kỳ cụ Vương Hồng Sển kể lại là lấy tiền trăm đốt lên để tìm mấy đồng tiền lẻ rơi dưới đất.
Không thể để “tip” mười mấy đồng cho ông, tôi giơ hai tay đỡ lấy, cuộn lại, cho hết vào túi quần, cầm tờ báo bước ra xe.
Bước ra xe, vừa đi vừa nhớ lại cái lưỡi đỏ của ông, những giọt nước bọt nằm trên cái lưỡi đỏ ấy được ngón tay của ông chấm vào, rồi đưa vào những tờ giấy bạc bằng một cử chỉ như chà, như miết, như lau ngón tay vào những tờ giấy bạc, và bây giờ, chúng đang nằm trong cái túi quần của tôi.
Có thể một lúc sau, những hạt nước bọt nhỏ ấy sẽ khô đi, sẽ bay ra ngoài túi quần, nhập vào với không khí ô nhiễm của miền nam tiểu bang California này, rồi cũng “gửi gió cho mây ngàn bay”, “…theo cánh hạc đi đi mãi, trắng một mầu mây vạn vạn đời” như trong thơ Thôi Hiệu.
Nhưng tại sao tôi phải giữ những tờ giấy dính nước bọt của người đàn ông già Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh đó trong túi áo? Tại sao tôi phải thò hai tay đỡ lấy chúng, rồi bỏ hết vào túi để vào xe ngồi nghĩ lại mà kinh.
Tại sao tôi không phản đối ngay tại chỗ, bảo ông là “khoan khoan đừng có liếm tay / vi trùng dính lại biết ngày nào ra”. Chắc không được. Không thể vi phạm nhân quyền ông như thế. Không thể kỳ thị như vậy.
Nên phải ngấm ngầm đau khổ vậy.
Trong những trường hợp thông thường, chắc chắn tôi không thể xin ông miết cho một ít nước bọt vào tay cho đỡ buồn, thế mà hôm chủ nhật tôi để cho nước bọt của ông theo vào tận trong túi quần mang đi chơi khắp nơi.
Những con vi trùng của ông thế là bám vào trong quần của tôi. Tôi phải làm gì với chúng?
Cái lưỡi đỏ và những giọt nước bọt của ông cứ lởn vởn trong đầu tôi mãi cho đến lúc ăn sáng xong, về nhà mở tờ báo ra đọc.
Và tôi chợt nhớ đến một cách nói của người Việt Nam. Ðồng tiền nhơ bẩn.
Thôi đúng rồi, đồng tiền dơ bẩn, nhơ bẩn là mấy tờ giấy bạc ấy chứ còn đâu nữa.
Nhớ lại lần dẫn người bạn mới từ Việt Nam sang đi xem thoát y vũ ở thủ đô Washington. Khách xem vũ đến đoạn trình diễn cuối của các vũ nữ đều thưởng tiền cho các cô bằng cách gài những đồng bạc vào mảnh vải cuối cùng còn ở trên người của các cô, mà khu vực ấy thì lại không ở phía trên, chắc để cho khách cài tiền vào cho dễ. Bạn tôi, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, ra về cứ chê tiền bạc bên Mỹ không sạch sẽ bao nhiêu ngay từ cái hôm đầu tiên đến Mỹ ấy.
Tôi cũng chợt nhớ một hai lần quăng quần áo vào máy giặt, lúc bốc sang máy sấy thì tìm được mấy đồng bạc để quên trong túi áo, túi quần còn dính vào thành máy giặt. Lấy ra, màu sắc vẫn còn nguyên, phơi lên nắp máy sấy, chiều về đã khô, sẵn sàng để đem đi uống cà phê Satrbucks.
Bèn mang cả chiếc quần mặc hồi sáng với nguyên mấy đồng bạc trong túi ném hết vào máy giặt cùng với một đống quần áo khác.
Thế là yên trí, hết bị cái lưỡi đỏ của người đàn ông trong tiệm 7-Eleven làm đau đầu.
Nhưng như thế mới chỉ giải quyết xong có chuyện mấy đồng bạc sáng chủ nhật ở tiệm 7-Eleven. Trong khi ở Los Angeles có mấy trăm cái hộp đêm có vũ khỏa thân, mà lại còn khỏa thân bạo hơn ở Washington DC hồi mười mấy năm trước và những cách thưởng tiền của khách cũng bạo hơn thì phải làm sao? Làm sao biết những đồng tiền được trao vào tay của chúng ta, tối hôm trước nó đã từ mấy cái hộp đêm vũ sexy theo các cô về nhà?
Lúc ấy phải làm sao?
Cứ phải “rửa tiền” mỗi ngày hay sao? Mà rửa tiền, money laundering, cho sạch thì tại sao lại có luật cấm và nghiêm phạt?
* * *
Ngày 10 tháng 4 năm 2014
GHÉT CỦA NÀO TRỜI TRAO NGAY CỦA ẤY
Thường thì ghét của nào Trời cứ oái oăm trao vào tận tay người ghét đúng những cái của ấy.
Những trường hợp ghét của nào Trời trao của ấy thường xảy ra nhiều hơn là những trường hợp cầu được, ước thấy.
Nếu cứ cầu là được, cứ ước là thấy thì thế giới này chắc sẽ chán lắm.
Bà nội, bà ngoại của chúng ta sẽ không có những truyện cổ tích để kể cho chúng ta nghe, vì cầu được ước thấy thì ai cũng có thể lấy được vợ tiên, lấy được vợ chui từ trong quả thị, hay vợ trong tranh hiện ra vừa đẹp, vừa hiền, nấu bếp thì Cordon Bleu cũng thua, nấu xong lại chui vào quả thị, lại trở lại trong bức tranh tố nữ chẳng mè nheo gì hết.
Các cụ chỉ cố làm vui lòng và để dỗ giấc ngủ của những đứa cháu tinh nghịch, phá phách, quái ác chứ đời làm gì có được những chuyện như thế.
Thường thì nhiều lắm các cháu của cụ chỉ lấy được vợ hiền, thích đi shop, điệu đàng, không bao giờ la mắng chồng như 99,9% các ông chồng Việt. Còn có 0,1% là không may lấy phải thứ chằng lửa rửa cầu tiêu (?) như một người bạn Nam kỳ của tôi vẫn nói.
Thực ra chuyện ghét của nào Trời trao của ấy không chỉ hạn chế trong chuyện chọn vợ hay chọn chồng, mà còn trong cả những chuyện khác trong đời sống nữa.
Không biết Tăng Tử đã sống như thế nào mà lúc gần chết đã phải nói với các môn sinh rằng sống là phải nơm nớp chăm chăm như đi xuống vực sâu, như đi trên lớp băng mỏng.
Ði trên băng mỏng thì phải rón rén, nhẹ nhàng, mạnh chân mạnh tay, tảng băng vỡ thì rơi xuống nước lạnh chết ngay lập tức. Còn đi bên bờ vực thì phải thận trọng từng bước, không cẩn thận thì lăn xuống vực mất xác.
Chiến chiến căng căng như lâm thâm uyên, như lí bạc băng.
Cứ rón rén mà nín thở cho đến lúc đi xong hết đoạn đường gian khổ đó mới dám thở dài nhẹ nhõm được.
Một người bạn của tôi đã tiết lộ chi tiết đó về những năm mấy đứa con trai gái còn sống ở nhà, chưa dọn ra ở riêng.
Người bạn tôi nói là rất sợ cảnh con dâu con rể không phải là Việt Nam. Ông vẫn muốn được thoải mái với lũ con, con ruột, con dâu cũng như con rể Việt Nam mặc dù quan niệm này của ông đã lỗi thời, ngay từ khi ông đặt chân xuống phi trường New York hai mươi mấy năm trước với hai đứa con trai, hai đứa con gái. Sống ở một thị trấn nhỏ chỉ có gia đình ông là người Việt duy nhất, nhìn lũ con càng lớn, thì ông càng lo. Chung quanh ông không có một gia đình Việt Nam nào, rồi mấy năm nữa, chuyện vợ chồng con cái của chúng sẽ ra sao?
Ông lo lắng khi thấy bạn bè của các con ông toàn là người Mỹ. Nghĩ tới cảnh chân tay mệt mỏi khi nói chuyện với con dâu con rể Mỹ mà ông sợ. Một hôm, ông thình lình dọn cả nhà sang California, trước khi chuyện lo lắng của ông thành sự thật. Sang đến tiểu bang miền Tây với đông đảo người Việt, mấy năm sau, ông mới nói cho lũ con biết lý do dọn đi California.
Ít lâu sau đó, con gái lớn của ông dẫn bạn trai của nó về nhà, và ông thấy là chuyện dọn đi California của ông đã không giúp ông được chút nào. Ông giận con, nói ra những điều không tốt đẹp về người bạn trai của con gái ông. Con gái ông liền bỏ ra ngoài, rồi dọn đi tiểu bang khác. Vài năm sau ông, nhớ con, tìm cách liên lạc với con gái, gọi con về, và nói thêm là muốn mang theo ai cũng được. Lúc ấy ông mới biết ông trở thành ông ngoại.
Kế đến là con trai của ông, học hành xong, dẫn về nhà một cô bạn gái Việt. Tưởng như thế là đúng như điều mong muốn của ông.
Nhưng con trai ông mang về nhà một món hàng, không phải là mua một tặng một, buy one get one free như ở các tiệm Mỹ vẫn làm để chiêu khách, mà là buy one get two free. Ông trở thành ông nội ghẻ, như lời ông nói, của hai đứa nhỏ mà con dâu mang về theo cho con trai ông.
Con người cổ hủ của ông lại đau khổ lần nữa. Mong có cháu đích tôn thì con dâu cười nói là đẻ vậy đủ rồi.
Ông lặng người đi. Một lần đầu thì ghét của nào, trời trao của ấy. Lần thứ hai thì cầu được, ước thấy.
Cả hai lần ông đều không vui cả.
Ông quyết định không có ý kiến nữa, rón rén đi như trên mặt hồ đóng băng, như men theo vách đá chênh vênh, bắt chước ông Tăng Tử.
Ông nhất định không có ý kiến về chuyện vợ chồng của hai đứa con còn lại nữa. Ông thoải mái, cởi mở hơn. Thì hai con thứ ba và thú tư của ông, một trai, một gái lập gia đình với người Việt.
Thực ra thì chuyện dâu rể của ông toàn là những chuyện tình cờ cả. Muốn cũng không được, mà không muốn cũng không được.
Giữ thì giữ được trong bao nhiêu lâu, được mấy đời? Có còn ở trên đời để có ý kiến tiếp về thế hệ con, cháu của chúng không?
Tưởng tượng cụ cố năm, bảy đời trước chúng ta hiện về, nhìn đời sống của chúng ta, liệu các cụ có hoàn toàn vui không?
Nhưng đó lại là đời sống mà chúng ta chọn. Thế thì chúng ta chọn hộ cho con cái chúng ta những chuyện của chúng làm gì?
Ðến khi ra nhà quàn nằm thì vui cũng thế, buồn cũng vậy mà thôi. Tại sao phải thắc mắc cho đời thêm khổ?
Ðời cua, cua máy, đời cáy, cáy đào, hơi đâu mà thắc mắc cho khổ cái thân già.
Không ghét, mà cũng không cầu chuyện gì hết. Cứ nín thở thôi.
Chờ cho xong, hãy thở ra.
Ngày 10 tháng 4 năm 2014
GHÉT CỦA NÀO TRỜI TRAO NGAY CỦA ẤY
Thường thì ghét của nào Trời cứ oái oăm trao vào tận tay người ghét đúng những cái của ấy.
Những trường hợp ghét của nào Trời trao của ấy thường xảy ra nhiều hơn là những trường hợp cầu được, ước thấy.
Nếu cứ cầu là được, cứ ước là thấy thì thế giới này chắc sẽ chán lắm.
Bà nội, bà ngoại của chúng ta sẽ không có những truyện cổ tích để kể cho chúng ta nghe, vì cầu được ước thấy thì ai cũng có thể lấy được vợ tiên, lấy được vợ chui từ trong quả thị, hay vợ trong tranh hiện ra vừa đẹp, vừa hiền, nấu bếp thì Cordon Bleu cũng thua, nấu xong lại chui vào quả thị, lại trở lại trong bức tranh tố nữ chẳng mè nheo gì hết.
Các cụ chỉ cố làm vui lòng và để dỗ giấc ngủ của những đứa cháu tinh nghịch, phá phách, quái ác chứ đời làm gì có được những chuyện như thế.
Thường thì nhiều lắm các cháu của cụ chỉ lấy được vợ hiền, thích đi shop, điệu đàng, không bao giờ la mắng chồng như 99,9% các ông chồng Việt. Còn có 0,1% là không may lấy phải thứ chằng lửa rửa cầu tiêu (?) như một người bạn Nam kỳ của tôi vẫn nói.
Thực ra chuyện ghét của nào Trời trao của ấy không chỉ hạn chế trong chuyện chọn vợ hay chọn chồng, mà còn trong cả những chuyện khác trong đời sống nữa.
Không biết Tăng Tử đã sống như thế nào mà lúc gần chết đã phải nói với các môn sinh rằng sống là phải nơm nớp chăm chăm như đi xuống vực sâu, như đi trên lớp băng mỏng.
Ði trên băng mỏng thì phải rón rén, nhẹ nhàng, mạnh chân mạnh tay, tảng băng vỡ thì rơi xuống nước lạnh chết ngay lập tức. Còn đi bên bờ vực thì phải thận trọng từng bước, không cẩn thận thì lăn xuống vực mất xác.
Chiến chiến căng căng như lâm thâm uyên, như lí bạc băng.
Cứ rón rén mà nín thở cho đến lúc đi xong hết đoạn đường gian khổ đó mới dám thở dài nhẹ nhõm được.
Một người bạn của tôi đã tiết lộ chi tiết đó về những năm mấy đứa con trai gái còn sống ở nhà, chưa dọn ra ở riêng.
Người bạn tôi nói là rất sợ cảnh con dâu con rể không phải là Việt Nam. Ông vẫn muốn được thoải mái với lũ con, con ruột, con dâu cũng như con rể Việt Nam mặc dù quan niệm này của ông đã lỗi thời, ngay từ khi ông đặt chân xuống phi trường New York hai mươi mấy năm trước với hai đứa con trai, hai đứa con gái. Sống ở một thị trấn nhỏ chỉ có gia đình ông là người Việt duy nhất, nhìn lũ con càng lớn, thì ông càng lo. Chung quanh ông không có một gia đình Việt Nam nào, rồi mấy năm nữa, chuyện vợ chồng con cái của chúng sẽ ra sao?
Ông lo lắng khi thấy bạn bè của các con ông toàn là người Mỹ. Nghĩ tới cảnh chân tay mệt mỏi khi nói chuyện với con dâu con rể Mỹ mà ông sợ. Một hôm, ông thình lình dọn cả nhà sang California, trước khi chuyện lo lắng của ông thành sự thật. Sang đến tiểu bang miền Tây với đông đảo người Việt, mấy năm sau, ông mới nói cho lũ con biết lý do dọn đi California.
Ít lâu sau đó, con gái lớn của ông dẫn bạn trai của nó về nhà, và ông thấy là chuyện dọn đi California của ông đã không giúp ông được chút nào. Ông giận con, nói ra những điều không tốt đẹp về người bạn trai của con gái ông. Con gái ông liền bỏ ra ngoài, rồi dọn đi tiểu bang khác. Vài năm sau ông, nhớ con, tìm cách liên lạc với con gái, gọi con về, và nói thêm là muốn mang theo ai cũng được. Lúc ấy ông mới biết ông trở thành ông ngoại.
Kế đến là con trai của ông, học hành xong, dẫn về nhà một cô bạn gái Việt. Tưởng như thế là đúng như điều mong muốn của ông.
Nhưng con trai ông mang về nhà một món hàng, không phải là mua một tặng một, buy one get one free như ở các tiệm Mỹ vẫn làm để chiêu khách, mà là buy one get two free. Ông trở thành ông nội ghẻ, như lời ông nói, của hai đứa nhỏ mà con dâu mang về theo cho con trai ông.
Con người cổ hủ của ông lại đau khổ lần nữa. Mong có cháu đích tôn thì con dâu cười nói là đẻ vậy đủ rồi.
Ông lặng người đi. Một lần đầu thì ghét của nào, trời trao của ấy. Lần thứ hai thì cầu được, ước thấy.
Cả hai lần ông đều không vui cả.
Ông quyết định không có ý kiến nữa, rón rén đi như trên mặt hồ đóng băng, như men theo vách đá chênh vênh, bắt chước ông Tăng Tử.
Ông nhất định không có ý kiến về chuyện vợ chồng của hai đứa con còn lại nữa. Ông thoải mái, cởi mở hơn. Thì hai con thứ ba và thú tư của ông, một trai, một gái lập gia đình với người Việt.
Thực ra thì chuyện dâu rể của ông toàn là những chuyện tình cờ cả. Muốn cũng không được, mà không muốn cũng không được.
Giữ thì giữ được trong bao nhiêu lâu, được mấy đời? Có còn ở trên đời để có ý kiến tiếp về thế hệ con, cháu của chúng không?
Tưởng tượng cụ cố năm, bảy đời trước chúng ta hiện về, nhìn đời sống của chúng ta, liệu các cụ có hoàn toàn vui không?
Nhưng đó lại là đời sống mà chúng ta chọn. Thế thì chúng ta chọn hộ cho con cái chúng ta những chuyện của chúng làm gì?
Ðến khi ra nhà quàn nằm thì vui cũng thế, buồn cũng vậy mà thôi. Tại sao phải thắc mắc cho đời thêm khổ?
Ðời cua, cua máy, đời cáy, cáy đào, hơi đâu mà thắc mắc cho khổ cái thân già.
Không ghét, mà cũng không cầu chuyện gì hết. Cứ nín thở thôi.
Chờ cho xong, hãy thở ra.
* * *
Ngày 11 tháng 4 năm 2014
TRỐNG BỎI
Nhật Bản là quốc gia kỹ nghệ văn minh và phát triển hàng đầu của thế giới.
Ðiều đó ai cũng đã biết, và vì thế, năm nào nước Mỹ cũng nín thở, lo không biết Nhật sẽ tấn công Mỹ ở chỗ đâu. Niềm lo đó, bây giờ, không còn là lo một vụ Trân Châu cảng khác, mà lo trong các lãnh vực như điện tử, xe hơi… Nhật sẽ tung ra những sản phẩm gì để gây vất vả cho kinh tế và kỹ thuật của nước Mỹ.
Năm nay, Nhật tiến vào một lãnh vực mới: đồ chơi cho các công dân cao niên.
Nước Nhật đang càng ngày càng có nhiều công dân cao niên vì thế hệ trẻ không chịu sinh đẻ trong khi các phương tiện y khoa tiến bộ lại giúp người Nhật sống lâu hơn. Thế hệ trẻ thì bứt đi khỏi truyền thống cũ là sống với cha mẹ lúc cha mẹ già, để sống riêng trong các thành phố lớn. Các cụ phải sống không có con cái. Các cụ cô đơn một cách tội nghiệp. Không lẽ cứ tối ngày nhớ lại thời oanh liệt làm khổ người Trung hoa tại Nam Kinh, làm chết đói hai triệu người Việt, bắt mấy trăm ngàn phụ nữ Cao Ly làm nô lệ tình dục, lái máy bay đánh lén hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương… Yasunari Kawabata, giải Nobel Văn Chương của văn học Nhật, cũng vì cô đơn quá mà phải tự tử chết. Những vụ như thế càng ngày càng nhiều ở Nhật. Tất cả đều là vì cô đơn trong tuổi già hết.
Một hãng làm đồ chơi mới đây tung ra những con búp bê gắn những con “chip” ở trong để nói được khoảng hơn một ngàn câu, mỗi con giá gần một trăm đô la Mỹ. Những con búp bê này có thể được điều khiển để sáng đánh thức các cụ dậy vào đúng giờ các cụ vẫn dậy, chào và chúc các cụ ngủ ngon vào giờ các cụ đi ngủ, đến giờ chưa thấy các cụ vào thì nhắc các cụ phải đi ngủ, hỏi các cụ sao không chịu ngủ sớm, ân cần như một người thật. Những con búp bê này còn biết hỏi các cụ một số câu hỏi để hai bên có thể thực sự đối thoại với nhau. Một chương trình điện toán cũng có thể tùy ngày, mùa, thời tiết mà nhắc búp bê nói những câu như chúc sinh nhật, khen cảnh thu đẹp, mùa xuân ấm, vân vân.
Không biết đến bao giờ những con búp bê này mới sang Mỹ cho các cụ cao niên Mỹ khỏi phải lái xe rề rề cản trở lưu thông để đi đánh lotto, ra công viên thăm chim bồ câu, ngồi ghế xích đu không biết làm gì…
Ðồ chơi mới của Nhật sử dụng các phát minh mới trong lãnh vực điện tử là một sản phẩm hi-tech, kỹ thuật cao, nhưng có thể không qua mặt được một món đồ chơi Việt Nam có từ rất lâu.
Món đồ chơi này dùng kỹ thuật rất thấp: lấy một cái ống nhỏ đường kính khoảng 10cm, chiều sâu của ống khoảng 2cm, dùng da mỏng hay giấy căng ở hai mặt, gắn hai sợi dây ở hai vị trí đối xứng trên thành ống, rồi gắn một chiếc tay cầm nhỏ ở phía dưới. Xoay qua, xoay lại tay cầm thật nhanh, hai sợi dây đầu có gắn hai viên gỗ nhỏ sẽ thay phiên nhau quật vào miếng da căng ở hai mặt để tạo thành tiếng long tong nghe rất vui tai.
Món đồ chơi này có từ rất lâu ở Việt Nam. Có thể đã ba, bốn thế kỷ nay và có thời rất được các cụ ưa chuộng, đặc biệt là các cụ ông. Các cụ bà Việt Nam không thích món đồ chơi này. Các cụ có những niềm vui khác, như ôm các cháu vào lòng kể chuyện cổ tích chẳng hạn. Hay là làm hư các cháu đến độ hễ (con hư tại mẹ) cháu hư là tại bà, vân vân.
Món đồ chơi này có hồi thất truyền nên Từ Ðiển Tiếng Việt in năm 1992 ở Hà Nội không ghi danh từ chỉ món đồ chơi này ở vần “B”.
Nó là cái trống bỏi. Ðặc biệt là trung niên thì không chơi nó, mà luôn luôn là các cụ ông cao niên mới chơi. Ðến độ chuyện chơi nó được nhắc lại cả trong ca dao tục ngữ: “Già chơi trống bỏi”.
Một trong những cụ nổi tiếng về trỏ chơi trống bỏi là Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Tướng công đã ghi lại trong một bài hát nói, ở đoạn đối đáp giữa cái trống và cụ. Cụ Nguyễn nhận là tuổi cụ hơn tuổi của cái trống bỏi hàng nửa thế kỷ là ít.
Trống bỏi rất có ích về phương diện sức khỏe. Cuốn sách viết về Mao Trạch Ðông của Lý Chí Tuy cũng có kể rằng Mao Trạch Ðông dẫn cả Tố Nữ Kinh ra để cổ vũ cho trò chơi trống bỏi. Mao nói rằng Tố Nữ Kinh viết rõ là chơi trống bỏi rất có lợi cho sức khỏe vì các cụ hấp được sự tươi trẻ, mát mẻ của những cái trống này.
Thánh Cam Ðịa, Mohandas Gandhi của Ấn Độ cũng là người tin như thế. Trong những năm cuối đời, tối nào ông cũng mang hai cái trống bỏi vào giường ngủ. Cả trống lẫn người đều không có sa ri, sa riếc gì hết cho vướng víu. Hai nhân vật lãnh đạo lớn của nhân loại đã tin trống bỏi như thế thì không thể sai được.
Bởi thế nên ngày nay, cũng đang có nhiều cụ quay lại với trống bỏi chứ đâu cần phải mấy con búp bê hi-tech như của Nhật. Búp bê Nhật thì chỉ hơn một ngàn câu chứ trống bỏi nói nhiều hơn cả trăm lần. Trống bỏi còn biết hỏi một câu mà búp bê Nhật không hỏi bao giờ. Ðó là những câu hỏi về tiền già, cách bảo lãnh cho (mẹ con) trống bỏi qua Mỹ chẳng hạn.
Vui kể gì.
Ngày 11 tháng 4 năm 2014
TRỐNG BỎI
Nhật Bản là quốc gia kỹ nghệ văn minh và phát triển hàng đầu của thế giới.
Ðiều đó ai cũng đã biết, và vì thế, năm nào nước Mỹ cũng nín thở, lo không biết Nhật sẽ tấn công Mỹ ở chỗ đâu. Niềm lo đó, bây giờ, không còn là lo một vụ Trân Châu cảng khác, mà lo trong các lãnh vực như điện tử, xe hơi… Nhật sẽ tung ra những sản phẩm gì để gây vất vả cho kinh tế và kỹ thuật của nước Mỹ.
Năm nay, Nhật tiến vào một lãnh vực mới: đồ chơi cho các công dân cao niên.
Nước Nhật đang càng ngày càng có nhiều công dân cao niên vì thế hệ trẻ không chịu sinh đẻ trong khi các phương tiện y khoa tiến bộ lại giúp người Nhật sống lâu hơn. Thế hệ trẻ thì bứt đi khỏi truyền thống cũ là sống với cha mẹ lúc cha mẹ già, để sống riêng trong các thành phố lớn. Các cụ phải sống không có con cái. Các cụ cô đơn một cách tội nghiệp. Không lẽ cứ tối ngày nhớ lại thời oanh liệt làm khổ người Trung hoa tại Nam Kinh, làm chết đói hai triệu người Việt, bắt mấy trăm ngàn phụ nữ Cao Ly làm nô lệ tình dục, lái máy bay đánh lén hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương… Yasunari Kawabata, giải Nobel Văn Chương của văn học Nhật, cũng vì cô đơn quá mà phải tự tử chết. Những vụ như thế càng ngày càng nhiều ở Nhật. Tất cả đều là vì cô đơn trong tuổi già hết.
Một hãng làm đồ chơi mới đây tung ra những con búp bê gắn những con “chip” ở trong để nói được khoảng hơn một ngàn câu, mỗi con giá gần một trăm đô la Mỹ. Những con búp bê này có thể được điều khiển để sáng đánh thức các cụ dậy vào đúng giờ các cụ vẫn dậy, chào và chúc các cụ ngủ ngon vào giờ các cụ đi ngủ, đến giờ chưa thấy các cụ vào thì nhắc các cụ phải đi ngủ, hỏi các cụ sao không chịu ngủ sớm, ân cần như một người thật. Những con búp bê này còn biết hỏi các cụ một số câu hỏi để hai bên có thể thực sự đối thoại với nhau. Một chương trình điện toán cũng có thể tùy ngày, mùa, thời tiết mà nhắc búp bê nói những câu như chúc sinh nhật, khen cảnh thu đẹp, mùa xuân ấm, vân vân.
Không biết đến bao giờ những con búp bê này mới sang Mỹ cho các cụ cao niên Mỹ khỏi phải lái xe rề rề cản trở lưu thông để đi đánh lotto, ra công viên thăm chim bồ câu, ngồi ghế xích đu không biết làm gì…
Ðồ chơi mới của Nhật sử dụng các phát minh mới trong lãnh vực điện tử là một sản phẩm hi-tech, kỹ thuật cao, nhưng có thể không qua mặt được một món đồ chơi Việt Nam có từ rất lâu.
Món đồ chơi này dùng kỹ thuật rất thấp: lấy một cái ống nhỏ đường kính khoảng 10cm, chiều sâu của ống khoảng 2cm, dùng da mỏng hay giấy căng ở hai mặt, gắn hai sợi dây ở hai vị trí đối xứng trên thành ống, rồi gắn một chiếc tay cầm nhỏ ở phía dưới. Xoay qua, xoay lại tay cầm thật nhanh, hai sợi dây đầu có gắn hai viên gỗ nhỏ sẽ thay phiên nhau quật vào miếng da căng ở hai mặt để tạo thành tiếng long tong nghe rất vui tai.
Món đồ chơi này có từ rất lâu ở Việt Nam. Có thể đã ba, bốn thế kỷ nay và có thời rất được các cụ ưa chuộng, đặc biệt là các cụ ông. Các cụ bà Việt Nam không thích món đồ chơi này. Các cụ có những niềm vui khác, như ôm các cháu vào lòng kể chuyện cổ tích chẳng hạn. Hay là làm hư các cháu đến độ hễ (con hư tại mẹ) cháu hư là tại bà, vân vân.
Món đồ chơi này có hồi thất truyền nên Từ Ðiển Tiếng Việt in năm 1992 ở Hà Nội không ghi danh từ chỉ món đồ chơi này ở vần “B”.
Nó là cái trống bỏi. Ðặc biệt là trung niên thì không chơi nó, mà luôn luôn là các cụ ông cao niên mới chơi. Ðến độ chuyện chơi nó được nhắc lại cả trong ca dao tục ngữ: “Già chơi trống bỏi”.
Một trong những cụ nổi tiếng về trỏ chơi trống bỏi là Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Tướng công đã ghi lại trong một bài hát nói, ở đoạn đối đáp giữa cái trống và cụ. Cụ Nguyễn nhận là tuổi cụ hơn tuổi của cái trống bỏi hàng nửa thế kỷ là ít.
Trống bỏi rất có ích về phương diện sức khỏe. Cuốn sách viết về Mao Trạch Ðông của Lý Chí Tuy cũng có kể rằng Mao Trạch Ðông dẫn cả Tố Nữ Kinh ra để cổ vũ cho trò chơi trống bỏi. Mao nói rằng Tố Nữ Kinh viết rõ là chơi trống bỏi rất có lợi cho sức khỏe vì các cụ hấp được sự tươi trẻ, mát mẻ của những cái trống này.
Thánh Cam Ðịa, Mohandas Gandhi của Ấn Độ cũng là người tin như thế. Trong những năm cuối đời, tối nào ông cũng mang hai cái trống bỏi vào giường ngủ. Cả trống lẫn người đều không có sa ri, sa riếc gì hết cho vướng víu. Hai nhân vật lãnh đạo lớn của nhân loại đã tin trống bỏi như thế thì không thể sai được.
Bởi thế nên ngày nay, cũng đang có nhiều cụ quay lại với trống bỏi chứ đâu cần phải mấy con búp bê hi-tech như của Nhật. Búp bê Nhật thì chỉ hơn một ngàn câu chứ trống bỏi nói nhiều hơn cả trăm lần. Trống bỏi còn biết hỏi một câu mà búp bê Nhật không hỏi bao giờ. Ðó là những câu hỏi về tiền già, cách bảo lãnh cho (mẹ con) trống bỏi qua Mỹ chẳng hạn.
Vui kể gì.
Bùi Bảo Trúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét