Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Trung lưu mỏng manh



Có một bài rất đáng đọc có tựa đề “Trung Lưu mỏng manh” (“The fragile middle“) – được đăng trên tờ Thời báo Tài chính (The Financial Times). Bài này, do Shawn Donnan, Ben Bland, và John Burn-Murdoch viết, bắt đầu bằng một ví dụ điển hình từ Indonesia, để đề cập đến vấn đề toàn cầu, một vấn đề có vẻ sẽ trở thành vấn đề rõ nét trong những năm tới.

Đó chính là tình trạng trên dưới 2,8 tỷ dân trên thế giới hiện này có mức độ thu nhập bình quân từ 2 đến 10 đôla Mỹ/ngày. Người ta gọi họ là tầng lớp trung lưu mỏng manh. Tất nhiên, đọc bài này làm cho tôi nghĩ đến thực trạng, tiềm năng và tương lai của Việt Nam.

Dưới đây (trong phần I và II) tôi sẽ trình bày nội dung của bài do tôi dịch sang tiếng Việt. Sau đó, sẽ nêu rõ một cách ngắn gọn sự tương đồng của cái gọi là tầng lớp “trung lưu mỏng manh” ấy đối với người dân Việt Nam.

I. Chuyện của Muljoko

Muljoko, một người đàn ông 27 tuổi hiện đang kiếm sống bằng nghề dọn dẹp vệ sinh cho những tòa nhà văn phòng cao tầng sang trọng ở Jakarta.

Có rất nhiều thứ để chúng ta liên tưởng tới giai cấp trung lưu: Có xe gắn máy, có vài cái điện thoại di động đẹp…v.v… Tình trạng của ông ta chắc chắn là khá hơn vì gặp may mắn hơn so với thời trước, khi ông lớn lên tại một làng nông nghiệp nghèo nàn ở phía nam đảo Sumatra. Cũng như hàng triệu người trên khắp thế giới trong ba thập kỷ qua, Muljoko đã vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo khó và đang là một nhân viên rất có vị thế trong hàng ngũ những “thị dân trung lưu” đang nổi lên ở Châu Á.

Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn tình hình tài chính và những nguyện vọng của ông, chúng ta thấy vị trí của Muljoko trong giai cấp trung lưu là rất mỏng manh.

Thu nhập hàng tháng của Muljoko là mức lương tối thiểu, khoảng 2,4 triệu Rupi/ tháng; có nghĩa là ông đang sống dựa trên mức thu nhập gần 7 đôla Mỹ/ ngày. Khoảng phân nửa số tiền đó phải dùng để mua thức ăn và trả tiền thuê một căn phòng mà ông đang chia với em trai, trong một nhà tập thể. Sau khi chi trả tiền xăng dầu và sửa xe máy, ông chỉ còn 500,000 Rupi (khoảng 44 đôla Mỹ) hay ít hơn 1,5 đôla Mỹ/ ngày, để chi trả những khoản chi tiêu cá nhân, gửi tiền về gia đình ở Sumatra, hoặc dành dụm tiền cho những dự định ngày cưới của ông trong tương lai.

Vì thế, chẳng bất ngờ khi Muljoko đang rất lo lắng về tương lai. Ông lo sẽ làm gì nếu phải đối phó với trường hợp có người trong gia đình bị bệnh; hoặc làm sao thu nhâp của ông có thể đủ chi tiêu nếu cưới vợ và lập gia đình riêng?

 Theo định nghĩa của “giai cấp trung lưu” được Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) áp dụng: người có thu nhập từ 2-30 đôla Mỹ/ ngày. Ông ấy là một thanh viên có cuộc sống vững chắc. Nhưng bản thân ông ta không thấy như vậy.

Thực ra, chàng thanh niên Indo này là điển hình cho một nhóm ngày càng được chú ý đến, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nền kinh tế trong khu vục đang có xủ hướng suy thoái.

Tại thời điểm mà nhiều người đang quan tâm đến sự phát triển của giai cấp trung lưu, trên thực tế Muljoko thuộc nhóm có thể miêu tả một cách chính xác là “tầng lớp trung lưu mỏng manh của thế giới”: Một nhóm gồm có gần 3 tỷ người dân đang sống bằng mức thu nhập từ 2 – 10 đôla Mỹ/ ngày. Mức sống này làm cho họ trên mức nghèo khổ, nhưng vẫn gặp vất vả để có sự ổn định về tài chính, yếu tố tiêu biểu của giai cấp trung lưu.

II Trung lưu mỏng manh

Không còn nghi ngờ gì nữa, một thế giới đang ngày càng ít người nghèo hơn so với thời gian trước và những thập kỷ có tăng trưởng kinh tế tốc độ cao đã tạo ra hàng triệu người tiêu dùng trên khắp các nước đang phát triển ở Châu Á.

Nếu năm 1990, ước tính có khoảng 1,9 tỷ người, chiếm hơn một phần ba dân số thế giới đang sống dựa trên mức thu nhập từ 1,25 Đôla Mỹ/ ngày. Thì đến năm 2010, theo Ngân hàng Thế giới, con số này đã giảm xuống còn 1,2 tỷ người,  ít hơn 1/5 tổng dân số toàn cầu.

Hơn nữa, trong 25 năm kể từ sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nhóm những người đang có thu nhập từ 2 – 10 Đôla Mỹ/ ngày là một trong những nhóm được hưởng lợi lớn nhất do quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa… Nhưng trong bối cảnh toàn cầu, số người đạt mức sống & vị trí ổn định trong “tầng lớp trung lưu’ vẫn còn nhỏ. Trong khi những người không còn nghèo nàn nhưng chưa đạt mức “trung lưu” đã phát triển theo cấp số nhân.

Một phân tích của tờ Financial Times dựa trên dữ liệu qua hơn 30 năm của Ngân hàng Thế giới, thu thập từ 122 quốc gia đang phát triển, cho thấy sự thay đổi này rất rõ. Như tình trạng đói nghèo giảm, số lượng người tập trung tại nhóm trên ngưỡng nghèo (cận nghèo) đã tăng mạnh. Nhưng chỉ có một số lượng tương đối nhỏ trong số những người này có xu hướng vượt ra ngoài nhóm đó. “Kết quả là 4 trong 10 người của thế giới hiện nay đang sống trong thành phần trung lưu mỏng manh. Tức tỷ lệ nhân loại đang sống trong nhóm này cao hơn bất kỳ nhóm khác” –  Homi Kharas, nhà kinh tế tại Viện Brookings, cho biết.

Trong năm 2010, theo số liệu công bố mới nhất, 40% dân số thế giới – tức khoảng 2,8 tỷ người – sống trên mức thu nhập 2 – 10 Đôla Mỹ/ ngày (được thu thập từ năm 2005, ngang bằng sức mua). Cũng theo phân tích của FT, ở các nước đang phát triển, hiện có 2,4 tỷ người người sống dưới mức thu nhập 2 Đôla Mỹ/ ngày và chỉ 662 triệu ngượi kiếm được hơn 10 Đôla/ ngày. Những con số này phản ánh một sự thay đổi đáng chú ý. Vì vào năm 1981, có 58% dân số thế giới sống dưới 2 Đôla/ ngày. Cũng trong năm đó, chỉ 20% (tức 930 triệu người) trên thế giới kiếm được từ 2 – 10 Đôla/ ngày.

Nhưng, việc tăng thu nhập & lợi nhuận của họ ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ các nền kinh tế mới nổi trong 30 năm qua, nhiều người cho là dường như sắp kết thúc. Như sự tăng trưởng chậm lại kéo theo sự giàu lên của tầng lớp trung lưu mới nổi ở đô thị ngày càng ít thấy… là điều không thể tránh. Trong một bài báo đăng vào tuần trước, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng: ” Tỷ lệ tăng trưởng ở các nước đang phát triển có thể đạt 2-2,5%, yếu hơn thời gian trước khủng hoảng, tức giai đoạn phát triển vượt bậc”.

Đáng lo ngại hơn, đó là khả năng thời gian tăng trưởng chậm kéo dài sẽ làm suy giảm giá trị tăng trưởng của cả thập kỷ vừa qua. Làm thế nào để nhóm người dễ bị tổn thương có thể thoát khỏi đói nghèo hay tránh những rủi ro rơi trở lại nhóm đó? ”Đó là một câu hỏi rất quan trọng. Và tôi nghĩ rằng họ vẫn còn rất dễ bị tổn thương” – Basu, một chuyên gia Kinh tế nói.

Những thập kỷ thành công của cuộc chiến chống đói nghèo đã dẫn đến một xu hướng tư duy giả định, chỉ có duy nhất một con đường: người dân dịch chuyển ngày càng lên cao hơn trên các bậc thang kinh tế và hiếm khi trượt trở lại. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, vẫn còn một nhóm rất lớn những người chỉ ở trên và ở dưới mức một chút so với nghèo khổ mỗi năm. Thu nhập của Nông dân Ấn Độ vẫn còn dễ bị tổn thương do một vụ thu hoạch thất mùa, vì vậy việc ở lại hay thoát khỏi đói nghèo thực chất có liên hệ mật thiết với thời tiết nông vụ. Theo Ngân hàng Thế giới, tại Indonesia, 55% người nghèo trong bất cứ năm nào, đều có khả năng sống trên mức nghèo khổ của năm trước.

Một số chuyên gia về phát triển kinh tế cho rằng, mạng lưới an sinh xã hội được cải thiện ở các nước như Brazil, đảm bảo số người thoát khỏi đói nghèo ngày càng tăng ít có khả năng bị tuột trở lại hơn. Nhưng những mạng lưới an sinh này có lỗ hổng lớn. Ở ndonesia chẳng hạn, chúng ta đã nhìn thấy vào năm 1998, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và ngay sau sự cai trị 34 năm của nhà độc tài Suharto kết thúc, đã đẩy hàng triệu trượt người rơi lại cảnh nghèo đói. Tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đưa Indonesia tiến lên một cơ sở vững chắc hơn. Nhưng một phần lớn dân số dễ bị tổn thương vẫn còn. Trong năm 2010, có 111 triệu người (trong tổng số 240 triệu người dân Indonesia) vẫn sống dưới mức 2 Đôla/ ngày. Khoảng 125 triệu người sống trên mức 2 – 10 Đôla/ ngày… Hàng ngũ của giai cấp trung lưu mỏng manh hiện nay là quá lớn không thể không tính đến. Các cá nhân  của nhóm này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nội tại các nước đang phát triển.

Cuối cùng, chúng ta có thể thấy sự quan trọng của nhóm này về chính trị. Trong những nền dân chủ lớn như Ấn Độ hay Indonesia – cả hai đều đang ở giữa cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri bị hút về phía các ứng cử viên hứa hẹn quản trị tốt, thực hiện cải cách và một tương lai kinh tế tươi sáng hơn.

Trong khi ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với những thách thức hiện hữu của việc đảm bảo hạnh phúc – sự hài lòng của người dân… Gần đây chẳng hạn, chính quyền đang tập trung vào việc cung cấp nhà ở giá rẻ, giấy phép cư trú và cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn, phục vụ cho các công nhân di cư, một nhóm mà mặc dù họ đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng cũng đã bị chèn ép bởi giá cả tiêu dùng tăng cao và khả năng tiếp cận các hệ thống giáo dục hoặc y tế công cộng.

Ông Basu vẫn lạc quan rằng: một cái gì đó gần với mô hình tăng trưởng, cuối cùng sẽ trở lại với thế giới các nước đang phát triển. Nhưng ông cũng cảnh giác: những rủi ro có thể tái gây cản trở các tiến bộ: kinh tế Trung Quốc chậm lại, các công nghệ mới như robot và máy in 3D, và tiền lương chiếm một phần giảm tổng sản phẩm trong nước.

“Thế giới đang rơi vào điểm thấp , một trong những biểu hiện đó có thể chưa hoàn toàn rõ nét. Tôi nghĩ rằng đó là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Nhưng đó là một thời điểm rất kỳ lạ bởi vì những thách thức tiềm ẩn lớn nhất không phải là những thách thức dễ thấy nhất.” – ông Basu nói.

Quay về Việt Nam

Những người theo dõi kinh tế xã hội Việt Nam đều biết những con số thường được nêu, như:
Trong 20 năm qua, tỷ lệ nghèo chính thức ở Việt Nam đã giảm mạnh;
Trong cùng thời điểm, mức sống đã lên một cách đáng kể dù không đồng đều;
Thu nhập bình quân ở Việt Nam đã vượt qua mức độ 1,000 đô cách đây mấy năm;
Tỷ lệ “cận nghèo” còn cao và tỷ lệ nghèo có thể cao hơn những con số chính thức.
Vì nhiều lý do, tỷ lệ số dân còn tình trạng dễ thể bị tổn thương vẫn rất lớn;
Nhà Nước Việt Nam có những chính sách an sinh xã hội của Việt Nam đang được triển khai và dù đóng một vai trò quan trọng cũng có những hạn chế nhất định.
Vậy, một trong những vấn đề lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong những thập kỷ tới chính là: làm gì và làm thế nào để giúp những người trong tình trạng nghèo nàn, dễ bị tổn thương, và thuộc nhóm ‘trung lưu mỏng manh” vươn lên giai cấp trung lưu một cách nhanh và bền vững.
Tất nhiên đó là một vấn đề rất vĩ mô.
Nhưng là một vấn đề không thể bỏ qua.


onathan London 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét