Hà Nội đang diễn ra hai vụ án thu hút dư luận, cả hai vụ đều liên quan đến tính mạng con người. Đó là vụ phó trưởng ban tổ chức quận quận Bắc Từ Liêm (quận mới lập) và vụ buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Cơ quan cảnh sát điều PC45 công an Hà Nội đang tiến hành khởi tố điều tra vụ án.
12 tháng 8 năm 2014 ông Phan Đăng Long phó trưởng ban tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội họp báo và thông nội dung 2 vụ việc trên cùng với một số tình tiết vụ án. Ở vụ Từ Liên ông Long nói:
"Đối với vợ của nghi can Nguyễn Quốc Văn, ông Long khẳng định đến thời điểm này chưa phát hiện thấy liên quan đến vụ án. Cho nên việc thông tin báo chí đưa tên, chức vụ của người này sẽ ảnh hưởng đến họ. Ông Long nói: “Ai làm thì người đó chịu”.
ở vụ chùa Bồ Đề ông Long khẳng định:
"Về trách nhiệm của sư trụ trì Thích Đàm Lan, ông Long thông báo, quá trình điều tra xác định vị này "không liên quan việc mua bán trẻ em" của hai nghi can trên.“Sư Lan là người tốt tính, vì việc đức việc thiện nên đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Qua sự việc này để lại cho các cơ quan quản lý nhà nước bài học lớn về quản lý trẻ bị bỏ rơi và lang thang cơ nhỡ, những người kém may mắn", ông Long nhấn mạnh."
Việc điều tra, kết luận trong các vụ án phải thuộc về các cơ quan tư pháp. Người đại diện của VKS, CA hay TA sẽ chịu trách nhiệm pháp lý với những kết luận của mình khi thông báo với các cơ quan truyền thông. Đây là lĩnh vực chuyện ngành cũng như trách nhiệm trong việc họ quản lý. Vụ việc đang điều tra, cơ quan điều tra có trách nhiệm công bố, tại sao ông Long với danh nghĩa là phó ban tuyên giáo thành uỷ lại đứng ra tuyên bố thay cho cơ quan điều tra?
Những lời tuyên bố, khẳng định của ông Long có được tính chất pháp lý trước toà hay cơ quan tư pháp không? Và ban tuyên huấn có vị trí, trách nhiệm như Cơ quan điều tra hay Viện Kiểm Sát trong quá trình tố tụng hay không?
Nếu toà chấp nhận ban tuyên huấn là một trong những cơ quan tư pháp có quyền tham gia tố tụng hình sự, khẳng định của họ có giá trị tương đương như VKS, cơ quan điều tra, thì cần phải làm lại luật thủ tục tố tụng hình sự, đưa ban tuyên huấn thành uỷ tham gia với tư cách nào đó trong bộ luật này.
Còn nếu lời của ban tuyên huấn thành uỷ không có giá trị gì trước toà án, pháp luật. Thì xin hãy trả quyền công bố cho các cơ quan có chức năng chuyên môn, để họ phải chịu trách nhiệm về khẳng định của mình.
Giả dụ bây giờ quá trình vụ chùa Bồ Đề diễn tiếp tiếp tục ra toà. Các bị cáo khai sư cô Đàm Lan là đồng phạm trước toà. Một nhân chứng bênh vực sư cô Đàm Lan nói rằng họ có ghi âm lời khẳng định của ông Phan Đăng Long, phó ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội nói là sư Đàm Lan không liên quan. Nhân chứng trình bày rằng thông tin đầu tiên nhân chứng tiếp nhận được là từ ông Phan Đăng Long. Ngoài ra nhân chứng không nhìn thấy tờ kết luận của cơ quan điều tra hoặc thông tin từ ai khác. Nhân chứng yêu cầu toà mời ông Long đến toà.
Vậy toà có gửi giấy triệu tập đến thành uỷ Hà Nội, đề nghị ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội đưa ông Phan Đăng Long đến toà để làm rõ vụ việc, đối chất hay không? Nếu có thì gửi giấy triêu tập hay công văn?
Hay toà sẽ bác bỏ việc đòi hỏi ông Long đến làm nhân chứng, vì toà nói đã có trong tay bản kết luận sư cô Đàm Lan vô tội bởi cơ quan điều tra? Tất nhiên toà sẽ làm vậy, căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra chứ không đi mời ông Long đến làm gì (mặc dù theo đề nghị nhân chứng toà có thể triệu ông Long đến với tư cách là cán bộ cơ quan tuyên huấn thành uỷ).
Nếu toà không mời ông Long đến, thì rõ là cơ quan tuyên huấn thành uỷ không có giá trị gì trong quá trình tố tụng hình sự.
Không có giá trị gì trong vụ án, thế nhưng ông Long lại tước quyền của cơ quan điều tra khẳng định chiều hướng vụ án. Đã thế lại thêm thắt những kết luận của mình như một vị quan toà.
"Sư Lan là người tốt tính, vì việc đức việc thiện nên đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Qua sự việc này để lại cho các cơ quan quản lý nhà nước bài học lớn về quản lý trẻ bị bỏ rơi và lang thang cơ nhỡ, những người kém may mắn", ông Long nhấn mạnh."
Ở vụ án giết người tại Bắc Từ Liêm, ông Long nói:
" Đối với vợ của nghi can Nguyễn Quốc Văn, ông Long khẳng định đến thời điểm này chưa phát hiện thấy liên quan đến vụ án. Cho nên việc thông tin báo chí đưa tên, chức vụ của người này sẽ ảnh hưởng đến họ. Ông Long nói: “Ai làm thì người đó chịu”.
Không những đưa ra kết luận của mình bổ sung với kết luận điều tra, ông Long còn dẫn dắt các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo báo chí trong hai vụ án này nên phải làm gì.
Thử đặt một vụ án cấp lớn hơn xảy ra, cứ theo tiến trình này, có lẽ ông Phạm Văn Linh, Bùi Thế Đức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương sẽ họp báo trả lời kết quả điều tra hay tiến trình điều tra vụ án?
Nếu vậy thì hoan nghênh, chúng ta đã sáng tạo ra một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và giờ sẽ sáng tạo thêm một nhà nước pháp quyền định hướng CNXH nữa. Đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu như các vị tuyên huấn của Đảng CS cứ nhảy vào việc tố tụng như thế này.
Có thể việc phát ngôn như là nắm tất các bộ máy tư pháp ở Hà Nội của phó ban tuyên huấn thành uỷ Phan Đăng Long là thí nghiệm dạo đầu cho một cuộc kiểm soát lớn trong tương lai.
Bước thăm dò và định hướng trước của một Tổng Bí Thư mới, mọi quyền lực sẽ tập trung về một người, phá vỡ cấu trúc lãnh đạo tập thể. Mô hình như Tập Cận Bình đã làm thành công ở Trung Quốc.
Như thế có thể cũng nên hoan nghênh, một người nắm trọn quyền lực còn hơn chia chác năm bảy ông như bao năm qua. Lúc ấy nhân dân ta ngồi xem diệt cáo, diệt hồ, diệt rồng tha hồ sảng khoái.
Có lẽ lời của ban tuyên huấn thành uỷ Hà Nội giá trị ở chỗ mang thông điệp này.
Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét