Thế hệ trẻ sau này ở Việt Nam, nhiều người không hiểu mấy chữ “phớt Ăng-lê” nghĩa là gì. Nếu may mắn mục kích một chuyện mới xảy ra cách đây hai tuần ở bên Anh, có lẽ họ không cần phải được giải thích gì thêm.
Một phụ nữ đi dạo trên đường phố Luân Đôn với ly cà phê và một túi nhỏ trên tay phải. Tay trái của bà nắm một sợi dây, kéo… cổ một người đàn ông đang… bò theo. Bà đi khoan thai, ông bò thủng thẳng bằng hai đầu gối và hai bàn tay. Nói là “bò” để tỏ sự tôn trọng tối thiểu. Chứ thực ra, nhìn dáng điệu, ai cũng thấy rằng ông đang cố “chạy” cho giống… con chó! Ông ăn mặc theo lối nhân viên làm việc trong văn phòng, chỉ thiếu cà vạt. Chẳng rõ bên trong quần, chỗ hai đầu gối, ông có mang miếng đệm nào không. Ông chẳng có vẻ đau đớn gì ở hai đầu gối và trong… lòng. Cũng khó nói là ông đang thích thú hay cảm xúc như thế nào. Bà lại càng trông thản nhiên hơn.
Một phụ nữ đi dạo trên đường phố Luân Đôn với ly cà phê và một túi nhỏ trên tay phải. Tay trái của bà nắm một sợi dây, kéo… cổ một người đàn ông đang… bò theo. Bà đi khoan thai, ông bò thủng thẳng bằng hai đầu gối và hai bàn tay. Nói là “bò” để tỏ sự tôn trọng tối thiểu. Chứ thực ra, nhìn dáng điệu, ai cũng thấy rằng ông đang cố “chạy” cho giống… con chó! Ông ăn mặc theo lối nhân viên làm việc trong văn phòng, chỉ thiếu cà vạt. Chẳng rõ bên trong quần, chỗ hai đầu gối, ông có mang miếng đệm nào không. Ông chẳng có vẻ đau đớn gì ở hai đầu gối và trong… lòng. Cũng khó nói là ông đang thích thú hay cảm xúc như thế nào. Bà lại càng trông thản nhiên hơn.
NGUỒNN NYDAILYNEWS-COM
Mặc dù chuyện lạ lùng như thế nhưng ngay trên đường phố lúc ấy, người đi đường chỉ đưa mắt liếc một cái rồi đi tiếp. Không mấy ai tỏ ra quá hiếu kỳ. Nếu chuyện này xảy ra ở Hà Nội, chẳng hạn, chắc chắn sẽ có một đám (khá) đông đi theo sau, đi hai bên, và chạy phía trước. Ở Việt Nam, sau năm 1975, hễ có chuyện gì hơi khác thường là dân chúng tụ tập lại ngay. Thậm chí có nhiều chuyện rất bình thường như vợ chồng… cãi lộn, hàng xóm cũng bu lại coi. Họ đứng thành từng đám, kể chuyện ông chồng thế này, bà vợ thế kia một cách hứng thú. Giai đoạn ấy, phương tiện giải trí cho người dân rất ít ỏi. Các rạp phim toàn chiếu những thứ ca ngợi chế độ. Đi xem văn nghệ chỉ thấy hát mấy bài “cách mạng”. Ti-vi nhiều khi cả xóm chỉ có… một cái. Gặp gia đình tốt bụng thì cho cả xóm coi ké. Chương trình ti-vi cũng khô khan và chỉ có mấy tiếng buổi tối, nhằm phục vụ tuyên truyền. Vì thiếu phương tiện giải trí như thế nên dần dần người dân sinh ra thói quen tụ tập ngoài đường. Lâu lâu trong xóm không thấy nhà ai cãi lộn hoặc gây lộn với láng giềng, tự nhiên cảm thấy có gì thiếu thiếu, khó tả! Đi trên đường thấy có tai nạn, liền xúm lại xem. Không mấy ai thực sự muốn giúp đỡ nạn nhân, như nhà thơ Hữu Thỉnh đã có lần chứng kiến:
Gập ghềnh đường tôi đi
Không một ai ngó tới
Bỗng nhiên họ xúm lại
Dính bùn, tôi trượt chân
Không phải đỡ tôi lên
Họ xem cho đỡ tẻ
Bây giờ ở Việt Nam, có nhiều thứ để giải trí nhưng thói quen thời ấy vẫn còn. Thậm chí nó còn biến thái một cách tệ hại hơn. Như chuyện một xe tải chở bia bị lật ở Đồng Nai, dân chúng ùa ra cướp bia trong khi người tài xế đang van xin họ ngừng lại. Hoặc ở Sài Gòn, có người đang chạy xe bị cướp giật túi xách đựng tiền rớt xuống đường, tiền văng tung tóe. Tên cướp bỏ chạy còn dân chúng xúm lại lượm tiền rồi… chạy luôn. Chắc chắn đám đông đi theo họ, nếu chuyện xảy ra ở Việt Nam, không ít người mong người đàn bà ấy làm rơi túi xách.
Nước Anh ngày nay có lắm người tứ xứ đến sinh sống mà bản tính “phớt Ăng-lê” ấy vẫn còn đậm nét. Chẳng biết nếu bà làm… chó để ông dắt thì dân Luân Đôn có còn “phớt Ăng-lê” như thế hay không?
NGUỒNN NYDAILYNEWS-COM
Gập ghềnh đường tôi đi
Không một ai ngó tới
Bỗng nhiên họ xúm lại
Dính bùn, tôi trượt chân
Không phải đỡ tôi lên
Họ xem cho đỡ tẻ
Bây giờ ở Việt Nam, có nhiều thứ để giải trí nhưng thói quen thời ấy vẫn còn. Thậm chí nó còn biến thái một cách tệ hại hơn. Như chuyện một xe tải chở bia bị lật ở Đồng Nai, dân chúng ùa ra cướp bia trong khi người tài xế đang van xin họ ngừng lại. Hoặc ở Sài Gòn, có người đang chạy xe bị cướp giật túi xách đựng tiền rớt xuống đường, tiền văng tung tóe. Tên cướp bỏ chạy còn dân chúng xúm lại lượm tiền rồi… chạy luôn. Chắc chắn đám đông đi theo họ, nếu chuyện xảy ra ở Việt Nam, không ít người mong người đàn bà ấy làm rơi túi xách.
Nước Anh ngày nay có lắm người tứ xứ đến sinh sống mà bản tính “phớt Ăng-lê” ấy vẫn còn đậm nét. Chẳng biết nếu bà làm… chó để ông dắt thì dân Luân Đôn có còn “phớt Ăng-lê” như thế hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét