AFR Dân Nguyễn
Kỳ họp thứ 6, QH khóa 13 sắp kết thúc. Sau cả tháng ăn ngủ và họp hành ở thủ đô của nửa nghìn con người, sắp tới ngày trở về địa phương để chờ “Đến hẹn lại lên” cho các kỳ họp dài ngày tiếp theo với những định kỳ bất tận…
Một trong những vấn đề mà đại biểu QH chất vấn là đầu tư công dàn trải, không hiệu quả; Nhưng nếu cử tri nêu câu hỏi chất vấn đại biểu QH rằng, liệu các kỳ họp của QH có nằm trong những cái “Đầu tư công dàn trải và kém hiệu quả” kia không, thì họ sẽ nhận được câu trả lời sao đây? Câu trả lời từ đại biểu QH có “Vòng vo tam quốc”, có “Dàn trải” như những câu trả lời mà chính đại biểu QH vẫn phải nghe từ những người bị QH chất vấn?
Còn nhớ kỳ họp trước QH đã gác lại việc bàn thảo và thông qua Luật biểu tình, với lý do “Ngắn gọn và súc tích”: QH còn bận thảo luận nhiều vấn đề quan trọng!
Và kỳ họp này sắp kết thúc, nhưng cử tri cả nước chưa thấy cái Luật biểu tình được đưa vào chương trình nghị sự. (Có nghĩa kỳ họp này QH vẫn chưa hết “bận”, vẫn còn phải thảo luận nhiều vấn đề quan trọng hơn?).
Hôm nay QH thảo luận về luật môi trường.
Như vậy, những luật mà QH :Bận” thảo luận tại phiên họp này, trong đó có cái Luật về môi trường kia là quan trọng hơn Luật biểu tình?
Rất nhiều khi những người bị chất vấn cắt nghĩa nguyên nhân nảy sinh nạn tham nhũng là “Mặt trái của kinh tế thị trường”. Đổ cho kinh tế thị trường làm nảy sinh tham nhũng, là việc giống như đổ cho nền kinh tế yếu kém là do hậu quả chiến tranh. Hôm nay, người ta lại được nghe một quan chức hàng đầu của chính phủ-Bộ trưởng Bộ GDĐT, Phạm vũ Luận lặp lại cái gọi là “Mặt trái của kinh tế thị trường”, khi ông bộ trưởng đáng kính được phóng viên làm khó dễ với câu hỏi: Bộ trưởng nghĩ gì về thực trạng những cuốn sách giáo khoa có những câu toán đố như Em bốn tuổi, số tuổi bố em gấp ba số tuổi em,(!) hỏi bố em bao nhiêu tuổi. Hay như câu đố, bàn tay em có lăm ngón, chặt đi mất một ngón, hỏi còn lại mấy ngón. (Thật tức cười!). Ông BT Phạm vũ Luận mở đầu câu trả lời phóng viên thế này: Trước hết, phải nói đây là nguyên nhân của “Mặt trái của nền kinh tế thị trường”(!?).
Thật tội nghiệp cho Kinh tế thị trường. Nếu “Kinh tế thị trường” biết cãi, hẳn nó sẽ bảo cho những ai “Hắt tội vào nó” rằng, nếu tôi xấu thế, sao các ông, mỗi khi ra nước ngoài đều nài nỉ người ta công nhận VN có nền kinh tế thị trường?...
Nếu nền kinh tế XHCN, với đặc trưng là sản xuất tập trung, kế hoạch hóa, là ngăn sông cấm chợ, mọi thứ từ cái kim sợi chỉ đều phải “Phân phối”, là người người xắp hàng chầu chực mua gạo mốc thịt thiu,… thì “Mặt trái” kinh tế thị trường là nền sản xuất theo luật cung cầu, là nhà cao tầng san sát, là cầu cống hiện đại, là xe hơi sang trọng, là internet, tv màu đa hệ, là smart phone…Và chính các ông, những kẻ đang đổ “Tiếng ác” cho kinh tế thị trường, lại đang là những kẻ thụ hưởng cái “Mặt trái” của kinh tế thị trường trước tiên!
Nếu các ông quả quyết Tham nhũng là “Mặt trái của kinh tế thị trường”, thì các ông giải thích thế nào, khi chính trên quê hương của kinh tế thị trường, lại hầu như tuyệt đối không có tham nhũng?
Như vậy, những ai không ưa lừa dối, phải đi tìm câu trả lời về nguyên nhân của nạn tham nhũng ở chỗ khác có tính thuyết phục hơn…
Một số kẻ tỏ ra thành khẩn hơn, đã nhìn nhận tham nhũng là biểu hiện của suy thoái về đạo đức, lối sống của “Một bộ phận” cán bộ, đảng viên. Tuy đã “Thành khẩn” thừa nhận là bộ phận này không nhỏ, nhưng xem ra, đó vẫn là câu trả lời về một hiện tượng, hơn là lý giải nguyên nhân nảy nòi Quốc nạn tham nhũng…
Và nếu kinh tế thị trường cứ nhất thiết phải có tham nhũng song hành, thì đó là cái giá quá đắt cho quê hương của Cách mạng tháng tám…
QH phải có nghĩa vụ làm rõ về nguyên nhân sản sinh nạn tham nhũng.
Chừng nào QH chưa làm rõ Quốc nạn tham nhũng đang gây nhức nhối và nghèo khó hóa Dân Tộc do đâu mà có, thì đó được xem như một món nợ của QH trước cử tri cả nước.
Món nợ này, cùng với những quyền hết sức căn bản, thiêng liêng mà có thể coi như đương nhiên phải có của Nhân Dân, như quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội…cho đến giờ vẫn chưa được đưa lên bàn hội nghị của QH để “Luật hóa”, dù nó đã được minh định trong HP từ lâu lắm rồi, phải được xem như những “món nợ xấu” mà QH đang “Nợ” cử tri cả nước!
Phải chăng QH đang “Bận” bịu cùng với đảng để ngày 28 tới đây thông qua Luật đất đai sửa đổi, và thông qua Bản HP 1992 sửa đổi? Mà dù chưa “Thông qua”, người ta đã biết ngay cái Luật đất đai sửa gì thì vẫn là Sở hữu toàn dân, và Bản HP sửa gì thì vẫn khẳng định quyền lãnh đạo (Mà thực chất là thống trị) của đảng lên toàn Dân Tộc?…
Bao giờ thì QH mới hết “Bận” để bàn thảo về những vấn đề bức thiết trên đây?
Hay QH cũng “Nhất trí cao” với đảng, rằng đó chưa phải là những vấn đề quan trọng!?
Nov/25th/2013
AFR Dân Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét