Hình: Trung tướng Hữu Ước
Văn Quang
Hậu quả của những vụ án oan không chỉ gây đau thương cho một gia đình mà hậu quả của nó còn sâu xa hơn nhiều. Đó là niềm tin vào công lý đã bị xói mòn càng đổ vỡ. Nhưng như thế vẫn chưa hết. Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân. Nỗi lo thường trực ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung, bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứ trọng tội nào đó mà mình không hề biết. Ngay cả một anh sĩ quan cảnh sát khi bị nghi là tội phạm cũng bị hành hạ buộc phải nhận tội thì ai cũng có thể rơi vào trường hợp đó. Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ lửng kéo dài suốt cuộc đời.
Nỗi lo sợ cơn bão Haiyan lớn nhất thế kỷ cũng chỉ vài ba ngày rồi qua đi, nhưng nỗi lo sợ vì bị tù oan vẫn còn ở lại với người dân. Rồi ngay cả những vụ án được tuyên chắc nịch với đầy đủ bằng cớ cũng lại khiến người dân nghi ngờ không biết tội phạm có bị oan không? Oan và không oan cứ chập chùng đè lên nhau như bóng núi giữa hoàng hôn cuộc đời. Như thế thử hỏi người dân Việt làm sao sống được trong “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như cái khẩu hiệu vẫn phải trịnh trọng được viết trên phần đầu của bất cứ lá đơn và bất cứ bản kê khai nào.
Hậu quả của những vụ án oan không chỉ gây đau thương cho một gia đình mà hậu quả của nó còn sâu xa hơn nhiều. Đó là niềm tin vào công lý đã bị xói mòn càng đổ vỡ. Nhưng như thế vẫn chưa hết. Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân. Nỗi lo thường trực ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung, bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứ trọng tội nào đó mà mình không hề biết. Ngay cả một anh sĩ quan cảnh sát khi bị nghi là tội phạm cũng bị hành hạ buộc phải nhận tội thì ai cũng có thể rơi vào trường hợp đó. Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ lửng kéo dài suốt cuộc đời.
Nỗi lo sợ cơn bão Haiyan lớn nhất thế kỷ cũng chỉ vài ba ngày rồi qua đi, nhưng nỗi lo sợ vì bị tù oan vẫn còn ở lại với người dân. Rồi ngay cả những vụ án được tuyên chắc nịch với đầy đủ bằng cớ cũng lại khiến người dân nghi ngờ không biết tội phạm có bị oan không? Oan và không oan cứ chập chùng đè lên nhau như bóng núi giữa hoàng hôn cuộc đời. Như thế thử hỏi người dân Việt làm sao sống được trong “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như cái khẩu hiệu vẫn phải trịnh trọng được viết trên phần đầu của bất cứ lá đơn và bất cứ bản kê khai nào.
Còn nhiều vụ án oan khác nữa
Nhân có vụ án oan 10 năm này, người dân mới lại được biết thêm còn nhiều vụ án oan nữa đã từng xảy ra. Đấy là chưa kể còn có thể có những vụ “chìm xuồng” luôn, nằm mãi trong bóng tối. Hãy tạm kể vài vụ án “điển hình” để thấy được tương đối rõ ràng hơn về tình trạng nguy hiểm này đã và đang còn là một mối đe dọa lớn cho người dân lương thiện.
Về án oan sai, chúng ta cần phải khách quan để thấy rằng sự oan sai đã xảy ra ở nhiều quốc gia, từ Cổ chí Kim, từ Đông sang Tây. Thật ra, tư pháp của bất cứ quốc gia văn minh nào cũng vẫn có những án oan sai “chết người”. Thế giới từng ghi nhận những vụ án oan chấn động —– của Darryl Hunt, Thomas Kennedy, Dewey Bozella (Mỹ), Arthur Allan Thomas (New Zealand), Donald Marshall, Jr (Canada)…
Nhưng cũng phải đủ tỉnh táo để nhận ra cơ chế vận hành tư pháp của Việt Nam hiện nay rất dễ nảy sinh ra những vụ án oan hơn những quốc gia khác.
Chúng ta sẽ phân tích vài vụ án sau đây.
Nhân có vụ án oan 10 năm này, người dân mới lại được biết thêm còn nhiều vụ án oan nữa đã từng xảy ra. Đấy là chưa kể còn có thể có những vụ “chìm xuồng” luôn, nằm mãi trong bóng tối. Hãy tạm kể vài vụ án “điển hình” để thấy được tương đối rõ ràng hơn về tình trạng nguy hiểm này đã và đang còn là một mối đe dọa lớn cho người dân lương thiện.
Về án oan sai, chúng ta cần phải khách quan để thấy rằng sự oan sai đã xảy ra ở nhiều quốc gia, từ Cổ chí Kim, từ Đông sang Tây. Thật ra, tư pháp của bất cứ quốc gia văn minh nào cũng vẫn có những án oan sai “chết người”. Thế giới từng ghi nhận những vụ án oan chấn động —– của Darryl Hunt, Thomas Kennedy, Dewey Bozella (Mỹ), Arthur Allan Thomas (New Zealand), Donald Marshall, Jr (Canada)…
Nhưng cũng phải đủ tỉnh táo để nhận ra cơ chế vận hành tư pháp của Việt Nam hiện nay rất dễ nảy sinh ra những vụ án oan hơn những quốc gia khác.
Chúng ta sẽ phân tích vài vụ án sau đây.
Sĩ quan công an cũng bị đồng đội cho ăn “đòn độc”
Trưởng văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, kể lại: Tôi còn nhớ cách đây một năm tôi đã bào chữa trong một vụ án hình sự, bị can là thiếu tá công an tỉnh. Những lần gặp gỡ bị can trước phiên tòa sơ thẩm, anh ta kể với tôi rằng khi anh ta chưa nhận tội thì hằng ngày có ba “bạn tù” vô cớ hành hung, họ không đánh vào mặt mà chỉ đánh vào những phần mềm trên cơ thể, cứ sau mỗi một trận đòn thì anh ta lại được thoa dầu gió để bảo đảm không có vết thâm tím trên cơ thể. Việc này chỉ chấm dứt khi anh ta nhận tội.
Hay như trong vụ án oan của ông Hữu Ước (Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng CA, nguyên Tổng biên tập báo Công an) cách đây 30 năm, nhà báo Nguyễn Như Phong đã viết: không khỏi rùng mình trước những kiểu hành hạ của các ông “cán bộ điều tra”. Nhà báo Như Phong đã viết trên Petrotimes: “Khi ra tù, trở về Báo Công an, ông kể cho chúng tôi nghe các kiểu hành hạ ông mà một số “cán bộ điều tra” đã nghĩ ra. Nghe ông nói mà chúng tôi cứ dựng hết tóc gáy và thầm bảo rằng, nếu mình vào cảnh như thế này, có khi bị bắt phải “vu cho bố mình là phản động” thì cũng buộc phải khai cho xong để thoát khỏi cực hình”.
Sĩ quan công an là đồng đội có khi là cấp trên của mấy anh điều tra viên còn bị chơi “đòn độc” như thế thì những anh dân đen còn bị chơi đòn độc tới đâu.
Hãy nhìn qua vài vụ án khác.
Trưởng văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, kể lại: Tôi còn nhớ cách đây một năm tôi đã bào chữa trong một vụ án hình sự, bị can là thiếu tá công an tỉnh. Những lần gặp gỡ bị can trước phiên tòa sơ thẩm, anh ta kể với tôi rằng khi anh ta chưa nhận tội thì hằng ngày có ba “bạn tù” vô cớ hành hung, họ không đánh vào mặt mà chỉ đánh vào những phần mềm trên cơ thể, cứ sau mỗi một trận đòn thì anh ta lại được thoa dầu gió để bảo đảm không có vết thâm tím trên cơ thể. Việc này chỉ chấm dứt khi anh ta nhận tội.
Hay như trong vụ án oan của ông Hữu Ước (Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng CA, nguyên Tổng biên tập báo Công an) cách đây 30 năm, nhà báo Nguyễn Như Phong đã viết: không khỏi rùng mình trước những kiểu hành hạ của các ông “cán bộ điều tra”. Nhà báo Như Phong đã viết trên Petrotimes: “Khi ra tù, trở về Báo Công an, ông kể cho chúng tôi nghe các kiểu hành hạ ông mà một số “cán bộ điều tra” đã nghĩ ra. Nghe ông nói mà chúng tôi cứ dựng hết tóc gáy và thầm bảo rằng, nếu mình vào cảnh như thế này, có khi bị bắt phải “vu cho bố mình là phản động” thì cũng buộc phải khai cho xong để thoát khỏi cực hình”.
Sĩ quan công an là đồng đội có khi là cấp trên của mấy anh điều tra viên còn bị chơi “đòn độc” như thế thì những anh dân đen còn bị chơi đòn độc tới đâu.
Hãy nhìn qua vài vụ án khác.
Chỉ vì đánh rơi cái đồng hồ mà bị án tử hình
Hình: ông Bùi Minh Hải
Sáng hôm sau, ông quay lại tìm chiếc đồng hồ nhưng không thấy. Cũng trong thời điểm ấy, người dân phát hiện thi thể của chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực. Gần hiện trường vụ án, cơ quan điều tra thu giữ được chiếc đồng hồ Seiko. Chiều cùng ngày, ông Hải bị cảnh sát bắt giữ vì bị tình nghi là thủ phạm giết chị Dung và giấu xác nạn nhân gần nơi chiếc đồng hồ bị đánh rơi.
Suốt thời gian điều tra và xét xử, ông Hải một mực kêu oan và đưa ra các bằng chứng ngoại phạm. Nhưng đến tháng 11/1998, trong phiên xét xử sơ thẩm của Tòa án tỉnh Đồng Nai, Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp khẳng định ông Hải chính là thủ phạm trong vụ giết người, cướp của, hiếp dâm này và đề nghị án tử hình. Tuy nhiên, tòa đã tuyên phạt ông Hải mức án tù chung thân.
Gia đình ông Hải tiếp tục kêu oan vì có nhiều nhân chứng xác nhận khi xảy ra vụ án ông này đang đi nhậu cùng bạn bè. Thời gian ông chờ xử phúc thẩm, thì tại huyện Nhơn Trạch lại tiếp tục xảy ra vụ án giết người hiếp dâm mà nạn nhân là một bé gái. Trong khi điều tra, CA bắt giữ thủ phạm Nguyễn Văn Tèo. Người này còn thừa nhận là hung thủ hãm hại chị Dung hồi tháng 01 năm 1998.
Ngay sau đó, VKS tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định trả tự do cho ông Hải. Vài tháng sau, vụ án được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, ông Hải mới được tòa xác định là vô tội. Cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai đã tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường oan sai cho ông Hải.
hình: ông Trần văn Chiến
Bi đát hơn, trong một vụ án khác, ông Trần Văn Chiến (quê Tiền Giang) đã phải ngậm đắng nuốt cay chấp hành bản án chung thân về tội giết người. Cho đến khi ở tù đúng 16 năm 3 tháng, mãn hạn trở về thì hung thủ thực sự của vụ án mới lộ diện.
Tai họa bỗng dưng ập xuống gia đình ông Chiến vào một ngày giữa tháng 5/1979, khi anh trưởng công an xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bị giết. Hôm đó, ông Chiến đang ở cùng người thân thì nghe tiếng kêu thất thanh bên ngoài rồi thấy Trần Văn U, người cùng xã, chạy qua nói “tao vừa giết thằng Sên” rồi vụt mất. Tuy nhiên, hai ngày sau ông Chiến cùng một số người khác trong xóm bị bắt với cáo buộc phạm tội giết người.
Cũng như thời gian điều tra, trong phiên xử sơ thẩm ngày 20/03/1980 của Tòa án tỉnh Tiền Giang, ông Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ của vụ án chính là Trần Văn U. Tuy nhiên, tên này bỏ đi biệt tích và không có cách nào chứng minh mình bị oan nên ông Chiến vẫn bị tòa tuyên mức án chung thân. Sau hơn 16 năm 3 tháng ngồi tù, đến tháng 8/1995 ông mới được tại ngoại!
Hai năm sau ngày ông Chiến ra tù, Trần Văn U–kẻ sát hại anh công an xã của gần 20 năm trước–mới xuất hiện và bị bắt. Tại phiên tòa ngày 05/07/2001, U khai chỉ một mình gây án, không liên quan gì đến ông Chiến. Đến cuối năm 2004, ông Chiến được Tòa án tỉnh Tiền Giang công khai xin lỗi và đền bù oan sai.
Tám người bị giam oan ở Bắc Giang
Tám công dân bị giam oan cùng với thời điểm diễn ra việc điều tra, truy tố và xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn (2003-2004). Một người trong số đó đã chết trước khi được tuyên vô tội.
Ngày 8/11 vừa qua, luật sư Hà Đăng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết đó là vụ trộm cắp tượng, cổ vật ở nhiều đình, chùa tại tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6/2001 đến tháng 7/2003. Cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm cắp này.
Trải qua 3 phiên tòa, các Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn không thể buộc tội ông Thịnh cùng những “đồng phạm” vì thiếu chứng cứ. Tại phiên tòa lần thứ 4 diễn ra vào tháng 6/2006, Tòa án tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Nhưng trước đó, ông Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh (?!).
Cả 8 anh dân đen bị truy tố oan trong vụ trộm cắp cổ vật là trong các phiên tòa do Tòa án tỉnh Bắc Giang xét xử, họ đều nói bị ép cung, dùng nhục hình trong khi bị giam giữ, lấy lời khai…
Tôi chỉ tường thuật sơ lược vài vụ án oan vừa được phanh phui. Chỉ nhìn vài vụ án trên từ anh công an đến anh dân đen bị tù oan, chúng ta thử tìm hiểu xem tại sao lại có tình trạng này.
Tám công dân bị giam oan cùng với thời điểm diễn ra việc điều tra, truy tố và xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn (2003-2004). Một người trong số đó đã chết trước khi được tuyên vô tội.
Ngày 8/11 vừa qua, luật sư Hà Đăng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết đó là vụ trộm cắp tượng, cổ vật ở nhiều đình, chùa tại tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6/2001 đến tháng 7/2003. Cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm cắp này.
Trải qua 3 phiên tòa, các Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn không thể buộc tội ông Thịnh cùng những “đồng phạm” vì thiếu chứng cứ. Tại phiên tòa lần thứ 4 diễn ra vào tháng 6/2006, Tòa án tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Nhưng trước đó, ông Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh (?!).
Cả 8 anh dân đen bị truy tố oan trong vụ trộm cắp cổ vật là trong các phiên tòa do Tòa án tỉnh Bắc Giang xét xử, họ đều nói bị ép cung, dùng nhục hình trong khi bị giam giữ, lấy lời khai…
Tôi chỉ tường thuật sơ lược vài vụ án oan vừa được phanh phui. Chỉ nhìn vài vụ án trên từ anh công an đến anh dân đen bị tù oan, chúng ta thử tìm hiểu xem tại sao lại có tình trạng này.
Coi nghi phạm là tội phạm và là kẻ thù
Đầu tiên phải xuất phát từ quan điểm của cơ quan điều tra, của điều tra viên. Khi bắt đầu điều tra một vụ án, các điều tra viên luôn coi các bị can là tội phạm, là kẻ thù nên dùng mọi biện pháp có thể để bị can nhận tội.
Điều này rõ ràng là sai hoàn toàn, bởi lẽ một người chỉ bị coi là tội phạm khi có bản án của Tòa án, do vậy các điều tra viên chỉ cần làm đúng bổn phận của mình nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, việc xác định sự thật của vụ án phải bảo đảm được tính khách quan, toàn diện và đầy đủ mà không nhất thiết cứ phải buộc bị can nhận tội.
Ngay cả trong trường hợp bị can nhận tội thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng không được căn cứ vào duy nhất tình tiết đó để buộc tội bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra và xét xử cho thấy, cơ quan điều tra nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung lại thường “quên” quy định mang tính nguyên tắc này.
Trong thời gian điều tra vụ án là một thế giới vô cùng bí ẩn, vẫn tồn tại những hình thức bức cung, nhục hình còn ghê gớm, tinh vi hơn nhưng không được công bố. Chỉ đến khi án oan bị lộ như vụ Nguyễn Thanh Chấn, vụ của mấy anh công an bị tù oan… thì một vài góc khuất của thời gian làm án mới được lật tẩy. Tới lúc ấy, những nạn nhân kia đã nếm đủ đau thương, đắng cay nhất đời người.
Phải loại bỏ ngay những hành động mang tính dã man này. Các luật sư phải có quyền có mặt ngay khi bị cáo được hỏi cung. Và các điều tra viên cũng nên nhớ rằng thái độ hành động của các anh dù 10 hay 20 năm sau vẫn còn được điều tra lại.
Đầu tiên phải xuất phát từ quan điểm của cơ quan điều tra, của điều tra viên. Khi bắt đầu điều tra một vụ án, các điều tra viên luôn coi các bị can là tội phạm, là kẻ thù nên dùng mọi biện pháp có thể để bị can nhận tội.
Điều này rõ ràng là sai hoàn toàn, bởi lẽ một người chỉ bị coi là tội phạm khi có bản án của Tòa án, do vậy các điều tra viên chỉ cần làm đúng bổn phận của mình nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, việc xác định sự thật của vụ án phải bảo đảm được tính khách quan, toàn diện và đầy đủ mà không nhất thiết cứ phải buộc bị can nhận tội.
Ngay cả trong trường hợp bị can nhận tội thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng không được căn cứ vào duy nhất tình tiết đó để buộc tội bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra và xét xử cho thấy, cơ quan điều tra nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung lại thường “quên” quy định mang tính nguyên tắc này.
Trong thời gian điều tra vụ án là một thế giới vô cùng bí ẩn, vẫn tồn tại những hình thức bức cung, nhục hình còn ghê gớm, tinh vi hơn nhưng không được công bố. Chỉ đến khi án oan bị lộ như vụ Nguyễn Thanh Chấn, vụ của mấy anh công an bị tù oan… thì một vài góc khuất của thời gian làm án mới được lật tẩy. Tới lúc ấy, những nạn nhân kia đã nếm đủ đau thương, đắng cay nhất đời người.
Phải loại bỏ ngay những hành động mang tính dã man này. Các luật sư phải có quyền có mặt ngay khi bị cáo được hỏi cung. Và các điều tra viên cũng nên nhớ rằng thái độ hành động của các anh dù 10 hay 20 năm sau vẫn còn được điều tra lại.
Luật sư chẳng là cái đinh gì trước tòa
Một điều đáng quan tâm nữa, đó là trong khi ở hầu hết các nước trên thế giới đánh giá cao vị trí, vai trò của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án thì ở Việt Nam điều đó lại chưa được như vậy. Mặc dù theo quy định của pháp luật (Điều 58, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự – BL TTHS) người bào chữa hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tuy nhiên những quy định này lại không ràng buộc cơ quan điều tra phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với luật sư trong các hoạt động điều tra vụ án.
Do vậy, cơ quan điều tra thường dùng rất nhiều rào cản để hạn chế sự tham gia của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án, luật sư chỉ được sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Một điều đáng quan tâm nữa, đó là trong khi ở hầu hết các nước trên thế giới đánh giá cao vị trí, vai trò của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án thì ở Việt Nam điều đó lại chưa được như vậy. Mặc dù theo quy định của pháp luật (Điều 58, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự – BL TTHS) người bào chữa hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tuy nhiên những quy định này lại không ràng buộc cơ quan điều tra phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với luật sư trong các hoạt động điều tra vụ án.
Do vậy, cơ quan điều tra thường dùng rất nhiều rào cản để hạn chế sự tham gia của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án, luật sư chỉ được sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Luật sư thua hoàn toàn
Thế nên nhiều vị luật sư biết vụ án còn nhiều nghi vấn, bị cáo có thể bị oan, nhưng đành “chào thua” tòa án, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nhìn thân chủ của mình đi vào nhà tù, vụ luật sư Nguyễn Đức Biền bào chữa cho ông Chấn cũng vậy.
Để tránh tình trạng “luật rừng” này, pháp luật Việt Nam cần phải có những quy định nhằm bảo đảm quyền cho luật sư: sự có mặt của luật sư trong khi hỏi cung là bắt buộc, thậm chí biên bản hỏi cung cũng bắt buộc phải có chứ ký của luật sư, nếu thiếu chữ kỹ trong các biên bản hỏi cung thì biên bản đó sẽ không có hiệu lực. Khi đó, hy vọng sẽ không có bất kỳ sự ép cung hay nhục hình nào có thể xảy ra, đồng nghĩa với việc giảm thiểu được đáng kể những vụ án oan.
Thế nên nhiều vị luật sư biết vụ án còn nhiều nghi vấn, bị cáo có thể bị oan, nhưng đành “chào thua” tòa án, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nhìn thân chủ của mình đi vào nhà tù, vụ luật sư Nguyễn Đức Biền bào chữa cho ông Chấn cũng vậy.
Để tránh tình trạng “luật rừng” này, pháp luật Việt Nam cần phải có những quy định nhằm bảo đảm quyền cho luật sư: sự có mặt của luật sư trong khi hỏi cung là bắt buộc, thậm chí biên bản hỏi cung cũng bắt buộc phải có chứ ký của luật sư, nếu thiếu chữ kỹ trong các biên bản hỏi cung thì biên bản đó sẽ không có hiệu lực. Khi đó, hy vọng sẽ không có bất kỳ sự ép cung hay nhục hình nào có thể xảy ra, đồng nghĩa với việc giảm thiểu được đáng kể những vụ án oan.
Đòi bằng chứng ép cung chỉ có trời biết
Luật sư Trương Anh Tú cho biết: Có một thực trạng là, tại hồ sơ vụ án, các bị can thường hay nhận tội nhưng khi đến phiên tòa bị cáo lại phản cung và không nhận tội lấy lý do bị ép cung và dùng nhục hình trong khi bị điều tra. Trường hợp này, Tòa án cũng như Kiểm sát viên thường có câu hỏi: “Bị cáo nói thế thì có gì để chứng minh không?” Khi đó, tất cả bị cáo đều im lặng… Không im lặng sao được khi trong chốn lao tù chỉ có trời biết, đất biết, điều tra viên biết! Thế nhưng, câu hỏi tàn nhẫn và vô cảm đó cứ lặp đi lặp lại trong nhiều phiên tòa mà luật sư Trương Anh Tú đã tham gia cũng như nhiều phiên tòa khác.
Luật sư Trương Anh Tú cho biết: Có một thực trạng là, tại hồ sơ vụ án, các bị can thường hay nhận tội nhưng khi đến phiên tòa bị cáo lại phản cung và không nhận tội lấy lý do bị ép cung và dùng nhục hình trong khi bị điều tra. Trường hợp này, Tòa án cũng như Kiểm sát viên thường có câu hỏi: “Bị cáo nói thế thì có gì để chứng minh không?” Khi đó, tất cả bị cáo đều im lặng… Không im lặng sao được khi trong chốn lao tù chỉ có trời biết, đất biết, điều tra viên biết! Thế nhưng, câu hỏi tàn nhẫn và vô cảm đó cứ lặp đi lặp lại trong nhiều phiên tòa mà luật sư Trương Anh Tú đã tham gia cũng như nhiều phiên tòa khác.
Danh tính và chức vụ những người đã trực tiếp điều tra ông Chấn
Trong vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn thì rõ ràng cái sai đầu tiên là thuộc về công tác điều tra. Chưa bàn đến chuyện các điều tra viên đã dùng nhục hình bức cung, mớm cung, dụ cung với bị can mà ngay trong khâu thu thập chứng cứ, đánh giá tài liệu, giám định dấu vết… cũng đã có quá nhiều sai sót. Vậy những ai đã tham gia điều tra vụ án này từ đầu? Đó là các ông:
1. Thái Xuân Dũng, khi đó là Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra (PC16 ngày ấy). Ông Dũng là người ký kết luận điều tra vụ án để chuyển Viện Kiểm sát tỉnh Bắc Giang truy tố Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Thái Xuân Dũng đã là Đại tá, Chánh thanh tra Công an tỉnh.
2. Lê Văn Dũng, ngày ấy là Phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dũng là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47).
3. Ngô Đình Dung là điều tra viên chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dung là Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Trần Nhật Luật là điều tra viên, nay là Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
5. Đào Văn Biên, điều tra viên, nay là Phó trưởng phòng PC45.
6. Nguyễn Trung Thành, điều tra viên, trực tiếp hỏi cung Nguyễn Thanh Chấn. Nay là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng.
7. Một điều tra viên tên Tân, đã mất.
Trong vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn thì rõ ràng cái sai đầu tiên là thuộc về công tác điều tra. Chưa bàn đến chuyện các điều tra viên đã dùng nhục hình bức cung, mớm cung, dụ cung với bị can mà ngay trong khâu thu thập chứng cứ, đánh giá tài liệu, giám định dấu vết… cũng đã có quá nhiều sai sót. Vậy những ai đã tham gia điều tra vụ án này từ đầu? Đó là các ông:
1. Thái Xuân Dũng, khi đó là Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra (PC16 ngày ấy). Ông Dũng là người ký kết luận điều tra vụ án để chuyển Viện Kiểm sát tỉnh Bắc Giang truy tố Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Thái Xuân Dũng đã là Đại tá, Chánh thanh tra Công an tỉnh.
2. Lê Văn Dũng, ngày ấy là Phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dũng là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47).
3. Ngô Đình Dung là điều tra viên chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dung là Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Trần Nhật Luật là điều tra viên, nay là Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
5. Đào Văn Biên, điều tra viên, nay là Phó trưởng phòng PC45.
6. Nguyễn Trung Thành, điều tra viên, trực tiếp hỏi cung Nguyễn Thanh Chấn. Nay là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng.
7. Một điều tra viên tên Tân, đã mất.
Dĩ nhiên tất cả điều tra viên đều không nhận tội
Chiều ngày 7/11 vừa qua, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Minh đã yêu cầu các cán bộ điều tra trực tiếp điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn phải làm bản tường trình báo cáo lại toàn bộ quá trình điều tra vụ án này. Tuy nhiên sau đó, ông Minh cho biết các điều tra viên trực tiếp điều tra, xét hỏi ông Chấn hơn 10 năm trước đã hoàn tất việc giải trình mà theo đó “không thấy có vấn đề gì”.
Tất cả các điều tra viên trong vụ án của ông Chấn trước đây đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập và hướng dẫn ông Chấn khai vào bản cung.
Điều này chẳng có gì lạ, ngay từ trước khi các điều tra viên này viết tường trình, người dân đã có thể tin chắc 100% là không ông nào chịu khai có ép cung, có hành hạ ông Chấn, dại gì mà xưng tội để mất hết những gì đã kiếm được. Và họ tin rằng chẳng có gì làm bằng chứng họ đã ép cung, đã bắt ông Chấn phải viết đơn thú tội.
Chiều ngày 7/11 vừa qua, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Minh đã yêu cầu các cán bộ điều tra trực tiếp điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn phải làm bản tường trình báo cáo lại toàn bộ quá trình điều tra vụ án này. Tuy nhiên sau đó, ông Minh cho biết các điều tra viên trực tiếp điều tra, xét hỏi ông Chấn hơn 10 năm trước đã hoàn tất việc giải trình mà theo đó “không thấy có vấn đề gì”.
Tất cả các điều tra viên trong vụ án của ông Chấn trước đây đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập và hướng dẫn ông Chấn khai vào bản cung.
Điều này chẳng có gì lạ, ngay từ trước khi các điều tra viên này viết tường trình, người dân đã có thể tin chắc 100% là không ông nào chịu khai có ép cung, có hành hạ ông Chấn, dại gì mà xưng tội để mất hết những gì đã kiếm được. Và họ tin rằng chẳng có gì làm bằng chứng họ đã ép cung, đã bắt ông Chấn phải viết đơn thú tội.
Sau khi nghe tin này ông Chấn nói gì?
Sau 7 ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình, khi biết tin các điều tra viên đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập mình, ông Chấn cho biết: “Tôi không nhất trí đâu. Tôi đề nghị tôi đi tù bao nhiêu năm thì yêu cầu các điều tra viên cũng phải đi tù như tôi bằng ấy năm. Tôi đã nói là Ngô Văn Tân, Trần Nhật Luật và Ngô Đình Dung có đánh tôi rồi cho chuyển từ buồng giam này sang buồng giam khác nhiều lần, ác ý là cho vào buồng để đầu gấu đánh tôi. Họ bắt làm hết cái nọ đến cái kia, rồi vô lý bảo tôi viết đơn xin đầu thú, trực tiếp Ngô Đình Dung bắt tôi viết đơn đầu thú và bắt tôi đọc lại đơn nhiều lần”.
Sau 7 ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình, khi biết tin các điều tra viên đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập mình, ông Chấn cho biết: “Tôi không nhất trí đâu. Tôi đề nghị tôi đi tù bao nhiêu năm thì yêu cầu các điều tra viên cũng phải đi tù như tôi bằng ấy năm. Tôi đã nói là Ngô Văn Tân, Trần Nhật Luật và Ngô Đình Dung có đánh tôi rồi cho chuyển từ buồng giam này sang buồng giam khác nhiều lần, ác ý là cho vào buồng để đầu gấu đánh tôi. Họ bắt làm hết cái nọ đến cái kia, rồi vô lý bảo tôi viết đơn xin đầu thú, trực tiếp Ngô Đình Dung bắt tôi viết đơn đầu thú và bắt tôi đọc lại đơn nhiều lần”.
Tòa đọc bản án như đọc sớ
Theo ông Chấn, khi ra tòa ông Chấn đã kêu oan với Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm, phúc thẩm nhưng không được chấp nhận. “Ra tòa tôi cũng nói, nhưng rồi lại không cho tôi nói, bảo phải trả lời theo hồ sơ bản án. Khi đến tòa phúc thẩm tôi cũng trình bày như thế, tòa thì cũng cứ đọc như các cụ đọc sớ. Mà cái phiên tòa trước, tòa cũng chỉ định luật sư và luật sư cũng nói rằng: Sao em không giết người mà em lại nhận như thế. Tôi bảo các điều tra viên cứ bắt tôi tập tành thành thục, từng động tác bê người bị hại thế này thế nọ…
Cụ thể, đó là các điều tra Trần Nhật Duật, Ngô Văn Tân, Ngô Đình Dung và cả kiểm sát viên Đặng Thế V. cũng vào dọa dẫm tôi, bắt tôi ký. Nhiều hôm (họ) bắt tôi làm cả đêm, diễn đi diễn lại cái động tác ấy, lúc thì bên phải, lúc thì bên trái, cứ lộn ngược lung tung, sau rồi tôi cũng đành theo ý của họ, luyện tập một cách thành thục, sau đó đến buổi quay thì mượn một nhà dân cũng sang trọng, vôi ve xanh ngoài cổng”.
Sau khi ngồi 10 năm tù với án chung thân về tội giết người, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn là bà Nguyễn Thị Chiến đã gửi đơn kêu oan cho chồng, cùng với đó là hành trình truy tìm thủ phạm gần 10 năm để minh oan cho ông Chấn.
Ông Chấn buồn bã nói: “Cảm xúc của tôi lúc đó, thì tôi nói rằng rất đau lòng, cả một cơ quan công quyền mà không điều tra được mà phải để vợ tôi mới học hết lớp 3, lớp 4 đi tìm vụ án, rồi mới biết”.
Tôi không thể kể hết những đắng cay, oan khổ mà ông Chấn đã tâm sự trong cái địa ngục này. Không biết những lời lẽ đầy máu và nước mắt đó có ai chịu nghe không hay chỉ có bà con mình nghe với nhau thôi?
Theo ông Chấn, khi ra tòa ông Chấn đã kêu oan với Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm, phúc thẩm nhưng không được chấp nhận. “Ra tòa tôi cũng nói, nhưng rồi lại không cho tôi nói, bảo phải trả lời theo hồ sơ bản án. Khi đến tòa phúc thẩm tôi cũng trình bày như thế, tòa thì cũng cứ đọc như các cụ đọc sớ. Mà cái phiên tòa trước, tòa cũng chỉ định luật sư và luật sư cũng nói rằng: Sao em không giết người mà em lại nhận như thế. Tôi bảo các điều tra viên cứ bắt tôi tập tành thành thục, từng động tác bê người bị hại thế này thế nọ…
Cụ thể, đó là các điều tra Trần Nhật Duật, Ngô Văn Tân, Ngô Đình Dung và cả kiểm sát viên Đặng Thế V. cũng vào dọa dẫm tôi, bắt tôi ký. Nhiều hôm (họ) bắt tôi làm cả đêm, diễn đi diễn lại cái động tác ấy, lúc thì bên phải, lúc thì bên trái, cứ lộn ngược lung tung, sau rồi tôi cũng đành theo ý của họ, luyện tập một cách thành thục, sau đó đến buổi quay thì mượn một nhà dân cũng sang trọng, vôi ve xanh ngoài cổng”.
Sau khi ngồi 10 năm tù với án chung thân về tội giết người, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn là bà Nguyễn Thị Chiến đã gửi đơn kêu oan cho chồng, cùng với đó là hành trình truy tìm thủ phạm gần 10 năm để minh oan cho ông Chấn.
Ông Chấn buồn bã nói: “Cảm xúc của tôi lúc đó, thì tôi nói rằng rất đau lòng, cả một cơ quan công quyền mà không điều tra được mà phải để vợ tôi mới học hết lớp 3, lớp 4 đi tìm vụ án, rồi mới biết”.
Tôi không thể kể hết những đắng cay, oan khổ mà ông Chấn đã tâm sự trong cái địa ngục này. Không biết những lời lẽ đầy máu và nước mắt đó có ai chịu nghe không hay chỉ có bà con mình nghe với nhau thôi?
Văn Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét