Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tù chính trị: Chết vẫn còn bị "giam"

Thanh Quang
 phóng viên RFA
Chia sẻ bài viết này



Bên ngoài một trại tù ở VN, ảnh minh họa.
Số phận của những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ở VN hiện nay gây nhiều quan ngại trong công luận, nhất là họ bị phân biệt đối xử với tù thường phạm, gặp khó khăn trong vấn đề chữa bệnh khiến “chỉ có thể chờ chết” để rồi khi qua đời, thân nhân không được đem xác về an táng ở quê nhà, như trường hợp mới đây nhất của tù nhân Bùi Đăng Thủy.
Sau khi tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Trại qua đời tại trại tù Xuân Lộc, Đồng Nai hồi tháng Bảy năm 2011 và bị chôn tại đó dù trước khi mất, ông mong mỏi được về nhà chết bên cạnh người thân và dù gia đình xin đưa thi hài ông về an táng ở quê nhà nhưng trại giam bảo rằng “ông Nguyễn Văn Trại là một tù nhân chính trị chứ không phải là người”; sau khi người tù thế kỷ Trương Văn Sương qua đời tại trại giam Nam Hà hồi tháng 9 năm 2011 và cũng bị chôn cất tại chỗ dù thân nhân xin được hỏa tang để mang tro cốt ông về quê quán Sóc Trăng, thì hôm 24 tháng 11 vừa rồi, tù nhân chính trị Bùi Đăng Thủy, cựu sĩ quan không quân VNCH, đã qua đời trong lặng lẽ tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai; và gia đình cũng không được mang xác ông về quê chôn cất !
Điều đó thể hiện sự man rợ của nhà nước này, tức là đến chết mà người ta vẫn còn giam cầm. Hành động đó không phải là con người nữa. Tôi đọc tôi ức nghẹn lên. Họ cư xử như vậy, nó không còn là con người nữa. 
» Nhà văn Phạm Đình Trọng
Điều đó thể hiện sự man rợ của nhà nước này, tức là đến chết mà người ta vẫn còn giam cầm. Hành động đó không phải là con người nữa. Tôi đọc tôi ức nghẹn lên. Họ cư xử như vậy, nó không còn là con người nữa.
- Nhà văn Phạm Đình Trọng
Trước tình cảnh như vậy, từ Sàigòn, nhà văn Phạm Đình Trọng, cựu Đại tá quân đội Nhân dân VN, lên tiếng:
Điều đó thể hiện sự man rợ của nhà nước này, tức là đến chết mà người ta vẫn còn giam cầm. Hành động đó không phải là con người nữa. Tôi đọc tôi ức nghẹn lên. Họ cư xử như vậy, nó không còn là con người nữa.
Ký giả Trương Minh Đức cũng từ Saigòn nhận xét:
Tôi cũng là một tù nhân lương tâm, từng ở tù chung với ông Bùi Đăng Thủy, ông Nguyễn Văn Trại… Ngoài ra, hiện cũng có những tù nhân lương tâm khác đang bệnh rất nặng trong trại giam. Đối với nhà cầm quyền CSVN, nói về chính sách nhân đạo hoặc luật lệ thi hành án của họ cũng có cụ thể, nhưng đó là những luật để họ lừa bịp quốc tế thôi. Chứ đối với những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo, thì họ cư xử rất độc ác; có nghĩa là từ lúc những người tù này bị bệnh cũng như khi qua đời, giới cầm quyền hành xử khác biệt với những tù nhân thường phạm, ngược lại với chính luật lệ mà họ đề ra. Tôi nghĩ luật pháp VN, họ nói một đường làm một nẻo. Họ đối xử tàn tệ với những người đối lập, bất đồng chính kiến.
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển giải thích rằng theo quy định thi hành án phạt tù thì người tù sau khi qua đời ở trong trại giam có thể được đem thi hài trở về với gia đình an táng. Tuy nhiên, đối với tù nhân chính trị cũng như tù nhân lương tâm thì điều này sẽ không xảy ra! Trại giam luôn luôn giữ thi hài đó lại và an táng trong phạm vi trại giam, nơi người tù đó ở. LS Nguyễn Bắc Truyển lưu ý:
Tôi nghĩ rằng đó là một sự phân biệt đối xử giữa người tù thường phạm và người tù chính trị, cũng như đó là một sự không nhân đạo. Bởi vì người VN mình có câu nói “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng đối với tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm thì nhà cầm quyền CSVN luôn luôn phân biệt đối xử như vậy. Họ không dựa trên cơ sở nhân đạo để giải quyết vấn đề mà dựa trên cơ sở trừng phạt, trả thù để giải quyết vấn đề của những người đang thi hành án bị qua đời trong trại giam.
Ký giả Trương Minh Đức lưu ý rằng giới cầm quyền viện dẫn nhiều lý do, nhất là an ninh, nhưng, ký giả Trương Minh Đức nhấn mạnh, một người đã quá cố rồi, thì “nghĩa tử là nghĩa tận” mà họ cũng không cho thân nhân mang xác về, trong khi “ đâu có gì gọi là nguy hiểm cho xã hội ?”. Ký giả Trương Minh Đức cho rằng tính cách nhân đạo của họ quả “có vấn đề !”. Nhà văn Phạm Đình Trọng khẳng định rằng:
Có một sự thật như thế này, tức là rõ ràng những người tù như Trương Văn Sương, như tù nhân (Bùi Đăng Thủy) vừa mất trong trại giam…, thực sự họ đều là những người tù chính trị cả. Nhưng nhà nước này không công nhận họ là tù chính trị, vẫn trốn tránh, tức là nhà nước này không dám nhìn thẳng vào sự thật. Điều đó cũng thể hiện một sự không trung thực của nhà nước này. Thực sự những người như Cù Huy Hà Vũ… đều là tù chính trị cả, nhưng nhà cầm quyền trốn tránh bởi vì vấn đề tù chính trị lại liên quan đến Công ước Quốc tế, những quy định quốc tế…Thành ra họ không dám công nhận. Mà họ coi tất cả những người đó là tù thường phạm.
Nhắc đến cái chết của những tù nhân chính trị trong cảnh lao lý nghiệt ngã, FB Tin Không Lề không quên lưu ý rằng “những người tù chính trị dưới chế độ CS đã bị đối xử còn tệ hơn trong nhà tù đế quốc, thực dân”. Nhà văn Phạm Đình Trọng đề cập đến vấn đề này:
Họ không dựa trên cơ sở nhân đạo để giải quyết vấn đề mà dựa trên cơ sở trừng phạt, trả thù để giải quyết vấn đề của những người đang thi hành án bị qua đời trong trại giam. 
» LS Nguyễn Bắc Truyển
Qua những sách vở tôi đọc được, thí dụ như Tướng Trần Độ nói rằng nếu thực dân Pháp cũng giam những người CS như bây giờ thì chẳng ai còn sống để làm cách mạng nữa. Chính ông Trần Độ đã nói như vậy, bởi vì ông đã trải qua nhà tù thời Pháp thuộc, rồi cũng kinh qua thời CS.
Theo cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển thì nhà cầm quyền VN luôn mô tả tình trạng giam giữ trong thời Pháp thuộc rất tàn ác, thô bạo, nhưng ông nhận thấy “thực dân Pháp xử tù những người gọi là yêu nước, kháng Pháp, vẫn có những người viết sách, viết truyện gởi ra đăng bên ngòai”. Và LS Nguyễn Bắc Truyển tin rằng “trường hợp khắc nghiệt lúc đó cũng không như bây giờ”.
Tù nhân chính trị VN hiện nay bị đối xử rất là tàn tệ. Ngoài chuyện họ bị đày đi xa gia đình hàng ngàn cây số như trường hợp bà Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần cùng rất nhiều người khác. Họ bị đày đi rất xa để việc thăm nuôi ngày càng khó khăn bởi vì đa số gia đình tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm là những người nghèo, không có được đủ phương tiện, điều kiện thăm nuôi thường xuyên. Giới cầm quyền muốn cắt đi những tù nhân đó ra khỏi gia đình, làm cho họ khó khăn trong việc tái hòa nhập với xã hội sau này.
Rồi nhà cầm quyền CSVN áp dụng những hình thức như biệt giam tù nhân chính trị trong điều kiện khắc nghiệt; giam tù nhân chính trị trong những phòng giam nhỏ, chật hẹp, rất nóng bức như hiện đang xảy ra ở phân trại 2, trại giam Xuân Lộc. Ngoài ra, họ còn bị ép buộc phải nhận tội, nếu không sẽ bị đối xử như một hình thức vi phạm kỷ luật, như trường hợp anh Điếu Cày, bà Mai Thị Dung không “nhận tội” cũng không được cho đi chữa bệnh trong điều kiện đang bị bệnh rất nặng. Hay như trường hợp ông Nguyễn Tuấn Nam đang bị giam giữ ở trại số 2, Xuân Lộc.
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển nhân tiện lưu ý rằng từ năm 2000 đến nay, có ít nhất 10 tù nhân chính trị đã chết tại trại giam Xuân Lộc. Số phận của tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm VN – nói theo lời ký gia Trương Minh Đức - bị “để cho kéo dài tình trạng bệnh tật trong trại giam mà không được chữa trị đến nơi đến chốn chỉ có thể chờ chết thôi” khiến người ta lo ngại cho những người tù hiện nay, từ sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà giáo Đinh Đăng Định cho tới người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu.
Theo cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển thì cách hành xử của nhà cầm quyền VN như vậy là không thể hiện tinh thần giam giữ nhân đạo theo Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, hay Công ước Chống Tra Tấn Tù nhân hoặc Hội đồng Nhân quyền LHQ mà chính VN đã gia nhập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét