Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Xờ sờ - “sờ chim” & “sờ bướm”

Cười một chút cho đời đỡ khổ...
Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này. 
VD: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ  XƠ”
 
 
Bộ GDĐT đã phải yêu cầu giáo viên giảng giải, phân biệt thật kỹ S và X cho các em nhỏ ngay khi mới bước vào trường. Để dễ phân biệt, giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn. Các em vẫn thấy khó phân biệt giữa S và X.
 
Từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên sáng kiến vẽ thêm vào chữ S để thành hình 1 con chim và S được gọi là “sờ chim”, cũng có nghĩa là “sờ nặng” . Còn chữ X, giáo viên vẽ thêm cánh trông giống con bướm và X được gọi là “sờ bướm” , cũng có nghĩa là “ sờ nhẹ”.Từ đó giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt:
GV hỏi : - Sờ chim là sờ gì ?
Các em: - Sờ chim là sờ nặng ạ !
GV hỏi : - Sờ bướm là sờ gì ?
Các em: - Sờ bướm là sờ nhẹ ạ !
 
GV lại viết chữ S và chữ X to lên bảng và khoang tròn chữ X. Lúc này chữ X nằm bên trong vòng tròn còn chữ S nằm ngoài vòng tròn.
 
GV hỏi : - Sờ trong là sờ gì ?
Các em: - Sờ trong  là sờ bướm  ạ !
GV hỏi : - Sờ ngoài  là sờ gì ?
Các em: - Sờ ngoài  là sờ chim  ạ !
 
Áp dụng vào các câu, từ cụ thể
 
- GV hỏi : - Sung sướng là sờ gì ?
-  Các em: - Sung sướng là sờ chim ạ !
- GV hỏi : - Xấu Xa là sờ gì ?
-  Các em: - Xấu Xa là sờ bướm ạ !
- GV hỏi : - Sản Xuất là sờ gì ?
-  Các em: - Sản Xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ !
 
Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như :
 
  -  Sẵn sàng là sờ chim
  -  Xa xỉ  là sờ bướm
  -  Xuyên Suốt  là sờ cả bướm , sờ cả chim 
  -  Sâu Sắc  là sờ chim
  -  Xinh xắn là sờ bướm
  -  Xuất Sắc là sờ cả bướm , sờ cả chim 
  -  Sáng Suốt là sờ chim
  -  Xao Xuyến là sờ bướm
  -  Xài Sang  là sờ cả bướm , sờ cả chim 
  -  Lịch Sự (*) là sờ chim
  -  vân vân...
 
Cứ thế các em phân biệt rất rõ S và X.
 
Tuy nhiên 1 em lại hỏi: “ Thưa thầy, bố em thường gọi thủ trưởng là Sếp còn mẹ em thì gọi là Xếp. Vậy thủ trưởng là Sờ gì ạ ?
 
Thầy (suy nghĩ 1 lúc) trả lời: “ Đã là thủ trưởng rồi thì Sờ gì mà chẳng được ! Chính vì thế mà ai cũng muốn lên làm lãnh đạo đấy các em ạ ! ”
 
***********************
 
           (*) Trong khi lớp của thầy đang học phân biệt S và X với từ  « Lịch Sự » là Sờ Chim thì lớp bên cạnh, một cô giáo lại giảng nghĩa về từ «  Lịch Sự » (Polite) 
            Cô giáo hỏi :
            - Các em cho cô biết lịch sự là gì ?
            Qủa là câu hỏi khó với học sinh lớp 1. Các em suy nghĩ mãi rồi Thắng giơ tay xin trả lời :           
            - Thưa cô, lịch sự là cái ở trong quần của bố em ạ !
            Cô giáo đỏ mặt.
            - Thắng , sao em lại trả lời như vậy ?
            - Thưa cô, vì mỗi lần có khách tới nhà, em nghe mẹ luôn bảo bố là mặc quần vào cho khỏi mất lịch sự. Như vậy rõ ràng là lịch sự là cái ở trong quần của bố em và nó dễ bị mất ạ !
 
************************
Miền Bắc có 1 số nơi lẫn lộn hai chữ N và L nữa - Họ viết đúng nhưng phát âm lại nghịu  L và N. Họ viết được : “Nó hót líu lo” nhưng lại đọc là “Ló hót níu no”. Họ viết được “ Thằng ấy luôn luôn năng nổ”  ” nhưng lại đọc là “Thằng ấy nuôn nuôn lăng lổ”. ”Lòng lợn luộc”  thì nói là “nòng nợn  nuộc” vv…
 
PVT: Có một ông lãnh đạo lên lớp giảng cho các cán bộ cấp dưới. Ông này nói ngọng như sau:
 
Bác đã dạy “Nàm cán bộ thì phải no trước cái no của dân, phải vui sau cái vui của dân”.
 
Người Tháiland và người Nhật không nói được chữ R mà  mà chữ R  họ phát âm thành chữ L. “ Road nói là “Load” , “Salary” nói là “Salaly”… Chữ L thật lắm chuyện.  Ai có chuyện về 2 chữ cái này thì kể cho vui nào ? )
 
PVT: Anh Hiền chắc biết anh chuyên gia Kohei Toda đang làm việc cho WHO ở Hà Nội hiện nay. Anh Toda lấy bằng tiến sỹ ở London.
 
Hồi anh còn làm ở Viện Pasteur TP.HCM, nhiều lần em thảo luận với anh ta về Thanh toán bệnh bại liệt. Anh trả lời “You are Light” thay vì “You are Right”. Hôm nào gặp anh cứ để ý mà xem.
 
Bàn tiếp về CHIM và BƯỚM
 
Việt Nam chúng ta là CHIM, chứ không phải là Bướm. Vì bản đồ Việt Nam là sờ nặng S.
 
 Phân biệt được Chim nhà, Chim rừng, Bướm nhà, Bướm rừng:
 
Bướm rừng sờ cái là bay
Bướm nhà sờ cái lăn quay ra giường
Chim rừng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to
 
Chim rừng có cánh, nhiều lông
Chim nhà không cánh nhưng lông vẫn nhiều
 
Bướm rừng như chiếc lá đa
Bướm nhà như chiếc bàn là Liên Xô
 
Chim khôn chim ngẩng cao đầu
Bướm khôn bướm đậu trên đầu con chim
 
Bướm chim là chuyện đời thường
Chim bay, bướm lượn vấn vương suốt đời
 
Mong sao tất cả mọi người
Bướm chim đều khỏe tiếng cười dài lâu
 
           (Nguyễn Thành Đông)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét