Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Thấy gì qua phát ngôn gây sốc của CTQH Nguyễn Sinh Hùng?

11236199-Nguyen-Sinh-Hung
Ngày 11/04/2014, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã gây một cơn “địa chấn” trong dư luận khi phát biểu trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH): Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!
Về ý nghĩa, nội dung liên quan phát ngôn này có lẽ không cần phải nhắc lại. Ở đây tôi muốn đề cập những suy nghĩ xung quanh phát ngôn của ông Hùng với tư cách người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất nước: Quốc hội.
Chuyện các chính khách hàng đầu trong bộ máy chế độ hiện nay của Việt Nam có những phát ngôn gây sốc tương tự không phải là hiếm, thậm chí hầu như ai cũng có và ngày càng có dấu hiệu nhiều hơn trong quãng thời gian mấy năm gần đây.
Đơn cử như phát biểu cuả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc “Bộ chính trị không kỷ luật đồng chí X..”. Phát biểu của Tổng bí thư “tham nhũng như ngứa ghẻ; đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải đút lót..”, Bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan “ở đâu cũng ăn, ăn không chừa thứ gì..”.v.v..
Xét về mặt ngôn từ được phát ra từ những chính khách tầm cỡ quốc gia. Đọc, nghe những phát ngôn như vậy ta dễ dàng khẳng định: Đó không xứng đáng là ngôn từ của một lãnh đạo quan trọng chứ chưa nói của lãnh tụ! Nói cách khác: Ít nhất về mặt vốn từ ngữ: Hầu hết các lãnh đạo của VN đều rất nghèo nàn chứ chưa nói tới trình độ và bản lĩnh chính trị.
Xét về quy trình phát ngôn dành cho lãnh đạo: Các lãnh đạo Việt Nam, từ cấp thấp tới cấp cao xưa nay vốn có “truyền thống” phát biểu bằng văn bản đánh máy sẵn(!) Do đó, khi các lãnh đạo đứng trước bất kỳ cuộc họp nào mà luôn cúi đầu xuống (đọc) và chỉ ngẩng lên để lấy hơi thì hiếm khi có những ngôn từ kiểu “dân dã” như vậy. Còn khi nào mà trả lời trực tiếp hay cao hứng bỏ tờ giấy chuẩn bị sẵn ra thì gần như chắc chắn 100% là.. có chuyện!
Việc gần đây, các lãnh đạo cao cấp luôn có các phát ngôn như trên, phải chăng đó không chỉ thể hiện sự yếu kém của các lãnh đạo hàng nguyên thủ, mà ngay bộ máy tham mưu cũng không còn đủ những trình độ cần thiết do việc hình thành các bộ máy kiểu phe cánh? Ở khía cạnh này, có thể xét đến cả khả năng: Bộ phận tham mưu của các lãnh đạo này có “chân tay” của phe nhóm khác cài cắm lẫn nhau nhằm “chơi xỏ” nhau để hạ uy tín. Đẩy đối phương vào các bê bối nhằm triệt hạ lẫn nhau. Phát biểu của Bà Doan – PCT nước có thể đại diện cho cái bức xúc trứơc sự bế tắc của chế độ trong vấn đề điều hành đất nước.
Dấu hiệu đấu đá các phe nhóm cũng rất dễ nhận ra qua các vụ “đại án” gần đây. Việc TW ĐCSVN mở chiến dịch chống tham nhũng một cách rầm rộ nhưng vụ nào cũng có dấu hiệu khựng lại đâu đó vào giai đoạn cuối cho thấy phía sau đó là các mặc cả, các thỏa thuận và có thể có cả những “dằn mặt” dẫn đến kết quả “đầu voi, đuôi chuột”.
Xét về mặt ý nghĩa: Câu ví von “tham nhũng như ngứa ghẻ” của ông TBT không chỉ hàm ý một hiện tượng lan tràn, khó chịu.. từ tham nhũng mà ngay chính cái từ “khó chịu” của ông sau đó và hình ảnh được ví von cho thấy vấn nạn tham nhũng với ông chỉ là “ngứa; khó chịu..” chút ít chứ không có gì quá nghiêm trọng. Điều mà lẽ ra với vị trí của ông và thực tế ở VN phải nói là “đặc biệt nghiêm trọng” !
Câu phát biểu của TBT nếu so với phát biểu của ông CTQH thì có thể nói không thấm tháp gì về mặt này (!) Bằng ngôn từ cụ thể và thái độ của ông CTQH lúc đó: Gằn giọng nhấn mạnh trả lời theo kiểu gắt gỏng với người chất vấn như ngầm cả đe dọa, tương tự lúc ông đưa ra kết luận cuối cùng tại Đại hội XI trước đây. Ý nghĩa câu nói thì huỵch toẹt, rõ ràng: Vừa phủi bỏ trách nhiệm không chỉ của cá nhân ông qua câu “Chủ tịch Quốc hội cũng không phải là người đứng đầu Quốc hội” mà còn thể hiện sự bao che cho cả cơ quan QH khi nói “QH là cơ quan lập pháp, QH sai thì chỉ nhận khuyết điểm chứ không thể kỷ luật(!)”.
Ở đây không có gì phải tranh cãi khi khẳng định ông Hùng phát biểu trong một trạng thái khá bực dọc (thậm chí có thể là cả lo sợ khi có nguy cơ bị quy trách nhiệm) nên đã “bật” ra những gì thuộc về bản chất sẵn có của chính ông – và cả bộ máy do ông lãnh đạo – chứ không phải của một chính khách.!
Xét về mặt tác động xã hội: Phát biểu của CT nước nhanh chóng bị dư luận dẫn giải như một bất lực, yếu hèn của tập thể BCT TW ĐCSVN trong vấn đề quản lý cán bộ, điều hành hoạt động chính trị cả nước.Người ta có thể thông cảm phần nào do ông vốn ở vị trí mà trong hệ thống chính trị VN vốn không có nhiều thực quyền. Tương tự sự “thông cảm với các phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng – Người được gán thêm cái tên vừa rất đúng vừa rất ngộ nghĩnh là “Trọng Lú”.
Nhưng câu phát biểu của CTQH thì khác. Nó không chỉ bộc lộ thực tế vô trách nhiệm của mô hình “quyền lợi cá nhân, trách nhiệm tập thể” của toàn bộ cấu trúc chính trị nhà nước Việt Nam ngày nay. Không chỉ như một giọt nước tràn ly bởi sự kịch tính mà nó như một thách thức kiểu: Tôi có quyền, tôi làm gì tôi muốn! Các người phải chấp nhận!
Theo quy định của Hiến pháp và cũng là vai trò phân cấp lập pháp, hành pháp.. thì QH là cơ quan quyền lực nhất nước. Các ĐBQH là do dân bầu ra, đại diện cho dân quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động của thể chế. Chịu trách nhiệm trước dân. Nhưng qua phát biểu này, nó minh chứng thêm một điều: QH VN không đại diện cho dân và cũng không phải chịu trách nhiệm gì vì nó là cơ quan đại diện quyền lực cho Đảng CSVN. Nó hợp lý với khẳng định của ông TBT trong ĐH ĐCSVN “Hiến pháp là văn kiện pháp lý quan trọng thứ hai sau Điều lệ Đảng”.
Đến đây, ý nghĩa phát ngôn của ông CTQH – Cơ quan đại diện cho dân nhưng chiếm 99% là Đảng viên – đã chỉ rõ tính chất toàn trị một cách cực đoan – Thách thức mọi quyền lực của nhân dân. Nói một cách khác: Đây cũng là thông điệp thách thức của ĐCSVN trong bối cảnh các mâu thuẫn giữa quan hệ người dân và thể chế đang diễn biến phức tạp và căng thẳng hơn bao giờ hết.
Bằng thông điệp này, ý thức thượng tôn pháp luật của người dân đối với chế độ cũng bị thách thức ở mức nghiêm trọng cao nhất. Nó gần đồng nghĩa với kiểu nói dân dã: Mày bất chấp thì tao cũng bất chấp(!)
Người dân hoàn toàn có đủ cơ sở để đáp lại bằng thông điệp không thừa nhận cơ quan đại diện cho mình là Quốc hội! Vì một người đại diện cho dân nhưng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào ngay cả khi quyết định những việc mà người dân không biết, không có quyền phúc quyết nhưng lại phải gánh chịu mọi hậu quả do người đại diện làm.! Một kiểu phát ngôn rất chợ búa kiểu giang hồ (!)
Gía trị của tuyên bố: “Đa số người dân ủng hộ Hiến pháp” trong kỳ biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi vừa qua trở nên trơ trẽn và dối trá rõ rệt đến trần trụi (!)
..
P/S: THƠ RẰNG:
Ờ thì cũng tại thắng dân.
Quá ngu nên để thằng đần ngồi trên.
Ăn thì nó táp ngày đêm.
Làm thì mặc kệ miễn tiền vào tay!
Nói to thì nhất xứ này.
Nói ngu thử hỏi ai tày đọ hơn?
Đầu to sạch bóng lông mòn.
Chả không đội đít thì còn cách chi?
Mả cha thế sự lạ kỳ.
Còng lưng nuôi chó, chó thì biết đâu !
Tai nghe nó nói chẳng đau.
Cả bầy ngây mặt đơ râu ngậm mồm!
Dân đen nghe vãi linh hồn.
Không mau thức dậy hỏi còn đợi chi?
Nhất Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét