Ngày 8/8, tại Nay Pyi Taw, Myanmar, nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM-47) và các hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh trên)
Lời Hồ Chủ Tịch: Đối với bạn cũ phải… cương quyết khôn khéo. Đối với địch cũ phải…. thân ái giúp đỡ.
Hiệu Minh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Coi trọng ngoại giao đa phương trong bảo vệ chủ quyền
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay.
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” sáng nay tại Hà Nội.
Trong bài phát biểu trước đông đảo diễn giả quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại những dấu ấn lịch sử của các hội nghị Geneva 1954, Paris 1973 như những thành công vang dội trên mặt trận đa phương góp phần kiến tạo hòa bình, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước.
Kể từ những dấu ấn ban đầu đó, VN ngày nay là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiều tổ chức, diễn đàn quan trọng ở khu vực và thế giới như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM,… Nổi bật là việc đảm nhận thành công cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ khóa 2008 - 2009 và Chủ tịch ASEAN năm 2010.
Trong thế kỷ 21, Thủ tướng cho rằng, môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực.
Đó là việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, liên kết kinh tế, tài chính, tự do hóa thương mại, đầu tư, cũng như việc hợp sức ứng phó với khủng hoảng và các thách thức an ninh phi truyền thống… Và thế giới đang hướng đến cục diện “đa cực” cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tất cả các quốc gia đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương, nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới.
Trong đó châu Á - Thái Bình Dương đang đi đầu xu hướng liên kết đa tầng nấc và trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị năng động.
Chủ động hội nhập
Thủ tướng nhắc lại Đại hội XI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại.
"Đại hội XI của Đảng đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” và đã được cụ thể hóa bằng nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" - Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng cho rằng cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của N. Trong đó, đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết.
"Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của VN đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực".
Đổi mới tư duy
Sau gần 30 năm đổi mới, VN có thuận lợi lớn là thế và lực đã tăng lên rất nhiều. VN ngày nay là thành viên tích cực của ASEAN và hầu hết các tổ chức khu vực, quốc tế quan trọng, có quan hệ ngoại giao với 184 quốc gia và tạo dựng khuôn khổ quan hệ ổn định, sâu sắc với các đối tác hàng đầu. Mặt khác, VN đứng trước những thách thức to lớn từ sự thay đổi sâu sắc của cục diện đa phương và môi trường chiến lược ở khu vực và thế giới.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương.
"Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”. Thủ tướng đồng thời nêu rõ nhu cầu cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế bàn các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước.
Linh Thư
Theo VietnamNet
Theo VietnamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét