Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014
SÁT CÁNH CÙNG GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng sinh ra ở Điện Bàn, Quảng Nam , có cha là trí thức miền Trung và từng là bạn học thân thiết của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông tốt nghiệp tú tài năm 18 tuổi với số điểm rất cao, thi đậu cả 5 trường đại học và là một trong 7 người gốc miền Trung được chọn đi du học tại Pháp. Cuộc đời giáo sư là một câu chuyện dài theo đuổi việc học rồi đi du học và cơ duyên đến với ngành nghiên cứu vũ trụ hàng không không gian.
Chính phủ Ngô Đình Diệm lúc đó ưu tiên cử sinh viên du học kỹ thuật. GS Hưng thích bay bổng trời sao nên ngành chọn ngành Hàng không Không gian. Khi làm luận văn ra trường GS lại chọn đề tài vật lý nguyên tử vì sức nóng thời sự của lĩnh vực này và được một giáo sư tên là Baudouin de Veubeke nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý không gian lâu năm, từ Mỹ về hướng dẫn. Ông giao cho GS bài toán chấn chỉnh quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo phóng lên. Loại bài toán thay đổi thông số, hoặc ta chọn quỹ đạo elip, quỹ đạo xa hay gần trái đất. NĐ.Hưng đã khai thác hết các quỹ đạo có được và cải tiến cả các quỹ đạo người ta đã làm nên được ông chú ý, đối đãi thân tình và muốn chọn đào tạo làm người kế cận, thay ông sau này. Khi GS.Hưng tốt nghiệp, ông được thầy mời làm trợ lý và có cơ hội trở thành giáo sư tại Bỉ. Nhưng GS đã từ chối vì giấc mơ Việt Nam. Ông lại cho giáo sư cơ hội học nghiên cứu sinh 2 năm. 2 năm sau, 1966, chương trình kết thúc, chiến tranh VN đang ở giai đoạn dữ dội nhất. Ông giới thiệu GS.Hưng vào Trung tâm hàng không không gian châu Âu. Tuy nhiên hồ sơ bị từ chối vì nhà khoa học trẻ người Việt Nam đã từng biểu tình chống Mỹ ngay trước đại bản doanh NATO. Trưởng khoa Xây dựng của trường Liège vì yêu mến tài năng của Nguyễn Đăng Hưng nên giữ lại khoa nhưng thay vì tính toán máy bay hàng không, thì GS đi tính toán cầu đường. Ông vẫn nghiên cứu khoa học trong những năm ấy và đã xuất bản thành cuốn sách hai tập tổng cộng 900 trang.
Năm 1976, sau khi đất nước thống nhất, GS là một trong những thành viên của đoàn trí thức Việt kiều châu Âu đầu tiên trở về quê hương và được Chính phủ ưu ái. Giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ tiếp cận, đuổi kịp thế giới là điểm mạnh và là quan tâm hàng đầu của GS. Năm 1977 ông đã xin được tài trợ của ĐH Liège, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký giấy mời ông về mở khóa đặc biệt giảng dạy về “Tính toán các cấu trúc bằng phương pháp phần tử hữu hạn” do Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước tổ chức.
Đến năm 1979, ông về Việt Nam khảo sát lần nữa. Nhưng ước mơ dạy học, chuyển giao công nghệ đành gác lại vì lúc ấy cả nước ăn bo bo nói gì đến làm khoa học công nghệ cao. Nên ông quyết định tiếp tục sang phương Tây, làm đơn xin vào quốc tịch Bỉ. Kiếm được bao nhiêu tiền đều dùng làm báo, biểu tình, tuyên truyền đấu tranh đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Giáo sư quyết định đi thỉnh giảng bên Congo. Nguy hiểm nhưng lương gấp 3 lần. 4 năm giảng dạy tại đó GS nắm được cách hợp tác quốc tế châu Âu với các nước phát triển. GS vừa dạy học, vừa say mê nghiên cứu khoa học, xuất bản sách các công trình nghiên cứu nên quên làm luận văn tiến sĩ. Thầy GS gọi về vì ông này sắp về hưu và lo GS không thể thay ông nếu chưa có bằng tiến sĩ. GS trình đề cương các công trình nghiên cứu của mình . Thầy của GS đánh giá đó là một đề án luận văn quá lớn và đã đề nghị thành lập một Hội đồng giám khảo quốc tế, có các nhà bác học Bỉ, Hà Lan, Italia.. tới thẩm định công trình . Kết quả là Hội đồng ra một văn bản chứng minh ông Nguyễn Đăng Hưng qua các công trình đã công bố đủ tư cách là tương đương tiến sĩ, đồng thời có quyền bảo vệ một luận án cao hơn, luận án tiến sỹ đặc biệt dành cho những nhà khoa học sắp trở thành giáo sư. Một môn khoa học mới khai sinh tại Bỉ là Khoa Phá hủy thuộc Khoa kỹ thuật hàng không không gian Bỉ. Mỗi quyết định của các chuyên gia trong ngành khoa học mới này đem lại niềm vui hay nỗi buồn cho các chủ hãng hàng không. Họ là những người xác định tuổi thọ máy bay, còn tiếp tục bay được hay không? và còn bay được bao nhiêu chuyến? Đang là Chủ nhiệm bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Bỉ, GS.TS Nguyễn Đăng Hưng quyết định trở về xúc tiến các chương trình đầu tư cho Việt Nam trong lĩnh vực của mình – giáo dục đào tạo.Nhờ những đóng góp to lớn cho khoa học, nước Bỉ đã trao tặng cho GS.Hưng những huân chương cao quý: Huy chương, Hàn Lâm-Viện Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ (1984), Huy chương Lao động hạng nhất của Chính phủ Bỉ . Được tuần báo VIF-EXPRESS vinh danh là một trong 12 người nước ngoài làm cho nước Bỉ đổi thay , Huân chương “Đại sĩ quan của Vua Léopold II”, Vương quốc Bỉ; Huân chương “Đại sĩ quan của Hoàng Gia, Vương quốc Bỉ”
Năm 1986, Đảng CSVN đưa ra chính sách đổi mới. Lúc này GS đã là trưởng khoa có kinh nghiệm 4 năm về hợp tác quốc tế. Sau một thời gian thức hiện các dư án nhỏ (1990-1994), năm 1995, giáo sư nghĩ ra phương thức mới mà ở Bỉ chưa có: đào tạo du học tại chỗ. Thay vì đưa sinh viên đi du học thì tổ chức những lớp đào tạo tại nước phát triển, đưa giáo sư sang dạy chương trình của châu Âu, chất lượng do các trường châu Âu kiểm tra nhưng sinh viên học tại đất nước mình, tránh việc tìm cách ở lại nước ngoài, chảy máu chất xám… Cuối năm 1995, Trung tâm đào tạo cao học Bỉ - Việt ở TP.HCM đã chính thức khởi động. Mô hình hợp tác mới với các trường đại học quốc tế ra đời. Đến năm 1998 một trung tâm tương tự được sáng lập, công tác với Đại học bách Khoa Hà Nội. Đã có trên 100 giáo sư, tiến sĩ quốc tế ủng hộ chương trình về Việt Nam giảng dạy của GS Hưng với cùng một tâm huyết là giúp các nước phát triển mà đặc biệt Việt Nam, một đất nước chiến tranh liên miên.
Tính đến nay GS đã mở được 20 khóa đào tạo khoa học .8 ở Hà Nội và 12 tại TP.HCM với trên 700 học viên theo học. Trong đó có 318 học viên đạt bằng thạc sĩ quốc tế (Bỉ), ĐH Liège cấp bằng; hơn 80 sinh viên Việt Nam sang châu Âu thực tập với bằng cấp của Bỉ, đã có 60 học viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại các nước tiên tiến; tổ chức cho hơn 40 giáo sư Việt Nam sang châu Âu cải tiến nghiệp vụ.
Vì những đóng góp to lớn của mình cho nền khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Đăng Hưng được trao tặng nhiều bằng khen của UBND TP.HCM và của Bộ Ngoại giao, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong số kiều bào có công với đất nước, GS . Hưng là gương mặt nổi bật đại diện cho làng khoa học. “Giấc mơ Việt Nam” mà GS chia sẻ cùng những đóng góp lớn lao cho Việt Nam ấy khiến mọi người đều nể phục. Thái độ sống, sự lựa chọn mà GS Nguyễn Đăng Hưng đã thực hiện trong cuộc đời ông chính là tinh thần giáo dục khai phóng mà các nhà quản lí giáo dục của Việt Nam đang theo đuổi.
Vậy mà mới đây, đại học Tôn Đức Thắng đã vu khống giáo sư Hưng khi kiện GS lên tòa án nhân dân quận 9. Họ đã kiện một bản hợp đồng kết thúc trước thời hạn.
Trong thư gửi Đại Đoàn Kết ngày 15-8, GS.TS Nguyễn Đăng Hưng đã phải “cầu cứu” đến các cơ quan chức năng bởi Đại học Tôn Đức Thắng “cố ý gây tổn hại đến uy tín, danh dự” khi làm đơn kiện ông ra Tòa án Q.9 (TP.HCM). Ngày 14-8, theo giấy triệu tập , GS Hưng đã đến làm việc với cơ quan này xung quanh việc ĐH Tôn Đức Thắng vừa khởi kiện mình. Ông hoàn toàn bất ngờ và phẫn nộ trước các nội dung khởi kiện mà trường này nêu ra. “Là bị đơn của vụ kiện, nhất là với vai trò một công dân tôi tuân thủ đến tòa theo giấy triệu tập. Nhưng, là nhà khoa học Việt kiều về nước với mong muốn cống hiến, tôi rất mệt mỏi khi vướng phải vụ kiện này”, GS Hưng nói.
ĐH Tôn Đức Thắng đưa ra 4 điểm chính để kiện GS, gồm: Yêu cầu ông Hưng phải “đăng thông tin cảm ơn trường với tư cách nhà sáng lập trên một số tạp chí APJCEN. Thứ hai, ông Hưng phải ngừng ngay việc phát tán những nội dung sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Trường Đại học Tôn Đức Thắng; đính chính và xin lỗi trường trên diễn đàn đã đăng tải những thông tin trên. Thứ 3, Trường ĐH Tôn Đức Thắng yêu cầu GS Hưng “công khai xin lỗi trường trên 3 kỳ liên tiếp tại báo Sài Gòn Giải phóng. Tất cả các nội dung trên phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường. Không chỉ có vậy, Trường này còn bắt GS Hưng “phải hoàn trả cho trường số tiền 461.364.522 đồng mà trường đã chi trả để ông Hưng thực hiện công việc xây dựng tạp chí APJCEN”.
Trao đối với PV Đại Đoàn Kết, GS Hưng đã đưa ra các bằng chứng về hợp đồng lao động giữa ông và trường ĐH Tôn Đức Thắng có thời hạn từ ngày 1-7-2012 đến 1-7-2015. Hợp đồng này ghi rõ nội dung công việc của ông Hưng, gồm: “Lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của ĐH Tôn Đức Thắng, xây dựng một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu được cộng đồng quốc tế công nhận theo tiêu chuẩn ISI trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hành và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí”. Điểm này của hợp đồng hề nhắc đến việc ai là chủ,ai là tổng biên tập!
Tuy nhiên, sau khoảng một năm rưỡi làm việc, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đưa ra đánh giá:”Ông Hưng không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả các nhiệm vụ được quy định tại hợp đồng làm việc được ký kết giữa hai bên”. Do đó, ngày 27-3-2014, hai bên đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
GS Hưng nói: “Là nhà khoa học, tôi xin phép không đưa ra bình phẩm trước đánh giá chủ quan từ phía ĐH Tôn Đức Thắng. Tôi chỉ xin nhấn vào những điểm thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn giữa tôi và ĐH Tôn Đức Thắng. Cụ thể, trong thỏa thuận được hai bên cùng xác nhận ký tên, trong đó tôi đã có ghi rõ là “không gì phải bàn giao và trách nhiệm về những công việc mà tôi có liên quan đến ĐH Tôn Đức Thắng. Như vậy, tôi thấy lố bịch khi trường này lại kiện tôi vì một hợp đồng đã chấm dứt trước hạn hợp pháp”.
Theo lý mà nói, Springer mới là chủ quản APJCEN.Trong đơn kiện GS Hưng, trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng: Trong quá trình xây dựng tạp chí Asian Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN), GS Hưng vi phạm hợp đồng thỏa thuận với trường khi làm việc không đạt được kết quả cụ thể; đồng thời GS Hưng đã đăng tải những thông tin không đúng sự thật trên diễn đàn cá nhân. Bên cạnh đó, trường đòi GS này phải bồi thường thiệt hại tổng số tiền hơn 461 triệu đồng, bao gồm các chi phí tiền lương cơ bản, vé máy bay, phí dự hội thảo, công tác, bảo hiểm,…
Liên quan đến tạp chí APJCEN, chủ sở hữu của tạp chí này – Ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Spinger chính thức lên tiếng vối Saigon Times là: Trong hợp đồng thành lập tạp chí này hoàn toàn không có trường ĐH Tôn Đức Thắng, khẳng định GS Nguyễn Đăng Hưng mới là TBT và là đồng sáng lập tạp chí APJCEN. Đây là một trong những quan điểm then chốt giúp vạch trần động cơ xấu của trường ĐH Tôn Đức Thắng khi khởi kiện GS Nguyễn Đăng Hưng lên TAND Q.9 .
Xác nhận với Đại Đoàn Kết, GS Nguyễn Đăng Hưng cũng đưa ra bằng chứng trong hợp đồng xuất bản với Springer quy định NXB Springer lo phần tài chính, GS Hưng lo phần nội dung, và cụ thể văn kiện sáng lập có hai chữ kí của GS Hưng và Springer. Như vậy, nhà sáng lập là hai bên, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là bên thứ ba không liên quan.
“Dù vậy, tôi đã tranh đấu để logo của ĐH Tôn Đức Thắng xuất hiện trên tạp chí, ban thư kí của tạp chí nằm tại Tôn Đức Thắng. Như vậy, cả thế giới sẽ biết tạp chí này xuất phát ở ĐH Tôn Đức Thắng. Đó là cái tôi tâm huyết muốn giúp cho trường quảng bá hình ảnh về nghiên cứu khoa học trước toàn cầu. Phí quảng bá này tính ra tiền sẽ là bạc tỷ, vì thời gian quảng bái đã kéo dài hơn một năm! Vậy mà ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng lại đòi hỏi là nhà sáng lập của tạp chí. Sự đòi hỏi này là quá đáng nên GS không thể tiếp tục hợp tác với trường ĐH Tôn Đức Thắng.
TAND Q.9 truyền đạt rằng GS có 15 ngày để làm tờ giải trình, tìm hướng giải quyết tốt nhất đối với đơn khởi kiện từ phía nguyên đơn là trường ĐH Tôn Đức Thắng. Nhưng chúng ta, những người yêu công bằng tin tưởng rằng luật pháp Việt Nam và dư luận sẽ bảo vệ lẽ phải . Hầu hết các tờ báo đều đã dũng cảm đứng về phía nhà khoa học này.Chỉ còn báo Lao Động đang dùng mọi thủ đoạn nhằm triệt hạ uy tín của GS.Hưng. Facebook lẫn Email của giáo sư Hưng đều đã bị đánh sập , điều này do ai gây ra thì chúng ta dễ dàng đoán được, giáo sư là nhà khoa học chân chính đâu có thù oán gì với ai.Năm nay ông đã 73 tuổi. Ảnh hưởng của ông trong cộng đồng khoa học trong nước là rất lớn nếu không muốn nói là cả trên quốc tế. Nếu ông bị số ít phản tiến hóa trong ngành báo chí đánh bại, những nhà giáo sư tiến sĩ khoa học có tâm huyết ở các đại học nước ngoài ai còn dám về nước cống hiến nữa ? Nhưng nếu ông thắng kiện thì sẽ là một tiền lệ tốt để dòng chất xám sẽ chảy về Việt Nam và dân tộc ta có quyền mơ giấc mơ Việt Nam như của GS.Hưng. Đồng thời đây sẽ là tiền lệ cho thấy xã hội Việt Nam không đối xử bất công với những nhà khoa học chân chính.
Vì vậy, Tuổi trẻ trong nước hãy ngay lập tức loan tải thông tin này, cùng nhau chia lửa và sát cánh với GS Nguyen Dang Hung trên hành trình đòi lại công lý và danh dự. Hãy loan tải thông điệp này để ủng hộ GS.Hưng trong vụ kiện khốc liệt sắp tới mà ông sẽ phải đối đầu với bầy sói độc ác. Chúng ta là số đông lương thiện và không thể để cho thiểu số xấu nết phá hoại xã hội được.
Tôn Phi
From Facebook Faces of Faith
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét