Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Báo Washington Post - Việt Nam bịt miệng người dân


Ban Biên tập báo Washington Post
Diên Vỹ chuyển ngữ
12.01.2013
Việt Nam đang trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh chóng tại châu Á, nhưng về mặt nhân quyền và tự do chính trị nó vẫn là một vùng trũng áp bức. Hôm thứ Tư, một phiên toà đã kết án 14 nhà hoạt động dân chủ, nhiều người trong họ là blogger, dựa trên tội danh lật đổ chế độ mơ hồ. Mười ba người bị tuyên án từ ba đến 13 năm tù, và một người bị án treo. Nhưng bản án lớn nhất của phiên toà là: Những người cầm quyền Việt Nam đang mắc tội sợ hãi vô lý đối với quyền tự do ngôn luận, đa đảng và với cuộc cách mạng số.
Mười bốn bị cáo này, bị bắt giữ hơn một năm trước, đã bị truy tố sau khi tham gia một lớp tập huấn tại Băngkok của Việt Tân, tổ chức này từng phát động một phong trào chống chính quyền Cộng sản trong những năm 1980 nhưng trong vài năm qua đã chuyển sang hoạt động đòi hỏi thay đổi chính trị, dân chủ và nhân quyền một cách ôn hoà. Việt Tân, có cơ sở từ Hoa Kỳ, đang bị Việt Nam đặt ngoài vòng pháp luật.
Việc liên hệ với Việt Tân không chỉ là lý do duy nhất khiến cho những blogger này bị bắt giữ. Mười hai người trong nhóm theo đạo Công giáo, và theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì nhiều người trong họ có liên quan đến Dòng Chúa Cứu Thê vốn có tiếng là ủng hộ mạnh mẽ những người chống đối, các blogger cũng như các nhà hoạt động tôn giáo và nhân quyền khác. Dòng Chúa Cứu Thế là một tổ chức truyền đạo Công giáo hoạt động trên khắp thế giới.
Những blogger và các nhà hoạt động này đã làm gì? Họ tham gia vào việc xây dựng xã hội dân sự: khuyến khích phụ nữ không phá thai, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ người tàn tật, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người lao động. Một số họ cũng tham gia vào những cuộc biểu tình ôn hoà liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn được nhà nước xem là vô cùng nhạy cảm. Một số blogger cũng đòi hỏi tự do ngôn luận và lên tiếng kêu gọi việc thành lập một hệ thống chính trị đa đảng.
Trong một vụ án khác, chính quyền Việt Nam đã truy tố luật sư chống đối nổi tiếng Lê Quốc Quân, người thường xuyên lên tiếng trên một trang blog các vấn đề về nhà nước pháp quyền và nhân quyền. Ngày 18 tháng Mười hai ông đăng tải một bài viết chất vấn nội dung của một bài báo đề cập đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong đó củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ông bị bắt vào ngày 27 tháng Mười hai.
Những người này đều là nạn nhận của một chế độ độc đảng chuyên đàn áp dã man những người chống đối. Phiên toà và những bản án dành cho các blogger là sự kiến đàn áp lớn nhất trong vài năm qua nhưng không phải là sự kiện đầu tiên. Trong một thập niên qua, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã báo cáo hàng trăm nhà hoạt động ôn hoà đã bị bỏ tù. Chính quyền kiểm soát chặt chẽ mạng Internet và truyền thông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong thông điệp đầu năm rằng “chúng ta thường xuyên bị thách thức bởi những âm mưu nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.” Đây là những lời lẽ thiếu tự tin và hoang tưởng.
Trong vài năm qua, Hoa Kỳ và Việt Nam đã xích lại gần nhau hơn về kinh tế và những quan hệ khác, nhưng nhân quyền vẫn là một chướng ngại. Hoa Kỳ đã than phiền về những bắt giữ mới đây là “vô cùng lo ngại” và “không đồng nhất” với những nhiệm vụ quốc tế của Việt Nam. Nhưng cần phải làm hơn nữa để thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi thói quen đàn áp của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét