Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Sở hữu đất đai: tử huyệt của chế độ


Nhà nước VN vẫn quyết tâm duy trì đất đai là sở hữu toàn dân như một cách khẳng định quyền sở hữu này thuộc về Nhà nước. Tại sao, cứ nhất quyết không cho tư hữu đất đai mặc dù mọi tầng lớp nhân dân đều mong muốn sự cải cá
AFP
Đất trồng hoa màu bên cạnh những tòa nhà căn hộ cao cấp tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hôm 24 tháng 06 năm 2010.

Trái hiến pháp

Từ hiến pháp 1980 Việt Nam khởi sự hiến định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, Hiến pháp 1992 duy trì điều này. Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đang được góp ý hiện nay cũng tiếp tục khẳng định người dân không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú, Viện sĩ Thông tấn Hàn lâm, từ Hà Nội nhận định trên mạng xã hội cho rằng, vấn đề đất đai sở hữu toàn dân chẳng khác nào một tử huyệt của chế độ. Vì dưới một chính quyền tốt có khả năng thì đất đai sở hữu toàn dân có thể tạo nên sức mạnh để phát triển. Nhưng khi chính quyền tha hóa tham nhũng thì đất đai sở hữu toàn dân là cơ hội đục khoét.

Nói tử huyệt thì cũng không hẳn như vậy, nhưng vấn đề không hề đơn giản. Bản thân chúng tôi thấy rằng tình hình khó mà lường trước được.

TS Nguyễn Đình Lộc
Đối với vấn đề vừa nêu, tối 15/1/2013 TS Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp từ Hà Nội nhận định:
“Nói tử huyệt thì cũng không hẳn như vậy, nhưng vấn đề không hề đơn giản. Bản thân chúng tôi thấy rằng tình hình khó mà lường trước được cho nên phải có chế độ từng bước một, hình dung được từng bước một như thế nào thì nó mới hợp lý.”
Trong bài viết của mình, GS Hoàng Xuân Phú phân tích rõ hơn về việc tại sao Đảng và Nhà nước gặp khó đến vậy trong việc trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân. Theo ông, có quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp vì, đất đai vốn dĩ nằm trong trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, nhưng mấy chục năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. GS Hoàng Xuân Phú ví  bộ máy cầm quyền như một gã phàm ăn  nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng.
Trả lời Nam Nguyên về việc tại sao Đảng và Nhà nước cứ phải duy trì đất đai sở hữu toàn dân mà không thể thay đổi trong dịp sửa hiến pháp năm nay, trong khi nhu cầu cải cách là bức thiết và phản biện của nhân sĩ trí thức chuyên gia và ý kiến người dân đều mong muốn được trả lại quyền sở hữu đất đai. TS Nguyễn Đình Lộc nhận định:

000_Hkg4913876-200.jpg
Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội. AFP PHOTO.
“Hiện nay đất đai thuộc sở hữu toàn dân có rất nhiều biến dạng, đất đai phân hóa và có nhiều người đang nắm những tài sản lớn. Bây giờ tư hữu hóa đất đai trở lại thì có những hệ quả không thể lường trước được cho nên sẽ có những bất ổn. Có rất nhiều kiến nghị nhưng cuối cùng vẫn chưa thực hiện được, chẳng hạn trở lại nhiều hình thức sở hữu. Có những vấn đề đang rất lúng túng, cho nên trước mắt phải thực hiện cái sở hữu toàn dân nhưng mà Nhà nước sẽ có những chính sách mềm dẻo để khuyến khích mọi người gắn bó với ruộng đất, nhưng đồng thời tránh lạm dụng.”

Nên đa sở hữu

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ cho rằng, muốn chắp cánh phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì nên chấp nhận hình thức đa sở hữu, bao gồm phần của Nhà nước, phần của tư nhân, của doanh nghiệp, đoàn thể, hoặc tôn giáo. Bà nói:

Hiếp pháp là một đạo luật mẹ, đạo luật gốc, Hiến pháp đề ra những nguyên tắc, theo tôi nên sửa theo hướng là, quyền sử dụng đất của người dân là quyền của họ.

LS Nguyễn Văn Hậu
Tôi rất tiếc về việc cho đến bản dự thảo hiện nay Nhà nước vẫn còn muốn thiên về hướng duy trì quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Tôi ở trong số những người có đề xuất khi tiến tới sửa đổi Luật Đất đai, theo đó nên công nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Trong đó vẫn duy trì sở hữu Nhà nước với một số loại đất đai thuộc sử dụng công, thí dụ như đất đai dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh, các công trình công cộng…hoặc trụ sở các cơ quan Nhà nước…còn thì nên công nhận sở hữu tư nhân cho đất đai thí dụ của nông dân. Ở đây tôi đặc biệt quan tâm tới đất đai của nông dân, bởi vì Việt nam vẫn là một nước nặng về nông nghiệp, nông dân vẫn là một lực lượng rất lớn trong xã hội. Đóng góp của nông nghiệp cũng rất lớn ở Việt Nam trong mọi thời kỳ khác nhau. Về lâu về dài ít nhiều nông nghiệp cũng vẫn là một thế mạnh của Việt Nam trong phát triển kinh tế trong khi Việt Nam chưa vươn lên được các ngành công nghiệp và dịch vụ khác tiên tiến hơn.”
Đáp câu hỏi của Nam Nguyên, nếu không qua được cửa ải đất đai sở hữu toàn dân thì nên sửa Hiến pháp như thế nào, để có thể bảo vệ quyền thực tế về đất đai của người dân. LS Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM phát biểu:
“Hiếp pháp là một đạo luật mẹ, đạo luật gốc, Hiến pháp đề ra những nguyên tắc, theo tôi nên sửa theo hướng là, quyền sử dụng đất của người dân là quyền của họ, mà quyền này phải được Nhà nước bảo hộ. Người dân được giao mảnh đất có quyền chuyển nhượng định đoạt, có quyền thế chấp cầm cố… và đó là những quyền bất khả xâm phạm dù Nhà nước có thể quản lý. Hiến pháp là một đạo luật mẹ có thể qui định những nguyên tắc này.”
Với tình hình xã hội bất ổn, hàng chục ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, thu hồi cưỡng chế sai luật, đền bù không thỏa đáng, không ít vụ chống đối đòi công lý nhưng bị đàn áp tạo ra bộ mặt rất xấu cho chính quyền. Thế nhưng dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn giữ qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Thực chất chẳng có người dân nào có quyền sở hữu đất và nói như GS Hoàng Xuân Phú, những ai đẩy toàn dân xuống vực thẳm sa lầy vì chính sách đất đai sở hữu toàn dân, thì chính họ phải có trách nhiệm kéo người dân do khỏi bãi lầy đó.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét