"Xã hội đang cần tiền. Bạn cần tiền. Nhưng liệu bạn có cần tôi? Dù có biến mất, tôi vẫn tự hào rằng mình đã gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ...”.
Lá thư của tờ 200 đồng:
Chào các bạn! Tôi được Ngân hàng Nhà nước sinh ra để gánh vác một nhiệm vụ thật kỳ lạ. Bởi vì tôi là một món hàng hóa mà giá trị sử dụng của tôi chính là giá trị của các loại hàng hóa khác. Tôi được dùng để trao đổi, và cất trữ…Cái thưở tôi vừa mới chào đời, ôi chao! Thật ý nghĩa biết bao. Tôi được sống trong sự quý giá và trân trọng của nhiều người, bởi lẽ sức mạnh đồng tiền của tôi có thể làm gục ngã biết bao nhiêu đối thủ. Khi ấy cuộc sống thật là đẹp đẽ, thật đáng tự hào.
Thế rồi thời gian dần trôi qua, tôi vẫn sống theo những diễn biến của xã hội. Thật sự thì tôi chẳng bao giờ già đối với chính mình. Nhưng, thưở bình minh ngập tràn niềm kiêu hãnh có lẽ cũng đã trôi qua. Dần dần tôi lại cảm thấy mình trở nên yếu ớt, quá nhỏ bé trước sự thay đổi kỳ diệu của những đối thủ xung quanh tôi. Tôi dần đi xuống cái dốc sâu thẳm của tuổi xế chiều. Dĩ nhiên, ai càng nhỏ bé trong giá trị của mình thì sẽ càng bị chết dần chết mòn. Và những đồng tiền to lớn hơn, cường tráng hơn, có giá trị gấp ngàn lần hơn lại cứ thế ra đời.
Cái gì đang diễn ra trước mắt tôi vậy? À, thì ra tôi đã già, tôi già rồi, tôi không còn gì nữa để mà bạn có thể chiếm giữ, để mà có thể đoạt lấy. Tôi dường như chẳng còn gì để mà tồn tại nữa. Vậy thì tôi phải chết! Tôi không thể quay lại với ngưỡng cửa của cuộc đời, khi cánh cửa của cuộc đời đã đóng sập trước mắt mình. Tôi vốn do nhu cầu trao đổi mà được xin ra, và hôm nay, cũng vì cái nhu cầu ấy mà đã tự quyết định một cái kết thật hậu cho chính mình.
Đã nhiều lần tôi tự hỏi, đâu là nguyên nhân cho sự ra đi của tôi và các đồng đội? Và rồi, mọi người cũng dễ dàng nhận ra: Lạm phát đã đốt cháy sức khỏe của đồng tiền, nếu nó ở mức độ vừa phải, tôi vẫn sẽ tồn tại, nhưng nó quá cao, thì sự ra đi của tôi ắt cũng là một điều đã dự báo trước. Bạn ơi, hãy cẩn thận trong cách xét đoán giá trị của đồng tiền, nó không do bạn quyết định, nhưng xin đừng sử dụng nó một cách cẩu thả, để rồi từ lúc nào đó, bạn chỉ thấy tôi tồn tại ở đâu đó trong cái góc khuất của cuộc đời.
Ai cũng cần được lớn lên. Còn xã hội thì cũng cần phát triển. Họ cần tiền. Lượng tiền phát hành cần phải nhiều hơn lượng tiền mà nhu cầu của xã hội cần. Nếu quá ít, sẽ không có sự tăng trưởng, nhưng nếu quá nhiều, thì lạm phát sẽ tăng cao. Lúc đó, không chỉ tôi, mà những người khác lớn hơn và mạnh hơn tôi cũng sẽ chết. Nếu cung của một loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt quan trọng, quyết định sự thay đổi của nhiều loại hàng hóa khác không thể đáp ứng nổi cầu thì tôi cũng sẽ chết. Bởi lẽ khi nó tăng giá, mọi loại hàng hóa khác đồng loạt tăng giá. Và những kẻ đầu cơ lại đẩy giá hơn để trục lợi và kiếm những khoản siêu lợi nhuận khổng lồ. Và nếu như Ngân hàng phát hành những đồng bạc “kỳ diệu”, bằng cả tháng lương của một công chức nào đó, thì lúc ấy, có thể tôi sẽ trở thành những đồng tiến âm phủ để đốt khi đưa tiễn người chết xuống suối vàng.
Tôi là tờ 200 đồng…và tôi sắp biến mất trên mặt trận Kinh tế này. Và nếu như làn sóng tăng giá vẫn cứ leo thang, thì có lẽ những xu 500, 1000, 2000, 5000 cũng sẽ biến mất vĩnh viễn…
Xã hội đang cần tiền. Bạn cần tiền. Nhưng liệu bạn có cần tôi? Dù có biến mất tôi vẫn tự hào rằng mình đã gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ”.
Đọc xong “trăn trở” của tờ tiền 200 đồng, nhiều bạn trẻ không khỏi bồi hồi, xao xuyến nhớ về một thời tuổi thơ gắn với “người bạn” này. Thành viên Công Tơ Điện tâm sự trên Facebook: “Ngày mình lên 5 (1994), với 200 đồng này có thể mua được 2 mớ rau muống to, cũng 200 đồng này mua được 1 lạng thịt ba chỉ, còn mua được 2 cái quạt nan và tuyệt vời hơn là… chơi được 30 phút điện tử bấm nút ngoài quán”.
Thành viên Hoàng Khải thì viết: “200 đồng hồi nhỏ mua được 2 cục kẹo, gửi xe…, giờ cầm 200 đồng như tờ giấy có hình thôi…, để dành gấp hạc. Kể cũng buồn buồn!.
Chung tâm trạng, thành viên Kim Hương Võ Thị bày tỏ: “Tôi còn nhớ cách đây hơn 20 năm, con tôi cũng có nhiều tờ tiền 200 đồng. Không phải những đồng tiền từ người lớn lì xì, mà là tiền để dành từ các bạn nhí thuê đọc truyện tranh Đôrêmon, rất bí mật cả nhà không ai biết hết. Lại không có heo đất để dành mà chỉ được để dành trong cái lon bằng hộp sữa Ông Thọ mà ai đó đã vứt chứ không phải của nhà dùng”.
"Lâu rồi mình cũng không thấy tờ 200 đồng nữa, nhớ cái thời được bố mẹ cho tờ 10 ngàn đỏ chói ăn sáng là thấy hạnh phúc lắm. Không chỉ tờ 200 đồng biến mất mà tờ 10.000, 20.000 giấy cũng biến mất rồi, không ai tiêu nữa” - Muguet De Mai chia sẻ.
Giữ "bạn" làm kỷ niệm
Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ rằng, nếu tờ 200 đồng không còn ai tiêu nữa thì họ sẽ giữ "người bạn" này làm kỷ niệm. Nickname Pa Pa Minh chia sẻ: “200 đồng này gắn liền với nhiều người mà. Nó sẽ không biến mất, bởi tôi tin, một vài bạn cũng như tôi, có sở thích cóp nhặt và lưu giữ những đồng tiền một thời...”
Duong Dai thì viết: “Đến một ngày nào đó 200 đồng lại được người ta sưu tập và giữ làm kỷ niệm. Giá trị khi đó là giá trị về tinh thần, giống như tờ 100 đồng vậy”.
Thành viên Đoan Võ còn nói vui: “200 đồng ơi, bạn cứ yên tâm. 20 năm nữa tôi sẽ bán đấu giá bạn với con số gấp chục lần”.Thu gọn bài đăng này
Lá thư của tờ 200 đồng:
Chào các bạn! Tôi được Ngân hàng Nhà nước sinh ra để gánh vác một nhiệm vụ thật kỳ lạ. Bởi vì tôi là một món hàng hóa mà giá trị sử dụng của tôi chính là giá trị của các loại hàng hóa khác. Tôi được dùng để trao đổi, và cất trữ…Cái thưở tôi vừa mới chào đời, ôi chao! Thật ý nghĩa biết bao. Tôi được sống trong sự quý giá và trân trọng của nhiều người, bởi lẽ sức mạnh đồng tiền của tôi có thể làm gục ngã biết bao nhiêu đối thủ. Khi ấy cuộc sống thật là đẹp đẽ, thật đáng tự hào.
Thế rồi thời gian dần trôi qua, tôi vẫn sống theo những diễn biến của xã hội. Thật sự thì tôi chẳng bao giờ già đối với chính mình. Nhưng, thưở bình minh ngập tràn niềm kiêu hãnh có lẽ cũng đã trôi qua. Dần dần tôi lại cảm thấy mình trở nên yếu ớt, quá nhỏ bé trước sự thay đổi kỳ diệu của những đối thủ xung quanh tôi. Tôi dần đi xuống cái dốc sâu thẳm của tuổi xế chiều. Dĩ nhiên, ai càng nhỏ bé trong giá trị của mình thì sẽ càng bị chết dần chết mòn. Và những đồng tiền to lớn hơn, cường tráng hơn, có giá trị gấp ngàn lần hơn lại cứ thế ra đời.
Cái gì đang diễn ra trước mắt tôi vậy? À, thì ra tôi đã già, tôi già rồi, tôi không còn gì nữa để mà bạn có thể chiếm giữ, để mà có thể đoạt lấy. Tôi dường như chẳng còn gì để mà tồn tại nữa. Vậy thì tôi phải chết! Tôi không thể quay lại với ngưỡng cửa của cuộc đời, khi cánh cửa của cuộc đời đã đóng sập trước mắt mình. Tôi vốn do nhu cầu trao đổi mà được xin ra, và hôm nay, cũng vì cái nhu cầu ấy mà đã tự quyết định một cái kết thật hậu cho chính mình.
Đã nhiều lần tôi tự hỏi, đâu là nguyên nhân cho sự ra đi của tôi và các đồng đội? Và rồi, mọi người cũng dễ dàng nhận ra: Lạm phát đã đốt cháy sức khỏe của đồng tiền, nếu nó ở mức độ vừa phải, tôi vẫn sẽ tồn tại, nhưng nó quá cao, thì sự ra đi của tôi ắt cũng là một điều đã dự báo trước. Bạn ơi, hãy cẩn thận trong cách xét đoán giá trị của đồng tiền, nó không do bạn quyết định, nhưng xin đừng sử dụng nó một cách cẩu thả, để rồi từ lúc nào đó, bạn chỉ thấy tôi tồn tại ở đâu đó trong cái góc khuất của cuộc đời.
Ai cũng cần được lớn lên. Còn xã hội thì cũng cần phát triển. Họ cần tiền. Lượng tiền phát hành cần phải nhiều hơn lượng tiền mà nhu cầu của xã hội cần. Nếu quá ít, sẽ không có sự tăng trưởng, nhưng nếu quá nhiều, thì lạm phát sẽ tăng cao. Lúc đó, không chỉ tôi, mà những người khác lớn hơn và mạnh hơn tôi cũng sẽ chết. Nếu cung của một loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt quan trọng, quyết định sự thay đổi của nhiều loại hàng hóa khác không thể đáp ứng nổi cầu thì tôi cũng sẽ chết. Bởi lẽ khi nó tăng giá, mọi loại hàng hóa khác đồng loạt tăng giá. Và những kẻ đầu cơ lại đẩy giá hơn để trục lợi và kiếm những khoản siêu lợi nhuận khổng lồ. Và nếu như Ngân hàng phát hành những đồng bạc “kỳ diệu”, bằng cả tháng lương của một công chức nào đó, thì lúc ấy, có thể tôi sẽ trở thành những đồng tiến âm phủ để đốt khi đưa tiễn người chết xuống suối vàng.
Tôi là tờ 200 đồng…và tôi sắp biến mất trên mặt trận Kinh tế này. Và nếu như làn sóng tăng giá vẫn cứ leo thang, thì có lẽ những xu 500, 1000, 2000, 5000 cũng sẽ biến mất vĩnh viễn…
Xã hội đang cần tiền. Bạn cần tiền. Nhưng liệu bạn có cần tôi? Dù có biến mất tôi vẫn tự hào rằng mình đã gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ”.
Đọc xong “trăn trở” của tờ tiền 200 đồng, nhiều bạn trẻ không khỏi bồi hồi, xao xuyến nhớ về một thời tuổi thơ gắn với “người bạn” này. Thành viên Công Tơ Điện tâm sự trên Facebook: “Ngày mình lên 5 (1994), với 200 đồng này có thể mua được 2 mớ rau muống to, cũng 200 đồng này mua được 1 lạng thịt ba chỉ, còn mua được 2 cái quạt nan và tuyệt vời hơn là… chơi được 30 phút điện tử bấm nút ngoài quán”.
Thành viên Hoàng Khải thì viết: “200 đồng hồi nhỏ mua được 2 cục kẹo, gửi xe…, giờ cầm 200 đồng như tờ giấy có hình thôi…, để dành gấp hạc. Kể cũng buồn buồn!.
Chung tâm trạng, thành viên Kim Hương Võ Thị bày tỏ: “Tôi còn nhớ cách đây hơn 20 năm, con tôi cũng có nhiều tờ tiền 200 đồng. Không phải những đồng tiền từ người lớn lì xì, mà là tiền để dành từ các bạn nhí thuê đọc truyện tranh Đôrêmon, rất bí mật cả nhà không ai biết hết. Lại không có heo đất để dành mà chỉ được để dành trong cái lon bằng hộp sữa Ông Thọ mà ai đó đã vứt chứ không phải của nhà dùng”.
"Lâu rồi mình cũng không thấy tờ 200 đồng nữa, nhớ cái thời được bố mẹ cho tờ 10 ngàn đỏ chói ăn sáng là thấy hạnh phúc lắm. Không chỉ tờ 200 đồng biến mất mà tờ 10.000, 20.000 giấy cũng biến mất rồi, không ai tiêu nữa” - Muguet De Mai chia sẻ.
Giữ "bạn" làm kỷ niệm
Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ rằng, nếu tờ 200 đồng không còn ai tiêu nữa thì họ sẽ giữ "người bạn" này làm kỷ niệm. Nickname Pa Pa Minh chia sẻ: “200 đồng này gắn liền với nhiều người mà. Nó sẽ không biến mất, bởi tôi tin, một vài bạn cũng như tôi, có sở thích cóp nhặt và lưu giữ những đồng tiền một thời...”
Duong Dai thì viết: “Đến một ngày nào đó 200 đồng lại được người ta sưu tập và giữ làm kỷ niệm. Giá trị khi đó là giá trị về tinh thần, giống như tờ 100 đồng vậy”.
Thành viên Đoan Võ còn nói vui: “200 đồng ơi, bạn cứ yên tâm. 20 năm nữa tôi sẽ bán đấu giá bạn với con số gấp chục lần”.Thu gọn bài đăng này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét