Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Những Người Thua Trận


1Đi Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm Stone Mountain Park nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận  trong cuộc nội chiến của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4-1861 đến tháng 4-1865. Đó là hình Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. Tác phẩm điêu khắc này là do sáng kiến của “Hiệp Hội Những Người Con Gái của Liên Minh” (United Daughters of the Confederacy), khởi công từ năm 1962, sau bao nhiêu trắc trở, được hoàn thành năm 1972. Jefferson Davis chính là vị Tổng Thống lãnh đạo Liên Minh gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chính sách giải phóng nô lệ da đen của Tổng Thống Abraham Lincoln lãnh đạo 25 tiểu bang miền Bắc. Được gọi là những người “ly khai”, “phản loạn,” cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong lòng người dân Mỹ. Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?
Cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc kéo dài đúng bốn năm thiếu ba ngày, 750.000 quân nhân hai phía và một số lượng thường dân thương vong không kiểm kê được, ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sựthất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4-1865 khi tướng Robert E. Lee, Tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của Tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm vàanh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn“.
Các điều kiệnđầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc  không dấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này. Ông nói “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200.000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là Hiệp Ước của những người hào hiệp (The Gentlemen’s Agreement.) Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữlừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, vàđược quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay.
Trước đó, trong trận đánh nổi tiếng ở Gettysburg vào tháng 7.1863, sau 3 ngày giao tranh, phe Liên bang miền Bắc chết 3.000 người, phe Liên Minh mất 4.000 người. Tổng thống Abraham Lincolnđã ra lệnh đem cả 7.000 thi hài của cả hai bên để an táng chung một nơi. Ngày 19.9.1863, khánh thành nghĩa trang này, Lincolnđã đọc bài diễn văn công bốchiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia. 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hàn gắn vết thương chia rẽ của  dân tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinleyđã cho thu thập khoảng 30,000 nấm mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section.
Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4-1975 tại Dinh Độc Lập Saigon. Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon (1984), ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe (ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm tổng thống Dương Văn Minh, vừa chạy vừa quát to: “Ai là Dương Văn Minh? Dương Văn Minh hãy bước ra và qùi xuống.” Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến xa vào dinh Độc Lập.
Sau này tài liệu của Cộng Sản ghi chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương Văn Minh là: “Ông không còn gì để bàn giao….” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang Dở…” của cựuĐại tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Độc Lập vào giờ ấy, thì:
Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp: – “Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông” Sĩ quan nầy dùng danh từ “mầy tao” xẳng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng: – “Mầy dám nói là trao quyền hả ? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có “quyền” nào để giao cho tao ? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây. Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa . Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!”
Cũng với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt: -”Đó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!”
Đọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục!
Nhưng trong sử sách “chính quy” của Cộng Sản chúng nó đâu có dám ghi lại những sự thật sỗ sàng như vây!
Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Namđã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn văn Dần, Nguyễn văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là “có tội với nhân dân” mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu…Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”
Ở Củ Chi, sau ngày Việt Cộng vào, để trả thù chúng bắt một trưởng chi Cảnh Sát và nấu nước sôi dội lên đầu.
Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên. Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:
“…Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”
Đọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.
TẠP GHI HUY PHƯƠNG
Những cặp kính trắng
Ngày xưa khi còn nhỏ, lúc trông thấy những người mang kính trắng, tôi hỏi bố tôi vì sao họ lại mang kính như thế, bố tôi giải thích rằng vì họ là những người có học, họ phải mang kính để đọc sách. Bố tôi còn giải thích thêm, những nông dân mù chữ, suốt đời chẳng bao giờ phải mang kính. Tôi nghiệm ra điều này có lẽ đúng, vì tôi chưa bao giờ thấy một người phu xe (ngày xưa) hay một ông đạp xích lô (ngày nay) mang kính trắng cả.
Hiện nay trẻ em Đài Loan so với thế giới là những người mang kính cận sớm nhất, vì đây là một nước tân tiến, trẻ em đã bắt đầu làm quen với computer từ bậc tiểu học nên rất dễ hư mắt. Phải chăng đây là một đất nước tiến bộ và trí thức?
Tôi nhớ ông Mao Trạch Đông có tuyên bố một câu đại khái “Trí thức không bằng cục cứt” và không hiểu vì sao người cộng sản lại ghét trí thứcđến thế, mà đại diện là những người mang kính trắng. Bằng chứng là Polpot của Kampucheađã giết sạch những ai mang kính trắng, vì “bọn trí thức là kẻ thù của nhân dân.”Với người cộng sản Việt Nam, ngoài ông Hồ ra không thấy ai mang kính trắng, nhưng cán bộ nhà tù tập trung sau năm 1975 lại hình như không ưa mấy anh tù miền Nam mang kính. Nhiều người tù đã bịlột kính đạp nát dưới chân trong những ngày đầu trình diện như trong một câu chuyện tôi đã kể hầu độc giả trước đây. Trí thức hay tiểu tư sản đều là những kẻ phản động.
Có người thắc mắc sau ngày 30 tháng 4, khi Việt Cộng vào“giải phóng” miền Nam không thấy ai đeo kính trắng cả! Có lẽ cũng không cần giải thích.
Người cộng sản cần “hồng” hơn “chuyên,” cần lòng trung thành tuyệt đối với đảng hơn là cần trí thức chuyên môn. Ở trong các trại tù dành cho dân miền Nam trước đây, hầu như những “cán bộ giáo dục” là những tên dốt đặc nhưng có tuổi đảng lâu đời. Ngoài đời các bộ trưởng chuyên ngành cần bằng cấp nhưng những người lãnh đạo đảng chỉ cần lòng tin cậy của đảng và dễ sai bảo. Nhưng gần đây, trước thế giới mở rộng, không thể ngu dốt sống như người rừng, và để theo kịp đà văn minh, con người phải có trình độ hiểu biết, phải có học, nói một cách khác là phải có bằng cấp để điều hành việc nước. Chức vụ nào phải có bằng cấp chuyên môn tương xứng. Bộ Trưởng Giáo Dục ít ra phải có văn bằng Tiến Sĩ Giáo Dục, Công Chánh  phải có Kỹsư Cầu Đường. Nhưng từ lòng trung thành, mê muội từ đảng bước ra vội vã, cán bộcộng sản đã phải “đốt giai đoạn” để có bằng cấp trong tay, hợp thức hóa cho tương xứng với các chức vụ hiện tại do quyền lực đảng đã ban cho.
Cộng Sản Việt Nam lấy lý do trong chiến tranh phải dở dang việc học tập. Khi cuộc chiến kết thúc, nhiều người trong số họphải theo học hệ tại chức, vừa đi làm hay giữ chức vụ điều khiển vừa đi học.Đại học tại chức nào dám đánh hỏng một ông Bí Thư Tỉnh Ủy hay con một ông trong Bộ Chính trị đã ghi danh, nên đại học tại chức trở thành nơi “nấp bóng” của một số cấp lãnh đạo, kể cả sinh viên thuộc dạng “con cháu”, theo học hệ này cốt kiếm tấm bằng đại học để hợp thức hóa và làm “bùa ngãi” tiến thân. Từ đó, có các đại học tại chức lan tràn mà theo các nhà chuyên môn, 10 người ghi danh chưa có được một người sau 4 năm học đạt được chuẩn tối thiểu của bậc đại học, theo như Giáo sư Phạm Minh Hạc trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA, trong khi đó, bằng cấp giả cũng là một tệ nạn lan tràn ở Việt Nam trong giới có chức quyền.
Việt Nam hứa sẽ đào tạo một năm 2,000 tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Một Trưởng Ty Văn Hóa Thể thao tỉnh lẻ có bằng Tiến Sĩ sau khi chỉ có mặt tại Mỹ ba tháng và chưa qua một lớp ESL nào. Chưa lúc nào Việt Nam cần bằng cấp và “yêu trí thức” đến thế.
Nếu tổng hợp các nhân vật trí thức do ba ông trùm Cộng Sản là Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh hạ sát để củng cốquyền lực, con số này có thể lên đến vài chục triệu người, sao bây giờ những người CSVN khát trí thức và mê bằng cấp đến thế. Theo tài liệu của VNTTX, chúng ta thử điểm qua “bằng cấp” của 14 ông trong Bộ Chính Trị qua Đại Hội XI (2011):
1.Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, sinh năm 1969, Cử Nhân Luật Khoa.
2. Phùng Quang Thanh, Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, sinh năm 1949, Đại học Khoa học Quân sự.
3. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, sinh năm 1949, Cửnhân Luật.
4. Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng, sinh năm 1946, Tiến sĩKinh Tế.
5. Lê Hồng Anh, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An, sinh năm 1949, Cử Nhân Luật.
6. Lê Thanh Hải, Bí thư Thành Ủy HCM, sinh năm 1950, Cử Nhân Kinh Tế.
7. Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, sinh năm 1947, Tiến Sĩ Triết học.
8. Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội, sinh năm 1944, Cửnhân Văn ĐH Tổng Hợp, Tiến sĩ Ngành Xây Dựng Đảng (?)
9. Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, sinh năm 1949, Tiến Sĩ Triết học.
10. Trần Đại Quang, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An, sinh năm 1956, Tiến Sĩ Luật Khoa.
11. Tòng thị Phóng, Phó Chủ Tịch Quốc Hội, sinh năm 1954, CửNhân Luật.
12. Nguyễn Văn Dụ, CVP Trung Ương Đảng, sinh năm 1947, Đại Học Kinh Tế.
13. Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập Nhân Dân, sinh năm 1953, Tiến sĩ Báo Chí.
14. Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Đại học Kinh Tế.
Trong danh sách này, ông Nguyễn Phú Trọng là người “trí thức” nhất. Tiểu sử ghi ông có ba năm đi học ở Đại học Tổng Hợp Hà Nội, ba nămở trường đảng cao cấp, một năm học Nga văn, hai năm đi Liên Xô học ở Hàn Lâm Viện Khoa học Xã Hội. Còn các ông khác
không nghe những bằng cấp Tiến Sĩ Triết học, Tiến Sĩ Luật Khoa, Tiến Sĩ Báo Chí, Tiến Sĩ Kinh Tế, Cử nhân Luật…này tốt nghiệp ở đâu, năm nào, thời gian đi học bao lâu, vì tiểu sử của các Ủy Viên này kín đặc, từ những chức vụ trong rừng ra đến “vùng giải phóng,” lên đến Ủy Viên Bộ Chính Trị không có một thời gian nào dành cho việc cắp sách đến trường. Không có lẽ những bằng cấp này chỉ cần lấy trong vài ngày, ít nhất thì cũng cho quần chúng biết họ tốt nghiệp vào thời gian nào, tại đâu và thời gian học là bao lâu.
Tôi xin lấy tiểu sử của Ông Hoàng Xuân Hãn để làm ví dụ, khi nói ông có văn bằng Thạc Sĩ Toán, thì trong tiểu sử của ông có ghi rõ, “nói có sách, mách có chứng:”
Ông sinh năm 1908.
Năm 1926, đậu bằng Thành Chung, ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi.
Năm 1927, chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.
Năm 1928,đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháphọc dự bị để thi vào các trường lớn.
Năm 1930, học Trường Bách khoa Paris.
Năm 1932-1934, vào học École Nationale des Ponts et Chaussées.
Năm 1935  đậu cử nhân toán.
Năm 1936 đậu thạc sĩtoán  tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne.
Vì vậy tôi đâm ra nghi ngờ bằng cấp của các Ủy Viên trong Bộ Chính Trị CSVN là bằng cấp giả hay bằng đại học tại chức, hoặc là bằng cấp “học đại,” cho rằng ta đây cũng trí thức, khoa bảng, ghi vào tiểu sử để “giật le,” như cách nói của người bình dân Nam Bộ. Bố thằng nào dám chất vấn, trong đại hội đảng, là bằng cấp của quý ông là bằng tại chức, bằng mua hay bằng giả! Ai chẳng biết chuyện “dốt chuyên tu, ngu tại chức!”Theo tôi, quý ông trong Bộ Chính trị không cần thiết phải nêu bằng cấp như bọn bần dân chúng tôi.
Nguyễn Tấn Dũng từ một anh liên lạc cứu thương, y tá, lên đến Thủ Tướng, Lê Hồng Anh là cán bộ văn nghệ xã, bây giờmang cấp Đại Tướng, Bộ trưởng Công An, hay dù là một anh xuất thân bẻ “ghi”đường sắt, thợ mộc… đi nữa mà có đảng dẫn đường cũng lên đến cấp lãnh đạo tối cao, đâu cần đến ba cái loại bằng cấp “tư sản” tiến sĩ, cử nhân “chạy đầyđường” Hà Nội như thế.
Bây giờ những người cộng sản không còn ghét trí thức khoa bảng nữa, nói chung là không còn ghét loại người mang kính trắng như bọn Polpot. Nhưng tôi thật nghi ngờ những cặp kính trắng này không có độ, là những cặp kính cửa sổ (window glasses.)
Cô giáo Hà Thủy tốt nghiệp Đại học Văn, Sư phạm Hà Nội chính quy, thuộc loại giỏi, hiện là thạc sĩ mà còn hiểu “canh gà Thọ Xương” là một món ăn như “bánh cuốn Thanh Trì” thì liệu các thứ bằng cấp ma, bằng cấp giả này đi tới đâu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét