Những năm chuẩn bị và ký kết HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ !
Trích "Bên Thắng Cuộc - Quyền bính" của Huy Đức
"Cũng năm 1999, trong khi mang “Phương châm 16 chữ và
tinh thần 4 tốt” về từ một láng giềng nhiều thủ đoạn, Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu lại đánh mất cơ hội ký hiệp định thương mại với một đối tác tiềm năng: Việt
- Mỹ...
Ông Đỗ Mười phát biểu rất căng:
_ “Chúng ta đã đổi mới thành công, các nước đều thừa nhận,
đời sống khá hơn có cần bàn tay của Mỹ?”.
Ông Đậu Ngọc Xuân nói:
_ “Sự giúp đỡ của Mỹ là cần thiết”.
Ông Đỗ Mười: “Mình hoàn toàn độc lập, cần gì phải giúp
đỡ. Việc gì phải ký hiệp định thương mại?”...
-Ông Kiệt tiếp lời: “... Xu thế đó là không thể tránh khỏi.
Bây giờ nước Nga cũng muốn trở lại WTO, làm đơn xin mà họ đã
chấp nhận đâu. Những nước tham gia đều theo những nguyên tắc nhất định được
hình thành bằng sự đóng góp của các thành viên. Đã có 100 nước tham gia, có
những nước yếu hơn Việt Nam ,
nhiều nước còn phải sắp hàng... Việt Nam tuy còn yếu, hàng hóa chưa
nhiều, chưa hiểu hết quy luật. Nếu mình đứng ngoài thì sẽ như cũ. Tham gia vào
thì đội ngũ mới trưởng thành. Mới hiểu thị trường, luật pháp ra sao mà ứng phó.
Phải tham gia để có tiếng nói của mình, còn nếu đứng ngoài thì họ quyết sao
mình chịu vậy. Trung Quốc đã gửi hàng trăm người đi đàm phán lâu nay mà vẫn
chưa được...
Đàm phán Việt- Mỹ, theo ông Nguyễn Đình Lương: “Lên bờ
xuống ruộng. Năm năm cực kỳ khó khăn. Khó nhất là vì ngay từ khi bắt đầu,
ông Võ Văn Kiệt đã không còn ở vị trí quyết định. Trong các vị
lãnh đạo, số người đồng ý không nhiều, lý do: đây là vấn đề nhạy cảm, nhiều người
muốn mình không trắng, không đen, công được hưởng, tội không phải
mình. Tôi là một quan chức bé tí. Nhưng cuộc họp nào cũng phải có mặt, vì viết bài, sửa
bài cũng tôi. .”...
Lúc ấy trên Bộ Chính trị còn có ba ông cố vấn: Đỗ Mười, Lê
Đức Anh, Võ Văn Kiệt. Ông Lương nói, chúng tôi gọi tổng bí thư là
“hoàng thượng”, trên “hoàng thượng” là “vương gia”. Trước khi quyết, “hoàng thượng” còn
phải xem ý “vương gia”. “Vương gia” lại có hai phía, người ủng hộ quyết
liệt, người thì không...
***
Trong nhiều tình huống “tập thể” chỉ là nơi pha loãng trách
nhiệm cho các cá nhân...
_ Cũng theo ông Nguyễn Đình Lương: “Chúng tôi rất khó để
biết ý kiến thật sự của ông Lê Đức Anh. Không chống BTA nhưng ông Lê Đức Anh
nói: nên ký Hiệp định Biên giới với Trung Quốc trước khi ký Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ. Trong khi đó, nhiều ủy viên Bộ Chính trị nhận được
những ‘thông tin mật’ từ Tổng cục II: Trung Quốc phản ứng rất xấu nếu ký hiệp định
thương mại"...
_ Theo ông Phan Văn Khải, khi ông Đỗ Mười đặt lại vấn đề về
BTA, ông Lê Đức Anh đã đồng ý với ông Mười là chưa ký...
_ Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm nói: “Tôi tiếc đứt ruột.
Năm 1999, Bill Clinton
muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang
Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam . Mình quyết định không ký, mất
biết bao nhiêu cơ hội”.
Những thỏa thuận đạt được với Mỹ đã giúp Trung Quốc gia nhập
WTO vào tháng 11-2001. Thị trường 1,2 tỷ dân này đã có một sức hút
to lớn đối với các nhà đầu tư. Năm năm sau, năm 2006, Trung Quốc trở thành
quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới: 10,7% so với năm 2005.
***
Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Mất thêm một năm đàm phán, phía
Mỹ cũng chấp nhận một số đề nghị của ta nhưng đồng thời cũng bắt
mình phải chấp nhận thêm những yêu cầu của họ”.
Mãi tới ngày 14-7-2000, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mới
được ký ở Washington ."
(hết trích)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét