Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.
Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ.
Chúng tôi cho rằng, sáng tạo chữ viết là quá trình lâu dài, có những hướng đi khác nhau, dẫn tới thành công hay thất bại khác nhau. Đã phát hiện chữ thắt nút và những hình thái khác nhau của chữ Khoa đẩu nhưng để có một kết luận khả tín về loại chữ này vẫn còn là thách đố.
Một hướng khác là, dựa vào cổ thư trung Hoa. Hậu Hán thư, Mã Viện truyện viết: “Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Giao Chỉ có mười điều khác luật Trung Quốc.” Có lẽ đó là chi tiết duy nhất dường như liên quan tới chữ viết của người Việt? Nhưng vì câu viết quá mơ hồ nên gây ra sự hiểu khác nhau. Phần lớn học giả cho rằng, luật nói ở đây là luật tục, luật bất thành văn, nên không phải là văn bản. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì bảo chữ Luật ở đây là luật pháp, tức luật được ghi bằng văn tự. Chi tiết trong sách Nam phương thảo mộc trạng: “Giao Chỉ biết làm giấy bẳng cây mật hương. Giấy bền, dai, ngâm nước không bở,” ủng hộ ý tưởng này nhưng do chưa đủ chứng lý nên sự việc cũng dừng ở đấy.
Ký tự ở văn hóa Giả Hồ
Chúng tôi nhận thấy, từ xa xưa, người Việt là chủ nhân của toàn bộ đất Trung Hoa, người Hoa Hạ chỉ ra đời từ sau 2700 năm TCN tại trung lưu Hoàng Hà . Do lẽ đó, những ký tự đơn sơ ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước là của người Việt. Chữ Thủy rồi sách Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quý Châu, phức tạp hơn chữ Giả Hồ nhưng đơn sơ hơn chữ Ân Khư, cũng là văn tự do người Việt sáng tạo. Các học giả trên thế giới khẳng định Giáp cốt văn là của nhà Ân Thương nhưng chúng tôi thấy kết luận như vậy chưa thuyết phục. Chữ Trung Hoa do Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chỉ là huyền thoại. Chữ không thể do một người làm ra một sớm một chiều. Thực tế cho thấy, phải 3000 năm, những ký tự Giả Hồ mới phát triển thành chữ Thủy! Trong khi đó, ở Trung Nguyên, đời nhà Hạ chưa có chữ. Trên gốm nhà Hạ chỉ tìm được hơn 24 phù hiệu mà chưa phải ký tự. Gần suốt thời Thương Trung Quốc cũng chưa có chữ. Nhưng từ khi Bàn Canh vào đất Ân thì Trung Quốc bỗng có chữ viết với khối lượng lớn giáp cốt mà chữ trên đó lại khá hoàn chỉnh. Đó là chuyện không bình thường phải nói là vô lý mà trước đây chưa ai giải đáp nổi!
Nhưng từ đầu năm 2012, khi được tin Hội những người nghiên cứu văn hóa Lạc Việt ở Quảng Tây công bố phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, chúng tôi nhận ra bản chất sự việc. Phải chăng chữ tượng hình được sáng tạo ở Sapa rồi truyền tới Giả Hồ cũng như vùng Cảm Tang, cách đó 150 km. Tại Cảm Tang,
Chữ Lạc Việt trên xẻng đá Cảm Tang
chữ được phát triển thêm rồi theo chân người Việt đi lên vùng An Dương Hà Nam. Tại đây, trong các thị tộc Việt trồng ngũ cốc, chữ tượng hình được nâng cấp, không chỉ là phù tự ghi những điều bói toán, bùa chú mà liên kết thành văn bản ghi trên xương thú và yếm rùa.
Bàn Canh chiếm đất của người Việt ở An Dương Hà Nam dựng nhà Ân. Đây là cuộc xâm lăng khốc liệt mà chúng ta còn biết tới dư âm qua truyền thuyết thánh Dóng. Chiếm được đất, vua quan nhà Ân nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng của văn tự giáp cốt nên chiếm luôn. Người Hoa Hạ đã học người Việt, dùng chữ tượng hình trong bói toán, tế tự, ghi chép thời tiết, thiên tượng và lịch sử. Nhà Ân Thương cũng thu gom, chiếm đoạt giáp cốt văn các vùng khác về Ân Khư, làm cho số lượng giáp cốt tăng đột biến. Do cùng chủng tộc Mongoloid phương Nam nên đại bộ phận người Việt, trong đó có các thủ lĩnh và trí thức, hòa vào dân cư nhà Ân, trở thành người Hoa Hạ. Một bộ phận người Việt vùng Hà Nam di cư về phía nam Dương Tử với đồng bào mình. Người Việt ở khu vực rộng lớn còn lại do chưa có tổ chừc nhà nước mạnh nên không đủ sức hoàn thiện chữ viết.
Kế tiếp Ân Thương, triều đình Chu do có nhà nước mạnh, tổ chức tốt, đã tập hợp trí thức Việt và Hoa Hạ cải tiến chữ viết để tiến tới chữ mà Khổng Tử dùng san định kinh, thư.
Khi nhà Tần, Hán mở rộng cuộc xâm lăng đất Bách Việt, đã sáp nhập đất đai, dân cư cùng văn hóa của người Việt vào đế quốc. Một số bộ lạc Bách Việt không chịu sống với quân xâm lược, bỏ vào sống trong rừng núi. Từ người đa số, họ dần biến thành các sắc dân thiểu số. Người Thủy là một tộc như vậy. Vốn là người Lạc Việt, chủng tộc lãnh đạo dân Việt về xã hội và ngôn ngữ, người Thủy trở thành tộc người thiểu số trong rừng núi Quý Châu. May mắn là họ giữ được Thủy thư, Thủy tự - sách và chữ của đại tộc Lạc Việt. Thủy thư nay được giới khoa học gọi là văn tự hóa thạch sống.
Thủy thư
Trước đây không thể biết được thời Bà Trưng, người Việt dùng chữ gì ví hầu như không có tư liệu. Nhưng dựa vào quả ấn Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) và rất nhiều chữ khắc trên đồ đồng, ngọc bích phát hiện được ở lăng mộ Triệu Văn Đế (趙眛) tại Phiên Ngung năm 1980, có thể biết được là, vào thời gian đó, nước ta dùng chữ Nho trong hành chính và pháp luật. Xin được lý giài như sau:
Văn Đế hành tỷ & Ngọc giác bôi
Nhà Chu hoàn chỉnh chữ viết và truyền bá ở Trung Nguyên. Trong 800 năm tồn tại của nhà Chu (1046- 256 TCN) có thể chữ Nho đã theo con đường ngoại giao, thương mại hay di cư… đến nước ta. Tuy nhiên do không có “xuất thổ văn tự” nên không thể nói được gì! Có điều chắc là muộn nhất, chữ Nho đã tới nước ta cùng với Triệu Đà. Hành trình như sau:
Nước Triệu là tiểu quốc của người Việt, xưng thần với nhà Chu nên chữ Nho cũng vào đây khá sớm. Xuống phía nam, Triệu Đà mang theo bộ tướng thân cận, trong đó có người biết chữ làm văn từ. Lập nước Nam Việt, để thực hiện việc cai trị, ông phải cùng quan tướng dùng chữ Nho trong công văn thư từ và dạy cho lạc hầu lạc tướng. Chữ Nho do người Việt sáng tạo để ký âm tiếng Việt nên thời đó, người nước ta học chữ Nho khá dễ dàng. Trong 100 năm xây dựng Nam Việt, hẳn chữ Nho được dùng trong nhiều lĩnh vực. Do biết làm giấy, lại có mực tốt (mực dùng để xăm mình) nên chữ Nho được truyền bá khá thuận lợi. Có lẽ một phần vì thế mà lúc đó không ai nghĩ tới việc khắc chữ trên đá hay vẽ trên đồ gốm? Như vậy là, trước khi bị nhá Hán xâm lăng, ở nước ta, chữ Nho đã được dùng trong hành chính, luật pháp. Khi Lộ Bác Đức diệt Nam Việt, chính quyền ở nước ta hầu như vẫn được tự quản bởi lạc hầu lạc tướng nên pháp luật vẫn theo nếp cũ. Chỉ khi Tô Định thực hành chính sách quá hà khắc buộc người dân nổi lên theo Hai Bà Trưng. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa, Mã Viện thấy mối nguy lớn là vai trò của lạc hầu lạc tướng. Vì vậy, cùng với những việc làm tàn bạo khác, ông đã bắt 300 gia đình cừ súy (lạc hầu lạc tướng) đem an trí ở đất Linh Lăng phía bắc Dương Tử. Do mất tầng lớp trí thức nên nước ta lúc đó hầu như mất luôn chữ viết: không còn hay còn không đáng kể người biết chữ. Văn tự viết trên giấy nếu không bị tịch thu thì cũng hủy hoại theo thời gian. Do không còn văn bản, chứng từ gốc nên sau này người Việt lầm tưởng là chỉ từ khi người Hán đô hộ, chúng ta mới gặp và học chữ Hán. Từ ngộ nhận của ông cha ta dẫn tới sự hiểu lầm của học giả thế giới. Đến nay, trong tài liệu chính thức của những cơ quan khoa học uy tín nhất vẫn ghi: “Ngôn ngữ Việt Nam mượn khoảng 60% từ chữ Hán.”
Chúng tôi cho rằng, giả định trên là gần với thực tế. Tuy vậy vẫn có thể còn con đường khác: đồng thời với chữ Nho là chữ chính thức, người Việt thời đó còn sử dụng chữ Khoa đẩu tương tự chữ của đồng bào Thái hiện nay. Thông tin về cộng đồng người Việt di cư sang Java từ 2000 năm trước mang theo những cuốn sách cổ không phải không có cơ sở. Đấy là những hướng mở ra để đi sâu nghiên cứu.
Xuân Quý Tỵ
Hà Văn Thùy
Lê Trọng Khánh Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình khoa đẩu. nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Đỗ Văn Xuyền. Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ. Sách tự in và lưu hành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét