Một cuộc vận động của chính phủ Trung Quốc để xây dựng lòng ái quốc tại Tây Tạng có vẻ như đã bị phản ứng ngược, dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối, nổ súng vào đám đông, và những vụ bắt bớ trong một khu vực hẻo lánh với diện tích 560 kilomet vuông ở phía đông bắc Lhasa.
Các nguồn tin Tây Tạng nói với đài VOA rằng ông Wu Yingjie, phó bí thư đảng của Vùng tự trị Tây Tạng khởi sự phát động một chiến dịch hồi tháng Tám để đối phó với tiếng tăm nổi loạn của Huyện Driru, hay còn gọi là Biru theo tiếng quan thoại. Là một phần trong chiến dịch “biến Driru thành một nơi hòa bình và hữu nghị” ông Wu bắt đầu một chuyến du hành kéo dài trong khu vực này.
Nhưng theo thông tin mà một tổ chức Tây Tạng lưu vong đã nhận được thì nỗ lực của ông Wu đã trở thành một tai họa.
Hội Drasogdrisum, một tổ chức người Tây Tạng lưu vong tại khu vực này nói rằng bạo động nổ ra trong vùng vào cuối tháng Chín sau khi các giới chức Trung Quốc ra lệnh cho người Tây Tạng ở Driru treo cờ Trung Quốc tại nhà họ.
Ông NgawangTharpa, Chủ tịch Hiệp hội Drasogdrisum, nói rằng, giới hữu trách cảnh cáo là những người không tuân hành sẽ không có quyền gởi con đến trường học, không được điều trị bệnh tật tại các bệnh viện, cũng như không được thu thập nấm caterpillar, một loại dược thảo hết sức đắt tiền tìm thấy trong khu vực này.
Nhưng theo một lá thư luân lưu từ Tây Tạng gởi qua trang mạng Wechat và các nguồn tin khác mà tổ chức Tharpa nhận được qua các cuộc trò chuyện bằng điện thoại, thì bất chấp lời cảnh cáo vừa kể, người Tây Tạng tại làng Mowa, cách trụ sở huyện 15 kilomet, đã ném những lá cờ Trung Quốc xuống sông.
Cảnh sát Trung Quốc đã đụng độ với dân làng khi họ tới để bắt những người ném cờ đi. Cũng những nguồn tin vừa kể nói rằng ngay lập tức, các binh sĩ Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát làng này.
Một lá thư gởi ra từ Tây Tạng nói rằng có khoảng từ năm tới bảy binh sĩ canh gác mỗi căn nhà và người Tây Tạng trong làng không được phép ra khỏi nhà “ngay cả khi muốn đi vệ sinh.” Một số tin nói rằng các binh sĩ này treo cờ Trung Quốc trên nhà người Tây Tạng. Tối hôm đó có tới 1000 người Tây Tạng tụ tập bên ngoài trụ sở chính quyền địa phương và bắt đầu cuộc tuyệt thực 24 giờ đồng thời nằm trên một con đường để chặn các xe của quân đội.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, những người Tây Tạng lưu vong nói rằng có khoảng 40 dân Tây Tạng ở những làng gần đó bị bắt giữ và đánh đập khi họ kêu gọi binh sĩ Trung Quốc rút đi. Sau đó họ được phóng thích khi dân chúng đồng ý chấm dứt cuộc biểu tình của họ.
Ông Tashi Gyaltsen, một người Tây Tạng ở Ấn Độ, quê ở vùng vừa kể nói rằng: “Họ bị chụp hình tất cả mọi phía thân thể và bị lấy dấu tay trước khi được phóng thích.”
Nguồn tin do những người Tây Tạng lưu vong muốn giấu tên nói rằng, các dân làng này bị thương nghiêm trọng và không được phép rời khỏi nhà để chữa trị sau khi được phóng thích.
Một người Tây Tạng lấy bút hiệu là Migchu đưa tin từ Lhasa qua trang mạng Wechat nói rằng: “Hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát vũ trang từ Lhasa, Shigatse, và Lhokha, đi về phía Driru hôm 30 tháng Chín và mùng 1 tháng Mười."
Đài phát thanh Trung Quốc do nhà nước quản lý nói rằng hôm mùng 3 tháng Mười, ông Wu đã họp với cảnh sát tại Driru, cám ơn họ về hoạt động của họ và cố vấn cho họ là đừng nương tay đối với các phần tử tham gia những hoạt động tội phạm gây phương hại tới an ninh quốc gia và ổn định xã hội.
Bản tin nói rằng, ba ngày sau đó lực lượng an ninh Trung Quốc đã bắn vào một đám đông dân chúng Tây Tạng ở thị trấn Dhathang, khoảng 68 kilomet về phía tây bắc huyện Driru. Đám đông này biểu tình chống cảnh sát võ trang và đội công tác lục soát nhà một người đàn ông bị bắt vì bày tỏ thái độ không chấp nhận các chương trình giáo dục được thiết lập với mục đích xây dựng lòng yêu nước Trung Quốc. Hội Ân xá Quốc tế báo cáo rằng có tới 60 người bị thương vì súng bắn hay bị đánh đập.
Các cơ quan truyền thông do nhà nước quản lý tại vùng này không bao giờ nhắc tới các cuộc biểu tình phản đối vừa kể nhưng ông Wu được trích thuật trong báo chí nhà nước nói rằng chính quyền sẽ thúc đẩy tiến tới trong chiến dịch xây dựng lòng yêu nước tại khu vực này.
Một nữ phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Anh, không đề cập trực tiếp tới các sự kiện tại Driru, nhưng nói với đài VOA rằng các cơ sở truyền thông nên chú trọng vào những hình ảnh rộng lớn hơn của việc phát triển kinh tế tại Tây Tạng. Bà nói:
“Tôi không biết về những điều cụ thể các bạn đã nêu lên. Nhưng bất cứ ai khách quan cũng sẽ đồng ý rằng trên 60 năm sau khi giải phóng Tây Tạng, phát triển đã được thăng tiến và và ổn định xã hội đã được duy trì. Bà Hoa Xuân Anh nói tiếp rằng: “Chúng ta hy vọng các tổ chức truyền thông sẽ dẹp bỏ tinh thần hẹp hòi chú trọng vào các trường hợp cụ thể và xem xét tới những tiến bộ rộng rãi hơn ở Tây Tạng.”
Tây Tạng đã được đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh từ năm 1950.
Các nguồn tin Tây Tạng nói với đài VOA rằng ông Wu Yingjie, phó bí thư đảng của Vùng tự trị Tây Tạng khởi sự phát động một chiến dịch hồi tháng Tám để đối phó với tiếng tăm nổi loạn của Huyện Driru, hay còn gọi là Biru theo tiếng quan thoại. Là một phần trong chiến dịch “biến Driru thành một nơi hòa bình và hữu nghị” ông Wu bắt đầu một chuyến du hành kéo dài trong khu vực này.
Nhưng theo thông tin mà một tổ chức Tây Tạng lưu vong đã nhận được thì nỗ lực của ông Wu đã trở thành một tai họa.
Hội Drasogdrisum, một tổ chức người Tây Tạng lưu vong tại khu vực này nói rằng bạo động nổ ra trong vùng vào cuối tháng Chín sau khi các giới chức Trung Quốc ra lệnh cho người Tây Tạng ở Driru treo cờ Trung Quốc tại nhà họ.
Ông NgawangTharpa, Chủ tịch Hiệp hội Drasogdrisum, nói rằng, giới hữu trách cảnh cáo là những người không tuân hành sẽ không có quyền gởi con đến trường học, không được điều trị bệnh tật tại các bệnh viện, cũng như không được thu thập nấm caterpillar, một loại dược thảo hết sức đắt tiền tìm thấy trong khu vực này.
Nhưng theo một lá thư luân lưu từ Tây Tạng gởi qua trang mạng Wechat và các nguồn tin khác mà tổ chức Tharpa nhận được qua các cuộc trò chuyện bằng điện thoại, thì bất chấp lời cảnh cáo vừa kể, người Tây Tạng tại làng Mowa, cách trụ sở huyện 15 kilomet, đã ném những lá cờ Trung Quốc xuống sông.
Cảnh sát Trung Quốc đã đụng độ với dân làng khi họ tới để bắt những người ném cờ đi. Cũng những nguồn tin vừa kể nói rằng ngay lập tức, các binh sĩ Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát làng này.
Một lá thư gởi ra từ Tây Tạng nói rằng có khoảng từ năm tới bảy binh sĩ canh gác mỗi căn nhà và người Tây Tạng trong làng không được phép ra khỏi nhà “ngay cả khi muốn đi vệ sinh.” Một số tin nói rằng các binh sĩ này treo cờ Trung Quốc trên nhà người Tây Tạng. Tối hôm đó có tới 1000 người Tây Tạng tụ tập bên ngoài trụ sở chính quyền địa phương và bắt đầu cuộc tuyệt thực 24 giờ đồng thời nằm trên một con đường để chặn các xe của quân đội.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, những người Tây Tạng lưu vong nói rằng có khoảng 40 dân Tây Tạng ở những làng gần đó bị bắt giữ và đánh đập khi họ kêu gọi binh sĩ Trung Quốc rút đi. Sau đó họ được phóng thích khi dân chúng đồng ý chấm dứt cuộc biểu tình của họ.
Ông Tashi Gyaltsen, một người Tây Tạng ở Ấn Độ, quê ở vùng vừa kể nói rằng: “Họ bị chụp hình tất cả mọi phía thân thể và bị lấy dấu tay trước khi được phóng thích.”
Nguồn tin do những người Tây Tạng lưu vong muốn giấu tên nói rằng, các dân làng này bị thương nghiêm trọng và không được phép rời khỏi nhà để chữa trị sau khi được phóng thích.
Một người Tây Tạng lấy bút hiệu là Migchu đưa tin từ Lhasa qua trang mạng Wechat nói rằng: “Hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát vũ trang từ Lhasa, Shigatse, và Lhokha, đi về phía Driru hôm 30 tháng Chín và mùng 1 tháng Mười."
Đài phát thanh Trung Quốc do nhà nước quản lý nói rằng hôm mùng 3 tháng Mười, ông Wu đã họp với cảnh sát tại Driru, cám ơn họ về hoạt động của họ và cố vấn cho họ là đừng nương tay đối với các phần tử tham gia những hoạt động tội phạm gây phương hại tới an ninh quốc gia và ổn định xã hội.
Bản tin nói rằng, ba ngày sau đó lực lượng an ninh Trung Quốc đã bắn vào một đám đông dân chúng Tây Tạng ở thị trấn Dhathang, khoảng 68 kilomet về phía tây bắc huyện Driru. Đám đông này biểu tình chống cảnh sát võ trang và đội công tác lục soát nhà một người đàn ông bị bắt vì bày tỏ thái độ không chấp nhận các chương trình giáo dục được thiết lập với mục đích xây dựng lòng yêu nước Trung Quốc. Hội Ân xá Quốc tế báo cáo rằng có tới 60 người bị thương vì súng bắn hay bị đánh đập.
Các cơ quan truyền thông do nhà nước quản lý tại vùng này không bao giờ nhắc tới các cuộc biểu tình phản đối vừa kể nhưng ông Wu được trích thuật trong báo chí nhà nước nói rằng chính quyền sẽ thúc đẩy tiến tới trong chiến dịch xây dựng lòng yêu nước tại khu vực này.
Một nữ phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Anh, không đề cập trực tiếp tới các sự kiện tại Driru, nhưng nói với đài VOA rằng các cơ sở truyền thông nên chú trọng vào những hình ảnh rộng lớn hơn của việc phát triển kinh tế tại Tây Tạng. Bà nói:
“Tôi không biết về những điều cụ thể các bạn đã nêu lên. Nhưng bất cứ ai khách quan cũng sẽ đồng ý rằng trên 60 năm sau khi giải phóng Tây Tạng, phát triển đã được thăng tiến và và ổn định xã hội đã được duy trì. Bà Hoa Xuân Anh nói tiếp rằng: “Chúng ta hy vọng các tổ chức truyền thông sẽ dẹp bỏ tinh thần hẹp hòi chú trọng vào các trường hợp cụ thể và xem xét tới những tiến bộ rộng rãi hơn ở Tây Tạng.”
Tây Tạng đã được đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh từ năm 1950.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét