(Soha.vn) - Ông Vũ Đức Đam từng có thời gian dài là trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn ông Phạm Bình Minh được thừa hưởng "gen" từ người cha, cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Sinh năm 1963 tại Thanh Miện, Hải Dương, ông Vũ Đức Đam từ là lưu học sinh tại Vương quốc Bỉ trong 6 năm kể từ 1982. Ông có học vị tiến sĩ về kinh tế, thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và là Bộ trưởng trẻ nhất tại thời điểm bổ nhiệm năm 2011.
Khởi đầu với cương vị cán bộ Công ty Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu vào năm 1988, 5 năm sau, ông Đam trở thành Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế (đều thuộc Tổng cục Bưu điện). Lúc này, ông Đam mới 30 tuổi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Ông Đam sau đó được phân công công tác tại Văn phòng Chính phủ và trở thành Vụ trưởng, Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ năm 1996. Khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt không còn giữ các chức vụ trong Chính phủ và được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì ông Đam vẫn tiếp tục làm trợ lý cho ông Kiệt tới năm 2003.
Từ tháng 3 năm 2003, ông được phân công và trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, được bầu làm Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh.
Từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007, ông được điều chuyển công tác, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó, ông được điều chuyển sang công tác tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Tại kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường) ngày 5/5/2008, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, rồi Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh vào năm 2010.
Ông Đam được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2007 khi 44 tuổi. Bốn năm sau, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và được phê chuẩn làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.
Giữ vai trò “người phát ngôn Chính phủ”, chủ trì các cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Vũ Đức Đam là gương mặt quen thuộc và thường xuyên phải đối mặt với các câu hỏi liên quan đến nhiều vấn đề bức xúc trong dư luận.
Ông Đam cũng là người khởi xướng chương trình Dân hỏi bộ trưởng trả lời trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và hiện đang được phát trong chương trình thời sự VTV chủ nhật hàng tuần với mong muốn thêm một cầu nối giữa người dân với các vị đứng đầu bộ, ngành.
Trong suốt những năm công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông được đánh giá là một người nhiệt huyết, có tầm nhìn, giàu niềm tin với ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Ông cũng được xem là người “có duyên” với những sự kiện công nghệ thông tin lớn của nước ta như: mở cửa internet tại Việt Nam, Intel, Foxcom, Microsoft đầu tư vào Việt Nam…
Năm 2010 ông vừa nhận giải Sao khuê duy nhất dành cho cá nhân.
Không chỉ được ghi nhận công lao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông Đam còn được biết đến là một lãnh đạo có tầm nhìn, một người bạn nhiệt tình.
Cũng do ảnh hưởng từ con người của công nghệ thông tin mà ông đã tự xây dựng chính bản thân mình thành lãnh đạo với “bàn làm việc không giấy”. Nhiều người lần đầu đến phòng làm việc khi ông còn làm việc tại Quảng Ninh đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy bàn làm việc của ông trống trơn, chỉ có mỗi màn hình máy tính nhấp nháy. Thế nhưng như triển khai công việc thì tất cả công văn, giấy tờ đều đầy đủ, lấy ra nhanh gọn.
Trong một cuộc trò chuyện với báo chí về Bill Gates, ông Đam khiêm tốn cho biết, ông chẳng bảo giờ so sánh mình với Bill Gates. Thế nhưng có điều chắc Bill Gates cũng như ông và nhiều bạn khác đều mong muốn mình vượt lên được khỏi những “giấc mơ con” để sống một cuộc sống thật ý nghĩa, để đóng góp nhiều nhất có thể cho những giá trị lớn lao hơn.
“Không nhất thiết cứ phải trở thành Bill Gates hay lãnh đạo. Mỗi người đều có giá trị của mình. Giá trị đó không đơn thuần đo đếm hay tỉ lệ với sự nổi tiếng, tài sản hay địa vị. Tất nhiên, nhiều khi có những điều đó thì người ta có điều kiện đóng góp tốt hơn. Nhưng hãy coi đó chỉ như phương tiện chứ đừng đặt ra như mục đích. Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng hãy có hoài bão và quyết tâm với hoài bão của mình”, ông Đam nhắn nhủ các bạn trẻ.
Với một tinh thần làm việc có trách nhiệm, ông Đam đã thật thà chia sẻ với báo chí khi ông đương chức là bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch tỉnh Quảng Ninh rằng có lẽ ông là vị Chủ tịch nhàn nhất trong tất cả các vị Chủ tịch của 64 tỉnh thành.“Tôi vẫn có thời gian đi đá bóng buổi chiều, vẫn có thời gian học hát, học nhảy buổi tối và vẫn có thời gian giao lưu với bạn bè”, ông Đam chia sẻ
Và khi là Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, ông cũng không ngần ngại khi nói rằng nếu cho ông chọn việc, ông muốn được làm một chủ tịch huyện.
Khác với ông Đam, hoạt động của ông Phạm Bình Minh gói gọn trong lĩnh vực ngoại giao. Sinh năm 1959 tại Nam Định, ông Minh có học vị thạc sỹ Luật và Ngoại giao tại Trường Fletcher Tuft, Mỹ. Ông Minh là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Ông Minh được biết tới là con của cố Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên khai sinh là Phạm Văn Cương).
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tốt nghiệp ĐH Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) năm 1981, ông Minh ông làm chuyên viên Vụ Đào tạo (Bộ Ngoại giao) và trải qua quá trình hoạt động liên tục 30 năm trong ngành trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII năm 2011.
Ông Minh từng trải qua các cương vị như Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh; Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc; Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng rồi Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao. Ông Minh có thời gian làm trợ lý cho Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi ông Khiêm kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
Về con đường thăng tiến trong sự nghiệp, ông Minh cho rằng:“Cha tôi nghỉ việc ở ngành ngoại giao từ năm 1991 và mất cách đây đã 8 năm (năm 2006). Nhưng những kết quả tôi đạt được ngày nay phần nhiều nhờ tôi học từ cha mình. Ông vừa là người cha vừa là người thầy của tôi và ảnh hưởng rất lớn tới phong cách làm việc của tôi”.
Nói về công việc của mình trên cương vị người hoạt động hàng chục năm ở ngoại giao đa phương, ông Minh cho rằng, “vai trò của người cán bộ ngoại giao trong thời bình cũng quan trọng như vai trò của người lính trong thời chiến”.
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ vào năm 2006 khi vừa được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, ông Minh chia sẻ về ảnh hưởng của người cha đối với sự nghiệp ngoại giao của mình: “Cha tôi nói rằng ông rất tâm huyết với nghề ngoại giao và mong mỏi có một người con nối nghiệp. Tôi thật sự biết ơn cha tôi vì đã hướng tôi vào một công việc nhiều ý nghĩa”.
Ở vai trò Bộ trưởng ngoại giao, ông Minh được đánh giá đã có cố gắng rất nhiều để thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, phù hợp với lợi ích của Việt Nam.
Qua hai năm phụ trách chính sách ngoại giao của Việt Nam, ông Minh cũng đẩy mạnh làm sâu sắc quan hệ với các nước. Ngoài việc nâng cấp, tăng cường quan hệ với các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Năm nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ chiến lược với một số nước như Pháp, Thái Lan, Indonesia và Singapore.
Mới đây nhất trong sáng 10/10, khi tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao việc Ngoại trưởng John Kerry cùng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa ký tắt Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 12/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Việc bỏ phiếu miễn nhiệm sẽ diễn ra vào sáng 13/11.
Trong ngày 13/11, Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ vị trí Phó thủ tướng. Việc bỏ phiếu phê chuẩn được tiến hành vào sáng 14/11, sau khi các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận. Nếu không có gì thay đổi thì sáng 14/11, Chính phủ sẽ có 2 Phó thủ tướng mới.
Cùng ngày, Thủ tướng cũng trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự vào vị trí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính ph
ủ
ủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét