Trong cuộc sống có nhiều người biết tạo cho mình thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng có không ít người tạo cho mình thói quen có hại.
1. Túi xách để trên bàn ăn
Túi xách thường được để tùy tiện ở bất cứ đâu có thể, như trên bàn học, xe bus, cốp xe... nên bản thân nó sẽ chứa hàng triệu vi khuẩn có hại. Nếu để nó trên bàn ăn sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào thức ăn, không tốt cho cơ thể. Túi xách tốt nhất nên được đặt trên ghế, treo tường hoặc cất trong ngăn kéo.
2. Đánh răng sau bữa ăn
Do muốn có hàng răng trắng nên nhiều người đã đánh răng sau mỗi bữa ăn. Nhưng thực tế chỉ cần đánh răng hai lần mỗi ngày trước khi ăn sáng và trước lúc đi ngủ.
Các chuyên gia nha khoa cho biết thói quen đánh răng ngay lập tức sau bữa ăn không tốt cho sức khỏe răng miệng. Sự phân hủy của các thức ăn trong miệng sẽ tạo ra một lượng axit làm suy yếu lớp men bảo vệ trên răng. Do đó, đánh răng khi men răng yếu có thể làm mất mem răng vĩnh viễn và khiến răng bị ê buốt.
3. Thức ăn sống, chín để lẫn lộn
Một số người sáng ra đi chợ bỏ cả bánh mì, bánh bao và các đồ điểm tâm vào giỏ để lộn với rau, cá, thịt sống đem về nhà, làm như vậy không hợp vệ sinh chút nào, bởi lẽ trong giỏ đựng có rất nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật, chúng sẽ lây nhiễm đan xen giữa thức ăn sống và chín, rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ… đều từ đó mà ra.
Ðể tránh bị ô nhiễm như vậy, trước khi mua đồ ăn, bạn cần phải chuẩn bị riêng đồ đựng thức ăn chín.
Một số người sáng ra đi chợ bỏ cả bánh mì, bánh bao và các đồ điểm tâm vào giỏ để lộn với rau, cá, thịt sống đem về nhà, làm như vậy không hợp vệ sinh chút nào.
4. Uống quá nhiều nước
Mất nước mang lại những tác hại vô cùng to lớn đối với sức khỏe. nhưng uống quá nhiều nước lại rất nguy hiểm. Nếu uống quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc nước.
Mất nước mang lại những tác hại vô cùng to lớn đối với sức khỏe. nhưng uống quá nhiều nước lại rất nguy hiểm.
Ngộ độc nước xảy ra khi bạn uống một lượng nước tinh khiết (với hàm lượng điện giải thấp), trong một thời gian ngắn, làm cơ thể không kịp bù, và các hệ cơ quan trong cơ thể không kịp nồng độ điện giải trong máu, dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải.
Triệu chứng chung của tình trạng này tương tự các triệu chứng của ngộ độc rượu như: buồn nôn, nôn, thay đổi tri giác ở nhiều mức độ, đau đầu, yếu cơ, và cả co giật.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đi vào hôn mê sâu và tử vong nhanh chóng do phù não. Lượng nước chính xác để gây ngộ độc nước thay đổi rất nhiều theo từng cá thể, tùy nồng độ muối trong nước, khả năng hấp thu của cá thể…
5. Hoa quả rửa trong bồn rửa bát
Bồn rửa bát là nơi mật độ vi khuẩn tập trung vô cùng nhiều, hoàn toàn không thích hợp để bạn rửa hoa quả hay những đồ ăn tươi sống, đặc biệt là quả dâu tây.
6. Sử dụng nước rửa tay quá thường xuyên
Bạn thường xuyên sử dụng nước rửa tay để vệ sinh? Đây là một phương pháp thuận tiện để làm sạch và loại bỏ vi trùng, nhưng điều quan trọng là cần sử dụng một cách hợp lý, tránh lạm dụng.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học California Davis, Mỹ, nước rửa tay chứa một hóa chất gọi là triclosan. Da tay rất dễ hấp thụ chất này.
Khi hóa chất này xâm nhập vào máu, nó sẽ phá vỡ các tế bào di động cần thiết để phối hợp các cơ. Sử dụng nước rửa tay thường xuyên có thể khiến da bị khô và gây ra những vấn đề như vô sinh, dậy thì sớm và giảm chức năng của tim.
7. Đọc sách buổi tối, để bóng đèn sát đầu
Khi đọc sách, để bóng đèn trên đỉnh đầu sẽ ảnh hưởng đến việc tiết melatonin trong cơ thể, khiến bạn càng đọc sách càng tỉnh. Bạn nên chọn cách hạ thấp bóng đèn xuống, để ánh sáng ở mức độ dịu sẽ tốt hơn cho giấc ngủ.
8. Ði giày (guốc) gót quá cao
Ði giày (guốc) gót quá cao sẽ làm cho bàn chân và ngón chân chịu tải trọng quá mức, cơ thể nghiêng về phía trước, phần ngực và lưng ưỡn về phía sau làm tổn thương dây chằng cơ lưng, dễ sinh ra lệch ngón chân, sai lệch khớp cổ chân.
Đi giày cao gót cũng gây nguy hiểm với sức khỏe.
9. Thiếu vận động
Theo khảo sát, 2/3 số người không đạt tiêu chuẩn vận động mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút. Các chuyên gia y tế cho rằng, tập thể thao không đủ sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, đau lưng… Mọi người nên duy trì ít nhất mỗi tuần vận động 3 – 5 lần, mỗi lần 30 phút.
“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh. Đối với những trí thức có áp lực lớn, đặc biệt là phụ nữ, tập nhẹ sẽ thích hợp hơn. Làm thêm giờ, một ngày bận rộn, nếu lại tiếp tục đến phòng thể hình hay sân bóng hì hục chạy bộ 40 phút hoặc 1 tiếng, rất có thể gây tác dụng ngược, hại sức khỏe.
Nhưng dùng thời gian đó cho vận động nhẹ như yoga, thái cực quyền, đi bộ thì tinh thần có thể sẽ từ lo lắng trở nên yên ổn.
10. Ngồi trong nhà vệ sinh xem báo
Ngồi trên bồn cầu đọc sách xem báo, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian đại tiện, làm cho hậu môn ứ máu và bệnh trĩ phát tác.
Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, ngồi nhà vệ sinh quá 3 phút sẽ có thể trực tiếp dẫn đến tụ huyết giãn tĩnh mạch trực tràng, dễ gây bệnh trĩ, và bệnh nặng hay nhẹ có liên quan đến thời gian dài hay ngắn.
Thời gian ngồi bồn cầu càng dài, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.Bởi vì ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên bụng, làm cho máu trong tĩnh mạch chảy ngược không xuôi, dẫn đến giãn tĩnh mạch ở trực tràng, làm cho nhóm tĩnh mạch đóng mở lỏng lẻo, thành tĩnh mạch sẽ mỏng và phồng lên. Để lâu như vậy sẽ hình thành bệnh trĩ.
Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường không đủ ánh sáng, đọc sách báo cũng dễ hại mắt.
Lời khuyên của bác sĩ là, khi đại tiểu tiện trong nhà vệ sinh, cần tranh thủ kết thúc trong vòng 5 phút, đồng thời không ngừng tập nâng mông, như vậy mới có thể phòng bệnh như bệnh trĩ có hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét