Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

May Mắn Lần Thứ Ba

Robert Kelly | Foreign Policy
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Chia sẻ bài viết này


Liệu những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ làm chuyện lớn và ban hành những cải tổ quan trọng tại Hội Nghị Trung Ương Lần Thứ Ba hay không?
10769700944_a6855349c2_z.jpg

Hình (Reuters): Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường.
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc một cách chính xác không làm giảm tầm mức quan trọng của Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba của Đảng Cộng Sản sẽ được tổ chức từ ngày 9-11 cho đến ngày 12-11 tại Bắc Kinh. Chủ Tịch của Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ tiết lộ “kế hoạch cải tổ toàn diện” tại hội nghị này, trong khi đó Ông Du Chính Thanh (Yu Zhensheng), nhân vật thứ tư trong hệ thống Đảng, gọi những cải tổ mà Đảng dự trù “khảo sát” tại hội nghị sắp đến là “chưa hề có” trong lịch sử.
Quả vậy, tình trạng kinh tế phát triển chậm lại và nạn ô nhiễm chưa từng thấy, và một số lo ngại nghiêm trọng khác chứng tỏ sự cải tổ là cần thiết vô cùng. Và Hội Nghị Trung Ương lần thứ Ba thường là nơi để giới thiệu những kế hoạch táo bạo mới. Trong khi Đại Hội Đảng thông thường công bố ban lãnh đạo mới – dạ tiệc thứ 18 vào tháng 11 [năm ngoái] đã chứng kiến Ông Tập Cận Bình lên ngôi chủ tịch – và những Hội Nghị Trung Ương Thứ Nhất và Thứ Hai tiếp theo thường thảo luận về những vấn đề nhân sự và tổ chức, Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba theo thông lệ ban hành những thay đổi ý nghĩa nhất.
Có hai Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba trong lịch sử để so sánh với Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba sắp tới. Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba vào năm 1978 đã mở cửa cho Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và bãi bỏ chính sách tuân theo bất cứ cái gì Mao Trạch Đông quyết định hay ra sắc lệnh, nên chính sách này được gọi là “hai bất cứ cái gì,” (“two whatevers”). Và vào năm 1993, một năm sau khi Đặng Tiểu Bình kêu gọi cởi mở thêm về kinh tế trong chuyến viếng thăm miền Nam bao gồm thành phố đang phát triển mạnh Thẩm Quyên (Shenzhen) và công khai ca ngợi việc cải tổ, Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba này đã chấp thuận xây dựng nền “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, tạo sự an toàn về mặt chính trị cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện thêm những điểm đặc trưng của thị trường tự do.
Về những vấn đề kinh tế, có nhiều thứ cần phải làm. Trung Quốc đã hưởng sự phát triển trên 10% (hai con số) trong 30 năm, một kỳ công chưa từng thấy đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên những cố gắng to lớn này dựa vào mức tiêu thụ ồ ạt của nhà nước, xuất cảng nhiều hàng hóa với giá sản xuất thấp nhờ giá nhân công rẻ, và thị trường bong bóng bất động sản gần đây hơn. Nhưng chiến lược này không cho phép phát triển một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ cần thiết đối với Trung Quốc để chuyển qua một mô hình bền vững. Khi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại – tổng sản phẩm nội địa của năm 2013 được ước tính tăng 7.5% hay ít hơn, giảm từ 10.4% trong năm 2010 – những nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm tòi một mô hình mới.
Những nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc ưng thuận những cuộc cải tổ kinh tế nghiêm trọng, với Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) được chỉ định giữ vai trò tiên phong. Nhưng hầu hết những thành viên của Ủy Ban Thường Trường Trực gồm bẩy người của Bộ Chính Trị -- ở vị thế cao nhất trong hệ thống quyền lực của Trung Quốc – xem ra sợ rủi ro, làm cản trở những cố gắng của Ông Lý . Thí dụ vào đầu tháng Bẩy, Hội Đồng Nhà Nước, do Ông Lý lãnh đạo, chấp thuận khu vực thương mại tự do tại Thượng Hải. Không phải theo những sự giới hạn áp dụng tại những nơi khác trong nước, khu vực thương mại tự do này đảo ngược luật lệ thông thường được thi hành là cấm tất cả mọi thứ ngoại trừ được cho phép một cách rõ ràng. Thay vào đó, khu vực thương mại tự do cho phép bất cứ doanh nghiệp nào không bị cấm một cách cụ thể.
Ít nhất, đó là ý kiến. Nhưng khi khu vực thương mại tự do được khai trương vào ngày 29-9, cả Ông Lý lẫn những nhân vật cao cấp khác đều không có mặt. Điều này ngụ ý rằng cấp lãnh đạo đã nghĩ lại về những gì họ dám làm. Ngoài ra, một ngày sau khi khánh thành, chính quyền Thượng Hải phổ biến một danh sách gồm 200 giới hạn về đầu tư của nước ngoài trong khu vực thương mại tự do, nghĩa là áp đặt thêm nhiều giới hạn.
Tài chánh là một lãnh vực quan trọng khác mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thay đổi. Những doanh nghiệp nhà nước chiếm 40% của tổng số tích sản công nghệ, phát triển nhờ những khoản tiền vay với lãi suất thấp của những ngân hàng nhà nước, nhưng chỉ có môt nửa có lời như những công ty tư nhân của Trung Quốc. Sự dàn xếp thân thiện này không những thiên vị những người lãnh đạo của những công ty quốc doanh, những người này thông thường có quan hệ mật thiết với những viên chức ấn định chính sách tài chánh, mà cả những bạn bè và thân nhân của họ. Điều này buộc những công ty tư nhân nhỏ phải vất vả đi tìm vốn. Họ thường rơi vào một hệ thống “ngân hàng chui” của những người cho vay với lãi suất cắt cổ.
Hệ thống tài chánh sẽ được lợi nhờ sự cạnh tranh nhiều hơn và kiểm soát ít hơn của Đảng với các ngân hàng có nhiều tự do để điều chỉnh lãi suất và phương cách tiết kiệm và cho vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước không cần phải lo lắng về những thay đổi cực đoan. Những công ty này phải trả tiền lời cổ phần cho những cơ quan chính phủ và những người có cổ phần chiếm thiểu số, và phục vụ những mục tiêu chính sách, như bảo đảm quyền lợi dầu hỏa và khoáng sản quốc tế. Những doanh nghiệp nhà nước cũng cho phép những gia đình quyền thế và vững vàng làm giầu cho chính mình: thí dụ, thân nhân của gia đình của cựu Thủ Tướng Lý Bằng (Li Peng) nắm giữ vai trò chủ chốt trong khu vực điện. Như tài liệu chính thức nói rõ, những doanh nghiệp nhà nước là “nền tảng quan trọng của quyền lực của Đảng Cộng Sản” -- điều này rất khó có thể sớm thay đổi.
Tuy nhiên cái rất có thể thay đổi là hệ thống tài chánh của chính quyền địa phương. Theo một phúc trình của Bộ Tài Chánh, các chính quyền địa phương có thể tạo một hơn một nửa thu nhập bằng những vụ bán đất. Điều này khuyến khích họ tịch thu nông trại, nhà cửa để bán lại cho những nhà đầu tư và phát triển bất động sản với giá cao. Một số tiền thu được thuộc vào ngân sách địa phương, một số vào tay những viên chức tham nhũng và một số ít oi hơn dành cho dân chúng bị mất nhà mất đất. Do đó sự kiện này thường đưa đến những cuộc biểu tình chống đối tức giận -- ngay cả quá khích. Bắc Kinh biết rằng điều này phải thay đổi, và những kinh tế gia Trung Quốc trông đợi một chế độ thuế và trợ cấp mới. Tương tự như vậy, hệ thống hộ khẩu mang tính chất phân biệt -- giấy phép cư trú cho phép hưởng thụ những quyền lợi địa phương như trường học công. Khoảng 200 triệu công nhân di trú không được hưởng những quyền lợi này. Họ làm những việc quan trọng trong các khu vực đô thị nhưng không thể cư trú ở đây hợp pháp -- sẽ rất có thể được điều chỉnh để cho những công nhân di trú được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
Về cải tổ chính trị, giai cấp thống trị có địa vị cao trong xã hội đã minh xác rằng những đòi hỏi cởi mở và trách nhiệm nhiều hơn của đa số dân chúng sẽ không được chấp thuận tại Hội Nghị Trung Ương hay ở bất cứ nơi nào khác. Ông Tập Cận Bình tiếp tục đàn áp dữ dội bất đồng chính kiến và truyền thông xã hội. Các nhà hoạt động kêu gọi cấp lãnh đạo kê khai tài sản cá nhân như một trong những biện pháp chống tham nhũng, như học giả pháp lý Từ Trí Vĩnh (Xu Zhiyong), đã bị giam vào tù. Trong khi chiến dịch chống tham nhũng, lúc cao lúc thấp, sẽ tiếp tục suốt trong thời kỳ và sau Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba -- chống cả “hạm lớn cũng như hạm nhỏ” -- mục tiêu của chiến dịch này là để gột rửa những bối rối chính trị ít nhất bằng cách chấm dứt những mánh lới gậm nhấm làm lợi cho biết bao nhiêu viên chức nhà nước. Nhưng những cơ hội của Ông Tập Cận Bình để tiết lộ “kế hoạch cải tổ” mạnh mẽ như người tiền niệm Đặng Tiểu Bình xem ra khó có thể xẩy ra. Và trong năm năm tới, những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ có thể nhắc lại sự quan trọng của cải tổ -- nhưng có ít người hơn tin tưởng vào họ.
Ông Robert Keatley là cựu chủ bút của tờ báo South China Morning Post và Wall Street Journal Asia.
Bình luận của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: Tít bài trên tờ Foreign Policy “Third Time’s the Charm” dùng nguyên một thành ngữ gần giống thành ngữ “quá tam ba bận” hay “sự bất quá tam” trong tiếng Việt. Thành ngữ này thật ra không thích hợp lắm vì bài báo nói về hội nghị trung ương lần thứ 3 của đảng cộng sản Trung Quốc, một hội nghị được cho là sẽ giới thiệu những chính sách đột phá về kinh tế của Trung Quốc. Theo thông lệ hai hội nghị đầu là lo chuyện nhân sự, đến hội nghị thứ ba mới bàn về chính sách – chứ đâu đã có gì mà “Third Time’s the Charm”.
Trong bài có dịch cụm từ “hai phàm là” thành “two whatevers” mà người không rành Trung Quốc ắt không hiểu nó nói gì. Đó là đường lối của Hoa Quốc Phong, cho rằng “phàm là” quyết sách của Mao Trạch Đông, “phàm là” chỉ thị của Mao Trạch Đông thì đều phải bảo vệ và tuân thủ! Nghe “two whatevers” thật tếu.
Nhưng dù sao nếu hội nghị này thông qua được dự thảo nghị quyết trong đó có những nội dung như: “công nhận người nông dân cũng có quyền sở hữu miếng ruộng của họ ngang với người dân thành thị, tức là nông dân sẽ không phải lo bị thu hồi đất cho các “dự án” nữa vì từ nay với luật đất đai mới (sẽ ban hành), họ cũng bình đẳng quyền sở hữu đất đai với các “chủ dự án”” thì Trung Quốc lại tiến thêm một bước nữa trong khi Việt Nam sắp bỏ lỡ cơ hội lịch sử để đem lại công bằng cho nông dân!
* * *

Robert Keatley - Third Time’s the Charm

Will China's leaders go big and enact serious reforms at the upcoming Third Plenum?
Chinese leaders haven't exactly downplayed the importance of the Third Plenum, the big Communist Party confab to be held in Beijing from Nov. 9 to Nov. 12. China's president Xi Jinping has promised to unveil a "blueprint of comprehensive reform" at the meeting, while Yu Zhengsheng, ranked fourth in the Party hierarchy, called the reforms it plans to "explore" at the upcoming meeting "unprecedented."
Indeed, China's slowing economy and unprecedented pollution, among other pressing concerns, indicate that there is an overwhelming need for reform. And the Third Plenum is often the venue to roll out bold new plans. While Party Congresses generally announce new leadership --the 18th such soiree in November saw Xi Jinping ascend to the presidency -- and the subsequent First and Second Plenums generally deal with personnel and organizational matters, Third Plenums have traditionally enacted the most meaningful changes.
There are two historic Third Plenums to which the upcoming meeting is being compared. The Third Plenum in 1978 opened China to the global economy and abandoned the policy, known as the "two whatevers," of obeying whatever Mao Zedong had decided or decreed. And in 1993, a year after Deng Xiaoping urged more economic openness on his influential Southern Tour by visiting areas like the boomtown of Shenzhen and publically praising reform, that Third Plenum approved the concept of building a "socialist market economy," giving Chinese leaders political cover for introducing more free market features.
And on economic matters, there is much that needs to doing. The country has enjoyed double-digit growth for 30 years, an unprecedented feat which lifted hundreds of millions out of poverty. This monumental effort, however, relied on massive state spending, huge volumes of low-cost exports based on cheap labor, and more recently, a real estate bubble. But this strategy hasn't allowed the growth of a consumer-based economy necessary for China to transition to a sustainable model. As China's economic boom slows -- 2013 gross domestic product growth is expected at 7.5 percent or less, down from 10.4 percent in 2010 -- Chinese leaders are casting around for a new model.
China's top officials favor serious economic reforms, with Premier Li Keqiang playing the role of point man. But most other members of the seven-man Standing Committee of the Politburo -- the top of China's power pyramid -- seem risk-averse, hindering Li's efforts. In early July, for example, the State Council, helmed by Li, approved the opening of a new kind of special free trade zone in Shanghai. Free of many restrictions found elsewhere in the country, the zone was to reverse the usual Chinese practice of forbidding everything unless specifically authorized: Instead, it would allow practically any business venture not specifically prohibited.
At least, that was the idea. But when the zone opened on Sept. 29, neither Li nor any other senior official attended the opening ceremony, suggesting the leadership was having second thoughts about just how far they dared go. Moreover, the day after the opening, the Shanghai government released a list of nearly 200 restrictions on foreign investment in the zone, placing further restrictions on it potential.
Finance is another key area where China's leaders could push for change. SOEs (State-Owned Enterprises), which account for about 40 percent of total industrial assets, thrive on cheap loans from state banks, yet are only half as profitable as China's private companies. This cozy arrangement also favors not only SEO executives, who frequently have close ties to officials setting financial policies, but often their friends and relatives. This forces smaller private companies to scramble for capital, often by plunging into a "shadow banking" network of lenders whose rates can be extortionate.
The finance system would benefit from more competition and less party control, with bankers having more freedom to adjust saving and lending rates and practices. However, SOEs needn't worry about radical change. They pay dividends to government agencies and minority shareholders, and serve policy purposes, such as securing international oil and mineral rights. They also have allowed powerful and entrenched families to enrich themselves: for example, members of former Premier Li Peng's family have held a dominant role in the electricity sector. SOEs, as official documents state, are "an important foundation of Communist Party rule" -- that's unlikely to change anytime soon.
What will likely change, however, is the system of local government finance. According to a Ministry of Finance report, local governments now get more than half of their total revenue from land sales, incentivizing them to seize farms and homes for resale to developers at high prices. Some proceeds then go into local treasuries, some to corrupt officials and lesser amounts to those who were displaced, often leading to angry -- even violent -- protests. Beijing knows this must change, and Chinese economists expect a new tax and grant regime. Likewise, the discriminatory hukou system -- residence permits that give access to local benefits such as places in public schools, and which excludes some 200 million migrant workers who fill important city jobs but can't live there legally -- will likely be modified to allow more benefits for migrant workers.
As for political reforms, the ruling elite have made it clear that widespread calls for greater openness and accountability will not be granted, at the plenum or elsewhere. Xi continues to crack down harshly on public dissent and on social media. Activists who have called on leaders to disclose their personal assets as anti-corruption measures, like legal scholar Xu Zhiyong, have been jailed. And while a campaign against corruption high and low will continue throughout and after the Third Plenum -- swatting both "tigers and flies" -- its goal is to purge political embarrassments at least as much as it halts the corrosive practices that benefit so many officials.
But the chances of Xi unveiling a "blueprint of reform" as striking as that of his predecessor Deng is unlikely. And five years from now, Chinese leaders may be striking the same notes about the importance of reform-- but with fewer people believing them.
Robert Keatley is a former editor of the South China Morning Post and the Wall Street Journal Asia.
Source: Robert Keatley - The Third Time’s Charm, Foreign Policy, November 8, 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét